huong dan choi co vua

5 660 3
huong dan choi co vua

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những kiến thức cần thiết cho người mới học Cờ Vua Điều tiên quyết của việc nhập môn bất cứ môn môn chơi nào là bạn cần phải nắm được luật chơi của môn đó. Nếu bạn vẫn còn những điều vướng mắc về luật Cờ Vua thì có thể tham khảo lại Luật Cờ Vua và nhất là cần xem kỹ cách đi của từng quân cờ, chú ý đến nguyên tắc “Nhập thành” và “ăn chốt qua đường” vì rất nhiều người mới chơi cờ hay lúng túng về các tình huống này. Bạn cũng có thể thực hành cách đi các quân cờ ngay bên dưới. I. Mục tiêu Mục tiêu tối cao để chiến thắng một ván cờ là “Chiếu cho Vua đối phương hết đường chạy” (chiếu bí). Tất nhiên, bạn cũng có thể có những mục tiêu quan trọng khác như: “đánh cờ để giao lưu là chính”, “để thử sức đối phương”, … thì chúng ta sẽ không bàn tới. Để đạt đến mục tiêu chiếu bí đối phương thì bạn cần phải nắm được các kỹ năng phân tích (đánh giá) ván cờ, nguyên tắc khai cuộc, trung cuộc, tàn cuôc (cờ tàn), các kỹ thuật tấn công/phối hợp, cách triển khai các chiến lược… Đó là con đường chúng ta sẽ đi, còn bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất. II. Các khái niệm cơ bản 1) Nguyên tắc định vị bàn cờ và sắp xếp quân cờ + Một bàn cờ vua bao gồm 64 ô vuông nhỏ có 2 màu trắng và đen (hoặc màu sẫm, để đơn giản cho việc qui ước chúng ta sẽ gọi ô màu sẫm là ô đen), được bố trí xen kẻ nhau thành 8 hàng ngang đánh số từ 1 đến 8 (gọi là hàng 1, hàng 2, …, hàng 8, như ví dụ trong hình bên dưới thì đường màu xanh dương đang nằm trên “hàng 6”) và 8 cột dọc đặt tên từ a đến h (a, b, c, d, e, f, g, h, gọi là cột a, cột b,… cột h), như ví dụ trong hình bên dưới thì đường màu xanh lá đang nằm trên “cột b”. Khi ngồi vào bàn cờ thì bạn cần phải bảo đảm lúc nào ô ở góc trái bên dưới cùng là 1 ô màu đen. + Tọa độ của 1 ô: để xác định tọa độ của 1 ô thì người ta dùng tên cột và tên hàng ngang để gọi tên ô đó, ví dụ ô “b6” là tọa độ giao nhau của “cột b” với “hàng 6” + Đường chéo: là một đường nối các ô cùng màu, khi gọi tên đường chéo thì chúng ta lấy 2 ô đầu và cuối để gọi, ví dụ: đường chéo f1-h3 (như ví dụ trong hình là đường màu trắng), đường chéo c1-h6, đường chéo c8-h3, + Nhiều bạn mới biết chơi cờ vua hay nhầm lẫn vị trí ban đầu của quân Hậu và Vua. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể ghi nhớ: Hậu trắng ô trắng, Hậu đen ô đen. 2) Phân chia khu vực trên bàn cờ + Người ta gọi khu vực từ cột a đến cột d là “cánh Hậu” + Người ta gọi khu vực từ cột e đến cột h là “cánh Vua” + Bốn ô d4, d5, e4, e5 được gọi là khu vực “Trung Tâm” của bàn cờ Khi nghe bình luận về 1 ván cờ, các bạn sẽ thường xuyên nghe nói các từ ngữ như: tấn công cánh Hậu, tấn công cánh Vua, tấn công trung tâm, kiểm soát trung tâm III. Giá trị của các quân cờ, cơ sở để trao đổi quân Trong một ván cờ thì gần như chắc chắn bạn hoặc đối thủ của mình sẽ có nhu cầu đổi quân (thí cờ) hoặc ăn quân nhằm tiêu diệt bớt lực lượng của đối phương để từ đó tiếp cận Vua đối phương. Vậy bạn cần phải biết giá trị của các quân cờ để khi cần tính toán ăn quân đối phương thì hãy ăn quân có giá trị cao nhất và khả năng mất quân của mình có giá trị thấp nhất. Giá trị của các quân cờ: Bảng giá trị các quân cờ Quân cờ Giá trị Hậu 10 Xe 5 Mã 3 Tượng 3 Chốt 1 Quân Hậu và quân Xe được xem là các “quân nặng”, quân Tượng và Mã được gọi là các “quân nhẹ” Vậy khi cần trao đổi quân (thí quân) với đối phương thì bạn nên qui đổi giá trị các quân mà mình ăn được với giá trị các quân cờ mà mình bị mất. Nếu giá trị bạn đạt được nhiều hơn hoặc bằng thì bạn có thẻ đổi quân. Ví dụ: + Bạn mất 1 Xe (5 điểm) để đổi lấy 1 Mã và 1 Tượng (3+3 = 6 điểm) của đối phương + Bạn mất 1 Mã (3 điểm) để đổi lấy 1 Tượng (3 điểm) của đối phương Một khi trình độ phân tích chơi cờ của bạn đã nâng cao thì bạn cần xem xét thêm những yếu tố khác trước khi đổi quân như: quân mạnh, quân yếu, quân đang tham gia tấn công hoặc phòng thủ, việc đổi quân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược/kế hoạch của bạn và của đối phương IV. Qui ước đọc/ghi môt ván cờ: Để giao tiếp với nhau thì mọi thứ đều có qui ước của nó. Chúng ta sẽ sử dụng qui ước theo tiêu chuẩn Việt Nam, ngoài ra để hỗ trợ các bạn nào có khả năng đọc các tài liệu cờ vua bằng tiếng Anh, tôi sẽ đặt các kí hiệu tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn. + Quân Vua được viết tắt bằng chữ V (tiếng Anh là K) + Quân Hậu được viết tắt là chữ H (tiếng Anh là Q) + Quân Xe được viết tắt là chữ X (tiếng Anh là R) + Quân Tượng được viết tắt là chữ T (tiếng Anh là B) + Quân Mã được viết tắt là chữ M (tiếng Anh là N) + Con Chốt (còn gọi là binh Chốt) thì không có chữ viết tắt mà người ta chỉ ghi tọa độ vị trí mà con Chốt vừa đi. Ví dụ: Chốt trắng đi từ ô e2 đi lên ô e4, người ta chỉ cần ghi e4 + Nhập thành gần (giữa vị trí của Vua và Xe có 2 ô trống): o-o + Nhập thành xa (giữa vị trí của Vua và Xe có 3 ô trống): o-o-o + Ăn quân: x Ví dụ: + Mxe4 (Mã vừa ăn một quân của đối phương ở vị trí ô e4. + exf5 (Chốt vừa ăn một quân của đối phương và chiếm ô f5). + Chiếu vua: + + Phong cấp cho Chốt: Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu. Qui ước tương ứng là =H, =X, =T, =M. Ví dụ: d8=H (Chốt trắng tiến đến ô d8 và chọn cách phong cấp thành quân Hậu trắng). b1=M (Chốt đen tiến đến ô b1 và chọn cách phong cấp thành quân Mã đen). Trong nhiều tài liệu bình luận về ván cờ thì người ta dùng các qui ước sau để đánh giá một thế cờ, nước đi: !! Nước đi rất hay ! Nước đi hay !? Nước đi đáng chú ý ?! Nước đi nghi ngờ (có vẻ không phải là nước đi đúng) ? Nước đi dở ?? Nước đi rất dở += Thế cờ có vẻ ưu thế hơi nghiêng về bên trắng =+ Thế cờ có vẻ ưu thế hơi nghiêng về bên đen = Thế cờ cân bằng +- Bên trắng chiếm ưu thế rõ ràng và dễ dàng thắng ván cờ - + Bên đen chiếm ưu thế rõ ràng và dễ dàng thắng ván cờ V. Các nguyên tắc quan trọng khi khởi đầu một ván cờ (khai cuộc) 1. Đem một hoặc hai con Chốt tiến lên khống chế các ô trung tâm (Chốt nằm vô các vị trí d4, e4, hoặc d5, e5 hoặc có quân của đối phương tại các vị trí trung tâm đó) 2. Triển khai các quân nhẹ (Tương, Mã) lên hỗ trợ Chốt tấn công trung tâm 3. Nhập thành để Vua tìm được nơi trú ẩn an toàn 4. Đem Xe và Hậu chiếm các cột quan trọng, các cột mà bạn dự định đẩy Chốt lên tấn công 5. Không triển khai quân Hậu lên cao sớm quá, như vậy dễ bị đối thủ truy bắt. Sau đây là một ví dụ mẫu về một hệ thống khai cuộc tuân thủ được các nguyên tắc trên, tôi xin chọn hệ thống B-system làm ví dụ do các điểm lý thú sau của hệ thống này: + Có thể đối phó với tất cả các loại khác nhau mà đối phương đang triển khai + Bạn có thể thực hiện tuần tự 8 hoặc 9 nước đi đầu tiên mà đối phương không tìm thấy được điểm yếu trong thế cờ của bạn. Điều này dẫn đến đối phương không dò xét được trình độ của bạn sau khoảng 9 nước đi đầu tiên cho dù bạn chỉ mới học chơi cờ vài giờ đồng hồ. Trắng chơi hệ thống B-system 1.g3 d5 2.e3 Mf6 3.Tg2 e6 4.b3 Te7 5.Tb2 O-O 6.Me2 Ma6 7.d3 Td7 8.Md2 c6 9.O-O Hc7 10.Mf3 Xad8 11.c4 c5 12.a3 Hb6 13.Hc2 Mb8 14.e4 Xfe8 15.Xfd1 VI. Các cách thức cơ bản chiếu hết Vua đối phương Dưới đây là các tình huống rất cơ bản để chiếu hết Vua đối phương mà khi mới chơi cờ chúng ta cần phải biết để chuyển thế cờ về các tình huống này để chiến thắng: 1. Hai Xe phối hợp chiếu hết 2. Xe và Vua phối hợp chiếu hết 3. Hậu và Vua phối hợp chiếu hết 4. Hai Tượng phối hợp chiếu hết 5. Tượng và Mã phối hợp chiếu hết . người mới học Cờ Vua Điều tiên quyết của việc nhập môn bất cứ môn môn chơi nào là bạn cần phải nắm được luật chơi của môn đó. Nếu bạn vẫn còn những điều vướng mắc về luật Cờ Vua thì có thể tham. Đó là con đường chúng ta sẽ đi, còn bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất. II. Các khái niệm cơ bản 1) Nguyên tắc định vị bàn cờ và sắp xếp quân cờ + Một bàn cờ vua bao. trắng), đường chéo c1-h6, đường chéo c8-h3, + Nhiều bạn mới biết chơi cờ vua hay nhầm lẫn vị trí ban đầu của quân Hậu và Vua. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể ghi nhớ: Hậu trắng ô trắng, Hậu đen

Ngày đăng: 16/02/2015, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan