BÀI 2: THIẾT BỊ VÀO, RA (tiếp) B. LOA 1. Khái niệm - Loa là dụng cụ điện thanh có tác dụng biến đổi năng lượng điện âm tần thành năng lượng âm thanh. 2. Phân loại: a. loa điện động: Là một thiết bị có thể biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh nằm trong dải tần số từ 16Hz đến 20.000Hz mà con người nghe được b. Loa mành tĩnh điện Loa tĩnh điện sử dụng một tấm màng mỏng làm chuyển động không khí sinh ra âm thanh nhưng hoạt đông trên nguyên tắc tương tác tĩnh điện. c. Loa mành nam châm: Loa mành nam châm hoạt động được nhờ có dải ruy băng kim loại mỏng, treo giữa 2 nam châm. Khi có dòng điện chạy qua ruy băng, ruy băng sẽ bị các nam châm đẩy và hút. Sự chuyển điện động này sinh ra song âm trong không khí bao quanh ruy băng. d. Loa Plasma: Là loại loa hết sức đặc biệt, không cần thùng, không cần màng loa mà vẫn phát ra âm thanh rất trong trẻo, chính xác, độ méo cực thấp. Màng loa Viền treo Khung Nắp che 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa điện động: a. Cấu tạo: Gồm các bộ phận: khung sắt, nam châm vĩnh cửu, màng loa, viền treo, nắp che, cuộn âm, mạng nhện + Màng loa: Thường được làm từ giấy, nhựa hay kim loại, trong đó phần vành rộng được gắn với viền treo, phần vành hẹp của màng loa được nối với cuộn âm. + Viền treo, hay vành loa: là một vành tròn bằng vật liệu co giãn, cho phép màng nón chuyển động vào ra. Viền treo này được gắn với khung kim loại của loa. + Cuộn âm: gắn với khung kim loại bằng mạng nhện. + Mạng nhện: là một vành tròn bằng vật liệu co giãn với nhiệm vụ giữ cho cuộn âm luôn ở đúng vị trí chính giữa nhưng vẫn cho phép cuộn này chuyển động vào, ra. b. Nguyên lý hoạt động: c. Ưu, nhược điểm của loa điện động: - Ưu điểm: Loa điện động hoạt động rất linh hoạt, sử dụng tiện lợi, đặc biệt ở tần số thấp, dễ chế tạo . - Nhược điểm: Cần phải có bộ phận phân tần và thùng phải lắp nhiều loa con, cồng kềnh, tiêu tốn điện năng. Khi cho dòng điện âm tần (điện xoay chiều từ 20 HZ => 20.000 HZ ) chạy qua cuộn dây, cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên và bị từ trường cố định của nam châm đẩy ra, đẩy vào làm cuộn dây dao động => màng loa dao động theo và phát ra âm thanh. 4. Các thông số kỹ thuật của loa: - Điện trở loa: Thường được kí hiệu bằng ôm(Ω). - Công suất danh định: Là công suất lớn nhất có thể cung cấp cho loa, đơn vị tính bằng VA hoặc W. - Điện áp danh định của loa: Là điện áp âm tần đấu vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính là vôn (V). - Trở kháng danh định: là trở kháng đo được khi đấu vào loa một dòng điện âm tần hình sin có tần số quy định. Trở kháng của loa thay đổi theo tần số. - Thanh áp của loa: Thanh áp của loa biểu thị độ nhậy của loa. - Đáp tuyến tần số của loa: Biểu thị sự biến đổi của thanh áp chuẩn của loa khi tần số thay đổi; đáp tuyến tần số biểu thị tính trung thực của loa. Loa có chất lượng cao thì dải tần số công tác rộng và độ không đồng đều của đáp tuyến tần số càng ít, màng loa càng to thì tiếng trầm càng rõ. - Độ méo không đường thẳng: Tỷ số giữa biên độ những âm hài và biên độ âm cơ bản là độ méo không đường thẳng. Độ méo này càng lớn thì tiếng loa càng méo, nghẹt, rè. - Hiệu suất của loa: Hiệu suất của loa là tỷ số giữa công suất âm thanh phát ra với công suất điện âm tần vào loa. Hiệu suất của loa phụ thuộc vào kết cấu và chất lượng các chi tiết của loa. . 2: THIẾT BỊ VÀO, RA (tiếp) B. LOA 1. Khái niệm - Loa là dụng cụ điện thanh có tác dụng biến đổi năng lượng điện âm tần thành năng lượng âm thanh. 2. Phân loại: a. loa điện động: Là một thiết. qua cuộn dây, cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên và bị từ trường cố định của nam châm đẩy ra, đẩy vào làm cuộn dây dao động => màng loa dao động theo và phát ra âm thanh. 4. Các thông. loa: Hiệu suất của loa là tỷ số giữa công suất âm thanh phát ra với công suất điện âm tần vào loa. Hiệu suất của loa phụ thuộc vào kết cấu và chất lượng các chi tiết của loa.