CHƯƠNG XII: TRÁCH NHIỆM HÌNHSỰ & HÌNH PHẠT A. TRÁCH NHIệM HÌNH SỰ: I. Khái niệm TNHS: Thuật ngữ “trách nhiệm” hiểu theo 2 nghĩa: Phần việc phải làm và Hậu quả pháp lý của việc vi phạm PL Trách nhiệm pháp lý: là nghĩa vụ của người có hành vi vi phạm PL phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong PL. Các loại TNPL: Trách nhiệm hành chính, kỷ luật, dân sự, hình sự. 1. ĐỊNH NGHĨA TNHS: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện TP, thể hiện ở nghĩa vụ của người PT phải chịu các tác động cưỡng chế HS được quy định trong BLHS. Hay nói gọn hơn: TNHS là trách nhiệm của người PT phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do đã thực hiện hành vi phạm tội. 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TNHS. - TNHS là hậu qủa pháp lý của việc thực hiện TP. - TNHS là loại TN pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất (TN P.lý nghiêm khắc nhất). - TNHS là TN mà các cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước. - TNHS được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS. - TNHS được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định của TA có hiệu lực II. CÁC HÌNH THỨC CỦA TNHS. 1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TNHS. QĐ 1: TNHS đồng nhất với HP. QĐ 2: TNHS gồm HP, BPTP và án tích. QĐ 3: TNHS gồm: biện pháp ngăn chặn, HP, BPTP và án tích 2. CÁC HÌNH THỨC CỦA TNHS: Căn cứ vào các đặc điểm của TNHS thì các biện pháp sau được coi là các hình thức của TNHS. - Hình phạt (gồm 7 loại HPC và 7 loại HPBS). - BPTP (chỉ những biện pháp được quy định tại Đ.70 mới thoả mãn các đặc điểm của TNHS). - Án tích: (Án tích là hậu quả pháp lý bất lợi và cũng chính là hậu quả của việc thực hiện TP.) III. CƠ SỞ CỦA TNHS: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (TRIẾT HỌC): Lý giải mối quan hệ giữa tự do – trách nhiệm: tự do là cơ sở của TN và trách nhiệm cũng chỉ đặt ra đối với hành vi của con người trong khi có tự do. Làm rõ: Hành vi của con người mang tính tất yếu: phương thức thực hiện hành vi của con người do điều kiện khách quan quy định; Hành vi của con người có tính tự do: con người phản ứng trước sự tác động của môi trường thông qua sự suy xét (lý trí) vàsự quyết định (ý chí) 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ: Đ.2 BLHS 1999: “Chỉ người nào phạm một tội được quy định trong BLHS thì mới phải chịu TNHS”. B. HÌNH PHẠT I. Khái niệm HP 1. ĐỊNH NGHĨA HP: “HP là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong BLHS do TA nhân danh NN áp dụng đối với cá nhân người PT thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích của người phạm tội nhằm để cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm”. 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HP. a. HP LÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ NGHIÊM KHẮC NHẤT CỦA NN: Cơ sở lý luận: mối tương quan giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm với tính chất nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế. Nội dung: Tính nghiêm khắc của HP thể hiện ở nội dung cưỡng chế của HP, Hậu quả pháp lý của án tích. b. HP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BLHS. Cơ sở lý luận: Là cơ sở để TA tuân thủ một chỉ định có tính nguyên tắc: “ TA chỉ được áp dụng những biện pháp được quy định trong BLHS” nhằm đạt được hai yêu cầu: Đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm, Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, ngay cả khi họ là người PT Nội dung: - Mỗi HP đóng vai trò là một thang bậc nghiêm khắc của cưỡng chế HS - HP được quy định cụ thể và rõ ràng trong Phần chung : gồm các HP chính và HP bổ sung cùng với nội dụng, điều kiện, phạm vi áp dụng của mỗi loại HP 1/9
- HP được quy định cụ thể và rõ ràng trong Phần Các TP của BLHS bằng các chế tài. c. HP DO TÒA ÁN ÁP DỤNG Cơ sở lý luận: xuất phát từ tính chất công của HP Điều 127 Hiến Pháp 1992 quy định: TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS và các TA khác do luật định là những cơ quan xét xư của nước Cộng hoà XHCN VN” Nội dung: Ngoài TA, không một cơ quan nào khác được áp dụng HP đối với người PT Chú ý: Thẩm quyền Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm án tử hình d. HP CHỈ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN NGƯỜI PHẠM TỘI Cơ sở lý luận: xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm các nhân trong LHS VN Nội dung: HP (sự tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích) chỉ được áp dụng đối với chính người PT). Đây là cơ sở để xác định phạm vi áp dụng của HP, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân II. Mục đích của HP 1. Định nghĩa mục đích của HP: Mục đích của HP là kết quả thực tế cuối cùng mà NN mong muốn đạt được khi quy định hình phạt đối với TP và khi áp dụng HP đối với cá nhân người PT. 2. Các quan điểm về mục đích của HP. QĐ 1: HP không có mục đích trừng trị mà chỉ có mục đích cải tạo, giáo dục người PT và phòng ngừa tội phạm QĐ 2: HP có mục đích trừng trị và cải tạo, giáo dục người PT; trừng trị vừa là mục đích vừa là phương tiện, tiền đề để cải tạo, giáo dục. QĐ 3: Cả trừng trị và cải tạo, giáo dục đều không phải là mục đích của HP mà chỉ là nội dung của HP. Mục đích của HP thực chất là lập lại công bằng xã hội. 3. CÁC MỤC ĐÍCH CỦA HP: Điều 27 BLHS quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người PT mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho XH, có ý thức tuân theo PL và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ PT mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng PL, đấu tranh phòng ngừa và chống TP” HP có: Mục đích phòng ngừa riêng, Mục đích phòng ngừa chung. MỤC ĐÍCH PHÒNG NGỪA RIÊNG.: trừng trị và cải tạo, giáo dục người PT, Ngăn ngừa PT mới. MỤC ĐÍCH PHÒNG NGỪA CHUNG: Ngăn ngừa, răn đe người có tâm lý “không vững vàng” trong XH; giáo dục ý thức tuân thủ luật pháp và Khuyến khích người dân tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống TP. CHƯƠNG XIII HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP A. Hệ thống hình phạt I. Khái niệm HTHP 1. ĐỊNH NGHĨA HTHP: Hệ thống HP là 1 chỉnh thể bao gồm các HP được quy định trong BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại HP. 2. PHÂN TÍCH HTTP: Hệ thống HP bao gồm các HP được phân thành: 2 nhóm: HP chính & HP bổ sung. Hệ thống HP có phương thức liên kết theo một trật tự từ nhẹ đến nặng. - HP chính: Là loại hình được áp dụng chính thức cho TP và được TA tuyên một cách độc lập. Đối với mỗi một tội phạm cụ thể T.A chỉ được áp dụng một HP chính. - HPBS: là loại HP không được tuyên độc lập mà chỉ được phép tuyên kèm với HP chính. Đối với 1 trường hợp cụ thể có thể áp dụng 1 hay nhiều HP bổ sung. So sánh HP chính với HPBS Giống nhau: đều là HP nên có chung các đặc điểm; chung mục đích. Khác nhau: Cách áp dụng:tuyên độc lập hay tuyên Kèm + HP chính Hướng tác động (chức năng) Vị trí quy định. PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC HP Hệ thống HP có phương thức sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. Cảnh cáo -> Phạt tiền -> Cải tạo không giam giữ -> Trục xuất -> Tù có thời hạn -> Tù chung thân -> Tử hình. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT HP 2/9
- Thể hiện sự đánh giá chính thức của Nhà nước về thang bậc nghiêm khắc của từng loại HP trong hệ thống. - Đảm bảo thực hiện chính sách tiết giảm cưỡng chế hìnhsự trong xử lý TP - Là cơ sở để TA áp dụng đúng Quy tắc: QĐ HP nhẹ hơn QĐ của luật ( Đ 47 BLHS.) II. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT CỤ THỂ CẢNH CÁO: 1. Định nghĩa: Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của NN đối với người bị kết án 2. Nội dung: HP này không có khả năng gây thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế nhất định về thể chất của người PT. Với tính chất là sự khiển trách công khai của NN đối với người PT, cảnh cáo gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần. 3. Điều kiện áp dụng:TP mà người PT thực hiện phải làTP ít nghiêm trọng; Người PT phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Xét chưa đến mức miễn HP. 4. Thể thức chấp hành: Cảnh cáo tuyên công khai tại phiên toà. B. Các biện pháp tư pháp 1. Khái niệm về các BPTP: ĐỊNH NGHĨA BPTP: BPTP là các biện pháp CƯỠNG CHẾ HS được quy định trong BLHS, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho XH, có tác dụng hỗ trơ hoặc thay thế cho HP. 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BPTP: BPTP được quy định trong BLHS; Do các cơ quan tư pháp áp dụng; đối với người có hành vi nguy hiểm cho XH; BPTP có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho HP. II. CÁC BPTP CỤ THỂ: - Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến TP. - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi. - Bắt buộc chữa bệnh. - Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. - Đưa vào trường giáo dưỡng. 1. TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TP Vật liên quan đến TP gồm: Vật được sử dụng vào việc PT; Vật có được do PT, do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; Vật thuộc loại cấm lưu hành; Đường lối xử lý: 2. TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI; BUỘC CÔNG KHAI XIN LỖI: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại : là biện pháp tư pháp được BLHS quy định, do TA áp dụng đối với người PT khi họ gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại Buộc công khai xin lỗi: là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS, do TA áp dụng đối với người PT gây thiệt hại về tinh thần nhằm khôi phục lại những giá trị tinh thần cho người bị hại và giáo dục, cải tạo người PT. 3. BẮT BUỘC CHỮA BỆNH: là biện pháp tư pháp được BLHS quy định do TA hoặc VKS áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi. Đối tượng bị áp dụng: - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần theo K1 Đ 13 BLHS - Người thực hiện T.P trong khi đang có năng lực TNHS, nhưng trước khi bị kết án bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi - Người đang chấp hành án bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi 4. GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN: Là biện pháp tư pháp thay thế HP, áp dụng đối với người PT là người chưa thành niên , phạm tội ít nghiêm trọng hoặc TP nghiêm trọng trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm dưới sự giáo dục của chính quyền địa phương hoặc tổ chức XH Nội dung: Buộc người PT phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động tuân theo PL dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức XH được TA giao trách nhiệm. 5. ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG: là BPTP thay thế HP, áp dụng đối với người PT là người chưa thành niên nếu xét thấy cần phải có kỷ luật chặt chẽ và cần phải cách ly N CTN khỏi môi trường XH để giáo dục và cải tạo họ thành công dân có ích cho XH trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm. CHƯƠNG XIV QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 3/9
I. KHÁI NIỆM II. CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TNHS (ĐIỀU 48 BLHS) - Là những tình tiết không đóng vai trò định tội và định khung hình phạt trong một loại tội nhưng có tác dụng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi - Đây là căn cứ để tăng mức độ xử phạt trong giới hạn của khung hình phạt do luật định - Cơ sở giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của các tình tiết ( SV tự tham khảo tài liệu về các loại tình tiết này trong Giáo trình và Bình luận BLHS Phần chung). QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Xác định điều luật quy định về TP được thực hiện xác định KHP cần áp dụng. - Xác định HP gốc dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của trường hợp PT cụ thể đó. - Xác định mức HP dao động gần với HP gốc,trên cơ sở cân nhắc nhân thân người PT và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của vụ án. III. QĐHP TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 1. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN MỨC LUẬT ĐỊNH CĂN CỨ PHÁP LÝ: ĐIỀU 47 BLHS - Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, - Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; - Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một HP dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. 2. QĐHP TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI Định nghĩa: PNT là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau (trong cùng thời gian hoặc trong nhiều thời gian khác nhau) nhưng chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án về bất cứ tội nào, nay Tòa án đưa người phạm tội ra xét xử cùng một lần về những tội đó. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XEM LÀ PHẠM NHIỀU TỘI - Thực hiện nhều hành vi, mỗi hành vi cấu thành 1 tội phạm độc lập, không liên quan đến nhau. - Thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy cấu thành nhưng có liên quan mật thiết. Chỉ xem là phạm nhiều tội khi tất cả các hành vi đều có tính nghiêm trọng - Thực hiện 1 hành vi nhưng hành vi này lại có dấu hiệu của nhiều tội phạm (tổng hợp tội phạm trừu tượng). Chỉ xem là phạm nhiều tội khi tất cả các hành vi đều có tính nghiêm trọng QĐHP TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: Phương pháp THU HÚT vào HP nặng nhất Định nghĩa: là thu hút vào HP nặng nhất các HP còn lại Ví dụ: Tội thứ nhất bị xử phạt: tù chung thân; Tội thứ hai: tù 15 năm tù; Hình phạt chung: tù chung thân PP thu hút đựơc áp dụng trong các trường hợp: Khi trong các HP có HP cao nhất là tù chung thân; Khi trong các HP có hình phạt cao nhất là tử hình; Khi trong các HP có cả HP tù và HP cảnh cáo Phương pháp CỘNG các HP: là PP cộng vào HP nặng nhất một phần hoặc toàn bộ các HP còn lại. - Bước 1: Quy đổi HP cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn theo tỷ lệ 3 ngày CTKGG = 1 ngày tù - Bước 2: Xác định HPC trên cơ sở tổng hợp HP sau khi đã quy định thành cùng loại HP Chú ý: HP tiền không được tổng hợp với HP khác mà sẽ được tổng hợp riêng và chấp hành độc lập ĐỐI VỚI HÌNH PHẠT BỔ SUNG: Tòa án không tổng hợp HPBS mà tuyên 1 loại HPBS cho tất cả các tội trong giới hạn luật định; Các HPBS chấp hành riêng; Các khoản phạt tiền (bổ sung) sẽ cộng lại và được chấp hành riêng. 3. Quyết định hình phạt trong trường hợp CÓ NHIỀU BẢN ÁN Định nghĩa:(xem Đ.51 BLHS”99) :là trường hợp 1 người khi đang phải chấp hành 1 bản án mà lại bị Tòa án đưa ra xét xử về tội đã phạm trước hay sau khi tuyên bản án đang phải chấp hành. Trường hợp 1: Đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này Trường hợp 2: Đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội phạm mới Quy tắc (THHP) 2: K.2 ĐIỀU 51 BLHS - Bước 1: QĐHP đối với tội đang xét xử - Bước 2: XĐ phần H.P chưa chấp hành của bản án đang phải chấp hành (trừ thời gian đã chấp hành) - Bước 3: Tổng hợp H.P của bản án mới với phần chưa chấp hành của bản án cũ 4. QĐHP TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT 4/9
NGUYÊN TẮC CHUNG (K.1 ĐIỀU 52 BLHS): Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo: tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. QUY TẮC QĐHP ĐỐI VỚI HÀNH VI CHUẨN BỊ PHẠM TỘI : nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức HP cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 52 BLHS) QĐHP ĐỐI VỚI HÀNH VI PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT: nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 52 BLHS). 5. QĐHP TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra; nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập của những đồng phạm được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 53 Điều 53 quy định: Khi QĐHP đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hìnhsự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. 6. QĐHP ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI: Người CTNPT là người <18 tuổi ở thời điểm thực hiện hành vi và đủ mức tuổi tối thiểu để có thể chịu TNHS theo LHSVN (Điều 12 BLHS) → Có 2 nhóm người chưa thành niên phạm tội: Đủ 14 nhưng chưa đủ 16 tuổi; Đủ 16 nhưng chưa đủ 18t. CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI: tù chung thân và tử hình; Hình phạt bổ sung(HPBS) (kể cả phạt tiền); Tuyệt đối không phạt tiền đối với; người chưa đủ 16 tuổi tại thời điểm thực hiện tội phạm. HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI: Hình phạt tù có thời hạn; Cảnh cáo; Phạt tiền (chỉ với tính chất là HP chính đối với người từ 16 tuổi trở lên có thu nhập hoặc tài sản riêng); Cải tạo không giam giữ GIỚI HẠN QĐHP: Điều 72: Phạt tiền - Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người CTNPT từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có TS riêng - Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội - không quá ½ mức tiền phạt mà điều luật quy định. Điều 73:Cải tạo không giam giữ - Khi áp dụng hình phạt CTKGG đ/v người CTNPT, thì - không khấu trừ thu nhập của người đó. - Thời hạn CTKGG đối với người CTNPT - không quá ½ thời hạn mà đìêu luật quy định. Điều 74: Tù có thời hạn - Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là: - tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng - không quá 18 năm tù; - nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt áp dụng - không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định; - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định mức hình phạt; - tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng. - không quá 12 năm tù; - nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt áp dụng không quá ½ mức phạt tù mà điều luật quy định; CHƯƠNG XV 5/9
CÁC B.P MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM HÌNHSỰ I. Khái quát chung về miễn, giảm TNHS 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH MIỄN GIẢM TNHS - Quan điểm chủ đạo của Đảng & NN: không tuyệt đối hoa vai trò của cưỡng chế HS trong đấu tranh phòng ngừa và chống TP. - Nhà nước chủ trương đường lối tiết kiệm cưỡng chế HS trong xử lý TP, nghĩa là dùng cưỡng chế HS chỉ trong liều lượng đủ cần thiết đấu tranh có hiệu quả với TP. - Tính biện chứng trong sử dụng cưỡng chế HS: trong tiến trình giải quyết vụ án và chấp hành án có thể xuất hiện những tùnh huống đặt ra yêu cầu cần thiết tiết giảm bớt nội dung cưỡng chế HS vượt quá sự cần thiết. 2. Giới thiệu hệ thống các biện pháp miễn giảm TNHS II – CÁC BIỆN PHÁP MIỄN GIẢM TNHS 1. ĐỊNH NGHĨA: Miễn TNHS là việc cơ quan tư pháp HS có thẩm quyền không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã phạm khi có căn cứ luật định. Phân biệt trường hợp được miễn TNHS với trường hợp không có tội 2. THẨM QUYỀN MIỄN TNHS : Trong giai đoạn khởi tố, điều tra: cơ quan điều tra; Trong giai đoạn truy tố: Viện kiểm sát; Trong giai đoạn xét xử : Tòa án. 3. PHÂN LOẠI * Các trường hợp miễn TNHS có tính tuỳ nghi - K2 Điều 25BLHS: Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm - K2 Đ69 BLHS: Người phạm tội là người chưa thành niên * Các trường hợp miễn TNHS có tính bắt buộc - Điều 19: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. - Điều 23: Đã trôi qua thời hiệu truy cứu TNHS - Điều 25, K1: Do chuyển biến của tình hình - Điều 25, K3: Quyết định đại xá 4. HẬU QUẢ PHÁP LÝ: Không gây án tích, Không loại trừ trách nhiệm pháp lý khác (Dân sự – Hành chính – Kỷ luật) CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TNHS Ở PHẦN CHUNG - Miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc PT (Điều 19 BLHS). - Miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 23 BLHS). - Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không nguy hiểm cho xã hội nữa (Khoản 1 Điều 25 BLHS). - Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà người PT không còn nguy hiểm cho XH nữa (Khoản 1 Điều 25 BLHS). - Miễn TNHS trong trường hợp người PT tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra TP, hạn chế hậu quả của TP(K2 Đ 25 BLHS). - Miễn TNHS khi có quyết định đại xá của Hội đồng đại xá quốc gia (K3 Điều 25 BLHS). - Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (K2 Đ 69 BLHS) ĐỊNH NGHĨA THỜI HIỆU TRUY CỨU TNHS.: Điều 23 BLHS: Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS tính từ thời điểm thực hiện TP đã trôi qua. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC MIỄN TNHS (KHOẢN 3 ĐIỀU 23 BLHS): Kể từ khi thực hiện tội phạm đã trải qua một khỏng thời gian nhất định ( thời hiệu; Trong thời hiệu đó, người PT không PT mới mà BLHS quy định mức cao nhất của KHP đối với TP ấy trên 1 năm; Trong thời hiệu đó người PT không cố tình trốn tránh và bị truy nã THỜI HIỆU MIỄN TRUY CỨU TNHS (KHOẢN 2 ĐIỀU 23 BLHS) 5 năm đối với TP ít nghiêm trọng 10 nămđối với TP nghiêm trọng 15 nămđối với TP rất nghiêm trọng 20 năm đối với TP đặc biệt nghiêm trọng HẬU QUẢ CỦA VIỆC VI PHẠM CÁC ĐIỀU KIỆN 2 : Nếu trong thời hạn qui định tại khoản 2 Điều 23 BLHS người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS qui định mức cao nhất của khung hình phạt đối 6/9
với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. - Thời điểm tính lại thời hiệu: Thời gian bị gián đoạn không tính vào thời hiệu - Chú ý: - - Không áp dụng các thời hiệu nêu ở Điều 23 BLHS đối với tất cả TP thuộc chương 11 & 24 BLHS. - - Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không nguy hiểm cho xã hội nữa (Khoản 1 Điều 25 BLHS). - - Chuyển biến của tình hình ở đây được hiểu là sự chuyển biến các điều kiện KT - XH, Chính trị làm cho hành vi phạm tội được xem là không còn nguy hiểm cho XH nữa => không còn yêu cầu áp dụng cưỡng chế HS nữa. - Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà người PT không còn nguy hiểm cho XH nữa (Khoản 1 Điều 25 BLHS). Chuyển biến của tình hình ở đây được hiểu là sự chuyển biến của nhân thân người PT theo hướng tốt hơn => không còn yêu cầu áp dụng cưỡng chế HS Miễn TNHS trong trường hợp người PT: + tự thú, + khai rõ sự việc, + góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra TP, + hạn chế hậu quả của TP(K2 Đ 25 BLHS). - Miễn TNHS khi có quyết định đại xá của Hội đồng đại xá quốc gia (K3 Điều 25 BLHS). Đại xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung tha tội, thường là hoàn toàn và triệt để cho hàng loạt người phạm những tội nhất định. Hiện này quyết định đại xá thuộc thẩm quyền Quốc hội - Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (K2 Đ 69 BLHS) Điều kiện: + Người PT chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện TP + Tội đã phạm là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng + Có nhiều tình tiết giảm nhẹ + Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục 3. ÁN TREO: a) Định nghĩa: Án treo là biện pháp miễn chấp hành HP tù có điều kiện được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy không cần thiết buộc chấp hành HP tù. TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA ÁN TREO: Là biện pháp cưỡng chế HS nhưng không phải là HP; Người bị án không phải chấp hành hình phạt tù nếu không vi phạm điều kiện của án treo trong thời gian thử thách. Ý NGHĨA CỦA ÁN TREO - Án treo là biểu hiện cụ thể: - của phương châm “trừng trị kết hợp với giáo dục - nguyên tắc nhân đạo XHCN - Án treo có ý nghĩa khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội tự lao động cải tạo để trở thành người lương thiện. - An treo còn có tác dụng thu hút sự tham gia của xã hội vào việc cải tạo , giáo dục người bị kết án – một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc dân chủ trong việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. b . ĐIỀU KIỆN CHO HƯỞNG ÁN TREO - Mức HP tù không quá 3 năm (bất kể tội gì). - Nhân thân tương đối tốt (khả năng tự cải tạo giáo dục cao) - Có nhiều tình tiết giảm nhẹ - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. * VỀ MỨC HÌNH PHẠT TÙ: Bị Toà án xử phạt tù không quá 3 năm không kể về tội gì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng …) là điều kiện đầu tiên để xem xét cho hưởng án treo. * NHÂN THÂN TƯƠNG ĐỐI TỐT: Nghị quyết 01-HĐTP TANDTC ngày 18/10/1990 hướng dẫn như sau: “Nói chung người được hưởng án treo phải là người: - chấp hành đúng chính sách, pháp luật, - thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân, - chưa có tiền án, tiền sự. 7/9
- Tuy nhiên, đối với người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù, thì cũng có thể cho họ được hưởng án treo, nhưng tinh thần chung là hạn chế và phải thật chặt chẽ”. * CÓ NHIỀU TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ nghĩa là có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên theo Điều 46 BLHS 1999. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù (điều kiện về phòng ngừa tội phạm ) c. ĐIỀU KIỆN CỦA ÁN TREO VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC VI PHẠM ĐIỀU KIỆN CỦA ÁN TREO * ĐIỀU KIỆN CỦA ÁN TREO: Trong thời gian thử thách không được phạm tội mới (bất kể tội gì). THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO: Thời gian thử thách của án treo là thời hạn mà Tòa án quyết định buộc người bị kết án được hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của án treo. - Thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm và không được thấp hơn mức phạt tù. - Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. * HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC VI PHẠM ĐIỀU KIỆN CỦA ÁN TREO: Nếu người bị kết án phạm tội mới trong thời gian thử thách thì TA buộc họ phải chấp hành HP tù đã được cho hưởng án treo. - Hình phạt của hai bản án được tổng hợp theo qui định tại điều 51, khoản 2. - Thời hạn tạm giam tạm giữ trước đó (nếu có) được trừ vào thời hạn của HP chung. TRƯỜNG HỢP KHÔNG TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CỦA CÁC BẢN ÁN: Nếu trong thời gian thử thách phát hiện ra TP khác được thực hiện trước khi có bản án thì bản án treo và bản án mới không tổng hợp và được chấp hành độc lập d. CHẾ ĐỘ CHẤP HÀNH BẢN ÁN TREO - TA giao người bị án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người này công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để thực hiện việc giám sát giúp đỡ. - Người bị án treo có nghĩa vụ phải báo cáo việc phấn đấu của mình với cơ quan tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong thời gian chấp hành án treo - Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo qui định tại Điều 30 và Điều 36 BLHS 4. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNHSỰ DO HẾT THỜI HIỆU LUẬT ĐỊNH. ĐỊNH NGHĨA VỀ THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN: (K1 ĐIỀU 55 BLHS): Thời hiệu thi hành bản án HS là thời gian do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người đó bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. ĐIỀU KIỆN ĐỂ MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN: Đã quá thời hiệu thi hành bản án hìnhsự (K2 Điều 55 BLHS): Trong thời hiệu không phạm tội mới; Trong thời hiệu không cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã ĐIỀU KIỆN 1 - Đã quá thời hiệu thi hành bản án hình sự: (K2 Điều 55 BLHS) Kể từ khi bản án có hiệu lực PLđã quá: - 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền , CTKGG hoặc xử phạt tù đến 3 năm. - 10 năm đối với trường hợp xử phạt tù trên 3 năm đến 15 năm - 15 năm đối với trường hợp xử phạt tù trên 15 năm. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC VI PHẠM ĐIỀU KIỆN 2 - KHOẢN 3 ĐIỀU 55: Nếu trong thời hiệu, người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày PT mới. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC VI PHẠM ĐIỀU KIỆN 3 - KHOẢN 3 ĐIỀU 55: Nếu cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ thời điểm ra trình diện hoặc bị bắt giữ. 5. MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT ĐỊNH NGHĨA: Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà toà án đã tuyên trong bản án. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT - Miễn chấp hành hình phạt theo Khoản 1 Điều 57 BLHS: do lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. - Miễn chấp hành hình phạt theo K2 Điều 57 BLHS: khi được đặc xá hoặc đại xá) - Miễn chấp hành hình phạt theo K3 Điều 57 BLHS: do trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt đã lập công - Miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo K4 Điều 57 BLHS: do trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt đã lập công - Miễn chấp hành phần HP còn lại K5 Điều 57 BLHS: đối với các hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế 8/9
- Miễn chấp hành phần hình còn lại theo K2 Điều 58 BLHS: đối với hình phạt tiền - Miễn chấp hành hình phạt K2 Điều 76 BLHS: đối với người chưa thành niên phạm tội - Miễn chấp hành phần HP tiền còn lại theo K3 Điều 76 BLHS: đối với người chưa thành niên phạm tội - Miễn chấp hành hình phạt theo K2 Điều 57 BLHS: khi được đặc xá hoặc đại xá) + Đặc xá: Là biện pháp khoan hồng của nhà nước có nội dung miễn chấp hành tồn bộ hoặc 1 phần còn lại của HP tù cho đích danh 1 phạm nhân hoặc cho những phạm nhân đã thoả mãn những điều kiện nhất định. Thẩm quyền đặc xá thuộc Chủ tịch nước + Đại xá: Là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung tha tội, thường là hồn tồn và triệt để cho hàng loạt người phạm những tội nhất định. Hiện này quyết định đại xá thuộc thẩm quyền Quốc hội 6. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT. a. ĐỊNH NGHĨA: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là trường hợp Tồ án quyết định giảm việc chấp hành một phần hình phạt cho người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có sự cải tạo tốt. b. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT. TRƯỜNG HỢP 1: GIẢM MỨC HÌNH PHẠT ĐÃ TUN ( ĐIỀU 58 BLHS): Điều kiện xét giảm: đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định 1/3 hình phạt đã tun( 12 năm đ/v tù chung thân); có nhiều tiến bộ; theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục; Mức giảm (Khoản 3 Điều 58 BLHS):Khơng q ½ mức HP đã tun TRƯỜNG HỢP 2: GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: Điều 59 BLHS quuy định : “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập cơng, đã q già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức qui định tại Điều 58 BLHS” TRƯỜNG HỢP 3: GIẢM MỨC HP ĐÃ TUN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI (ĐIỀU 76 BLHS ): Điều kiện: đã chấp hành HP được một thời gian nhất định(1/4 thời hạn HP đã tun); có nhiều tiến bộ; theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục; Mức giảm: phải chấp hành ít nhất là 2/5 mức HP đã tun 7. HỖN, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ a. HỖN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ: Định nghĩa CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HỖN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ - Bị bệnh nặng được hỗn cho đến khi sức khỏe được phục hồi; - Phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, thì được hỗn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; - Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hỗn đến 1 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm ANQG hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; - Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu cơng vụ, thì được hỗn đến 1 năm. b. TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ: (ĐIỀU 62 BLHS) ĐỊNH NGHĨA: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định. CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ: K1 Điều 62 BLHS => Giống như các trường hợp hỗn chấp hành hình phạt tù. III. XĨA ÁN TÍCH 1.Đònh nghóa: Xóa án tích là việc tòa án căn cứ vào các quy đinh của BLHS ( Điều 64) thừa nhận người bị kết án khơng còn chịu sự tác động bất lợi từ bản án cũ hoặc trong một số trường hợp nhất định (Điều 65) tòa ra quyết định xóa án cho người bị kết án. Trong cả hai trương hợp người phạm tội đều được coi như chưa bị kết án. 2. Các trường hợp xóa án tích : Có 4 trường hợp sau : - Đương nhiên được xóa án tích ( Điều 64 BLHS). - Xóa án do tòa án quyết định .(Điều 65 BLHS). - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt ( Điều 65 BLHS1999). - Xố án tích đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 77 BLHS) 9/9
. Trường hợp 2: Đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội phạm mới Quy tắc (THHP) 2: K .2 ĐIỀU 51 BLHS - Bước 1: QĐHP đối với tội đang xét xử - Bước 2: XĐ. dụng là không quá 20 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 1 /2 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 52 BLHS) QĐHP