Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
107,88 KB
Nội dung
Chương I tổng quan về doanh nghiệp I. Kinh doanh. 1. Khái niệm. Kinh doanh là việc thực hiện lien tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm – cung ứng dịch vụ trên thị trường với mụ tiêu sinh lời Là phương thức hoạt động kinh tế của cá nhân và tổ chức nhằm mục đích đạt được lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh, quản trị, tiếp thị, tài chinhs, kế toán, sản xuất,… Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, tư nhân nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân. Được tiến hành thông qua các hình: công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hộ gia đình,… Để đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp : doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, lợi nhuận biên/ lợi nhuận ròng, Mục tiêu của doanh nghiệp: sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khách hàng thỏa mãn và lao động thỏa mãn. 2. Vai trò. - Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển - Hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp là cần thiết hơn bao giừ hết đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 3. Những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp. - theo điều 4 luật DN (2005): DN là một tổ chức kinh tế cơ bản có tổ chức, tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - Theo quan điểm chức năng Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó lao động là yếu tố trung tâm để kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ trên thị trường để nhận được phần giá trị chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M.Francois Peroux). - Theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra của cải. Doanh nghiệp được sinh ra, phát triển, có thất bại, có thành công, có lúc vượt qua những thời k nguy kịch và có lúc phải ngừng sản xuất, thậm chí tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được. (D.Larua.A Caillat, 1992 - theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm các phân hệ như: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự… - Theo cách tiếp cận quản trị tổ chức: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế bao gồm một tập thể lao động, hiệp tác và phân công lao động với nhau để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm sản xuất sản p hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. - Theo điều kiện hình thành: DN là một đơn vị kinh doanh thành lập nhằm mục đích thực hiện 1 hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường, với mục tiêu cuối cùng là sinh lợi. doanh nghiệp là một tổ chứckinh tế vụ lợi, mặc dù trên thực tế có một só DN có các hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận. 4. Các loại doanh nghiệp - căn cứ vào tính chất pháp lý : + DN nhà nước : là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kt – xh do nhà nước giao. + DN tư nhân : là doanh nghiệp mà trong đó tài sản của nó thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất. + Công ty cổ phần : là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công tyđược chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp + Công ty hợp danh : là doanh nghiệp, trong đó:Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Công ty TNHH : là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trước pháp luật, công tylà pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty TNHH có hai loại là TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên. + Hộ kinh doanh cá thể : là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện Hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Quận/ Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. + Hợp tác xã : là một tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Căn cứ vào số lượng sở hữu (loại hình sở hữu có thể là Nhà nước, ngoài nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngoài) + Doanh nghiệp một chủ sở hữu (DNNN, DN tư nhân, công ty TNHH một thành viên ) + Doanh nghiệp có nhiều hơn 02 chủ sở hữu ( công ty đối nhân , Công ty đối vốn, Công ty TNHH hai thành viên trở lên , Công ty cổ phần ) - Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh : + DN nông nghiệp. + DN công nghiệp + DN thương mại + DN dịch vụ - Căn cứ vào quy mô : + DN lớn + DN vừa + DN nhỏ 5. Đặc điểm cơ bản của DN Căn cứ vào khái niệm: - Là đơn vị kinh tế hoạt động trên thương trường, có trụ sở hoạt động, có tổ chức, có tài sản. - Có đăng ký kinh doanh và được nhà nước đồng ý cho kinh doanh - Kinh doanh theo những hạng mục đã được cấp phép đăng ký kinh doanh - Lợi nhuận: là mục tiêu hấp dẫn, quyết định sự sống và phát triển của DN, phải hướng theo các phương thức hạch toán kinh tế, đẩm bảo có lãi ( không có DN nào vì mục tiêu lợi nhuận tuyệt đối mà còn có các mục tiêu khác: chính trị, xã hội, môi trường, ) - Tự do hoạt động, có quyền tự chủ kinh doanh, sản xuất theo khuôn khổ pháp luật và chính sách của nhà nước. - Hoạt động của DN luôn gắn với những rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh doanh - Tợ dô cạnh tranh: trong khuôn khổ pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật và trên thị trường 6. Điểm yếu chung của các DN. - Không đuoặc đào tạo một cách đầy đủ, cơ bản về thị trường, cạnh tranh và lợi nhuận toàn cầu. - Do hoàn cảnh đất nước mới mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các cơ hội cũng như nguy cơ mang tính toàn cầu, khả năng chịu đựng các va đập, rủi ro trong kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật phát kinh doanh quốc tế - Doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm quản lý, nhất là quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, trong đó, một số lại tự ti hoặc tự thoả mãn với những kết quả hiện tại. - Tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, rõ ràng. - Khả năng liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp kém, thậm chí là không có. Các điểm yếu này không phải là quá trầm trọng, những rõ ràng nếu không được khắc phục có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng xấu và ngày càng lớn đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 7. Cơ cấu tổ chức của DN Là đội hình lao động sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp, được thể hiện thành hệ thống các bộ phận sản xuất, kinh doanh, quản trị kinh doanh tại DN - Mô hình tổ chức bộ máy quản trị theo sp : Việc hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm hoặc tuyến sản phẩm đã từ lâu có vai trò ngày càng gia tăng trong các tổ chức quy mô lớn với nhiều dây chuyền công nghệ. Ví dụ, hãng Procter và Gamble đã từng sử dụng mô hình này một cách có hiệu quả trong nhiều năm. Mô hình tổ chức theo địa bàn kinh doanh Mô hình tổ chức theo đối tượng khách hàng Mô hình quản trị theo đơn vị kinh doanh chiến lược Mô hình quản trị theo ma trận 8. Nghĩa vụ của các DN ( đ 9 luật DN – 2005) - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 9. Các loại hình DN a. Doanh nghiệp nhà nước - là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, tham gia các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kt – xh do nhà nước giao. - được thành lập theo quyết định của cP, có một hội đồng quản trị - do nhà nước thành lập, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần hay vốn chi phôi. - Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý, hoạt động và chịu sự chi phối của nhà nước về các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. - - là một thực thể pháp lý tách khỏi các dịch vụ dân sự và có tư cách pháp nhân - được thừa hưởng uy tín, quyền lực như một cơ quan của chính phủ cũng như: kinh nghiệm của các nhà quản lý, các giám đốc, khu vực nhà nước - có tính linh hoạt như một thực thể kinh doanh mục tiêu hoạt động: - Phần lớn không vì mục tiêu lợi nhuận mà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kinh tế quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội; hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và duy trì sự ổn định của đời sống xã hội - Một số tổng công ty và tập đoàn kinh doanh, các công ty thuộc quyền sở hữu, quản lý của nhà nước hoạt động theo các mục tiêu đã định hướng của CP định sẵn - Tồn tại khách quan, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế vì: + Nhà nước cần có thực lực kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh + Cần tích tụ tập trung đầu tư cơ bản trong xh để tạo bàn đạp cho sự pt kinh tế ( nhà nước tiên phong làm kinh tế) + Có một số hàng hóa, dịch vụ chỉ do nhà nước cung cấp được, bổ sung vào thị trường và nhằm điều tiết sự ổn định của thị trường - Đánh giá chung DNNN + Hoạt động đổi mới và phát triển DNNN được quan tâm + Hiệu quả hoạt động thấp kém, lãng phí vốn đầu tư + Chưa đảm bảo an toàn tài chính, tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế, các DN, + Nhiều lĩnh vực quan trọng của nhà nước, DN vẫn chưa giữ được vai trò chị phối + Đầu tư dàn trải, không đúng với lĩnh vực hoạt động, thất thoát đầu tư, hiệu quả thấp VD: chỉ có 4/27 tập đoàn báo cáo lỗ; - Nhận diện các tập đoàn kinh tế nhà nước Theo điều 4 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2009 xác định: “TĐKTNN thành lập theo Nghị định này là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. + Tập đoàn kinh tế nhà nước được tổ chức thành: a) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; b) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài. - Ưu điểm: + Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cho ngân sách và là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động công ích, hoạt động xã hội. Đối với người đầu tư (ở đây là Nhà nước) thì đây là một lợi thế vì hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nư ớc có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. + Việc hình thành các tổng công ty Nhà nước nhằm tăng cường tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hoá, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty. Nhờ đó tạo ra sức mạnh của những tập đoàn lớn – một loạ i hình doanh nghiệp của thế giới đang có nhiều ưu thế. Đồng thời, các tổn g công ty nhà nước được hình thành còn nhằm thực hiện nguyên tắc ph ân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh. + Doanh nghiệp nhà nước mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cung ứng các hàng hoá dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầ ng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, thông tin liên lạc…), xã hội (gi áo dục, y tế…), an ninh quốc phòng. Đối với cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết tất yếu của nó và đẩy lùi được hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thủ tiêu độc quyền. Doanh nghiệp nhà nước cũng là một lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. + Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Doanh nghiệp nhà nước có chức năng là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, là chủ thể tham gia kinh doanh vào những lĩnh vực hàng hoá công cộng, (thường là ít lợi nhuận) góp phần tạo ra cung lớn theo nhu cầu th ị trường, góp phần ổn định thị trường và nhu cầu thiết yếu của đời số ng nhân dân. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước còn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế phát triển th eo đúng định hướng kinh tế thị trường XHCN. - Nhược điểm: + Vốn ít, lời thấp, tăng trưởng chậm Tổng vốn nhà nước có ở các Doa nh nghiệp Nhà nước khoảng 240000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh ng hiệp chỉ có khoảng 45 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồ [...]... giữa nhà nước với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp khu vực tư nhân khác trong kinh tế thị trường Tách bạch quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cả về nội dung, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện - Các giải pháp: + Về cơ chế, chính sách + Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp + Tách... + + + + + Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + DNTN lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào d + Hộ kinh doanh cá thể,... lý nhà nước về kinh tế với quản lý doanh nghiệp - hài hòa các lợi ích 20 Nguyên tắc quản lý nhà nước đôi với DN - bình đẳng giữa các loại hình DN - bắt buộc đăng ký kinh doanh đối với các loại hình DN - lấy lợi ích kt – xh làm mục tiêu QLNN đối với DN - nhất quán trong quản lý - nhà nước thực hiên quyền chủ sở hữu đối với các DNNN theo nguyên tắc + thực hiện quyền chủ sở hữu với vaii trò là người đầu... về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; ... trong các quyết định Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp tư nhân, thu hút hợp tác kinh doanh - Hạn chế:... nhân lành nghề Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật 4 không trong QLNN đối với DN - Không rõ ràng, minh bạch - Không... quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO Quan điểm: Đổi mới quản lý đối với các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết gia nhập WTO về doanh nghiệp nhà nước; Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa nội dung quản lý nhà nước với tổ chức bộ máy thực hiện, giữa quy... trệ - Đội ngũ cán bộ tha hóa 24 nội dung của QLNN đối với các DNNN 23 yêu cầu của đổi mới QLNN đối với DN - đối tượng quản lý có nhiều thay đổi + đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung qunar lý với tổ chức lại bộ máy thực hineje, giữa các quy định của pháp luật với triển khai thực hiện quản lý + thống nhát giữa các công cụ quản lý trong qunar lý nhà nước đối vơi các DN và các loại hình sở hữu + đảm... phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành: - + + + + + Mục tiêu:Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức... thời ký 1996- 2000 của Doanh nghiệp Nhà nước tăng bình quân mỗi năm 4, 8%, thấp hơ n mức tăng GDP là 7% cùng kỳ Giá bán sản phẩm của Doanh nghiệp N hà nước cao hơn giá nhập khẩu, ví dụ với xi măng là 115%, giấy 127%, thộp 125%…nờn sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp Nhà nước còn rất yếu Cơcấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lý Xét tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước, trong khu vực nông nghiệp chiếm 25%, thương . ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hộ gia đình,… Để đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp : doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, lợi nhuận biên/ lợi nhuận ròng, Mục tiêu của doanh nghiệp: . lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + DNTN lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. d. Hộ kinh doanh. của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp + Công ty hợp danh : là doanh nghiệp, trong đó:Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh