Gia Lâm là nơi sinh tụ của người Việt cổ nằm trên vùng đồng bằng sông Hồng,sông Đuống đát đai phì nhiêu màu mỡ vì vậy mà nơi đây sớm phát triển sản xuất nông nghiệp.Đặc biệt là các nông sản thực phẩm và nhiều sản vật đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp đó đây.Khắp nơi ai cũng biết:Đậu Dương,Tương Sủi, Cà Hàn, Cải Vân, dưa bẹ Đông Dư, hành tỏi Cổ Bi,Dương Xá, chuối Kim Quan Tuy nhiên qua quá trình phát triển do sự tác động của nền kinh tế thị trường nên nhiều vùng hiện nay các nông sản đó không còn chỗ đứng nên mai một dần. Do địa thế thuận lợi nơi đây sớm trở thành nơi tập trung dân cư đông đúc,cũng từ đó mà nhiều ngành nghề thủ công nghiệp sớm hình thành và phát triển thịnh vượng.Ban đầu, chỉ là một vài người thợ có tay nghề sóng rải rác ở nhiều nơi trong vùng, sau đó họ sống tập trung, lập phường họ,truyền lại kinh nghiệm nghề nghiệp cho con cháu và dần phát triển thành các làng nghề.Gạch gốm Bát tràng xuất hiện từ thời Trần nổi tiêng khắp trong và ngoài nước đã duocj ghi lại qua câu ca dao: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông… Đặc biệt, bên cạnh sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng,tuy chưa được nổi trội như Bát Tràng nhưng Kim Lan cũng là một lang gốm sứ đáng được quan tâm.Theo”Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ di chỉ sản xuất gốm Kim Lan” của Viện Khảo cổ học-tiến sĩ Mishi mura Nasamari,thì đồ gốm Kim Lan có niên đại khoảng thế kỉ thứ 7-thế kỉ thứ 10 với rất nhiều chủng loại.Ngôi làng cổ xư này âm thầm hòa mình vào dòng chảy văn hóa Gia Lâm. Ta cũng không thể quên nghề Giát vàng Đồng Kỵ không ngừng sáng tạo tô đẹp cho cuộc sống.Cùng với đó là nghề làm hàng tre nan làng Táo,nồi gang ở Nhân Lễ, làng Dương, vặn võng làng Vịa, đan quạt làng Vo…nhưng vật dụng bình thương mà không tầm thường rất gần gũi với cuộc sống người dân đất Việt.Không thể thiếu được nghề sơ chế thuốc của Tổng Nành, chăn tằm ươm tơ của Bắc Cầu,Hạ Dương… Đối với những người yeu ảm thực thì đây chính là địa chỉ lí tưởng cho những món ăn ngon và lành: bún dẻo làng Vân, dậu Dương, tương Sủi… Các công trình lịch sử do cha ông để lại từ thời xa xưa đã chứng minh Gia Lâm là vùng đất có truyền thống lâu đời.Nhiều ngôi mộ cổ từ thời Hán ở Trung Mầu,Phù Đổng…,nhiều đền chùa thờ công thần của đất nước từ thời vua Hùng là bằng chứng rõ ràng nhất về lịch sư phát triển nơi đây.Đáng chú ý nhất là hội đền Gióng _đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của thế giới. Gia Lâm cũng có rất nhiều phong cảnh đẹp thu hút khách thập phương.Đền Phù Đổng là công trình kiến trúc rất đặc sắc với những bức trạm trổ trong ngôi nhà rối,các con rồng đá trước cổng Tam quan.Đền bà Tấm(Nguyên Phi Ỷ Lan)hiện nay còn con sư tử đá và phiến đá tạo hình con phượng là đặc trưng cho nghệ thuật chạm khắc thời Lí.Di tích đền Kính Thiên (vùng Cổ Bi, Trâu Quỳ)vẫn cồn các linh vật:voi đá, hổ đá, sấu đá. Nguyễn Chế Nghĩa người làng Kiêu Kị là tướng tài của Phạm Ngũ Lão từng đánh bại quân Nguyên.Sứ Giả vua Trùng Quang đời Trần, Nguyễn Biểu vốn ở quê mẹ Kim Sơn.Xã Phú Thị nổi tiếng với Thánh Quát văn hay chữ tốt.Ngọc Hân công chúa sinh ra ở quê mẹ Ninh Hiệp-vợ vua Quang Trung,một người phụ nữ đa tài. Đất Gia Lâm còn nổi tiếng Câu chuyện tình yêu vượt giai cấp giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và nàng công chúa cao sang quyền quý Tiên Dung cũng bắt nguồn từ đây.Ngày nay, vẫn còn đền thờ Chử Đồng Tử và Chử Cù Vân(thân phụ Chử Đồng Tử) trên đất xã Văn Đức.Ngoài ra còn có hoạt động lễ hội được tổ chức thường niên:hội thi đấu vật, múa rồng rắn ở Lệ Mật, hát Quan họ, hát ví, múa lân, đánh kiếm, kéo co,… Đất Gia Lâm còn tự hào là vùng đất địa linh nhân kiệt.Nơi đây đã sinh ra Thánh Gióng có công đánh tan giậc Ân cứu đất nước thoát khỏi họa xâm lăng.Thôn Tình Quang(xã Giang Biên)có đền thờ Lí Bí người anh hùng phất cao cờ khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược và nhiều tướng tài của ông như: Cao Đường, Nguyễn Tuấn.Yên Thường có đền thờ Trương Hống, Trương Hát từng làm quân xâm lược phải khiếp sợ.Lí Thường Kiệt nổi tiếng với bài thơ thần chống quân Tống trên sông Như Nguyệt vốn là người xã Ngọc Thụy.Nguyên Phi Ỷ Lan_vợ vua Lí Thánh Tông đã có nhiều cải cách,khuyến nông, … với nhiều người ham học,thi đỗ khoa bảng đứng đầu các huyện thuộc Phủ Thuận An. Trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Gia Lâm tự hào có biết bao thế hệ nối tiếp nhau phát huy truyền thống anh hùng bảo vệ quê hương thân yêu.Hình ảnh người anh hùng làng Gióng thể hiện ý chí chống xâm lược của nhân dân Gia Lâm nói riêng và của cả dân tộc nói chung.Lí Bí,Cao Đường, Nguyễn Tuấn, Lí Thường Kiệt đã bao lần khiến quân xâm lược phương Bắc phải khiếp vía.Nơi đây từng được Binh định Vương Lê Lợi và Nguyễn Trãi chon làm Đại bản doanh chuẩn bị cuộc tấn công vào Thành Đông Quan nhằm tiêu diệt đội quân của Vương Thông.Lê Lợi khi đánh quân Minh lúc lâm nguy đã có người Thổ Khối chở thuyền cứu thoát. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cuộc cách mạng chông quân xâm lược của nhân dân ta,các thế hệ con cháu tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trên mảnh đất Gia Lâm.Các chi bộ Đảng không ngừng phát triển lãnh đạo cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân.Những năm 40,xã Trung Mầu là “An toàn khu” của Trung ương và xứ ủy Bắc Kì. Trong cuộc kháng chiến anh dũng và lâu dài của dân tộc nhiều đại đội tiểu đội được thành lập đã đạt dược nhiều chiến công: “Lửa phi trường”, “Sấm đường 5” làm kẻ thù phải khiếp sợ.Năm 1954 khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dưng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt. Khi đế quốc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, Gia Lâm là mục tiêu trọng điêm bị đánh phá.Nhiều khu vực trong huyện bị thả bom dữ dội.Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Gia Lâm đã biến đau thương thành hành động, nắm chắc tay súng chống lại âm mưu của kẻ thù.Đặc biệt phải kể đến sự hy sinh anh dũng của chàng trai trẻ Vũ Xuân Thiều. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, hàng vạn thanh niên Gia Lâm hăng hái tòng quân đánh giặc.Trong số đó có gần 3000 chiến sĩ hy sinh và gần 2000 người trở thành thương bệnh binh.Với những chiến công đặc biệt xuất sắc Đảng và nhân dân Gia Lâm xứng đáng là đơn vị anh hùng. Không hổ danh là mảnh đất ngàn năm văn hiến nơi giao thoa của nền văn hóa Thăng Long-Kinh Bắc, Gia Lâm không chỉ tỏa sáng trong những trang sử đâu tranh hào hùng mà còn là cái nôi văn hóa truyền thống dân tộc.Đây là vùng đất còn nhiều tiềm năng phát triển cần được nhà nước quan tâm trên mọi phương diện để Gia Lâm xứng tầm cửa ngõ Đông Bắc của Thủ đô. . là nơi sinh tụ của người Việt cổ nằm trên vùng đồng bằng sông Hồng,sông Đuống đát đai phì nhiêu màu mỡ vì vậy mà nơi đây sớm phát triển sản xuất nông nghiệp.Đặc biệt là các nông sản thực phẩm. khắp đó đây.Khắp nơi ai cũng biết:Đậu Dương,Tương Sủi, Cà Hàn, Cải Vân, dưa bẹ Đông Dư, hành tỏi Cổ Bi,Dương Xá, chuối Kim Quan Tuy nhiên qua quá trình phát triển do sự tác động của nền kinh. hiện nay các nông sản đó không còn chỗ đứng nên mai một dần. Do địa thế thuận lợi nơi đây sớm trở thành nơi tập trung dân cư đông đúc,cũng từ đó mà nhiều ngành nghề thủ công nghiệp sớm hình