skkn cap thanh pho

11 274 0
skkn cap thanh pho

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận: Thế kỷ XXI nước Việt Nam ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH đất nước, là thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới. Theo Nghị quyết 8 của Đảng thì sự nghiệp này muốn thành công thì nguồn lực con người đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và quyết định cho sự phát triển đất nước, trong đó giáo dục và đào tạo được coi là cơ sở cho sự phát triển bền vững đó. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thì việc cần thiết phải làm là “nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà toàn ngành giáo dục phải chăm lo. Xác định rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua giáo dục và đào tạo nước ta đã có nhiều sự đổi mới. Sự đổi mới đó đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục, nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội. Nhà trường thay vì chỗ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Việc đổi mới giáo dục đã đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Để khẳng định được chất lượng giáo dục của đơn vị thì ngoài việc đầu tư cho chất lượng mũi nhọn là chất lượng bề nổi thì một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà mỗi nhà trường cần thiết phải làm đó là nâng cao chất lượng đại trà mà nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Vì vậy mỗi nhà trường cần phải tập trung các biện pháp để số học sinh yếu kém chiếm một tỉ lệ thấp nhất. 2. Cơ sở thực tiễn: Tại trường THCS nơi tôi công tác, tất cả cán bộ và giáo viên đều xác định rõ vấn đề nâng cao chất lượng dạy học là sự sống còn của nhà trường, vì vậy chúng tôi đã đầu tư rất nhiều công sức cho công tác này. Song về phía giáo viên mặc dù đã rất nhiệt tình trong công tác, rất yêu nghề, yêu trẻ, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn lúng túng trong việc tìm ra các biện pháp có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. 2 Nguyên nhân dẫn đến kết quả học yếu của học sinh thì rất nhiều, có những nguyên nhân rất dễ xác nhận nhưng có những trường hợp bản thân người làm công tác giáo dục khó phát hiện ra. Muốn giáo dục đối tượng này có hiệu quả thì nhất thiết phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém từ đó đề ra các biện pháp để giúp đỡ các em. Trước những vấn đề đó chúng tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu “Tìm hiểu một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán” CHƯƠNG II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TIỄN 1/ Tình hình chung : Học tốt được bộ môn Toán sẽ giúp ích cho các em trong các môn học khác, tuy vậy, không ít học sinh đã ngại ngùng khi nhắc tới môn học này, việc học môn Toán đối với các em đa phần là khó khăn và nhiều học sinh còn đạt kết quả chưa cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho học sinh học yếu môn Toán, song nguyên nhân chính là học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn, có nhiều lổ hổng về kiến thức, kỹ năng. Chính vì vậy, tình trạng học sinh học yếu môn Toán ngày càng tăng và nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác. 2/ Tình hình Trường THCS Minh Phú Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp, dẫn đến chất lượng học tập của các em còn yếu ,vì thế nhiều em sợ học môn Toán. 3/ Một số biểu hiện ở học sinh yếu môn Toán: Học sinh yếu môn Toán là những học sinh có kết quả học tập thường xuyên ở mức độ thấp, điểm kiểm tra thường xuyên dưới trung bình. Sự yếu kém có nhiều biểu hiện, nhiều vẻ nhưng nhìn chung học sinh học yếu Toán có những đặc điểm sau đây: 3.1 Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng, không biết vận dụng kiến thức vào bài tập : - Có nhiều học sinh kĩ năng tính toán rất kém, khi thực hiện một dãy các phép toán thì luôn sai sót, đặc biệt là sai dấu. Nguyên nhân là học sinh không nắm được thứ tự thực hiện phép toán nào trước, phép toán nào sau, khi thực hiện các bài toán có dấu ngoặc thì không nắm được quy tắc dấu ngoặc, không nhớ đổi dấu khi có dấu trừ trước dấu ngoặc cũng như không đổi dấu khi chuyển vế hay không nắm vững công thức tính lũy thừa … - Học sinh yếu thường chậm hiểu, có khi bị buộc chặt vào lời giảng của giáo viên hoặc cách phát biểu trong sách giáo khoa, thay cho việc tiếp thu nội dung bài 3 học theo lối tư duy bằng việc nắm kiến thức một cách máy móc. Học sinh có thể đọc vanh vách quy tắc tìm ước, tìm bội, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất … nhưng các em không biết tìm cho đúng, hay không phân biệt được thừa số nguyên tố chung và riêng. Cũng như xác định số mũ của các thừa số còn lẫn lộn … Từ đó dẫn đến sai kết quả bài toán là điều hiển nhiên. 3.2 Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập bộ môn Toán chưa tốt. - Nhiều em học sinh chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập nên học không tốt. Có nhiều em học các môn xã hội rất khá nhưng rất ngại học Toán. Tâm lý chung của học sinh là rất sợ các môn tự nhiên, nhất là môn Toán. Các em học yếu thường không có sự cố gắng liên tục, trong giờ học thường thiếu sự tập trung, không chú ý,có thái dộ rất thụ động và thờ ơ với việc học tập. - Bài tập giao về nhà các em chỉ làm đối phó. Tệ hơn có em còn chép nguyên văn trong sách giải hay của bạn bè mà không hiểu gì, thậm chí có những học sinh cá biệt không làm bài tập ở nhà, thái độ thiếu hợp tác trong giờ học, không mang sách vở đầy đủ, có khi còn không chịu ghi bài. - Khi học ở nhà, các em cũng không có phương pháp học tập và quy trình làm việc đúng. Thường là chưa nắm lý thuyết đã vội lao vào làm bài tập, mà lại không bao giờ làm ngoài nháp. Đây là đặc thù của học sinh học yếu các môn tự nhiên nói chung. Làm không được lại nản chí, quay sang học lý thuyết một cách miễn cưỡng, hình thức, bó chặt vào các ví dụ trong sách giáo khoa hay học vẹt để đối phó. - Học sinh học yếu môn Toán thì thường lười suy nghĩ, chủ yếu trông chờ vào giáo viên giải bài tập trên bảng rồi chép vào vở, khả năng tập trung chú ý thấp, khả năng phân tích, tổng hợp rất hạn chế, nắm kiến thức không chắc nên học sinh thường vận dụng kiến thức một cách máy móc, không tìm hiểu kỹ yêu cầu đề bài, không biết phân tích bài toán. 4/ Nguyên nhân của biểu hiện trên : - Đặc thù của môn Toán là thiếu tính sinh động, hấp dẫn nên học sinh không có ý thức tìm hiểu, khám phá kiến thức mới như các môn học khác. Hơn nữa thiết bị dạy học cho môn Toán không sinh động nên học sinh ít có hứng thú khi học môn Toán và đặc biệt đây là một trong các bộ môn khoa học đòi hỏi người học phải có tính tư duy cao, tính kiên trì, nhẫn nại, điều này không phải ai cũng có sẵn, càng không thể học vẹt, không thể học tuỳ hứng. - Ở lứa tuổi học sinh THCS đầy hiếu động đa số các em chưa tự mình ý thức được cái tốt, cái xấu, các em dễ xúc động và nhạy cảm với các vấn đề xung quanh. Mặt khác, do gia đình ít có thời gian quan tâm, kiểm tra việc học tập của các em, nhiều khi phó mặc cho thầy cô, nhà trường và tự bản thân các em. Từ đó, các em không xác định đúng động cơ học tâp, không hiểu được tầm quan trọng trong việc học nói chung, học môn Toán nói riêng. Ngoài ra, bản thân của các em đã bị mất căn bản từ các lớp dưới, để lổ hỏng kiến thức ngày càng lớn khiến các em luôn có 4 cảm giác mất tự tin trong giờ học, ngày càng xa lạ với môn Toán. Dù bản thân có ý thức tự lực cầu tiến song không tìm được phương pháp học hợp lý. - Bên cạnh đó có một số em là con trong gia đình làm nông, hoặc gia đình không có đủ điều kiện cho các em học tập. Từ những nguyên nhân trên làm cho các em không hứng thú học tập dẫn đến kết quả yếu kém. - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với Internet, các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụ học tập, bên cạnh đó là tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm lấn vào nhà trường. Thực tế dạy học môn Toán ở nhiều trường hiện nay cho thấy nhiều, rất nhiều học sinh chán học, lười học và có khuynh hướng “ham chơi hơn ham học”. Tình trạng học tập của các em là “rất khó nhớ nhưng lại mau quên” càng trở nên phổ biến. - Ngoài ra một số giáo viên dạy Toán chưa có biện pháp động viên khích lệ kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ, có thái độ khắt khe làm cho học sinh có tâm lý e sợ trong giờ học, rụt rè không dám phát biểu, CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP Để khắc phục phần nào tình trạng trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em phần nào cải thiện tình trạng yếu kém của bộ môn Toán cũng như việc nắm kiến thức kỹ hơn, sâu hơn, vận dụng được linh hoạt kiến thức đó vào bài tập. Nội dung giúp đỡ nhóm học sinh yếu kém môn Toán có thể tiến hành theo các giải pháp sau: 1. Giải pháp tâm lý . Để ngay từ những ngày đầu học sinh yêu thích môn học của mình, giáo viên có thể tạo sự gần gũi với các em từ những tiết học đầu tiên bằng cách hỏi thăm tình hình học tập của lớp, trao đổi một số kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả, chú ý đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em bằng cách kể những gương học tập vượt khó mà các em có thể học tập. Trong quá trình dạy giáo viên cần phải có thái độ nhẹ nhàng khi học sinh mắc khuyết điểm, cư xử khéo léo với các em, xử lý tốt các tình huống sư phạm. Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai kết quả sau các giờ kiểm tra, cần phải có nhận xét bài làm học sinh. Để bài giảng hay, tiết học thêm sinh động, giáo viên có thể tìm tòi tài liệu tranh ảnh về các nhà Toán Học nổi tiếng kể cho các em nghe, hay những câu chuyện Toán học sưu tầm trên mạng Internet, sách báo. Động viên kịp thời những học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng, khuyến khích các em không ngừng cố gắng, tạo cơ hội cho các em học sinh yếu phát biểu trong giờ học. 5 2 . Giải pháp dạy học. 2.1 Tạo tiền đề xuất phát cho mỗi tiết học: Việc học tập có kết quả trong một tiết học đòi hỏi những tiền đề xuất phát nhất định về kiến thức, kỹ năng của học sinh, giáo viên cần phải có trách nhiệm làm tái hiện những kiến thức kỹ năng đó. Với học sinh khá, giỏi những kiến thức kỹ năng có khi chỉ cần tái hiện một cách ẩn tàng ở những lúc thích hợp liên quan đến nội dung mới. Nhưng đối với học sinh yếu kém thì nên tách thành từng khâu riêng biệt, tái hiện một cách tường minh. Chẳng hạn đối với chương trình số học lớp 6: + Trước khi học bài Cộng hai số nguyên khác dấu, cần nhắc lại cho HS yếu kém thật kỹ phép trừ hai số tự nhiên và cộng hai số nguyên cùng dấu. + Trước khi học bài rút gọn phân số (chương III) cần nhắc lại cách tìm ước chung lớn nhất (chương I) + Trước khi học bài quy đồng mẫu số nhiều phân số ( chương II) cần nhắc lại cho học sinh yếu kém thật kỹ về cách tìm bội chung nhỏ nhất (chương I) và phép nhân hai số nguyên (chương II) + Trước khi học bài Phép cộng phân số cần nhắc lại cho học sinh yếu kém thật kỹ cách quy đồng mẫu số nhiều phân số… Một giờ dạy nói chung và giờ luyện tập nói riêng, người giáo viên không chỉ đơn thuần là chuẩn bị tốt, công phu một hoặc hai tiết dạy mà cần chú ý đến cả quá trình dạy học, từ đồ dùng dạy học đến nội dung bài dạy để tạo cho học sinh những tiền đề xuất phát nhất định. 2.2 Lấp lỗ hổng kiến thức. - Trong quá trình dạy học trên lớp, người giáo viên phải luôn coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng, phải quan tâm phát hiện những lỗ hổng kiến thức, yếu kém kỹ năng. Có những lỗ hổng có thể khắc phục được ngay nhưng cũng có những lỗ hổng dù là điển hình nhưng trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục và giáo viên phải có kế hoạch tiếp tục giải quyết. Chẳng hạn học sinh không nắm vững thứ tự thực hiện các phép Toán thì có thể khắc phục được ngay, nhưng không nắm được cách tìm ước, tìm bội, tìm ước chung lớn nhất hay bội chung nhỏ nhất của một số thì phải khắc phục dần, không thể làm ngay trong một tiết học. - Để tiết dạy có thể vừa dạy kiến thức mới vừa có thể lấp lỗ hổng kiến thức, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Trong giảng dạy người giáo viên nên kết hợp sử dụng tất cả các phương pháp được học từ trường sư phạm như đàm thoại, trực quan, giảng giải, vấn đáp, thuyết trình Đặc biệt phương pháp dạy học nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề, hỏi đáp với một hệ thống câu hỏi tốt là quá trình dẫn dắt cho học sinh, tác động đến nhiều học sinh nên được sử dụng nhiều và thường xuyên. 6 a) Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở dùng hệ thống câu hỏi để phát triển sự suy nghĩ của học sinh : Trong toán học kiến thức mới bao giờ cũng mang tính kế thừa nghĩa là có mối quan hệ sâu sắc với các kiến thức cũ, vì thế hệ thống câu hỏi phải làm cho học sinh có thể từ cái đã biết tìm ra cái chưa biết, từ cái dễ nhận biết đến cái khó hơn, hệ thống câu hỏi phải tạo nên một quá trình dìu dắt, hướng dẫn học sinh suy nghĩ và trả lời theo quy luật phát triển của tư duy. Khi học sinh trả lời giáo viên có thể dự đoán trước để kịp thời biến những câu trả lời sai thành những phản ví dụ có ích nhằm khắc sâu kiến thức. Trong quá trình giảng bài mới nhằm kích thích sức học tập của các em, người giáo viên đặt các câu hỏi cụ thể chính xác ngắn gọn và gần sát với câu trả lời, để từ kiến thức cũ xây dựng kiến thức mới, khi trả lời đúng nên cho điểm để khuyến khích các em phát biểu. Ví dụ : Đối với bài tập sau : “Điền chữ số vào dấu * để được số *5*1 chia hết cho tất cả các số 2 , 3,5,6,9” Chúng tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài và gợi ý cho các em bằng một số câu hỏi sau (có thể linh động tuỳ theo câu trả lời của học sinh ): + Trong bài này, người ta yêu cầu gì? Ta có thể điền chữ số nào trước ? Vì sao ? + Để số *5*1 chia hết cho 2 và 5 thì chữ số tận cùng phải là chữ số nào ? + Để số 50*1 chia hết cho 3 và 9 ta phải điền chữ số nào vào dấu * ? + Giải thích vì sao số vừa tìm được cũng chia hết cho 6 ? b) Tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy : Trong SGK mới được cải cách thì đa số trước khi đi vào bài mới hoặc một khái niệm, quy tắc mới đều có một hệ thống câu hỏi hay bài tập tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt các em từ kiến thức cũ nêu được kiến thức mới giúp cho các em có thể nhớ lâu và vận dụng được kiến thức hoặc đặt học sinh trước một ứng dụng của kiến thức mới mà kiến thức cũ không giải quyết được. Từ đó, các em thấy được sự cần thiết của kiến thức mới. Ví dụ :Ở § 8 chương I SGK toán 6, khi đưa ra công thức tổng quát về chia hai luỹ thừa cùng cơ số SGK đã đưa ra ?1) Ta đã biết : 743 55.5 = . Hãy suy ra : ?5:5 37 = ; ?5:5 47 = 7 Ví dụ : Ở §7 chương II SGK toán 6, để đi vào quy tắc hiệu của hai số nguyên người ta cũng đưa ra tình huống : ?). Hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối: a). 3 – 1 = 3 + ( - 1 ) 3 – 2 = 3 + ( - 2 ) 3 – 3 = 3 + ( - 3 ) 3 – 4 = ? 3 – 5 = ? b). 2 – 2 = 2 + ( - 2 ) 2 – 1 = 2 + (- 1 ) 2 – 0 = 2 + 0 2 – ( - 1 ) = ? 2 – ( - 2 ) = ? Ngoài ra, SGK mới còn đưa được ra những câu hỏi ở trong khung ngay dưới mỗi tên bài học mới để khơi dậy tính tò mò của học sinh. Từ đó, các em muốn tìm kiếm ra nội dung của bài mới để giải quyết vấn đề mà mình thắc mắc. Với BT: tìm x, biết: 3x (x - 1) + 4x = 12 + 3x 2 Có hs giải như sau: 3x (x - 1) + 4x = 12 + 3x 2 3x 2 - 3x + 4x = 15x 2 4x = 15x 2 X = 15 * PT lời giải trên. - Cái mà HS đã làm được là: Nhân đơn thức với đa thức 3x (x - 1) = 3x 2 – 3x - Cái HS chưa làm được: + Chưa biết thu gọn đơn thức đồng dạng + Chưa nắm được qt chuyển vế. * Vấn đề kiến thức cầnbổ sung: - Yêu cầu HS ôn lại: Khái niệm đơn thức đồng dạng - Yêu cầu HS ôn lại: Quy tắc cộng, trừ đơn thức đồng dạng - Yêu cầu HS ôn lại: Quy tắc chuyển vế - Yêu cầu HS ôn lại: quy tắc tìm SBT, ST, Shạng chưa biết của tổng, thừa số chưa biết. *Biện pháp khắc phục: - GV giải mẫu 1 bài toán tương tự. - GV yêu cầu HS xđ các đại lượng tương tự với bài toán mẫu - GV yêu cầu HS giải lại bài toán mẫu 8 - GV yêu cầu HS giải lại bài toán trên. * Bài 25/sgk – 80. Cho ht ABCD, có đáy AB, CD. Gọi E, F, K theo thứ tự Là trung điểm của AD, BC, BD. CM 3 điểm: E, K, F thẳng hàng. *GV yêu cầu HS vẽ hình sáng sủa, viết gt, kl chính xác. * HD theo sơ đồ pt đi lên: E, K, F thẳng hàng ⇑ EK // AB và EF // AB ⇑ ⇑ EK là đường tb ∆ ABD EF là đường tb ht ABCD ⇑ ⇑ E là trung điểm AD(gt) E là trung điểm AD(gt) K là trung điểm BD(gt) F là trung điểm BC.(gt) *Kiến thức liên quan: - Yêu cầu học và hiểu đn đường tb ∆, đường tb hình thang - Yêu cầu nắm được và ôn lại t/c đường tb ∆, đường tb hình thang. - Yêu cầu ôn lại tiêu đề ơcơlet (lớp 6). 2.3 Hướng dẫn học sinh học tập: Người giáo viên cần tìm hiểu, phân tích, tìm ra nguyên nhân học yếu của từng học sinh để có biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả, kiên trì động viên học sinh, giúp đỡ các em từng bước có niềm tin vào mình, từ đó có thái đô và phương pháp học tập đúng. Cần cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ đẳng về cách thức học tập như phải nắm vững lý thuyết mới tiến hành làm bài tập, cần phải đọc kỹ đề bài, phân tích các yêu cầu của bài toán. - Đối với hình học phải vẽ hình sáng sủa, đúng và rõ ràng. Phải nắm được các định nghĩa, tính chất, định lý liên quan đến bài tập đó, phải biết được đâu là giả thiết, đâu là kết luận…. thì mới tìm ra cách làm. - Đối với số học hay đại số, phải nắm được công thức, quy tắc tính toán. Khi làm bài phải làm nháp, viết nháp rõ ràng. Các em phải học và làm bài đầy đủ theo yêu cầu của thầy cô, không chỉ học tốt ở các buổi chính khoá mà cả những giờ học phụ đạo, làm tất cả các bài tập mà giáo viên yêu cầu, chịu khó đọc thêm sách tham khảo, những bài đọc thêm, những mục có thể em chưa biết để huy động thêm kiến thức cho mình. 9 A B CD E K F - Khi có chỗ nào không hiểu thì có thể nhờ bạn bè giúp đỡ hoặc trực tiếp hỏi lại thầy cô, nhờ thầy cô hướng dẫn. - Chú ý không nên học thuộc lòng theo kiểu “con vẹt” mà phải học nhớ ý của bài giảng của thầy cô rồi dùng lời văn diễn đạt theo sự hiểu biết của mình. - Mỗi ngày nên bỏ ra một ít thời gian để làm bài tập, lâu dần các em sẽ quen và không còn khó khăn khi tính toán các bài toán cộng, trừ, nhân, chia thông thường. - Phải thật sự có tinh thần tự giác, nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, biết cách yêu thích và cố gắng vươn lên để nâng cao chất lượng học tập. - Sắp xếp một thời khoá biểu học tập ở nhà cho thật hợp lí, dành nhiều thời gian cho những bộ môn mình đang rơi vào yếu, kém, tự giác học tập, biết tin vào sự nổ lực và phấn đấu của chính mình, không nên ỷ lại vào thầy cô và bạn bè . 2.4 Giúp đỡ học sinh yếu ngoài tiết học chính khóa: - Giáo viên nên chủ động gặp phụ huynh để trao đổi về việc học của học sinh, cùng với phụ huynh tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giúp các em tiến bộ. Kinh nghiệm cho thấy, càng cá nhân hóa triệt để càng tốt, giáo viên làm việc với nhóm độ 1- 2 học sinh thì hiệu quả cao hơn với số lượng đông. - Chúng tôi nhận thấy học sinh càng yếu thì phải có hướng giúp đỡ càng nhiều. Ngoài giờ dạy trên lớp giáo viên phải dành riêng thời gian để quan tâm đến đối tượng học sinh yếu bằng cách dạy phụ đạo riêng. - Nếu có nhiều học sinh yếu thì có thể phân công các em khá, giỏi trong lớp có trách nhiệm giúp đỡ bạn yếu. Bên cạnh đó, việc soạn bài giảng tốt cũng là điều quan trọng. Đối với tiết lí thuyết giáo viên cần suy nghĩ về cách truyền tải lượng kiến thức đến học sinh xem làm thế nào để học sinh có hứng thú với bài học, các ví dụ đưa ra có thích hợp không, tìm cách dạy hợp lý để dẫn dắt sự tìm tòi của các em, lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy phù hợp, tìm những bài toán vui, những ứng dụng thực tế, những cách giải khác nhau của bài toán. Đối với tiết luyện tập thầy cô phải làm một cách cẩn thận và xem xét nhiều khía cạch tất cả các bài tập trong SGK và những bài tập cho học sinh làm thêm, không giải một cách qua loa, và sau mỗi tiết dạy cần tự đánh giá bài dạy của mình, nhờ đồng nghiệp dự giờ, rút kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dạy học, thường tham khảo tài liệu nhằm bổ sung những hiểu biết cần thiết cho việc dạy và học . 10

Ngày đăng: 13/02/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan