ke hoach thi GV gioi truong bac tieu hoc

6 251 0
ke hoach thi GV gioi truong bac tieu hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT BẢO LÂM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS BẾ VĂN ĐÀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc B’Lá, ngày 17 tháng 10 năm 2013. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học : 2013 -2014 - Căn cứ Thông tư Số: 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT V/v Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; - Thực hiện công văn số 228 PGDĐT-GDTH ngày 6 tháng 9 năm 2013 của phòng GD & ĐT Bảo Lâm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2013 – 2014; - Thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của trường TH&THCS Bế Văn Đàn và tình hình thực tế của nhà trường, nhằm xây dựng và phát triển phong trào giáo viên giỏi trong nhà trường. Bậc TH lập kế hoạch tổ chức hội thi “ Giáo viên giỏi cấp trường” năm học 2013-2014 như sau: I./ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Hội thi giáo viên giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường và toàn ngành, nhằm góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ nhà giáo và đơn vị; - Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức môi trường sư phạm và dạy học theo hướng phát triển các hoạt động, phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin của học sinh. Kết hợp hài hoà các hình thức tổ chức và các phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đó chú trọng việc sử dụng ĐDDH để giờ học nhẹ nhàng, có chất lượng và đạt hiệu quả cao; - Thực hiện đổi mới công tác đánh giá giáo viên tiểu học. Coi trọng việc đánh giá thực chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nền nếp kỷ cương trong dạy – học. Đảm bảo công khai, công bằng trong tuyển chọn; - Nâng cao sự hiểu biết về Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, các qui định của ngành, cấp học và xử lý tình huống trong quá trình dạy học; - Qua hội thi tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, nhân rộng điển hình tiên tiến góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương và toàn ngành. II./ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC: 1. Nội dung: a.) Sáng kiến kinh nghiệm-giải pháp hữu ích hay một sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh; b.) Bài kiểm tra năng lực: Kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hay nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành. (Thi bằng hình thức thi viết); c.) Thực hành giảng dạy 02 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 01 tiết giáo viên chọn và 01 tiết do Ban tổ chức Hội thi chỉ định bằng hình thức bốc thăm. 2. Hình thức: a.) Giáo viên nộp cho Ban tổ chức hội thi văn bản báo cáo SKKN-GPHI. b.) Giáo viên nộp cho Ban tổ chức hội thi bộ hồ sơ chuyên môn. c.) Bài kiểm tra năng lực là bài viết (kết hợp trắc nghiệm và tự luận). d.) Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên giảng dạy cho học sinh tại lớp đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng ít nhất là 1 tuần trước thời điểm thi giảng. III. ĐỐI TƯỢNG - ĐIỀU KIỆN – HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI: 1. Đối tượng: - Các giáo viên đã đăng ký danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở đầu năm (có danh sách kèm theo). STT HỌ VÀ TÊN DẠY LỚP TĐ CM-NV Số năm công tác GHI CHÚ 1 Nguyễn Thị Thu Hằng 3A 1 THSP 5 2 Nguyễn Thị Hoa 2A 1 THSP 13 3 Huỳnh Hữu Hùng 5A 2 CĐTH 10 4 Nguyễn Thị Mai Hương 1A 1 CĐTH 20 5 Phan Khắc Tưởng Thể dục CĐTD 5 6 Trần Thị Trâm Oanh 5A 1 CĐTH 6 7 Đào Thị Tịnh 2A 2 CĐTH 20 8 Nông Thị Luyến 1A 3 CĐTH 10 9 Đỗ Thị Thư 5A 2 THSP 13 10 Hồ Thị Hằng Mĩ thuật THSP 3 11 Đỗ Thị Nghệ 2A1 CĐTH 17 12 Lâm Thị Huyên 4A1 CĐTH 4 2. Điều kiện - hồ sơ dự thi: - Một bài viết về kinh nghiệm dạy học (Sáng kiến kinh nghiệm - giải pháp hữu ích) hay một sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Các sáng kiến kinh nghiệm - giải pháp hữu ích, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo (theo hướng dẫn). - Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận. - Hồ sơ cá nhân: Toàn bộ giáo án, các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định được nộp cùng lúc với sáng kiến kinh nghiệm. IV. THỜI GIAN-ĐỊA ĐIỂM: 1. Thời gian: Từ 01/11/2012 đến ngày 16/11/2012 a.)Vòng I: Thi GPHI-SKKN; bộ hồ sơ-giáo án và bài kiểm tra năng lực giáo viên. - Giáo viên đăng ký dự thi nộp Sáng kiến kinh nghiệm - giải pháp hữu ích hay một sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh trước ngày 25/10/2013. (Tài liệu hướng dẫn viết SKKN – GPHI hay sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, phương pháp viết sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Từ ngày 28/10 đến ngày 31/10/ 2013: Chấm SKKN-GPHI và Hồ sơ của giáo viên tham gia Hội thi; - Ngày 01/11/2013: Giáo viên tham gia dự thi bài kiểm tra năng lực. - Ngày 05/11/2013: Giáo viên dự thi tham gia bốc thăm bài dự thi do Ban Tổ chức qui định. b.)Vòng II: Thi thực hành giảng dạy: Dành cho những giáo viên vượt qua vòng I. (SKKN-GPHI đạt điểm 6.0 trở lên và bài kiểm tra năng lực giáo viên đạt điểm 8.0 trở lên). - Từ ngày 11/11/2013 đến ngày 19/11/2013 (Tuần 12,13): Giáo viên tham gia thực hành giảng dạy trên lớp. - Giáo viên dự thi cần có đủ hồ sơ chuyên môn, tư liệu phục vụ giảng dạy, ĐDDH * Lưu ý: GV không được dạy trước bài sẽ dự thi cho học sinh lớp mình. 2. Địa điểm: - Tại trường TH&THCS Bế Văn Đàn. - Nhà trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để giáo viên dự thi được thuận lợi. V. NHỮNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC, GIỜ DẠY VÀ SKKN-GPHI, SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG: 1. SKKN-GPHI - SKKN-GPHI hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá theo thang điểm 10 do trưởng ban tổ chức Hội thi quy định, được 2 giám khảo chấm độc lập; + Loại C: (từ 5.0 - dưới 6.0 điểm) + Loại B: (từ 6.0 -dưới 8.0 điểm) + Loại A: (từ 8.0 – 10.0 điểm) 2. Bài kiểm tra năng lực giáo viên: - Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của Ban ra đề. Bài thi do 2 giám khảo chấm độc lập; - Bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các văn bản quy phạm pháp quy, điều lệ trường tiểu học, chuẩn kiến thức-kĩ năng, chuẩn nghề nghiệp GVTH, hiểu biết xã hội, địa phương và 1 câu hỏi tự luận. - Bài kiểm tra năng lực được làm tập trung trong thời gian 60 phút; thực hiện coi kiểm tra theo đúng quy chế coi thi. 3. Bài thi giảng: - Bài thi giảng được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học. Mỗi bài thi giảng có từ 2 giám khảo trở lên chấm điểm độc lập. V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đạt các yêu cầu sau: a.) SKKN-GPHI hay báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt điểm 6.0 trở lên; b.) Bài kiểm tra năng lực đạt từ điểm 8.0 trở lên; c.) Các bài giảng đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại tốt. d.) Kết quả bộ Hồ sơ chuyên môn đạt từ loại khá trở lên. VI. QUYỀN TƯỚC BỎ DANH HIỆU GIÁO VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ: 1- Trước thời gian dự thi nếu giáo viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ không được tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp trường: 1.1. Vi phạm kỷ luật lao động: Bỏ tiết dạy, bỏ sinh hoạt chung, bỏ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bỏ hội họp; 1.2. Vi phạm quy chế chuyên môn. 1.3. Vi phạm đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo 2. Trong thời gian dự thi cho đến khi được cấp giấy công nhận giáo viên giỏi cấp trường, nếu vi phạm các nội dung 1.1 đến 1.3, giáo viên sẽ bị tước danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường. 3. Quyền tước danh hiệu GV giỏi cấp trường thuộc về trưởng ban tổ chức (nếu vi phạm trước và trong) Hội thi; Quyền tước danh hiệu GV giỏi cấp trường thuộc về Hiệu trưởng (nếu vi phạm sau Hội thi, khi đã công bố và trao giải). VII. BAN TỔ CHỨC, THƯ KÝ, GIÁM KHẢO: Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của Ban tổ chức, ban thư ký, ban giám khảo, theo quyết định số 21/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 20/7/2010 về việc ban hành điều lệ hội thi giáo viên giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; VIII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG (Dự kiến) 1. Mỗi giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường được thưởng 100.000 đồng (kèm giấy công nhận); 2. Thưởng cho tiết dạy đạt điểm cao nhất: 100.000 đồng; 3. Thưởng cho bài thi năng lực có điểm cao nhất: 100.000 đồng; 4. Sáng kiến kinh nghiệm đạt điểm cao nhất: 100.000 đồng; Nguồn kinh phí kết hợp hai nguồn: Hội CMHS và ngân sách nhà nước (sau khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên). Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2013 - 2014. Bậc tiểu học trường TH&THCS Bế Văn Đàn đề nghị các cá nhân, bộ phận có liên quan thực hiện theo đúng kế hoạch để hội thi đạt kết quả tốt. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT(b/c) - TTCM(t/h) - Lưu VT. . gia Hội thi; - Ngày 01/11/2013: Giáo viên tham gia dự thi bài kiểm tra năng lực. - Ngày 05/11/2013: Giáo viên dự thi tham gia bốc thăm bài dự thi do Ban Tổ chức qui định. b.)Vòng II: Thi thực. (Thi bằng hình thức thi viết); c.) Thực hành giảng dạy 02 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 01 tiết giáo viên chọn và 01 tiết do Ban tổ chức Hội thi. TH lập kế hoạch tổ chức hội thi “ Giáo viên giỏi cấp trường” năm học 2013-2014 như sau: I./ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Hội thi giáo viên giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, nâng cao chất

Ngày đăng: 14/02/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan