1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHBD học sinh giỏi năm học 2013-2014

3 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG TH CS TÚ XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Năm học: 2013 - 2014 I/ CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: 1. Công văn số 1629/SGDĐT –GDTrH ngày 16/8/2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2013 – 2014; 2. Chỉ thị số 05/CT - UBND, ngày 23/8/2013 của UBND Tỉnh Lạng Sơn V/v thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013-2014; 3. Công văn số 243/CV-PGDĐT, ngày 09/9/2013 của PGD&ĐT Văn Quan V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013- 2014; 4. Kế hoạch hoạt động của nhà trường số 09/THCSTX, ngày 25/9/2013; của tổ. 5. Kết quả năm học 2012-2013, tình hình thực tế học sinh và căn cứ kết quả khảo sát đầu năm đối với các môn thi khảo sát(Toán, Văn, T. Anh: lớp 7;8;9) I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1/ Thuận lợi: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bước đầu đi vào nề nếp được trường, giáo viên, phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng, chi bồi dưỡng, động viên, khen thưởng cho giáo viên tham gia bồi dưỡng. - Một số giáo viên của nhà trường có đủ kinh nghiệm, năng lực và trình độ trong công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi - Chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được cải thiện, đặc biệt là chất lượng học sinh năng khiếu, phong trào giải toán qua mạng Internet tương đối phát triển tạo tiền đề thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 2/ Khó khăn: - Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế; tài liệu phục vụ cho công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại. - Chưa có nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên bồi dưỡng. II/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 - 2013: 1/ Công tác phát hiện và Bồi dưỡng học sinh giỏi: Trong từng năm trường đều tổ chức tuyển chọn đội tuyển để bối dưỡng, dự thi học sinh giỏi cấp huyện, chủ yếu thông qua đề xuất của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn, kết quả kỳ thi chọn do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên nhìn chung công tác phát hiện, tuyển chọn chưa đảm bảo tính qui mô; bài bản; khoa học; phù hợp năng lực sở trường, nguyện vọng của học sinh; dẫn đến có một số học sinh chưa thật sự tự giác trong học tập, chưa xác định đúng động cơ học tập, miễn cưỡng tham gia bồi dưỡng. 2/ Công tác tổ chức bồi dưỡng: 2.1/ Thời gian bồi dưỡng: Thời gian bồi dưỡng : 1 buổi/tuần 2.2/ Nội dung, chương trình bồi dưỡng : Trường dựa trên định hướng về chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở GD&ĐT để yêu cầu giáo viên biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng. Nội dung chương trình bồi dưỡng do giáo viên được phân công bồi dưỡng chủ động biên soạn,Trường chưa chú trọng khâu phê duyệt chương trình bồi dưỡng của từng nhóm bộ môn, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu bồi dưỡng. Chưa yêu cầu cao trong việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.3/ Kinh phí: - Chưa có nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên bồi dưỡng 2.4/ Tổ chức bồi dưỡng: a/ Phát hiện học sinh có năng khiếu: Trong quá trình giáo dục giáo viên phải chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh, phát hiện học sinh năng khiếu ở các môn học . Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho học sinh . -Tổ chức kiểm tra chọn lọc học sinh năng khiếu để theo dõi bồi dưỡng trong lớp ( Học sinh lớp 8 giáo viên tổng hợp danh sách nộp về BGH trường để tổ chức lớp bồi dưỡng riêng). - Thăm nắm gia đình học sinh để biết điều kiện hoàn cảnh của các em. - Nghiên cứu tài liệu chương trình, tham khảo đồng nghiệp về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. b/ Nội dung giảng dạy : - Kết hợp ôn tập kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình nâng cao cho học sinh. - Cho học sinh làm quen các dạng bài nâng cao trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản đã học ở bộ môn vật lý - Hướng dẫn học sinh cách suy luận , tư duy, vận dụng để giải quyết các yêu cầu của bài tập nâng cao. - Cho học sinh chia sẻ những kinh nghiệm học tập lẫn nhau. - Tổ chức khảo sát chất lượng hai tháng/ lần để đánh giá sự tiến bộ của học sinh giỏi qua từng đợt. Nội dung bồi dưỡng cần theo chương trình đặc biệt ( quan trọng đối với bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện ) - Đảm bảo đầy đủ nội dung quy định cho kỳ thi học sinh giỏi từng cấp lớp. d/ Đối với học sinh –Phụ huynh. 1/ Đối với học sinh - Học sinh phải có nhu cầu , có động cơ học tập lành mạnh. Bản thân học sinh phải có tố chất nhất định và có năng lực học tập, đặc biệt là năng lực tạo ra các năng lực khác . Học sinh phải biết cách học, có đơn xin tham gia học bồi dưỡng, kết quả môn dự thi phải đạt từ loại khá trở lên. 2/ Đối với phụ huynh học sinh: - Có nhu cầu cao và lành mạnh về chất lượng học tập của con em. Quan tâm tạo điều kiện cho con học tập. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường , với giáo viên trong việc tổ chức , giúp đỡ con em học tập một cách khoa học. Tham gia đóng góp kinh phí theo quy định. e/ Đối với giáo viên bồi dưỡng. - Mỗi tháng sinh hoạt nội dung trọng tâm về biện pháp theo dõi và bồi dưỡng cho học sinh giỏi. - Điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với đối tượng . - Theo dõi và kiểm tra chéo sự tiến bộ của học sinh giỏi trong từng lớp mình dạy. - Mỗi tháng 1 lần tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi. 2.5/ Chỉ tiêu phấn đấu : Tổng số học sinh được tham gia bồi dưỡng : 5em. Phấn đấu đạt cấp huyện : 1em. Tú Xuyên, ngày 30 tháng 9 năm 2013. Người xây dựng kế hoạch. Lã Công Huân XÁC NHẬN CỦA TỔ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU. La Văn Liệp . dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện ) - Đảm bảo đầy đủ nội dung quy định cho kỳ thi học sinh giỏi từng cấp lớp. d/ Đối với học sinh –Phụ huynh. 1/ Đối với học sinh - Học sinh phải. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 - 2013: 1/ Công tác phát hiện và Bồi dưỡng học sinh giỏi: Trong từng năm trường đều tổ chức tuyển chọn đội tuyển để bối dưỡng, dự thi học sinh giỏi cấp huyện,. tượng học sinh, phát hiện học sinh năng khiếu ở các môn học . Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho học sinh . -Tổ chức kiểm tra chọn lọc học sinh năng khiếu để theo dõi bồi dưỡng trong lớp ( Học sinh

Ngày đăng: 10/02/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w