bài 13 sinh học 10

4 2.7K 8
bài 13 sinh học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB Trường: THPT Lý Thường Kiệt Lớp: 10 Giáo viên: Nam Đức Vũ GIÁO ÁN Ngày soạn: 30 / 10 / 2013 Tiết: 14  CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO BÀI 13. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (năng lượng: thế năng, động năng; chuyển hóa năng lượng; hô hấp và quang hợp). - Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích, mô tả, tư duy. - Kĩ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Hiểu rõ ý nghĩa của năng lượng trong tế bào và quá trình chuyển hoá, từ đó giải thích được các hiện tượng trong thực tế đời sống. - Yêu thích khoa học và môn học. II. Trọng tâm bài: Cấu trúc, chức năng của ATP và sự chuyển hoá vật chất. III. Phương tiện và phương pháp dạy học: 1. Phương tiện dạy học: - Hình 13.1, 13.2 SGK Sinh học 10. 2. Phương pháp dạy học: - Hỏi đáp. - Trực quan - hỏi đáp. - Hỏi đáp - liên hệ thực tế. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: - Quan sát tổng quan trên lớp. - Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày kĩ thuật sử dụng kính hiển vi. - Khi trong nước cất, tế bào có hiện tượng gì? Tiếp tục cho dung dịch nước muối vào mẫu, tế bào có hiện tượng gì? Vì sao? 3. Bài mới: 1 GV: Nguyễn Quỳnh AnhSINH HỌC 10 CB 1 Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB Nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động là gì? Giữa chúng có mối liên hệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất”. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu tổng quát về năng lượng và nghiên cứu năng lượng trong tế bào. Phương pháp: hỏi đáp, trực quan – hỏi đáp. (?) Giải lệnh: Nêu các ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào. (?) Nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết năng lượng là gì? (?) Có các trạng thái năng lượng nào? (?) Phân biệt động năng và thế năng. (?) Nêu ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào. (?) Năng lượng trong tế bào chủ yếu ở dạng hoá năng, vậy hoá năng là gì? (?) Hoá năng trong tế bào tích luỹ trong hợp chất nào? (?) Quan sát hình 13.2, cho biết cấu tạo của ATP gồm mấy phần? Giải thích tên ATP. (?) Nhờ đâu ATP có thể tạo ra năng lượng? (?) Cơ chế hoạt động của ATP? HS: hóa năng, nhiệt năng, quang năng HS: năng lượng là khả năng sinh công. HS: động năng và thế năng. HS: động năng là năng lượng sẵn sàng sinh công, thế năng là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. HS: hoá năng, điện năng HS: hoá năng là năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học. HS: ATP. HS: gồm 3 thành phần: bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat. ATP là ađênôzin triphôtphat. HS: vì trong ATP có 2 nhóm phôtphat cao năng, liên kết giữa 2 nhóm phôtphat này là liên kết giàu năng lượng, dễ bị phá vỡ tạo ra năng lượng. HS: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. 1. Khái niệm năng lượng: - Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. - Các trạng thái năng lượng: tùy theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không  chia thành 2 loại: Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. - Các dạng năng lượng trong tế bào: hóa năng, điện năng, nhiệt năng - Năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng tiểm ẩn trong các liên kết hóa học). 2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào: a. Cấu tạo của ATP: - ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào. - Gồm 3 thành phần: + Bazơ nitơ ađênin. + Đường ribôzơ. + 3 nhóm phôtphat. - Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ  ATP là một hợp chất cao năng. b. Cơ chế: - ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất  ADP (ađênôzinđi phôtphat). 2 GV: Nguyễn Quỳnh AnhSINH HỌC 10 CB 2 Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB (?) Năng lượng của ATP dùng để làm gì? Kết thúc hoạt động 1: Nhờ ATP mà các quá trình sống trong tế bào có thể diễn ra. Một trong các quá trình đó là sự chuyển hoá vật chất. Đó là nội dung tiếp theo chúng ta sẽ học. Hoạt động 2: Nghiên cứu quá trình chuyển hoá vật chất. Phương pháp: hỏi đáp, trực quan – hỏi đáp. (?) Nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết thế nào là quá trình chuyển hoá vật chất? (?) Đi kèm quá trình chuyển hoá vật chất là quá trình gì? (?) Chuyển hoá vật chất bao gồm các quá trình nào? (?) Phân biệt quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá. Kết thúc hoạt động 2: Nhờ quá trình chuyển hoá vật chất mà các hoạt động sống trong tế bào diễn ra bình thường. cuối cùng cho các chất. ADP + P  ATP HS: Tổng hợp các chất hữu cơ cho tế bào. Vận chuyển các chất qua màng. Sinh công cơ học. HS: chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. HS: Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng. HS: Chuyển hoá vật chất gồm đồng hoá và dị hoá. HS: Đồng hoá: tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Sử dụng năng lượng giải phóng từ ATP. Dị hoá: phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản. Cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP. - ADP ngay lập tức gắn thêm nhóm phôtphat  ATP. c. Chức năng của ATP: - Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ. - Sinh công cơ học. II. Chuyển hóa vật chất 1. Khái niệm: - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.  thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống: sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. 2. Bản chất: - Bao gồm 2 mặt: + Đồng hóa: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. + Dị hóa: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn. - Mối quan hệ giữa 2 mặt: + Dị hóa cung cấp năng lượng để: ADP  ATP. + ATP lập tức được phân hủy thành ADP và giải phóng năng lượng  cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào. 4. Củng cố: (?) Vì sao không ăn quá dư thừa prôtêin, lipit hay đường? (Khi ăn quá nhiều một chất nào đó thì cơ thể không hấp thụ hết hoặc hấp thụ nhưng không chuyển hóa kịp hay chuyển hóa thành chất khác gây độc cho cơ thể. Ăn nhiều quá prôtêin, axit amin ứ đọng trong gan bị phân giải thành urê là chất độc. Ăn quá nhiều lipit và các loại đường là những chất 3 GV: Nguyễn Quỳnh AnhSINH HỌC 10 CB 3 Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB giàu năng lượng không dùng hết có thể gây bệnh tiểu đường hay chuyển hóa thành mỡ gây bệnh béo phì). (?) Vì sao chất xơ (xenlulôzơ) cơ thể người không biến đổi và hấp thụ được nhưng vẫn phải ăn hàng ngày? (Chất xơ phải ăn hàng ngày vì chúng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, tránh bị táo bón). - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc phần “Em có biết” trang 56 SGK. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất”. 6. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 4 GV: Nguyễn Quỳnh AnhSINH HỌC 10 CB 4 . khoa học và môn học. II. Trọng tâm bài: Cấu trúc, chức năng của ATP và sự chuyển hoá vật chất. III. Phương tiện và phương pháp dạy học: 1. Phương tiện dạy học: - Hình 13. 1, 13. 2 SGK Sinh học. Nguyễn Quỳnh AnhSINH HỌC 10 CB 1 Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB Nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động là gì? Giữa chúng có mối liên hệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Khái quát. Trường THPT Đức Tân Sinh học 10 CB Trường: THPT Lý Thường Kiệt Lớp: 10 Giáo viên: Nam Đức Vũ GIÁO ÁN Ngày soạn: 30 / 10 / 2 013 Tiết: 14  CHƯƠNG

Ngày đăng: 13/02/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan