1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sự chuyển thể của nước

3 785 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57 KB

Nội dung

THIẾT KẾ BÀI DẠY Khoa học Bài 35: Sự chuyển thể của nước Ngày soạn: 7 / 9 /2013 Ngày dạy: 16/ 9 /2013 Người soạn: Ngô Thị Thùy Lộc Lớp dạy: 5D- Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân A/ Mục đích yêu cầu 1) Kiến thức • Học sinh nắm được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác • Học sinh kể được tên của một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí • Học sinh kể được tên của một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 2) Kĩ năng • Học sinh phân biệt được 3 thể của chất 3) Thái độ • Hứng thú học tập , có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống • Yêu thích môn học B/ Đồ dùng dạy học • Phiếu học tập có kẻ bảng “Ba thể của chất” (8 phiếu cho nhóm -A3) • HS chuẩn bị bảng con và phấn. • GV chuẩn bị 2 chiếc chuông nhỏ • Phiếu học tập cho tổ - 2 tờ A0- 2 tổ 1 tờ: Có các cột: Chất rắng, chất lỏng, chất khí, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác C/ Phương pháp dạy học • Phương pháp thảo luận nhóm • Phương pháp quan sát • Phương pháp đàm thoại • Phương pháp Trò chơi học tập C/ Các hoạt động dạy học TG Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của học sinh 1’ I/ Ổn định tổ chức - Gv yêu cầu quản ca cho cả lớp hát 1 bài “Bàn tay mẹ” - Quản ca bắt nhịp, cả lớp hát đồng thanh 5’ II/ Hoạt động 1: Thảo luận phân biệt 3 thể của chất (phương pháp thảo luận) - GV giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu - Hs chú ý lắng nghe, nắm được mục đích của bài học. - Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm, Yêu cầu thảo luận và điền tên các chất vào cột phù hợp - Học sinh lắng nghe, nắm yêu cầu của bài - Tổ chức cho học sinh thảo luận - Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm - Tổ chức báo cáo kết quả thảo luận: • yêu cầu 3 nhóm cùng lên viết trên bảng • Gọi lần lượt 3 nhóm khác đọc phần thảo luận của nhóm mình - 3 nhóm lên viết trên bảng - 3 nhóm khác đọc phần thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét - GV gọi Hs nhận xét, bổ sung bài của 3 nhóm trên bảng, sửa chữa cho chính xác - HS nhận xét , bổ sung bài của bạn, lắng nghe phần nhận xét của GV - GV chốt ý, kết luận III/ Hoạt động 2: TRò chơi: “Ai nhanh ai đúng?” - GV phổ biến luật chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra 5 thành viên. Mỗi thành viên mang bảng con lên ngồi bàn đầu. Sau mỗi câu hỏi, các em được thảo luận và viết câu trả lời trong vòng 10 giây. Đội nào trả lời nhanh và có nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - Học sinh lắng nghe, nắm vững luật chơi, cách chơi. - Tổ chức cho học sinh chơi. - Học sinh chơi trò chơi - GV tổng kết, nhận xét . IV/ Hoạt động 3 : Quan sát, trao đổi về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày - GV tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi và - Học sinh đặt câu hỏi va trả lời trả lời theo nhóm 4 . Gợi ý: Trong hình đang vẽ gì? Chất trong hình 1 là thể rắn, lỏng hay khí? Theo bạn nhiệt độ của các chất trong hình như thế nào? Các bạn có thể tìm thêm các ví dụ khác không? … theo nhóm - Giáo viên tổ chức cho học sinh đặt và trả lời câu hỏi trước lớp lần lượt theo từng tranh. Bạn nào trả lời được câu hỏi trước sẽ đặt câu hỏi tiếp theo cho các bạn trả lời. - học sinh đặt và trả lời câu hỏi trước lớp lần lượt theo từng tranh. Bạn nào trả lời được câu hỏi trước sẽ đặt câu hỏi tiếp theo và gọi bạn khác trả lời. - GV cho HS đọc ví dụ ở mục “Bạn cần biết” trang 73 Sách giáo khoa - HS đọc ví dụ ở mục “Bạn cần biết” trang 73 Sách giáo khoa - GV chốt ý, nhấn mạnh: “Những ví dụ trên cho thấy khi thay đổi nhiệt độ , các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là 1 dạng biến đổi lí học” V/ Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh nhẹn và Thông minh” - GV phổ biến luật chơi: Lớp mình sẽ chia làm 4 đội: Trong thời gian 4 phút, 4 đội phải viết được tên của các chất rắn, lỏng, khí và chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác vào đúng cột. Các chất rắn, lỏng, khí đúng sẽ cộng 1 điểm. Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác cộng 2 điểm. Nếu sai sẽ bị trừ số điểm tương ứng. Đội nào giành số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. - Học sinh lắng nghe, nắm vững yêu cầu, luật của trò chơi - Gv tổ chức cho HS chơi. Lưu ý học sinh mỗi người chỉ được viết 1 chất và phải đưa bút cho bạn - Hs cử đại diện tham gia chơi - GV và cả lớp nhận xét, tổng kết. IV/Củng cố, dặn dò - Gọi 1 Hs nhắc lại Mục “Bạn cần biết” trang 73 Sách giáo khoa - Yêu cầu buổi sau mỗi tổ mang : Muối, mì chính, hạt tiêu, thìa và một chiếc cốc nhỏ - 1 Hs nhắc lại Mục “Bạn cần biết” trang 73 Sách giáo khoa - Hs ghi nhớ, viết vào sổ nhắc việc . chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác • Học sinh kể được tên của một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí • Học sinh kể được tên của một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 2). được tên của các chất rắn, lỏng, khí và chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác vào đúng cột. Các chất rắn, lỏng, khí đúng sẽ cộng 1 điểm. Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. mạnh: “Những ví dụ trên cho thấy khi thay đổi nhiệt độ , các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là 1 dạng biến đổi lí học” V/ Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh nhẹn

Ngày đăng: 15/02/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w