CHÙA ÔNG Chùa Ông Hội An là một điểm du lịch được nhiều du khách tham quan khi đến du lịch Hội An. Tọa lạc ở số 24 đường Trần Phú, Chùa Ông Hội An còn có tên gọi khác là Quan Công miếu, tên chữ tiếng Tàu là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tị nạn tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Công), nhằm tưởng nhớ, đề cao lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông. Chùa Ông Hội An đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991. Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, hai gian tả, hữu và một chính điện rộng lớn. Bốn tòa cất xây theo kiểu hình vuông và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói và nóc được lợp rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Công, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước. Hình tượng Quan Công được tô điểm khá kỳ công dưới bàn tay tài hoa của người thợ xa xưa. Chính điện còn có hai pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử. Ngoài ra còn thêm hai con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu là con ngựa xích thố – con ngựa mà Quan Công rất thích cưỡi khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này du khách tham quan không thể không bật lên lời ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa. Hiện nay, trong Chùa Ông Hội An còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Nguyễn Nghiễm (thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và hai bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân cùng bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Nguyễn Nghiễm phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh – Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 cho đến ngày nay. HỘI QUÁN PHÚC KIẾN Phố cổ Hội An là một di sản văn hoá thế giới. Một trong những di tích văn hóa tại đây là hội quán Phúc Kiến, được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Trước kia nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 Hội Quán này được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như bây giờ . So với các Hội Quán khác ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ……Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc xưa với kiểu ” Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”, cùng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động. .Hội quán được công nhận là di tích loại 1 vào ngày 19/3/1985 Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh– hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện. bước vào bên trong du khách có thể nhìn thấy hồ cá hình hoa mai với hòn nam bộ hình tượng cá chép hóa rồng. tiếp đến là cổng tam qua với các đường nét kiến trúc vô cùng độc đáo, sau đó là sân trước với rất nhiều chậu hoa cây cảnh, nơi đây có ba hồ cá xếp theo hàng ngang, 2 hồ hình chữ nhật đối xứng nhau qua hồ cá hình tròn đặt chính giữa sân, hồ cá phía bên trái có hòn nam bộ là mô hình Vạn Lý Trường Thành,là biểu tượng của đất nước Trung Hoa.Chính điện là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn),Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba Bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Bên cạnh đó, thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và người ta tương truyền rằng nơi này rất linh thiêng, Hội Quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự,…. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại Hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.Hãy đến với Hội quán để biết và cảm nhận về Hội Quán được xem là đẹp nhất tại phố cổ Hội An. . ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh – Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 cho đến ngày nay. HỘI QUÁN PHÚC KIẾN Phố cổ Hội An là một di. gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.Hãy đến với Hội quán để biết và cảm nhận về Hội Quán được xem là đẹp nhất tại phố cổ Hội An. . CHÙA ÔNG Chùa Ông Hội An là một điểm du lịch được nhiều du khách tham quan khi đến du lịch Hội An. Tọa lạc ở số 24 đường Trần Phú, Chùa Ông Hội An còn có tên gọi khác là Quan Công miếu, tên