Dia 8 ki 1

67 250 0
Dia 8 ki 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần: 1 Tiết: 1 NS: 18/8/13 ND: /8/13 CHƯƠNG XI: CHÂU Á Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Biết được đặc điểm về vị trí địa lý, giới hạn của Châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của Châu Á. - Trình bày được những đặc điểm về địa hình và khoáng sản của Châu Á. 2. Về kỹ năng - Củng cố và phát triển kỹ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Về thái độ - Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học. Hình thành ý thức với việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. II. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo: - SGK Địa lí 8 - SGV Địa lý 8 + Địa lí tự nhiên Châu Á, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng địa lí 8. 2. Thiết bị dạy và học: - Bản đồ vị trí địa lý của Châu Á trên địa cầu. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ Châu Á 3. Phương pháp: - Phương pháp pháp vấn, tích hợp, - Thảo luận nhóm và Trực quan III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên tiến hành kiểm tra kiến thức bài học trong quá trình dạy bài mới. 3. Bài mới * Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế xã hội Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Đại Dương và Châu Âu qua chương trình địa lý lớp 7. 1 Sang phần địa lý lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người Châu Á, một châu lục rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất, có điều kiện tự nhên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung 1. Hoạt động 1 - Hoạt động nhóm Tìm hiểu vị trí địa lý và kích thước của châu lục GVtreo bản đồ vị trí địa lý của Châu á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. -> GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát lược đồ vị trí của Châu á trên địa cầu và trả lời các câu hỏi. - Châu á có diện tích là bao nhiêu? Nằm trên lục địa nào? -> Châu á là một bộ phận của lục địa Á - Âu, diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km 2 , nếu tính cả các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km 2 . - Điểm cực bắc và cực nam phần đất liền nằm trên những vĩ độ địa lý nào? - Điểm cực: + ĐC Bắc: Mũi Sê-li-u-xkin: 77 0 44'B + ĐC Nam: Mũi Pi-ai: 1 0 10'B (Nam bán đảo Malacca) + ĐC Tây: Mũi Bala: (Tây bán đảo tiểu á) + ĐC Đông: Mũi Điêgiônép: (Giáp eo Bêring). Châu á tiếp giáp với những đại dương và châu lục nào? - Chiều dài từ điểm cực bắc đến điểm cực nam, chiều rộng từ bờ tây sang bờ đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km? - Bằng hiểu biết của mình em hãy so sánh diện tích của châu á so với các châu lục khác? Học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV tổng kết. GV có thể gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên 1. Vị trí địa lý và kích thước của châu lục - Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu, kéo dài từ xích đạo đến vùng cực Bắc. - Đây là châu lục rộng nhất thế giới 2 bản đồ những kiến thức cần thiết về vị trí địa lý, kích thước, nơi tiếp giáp. - Nơi tiếp giáp: + Bắc - giáp Bắc Băng Dương + Nam - giáp ấn Độ Dương + Tây - giáp Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải + Đông -giáp Thái Bình Dương - Nơi rộng nhất của châu á theo chiều Bắc - Nam: 8500km, Đông - Tây: 9200km. Diện tích Châu á chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất, lớn gấp rưỡi Châu Phi, gấp 4 lần Châu Âu Những đặc điểm của vị trí địa lý, kích thước lãnh thổ Châu á có ý nghĩa rất sâu sắc, làm phân hóa khí hậu và cảnh quan tự nhiên đa dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ duyên hải vào nội địa. 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản -> GV treo lược đồ địa hình và khoáng sản Châu á lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát. - Bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết thế nào là "sơn nguyên"? "Sơn nguyên": Là những khu vực đồi núi rộng lớn, có bề mặt tương đối bằng phẳng. Các SN được hình thành trên các vùng nền cổ hoặc các KV núi già bị quá trình bào mòn lâu dài. Các SN có độ cao thay đổi, SN có thể đồng nghĩa với cao nguyên. -> GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ H1.2 và trả lời câu hỏi. - Em hãy tìm và đọc tên các dãy núi chính, xác định hướng của các dãy núi đó? Chúng được phân bố ở đâu? - Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng nhất? Chúng được phân bố chủ yếu ở đâu? - Cho biết các sông chính chảy trên các đồng bằng đó? -> GV gọi học sinh lên bảng chỉ trên lược đồ. - Em hãy nhận xét chung về đặc điểm địa hình Châu á? - Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới, băng hà bao phủ quanh năm, 2. Đặc điểm địa hình, khoáng sản a) Đặc điểm địa hình - Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính là: Đông - Tây và Bắc - Nam. Sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng lớn. - Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức 3 tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hai hướng chính là: Đông - Tây và Bắc - Nam. - Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa. - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ lẫn nhau làm địa hình bị chia cắt phức tạp. VD: Hymalya là một dãy núi cao, đồ sộ nhất thế giới, hình thành cách đây 10 đến 20triệu năm, dài 2400km, theo tiếng địa phương là Chômôlungma, từ năm 1717 đã được sử dụng trên bản đồ do triều đình nhà Thanh biên vẽ. 1852, cục trắc địa Ấn Độ đặt tên cho nó là Evơret để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Evơret, một người Anh làm cục trưởng cục đo đạc ấn Độ. -> Dựa vào H1.2 em hãy cho biết: - Châu á có những khoáng sản chủ yếu nào? - Dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? Hiện nay vấn đề khai thác khoáng sản ở Việt Nam như thế nào? Sự ảnh hưởng của nó tới môi trường sống. tạp. b) Đặc điểm khoáng sản - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. - Tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt than, sắt, crôm và kim loại. 4. Củng cố Câu 1: Hãy ghép các ý ở cột trái và cột phải vào bảng sao cho đúng. Đồng bằng Đáp án Sông chính chảy trên đồng bằng 1. Turan g a. Sông Hằng + Sông ấn 2. Lưỡng Hà e b. Sông Hoàng Hà 3. ấn Hằng a c. Sông Ô-bi + Sông I-e-nit-xây 4. Tây Xi-bia c d. Sông Trường Giang 5. Hoa Bắc b e. Sông ơphrat + Sông Tigrơ 6. Hoa Trung d g. Sông Xưa Đa-ri-a + Sông A-mu Đa-ri-a Câu 2: Khoanh tròn vào các ý có đặc điểm địa hình Châu á 1. Châu á có rất nhiều sơn nguyên, đồng bằng. 2. Các dãy núi Châu á nằm theo hướng Đông - Tây. 3. Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và đồng bằng rộng nhất thế giới. 4. Các núi và sơn nguyên phân bố ở rìa lục địa. Trên núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. 4 5. Các dãy núi chạy theo hướng Đông - Tây hoặc Bắc - Nam và nhiều đồng bằng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. 6. Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm, trên núi cao có băng hà vĩnh cửu. Đáp án: 3,5,6. 5. Dặn dò: Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào? 6. Rút kinh nghiệm: Tuần: 2 Tiết: 2 NS: 20/8/13 ND: /8/13 Bài 2 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á, nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á. - Vận dụng được sự hiểu biết của mình trong vấn đề khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu: gió mùa và lục địa. 2. Về kỹ năng - Củng cố và phát triển kỹ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Về thái độ Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học. GD ý thức với việc bảo vệ môi trường thông qua phần khí hậu và những biến đổi của khí hậu ở Việt Nam hiện nay. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Thu thập và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu (HĐ1, HĐ2, HĐ 4) - Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian (HĐ 1) - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe /phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm (HĐ 1,2) - Thể hiện sự tự tin (HĐ 2) - Ra quyết định (HĐ 3) III. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo: - SGK Địa lí 8, tài liệu chuẩn KT, KN địa lí 8. 5 - SGV Địa lý 8 + Địa lí tự nhiên Châu Á 2. Thiết bị dạy và học: - Bản đồ vị trí địa lý của Châu Á trên địa cầu. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Lược đồ các đới khí hậu Châu Á 3. Phương pháp: - Phương pháp pháp vấn, tích hợp, Thảo luận nhóm và Trực quan. IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức - Giáo viên kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu? 3. Bài mới * Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao. Đây chính là những đặc điểm nổi bật của khí hậu Châu Á chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu sự phân hoá của khí hậu châu Á * Thảo luận nhóm (15 phút) Thu thập và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu Tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của khí hậu - Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết dựa vào đâu người ta có thể phân chia ra các đới khí hậu trên trái đất? => Dựa vào các vành đai nhiệt mà người ta phân chia thành các đới khí hậu khác nhau trên trái đất tương ứng với các vành đai nhiệt đó. -> GV treo lược đồ các đới khí hậu Châu á lên bảng. - Em hãy quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á và lược đồ H2.1 Skg kết hợp đọc đoạn văn ở mục 1, trả lời các vấn đề sau: - Đi dọc theo kinh tuyến 80 0 Đ từ vùng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào? - Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu? 1. Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng a) Khí hậu Châu Á phân thành nhiều đới khác nhau Khí hậu Châu Á rất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 6 => Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ khoảng vòng cực Bắc đến cực. => Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 40 0 B => vòng cực Bắc. => Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ chí tuyến Bắc - 40 0 B => Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 5 0 N. -> GV giảng: Vòng cực là vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66 0 33', nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào hạ chí và đông chí. - Tại sao khí hậu Châu á lại phân thành nhiều đới như vậy? Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển, địa hình cao hay thấp. - Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm. - Đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị cả năm. - Em hãy quan sát H2.1 và bản đồ tự nhiên cho biết: - Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? -> Gọi học sinh chỉ trên bản đồ. - Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa? - Tại sao khí hậu Châu á có sự phân hóa thành nhiều kiểu? Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hửụỷng của biển - Em hãy cho biết đới khí hậu nào không phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? HĐ 2: Tìm hiểu 2 kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á. - Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe /phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm. -> GV có thể cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong 5' Sau khi học sinh thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. GV tổng kết bổ sung và chuẩn kiến thức. b) Các đới khí hậu Châu á lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do Châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển 2. Khí hậu châu á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. a) Các kiểu khí hậu gió mùa 7 - Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng ở bài tập 1 - trang 9, kết hợp với kiến thức đã học cho biết: Nhóm 1: Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào? Nhóm 2: Nêu những đặc điểm về nhiệt độ. Nhóm 3: Nêu những đặc điểm về lượng mưa. Nhóm 4: Giải thích tại sao? => Sau khi học sinh thảo luận, GV sẽ kết luận Y-a-gun: khí hậu nhiệt đới gió mùa E-ri-at: khí hậu nhiệt đới khô U-lan Ba-to: khí hậu ôn đới lục địa Như vậy: a) Các kiểu khí hậu gió mùa * Gồm 2 loại: - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Phân bố ở Nam á và Đông Nam á - khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông á. * Đặc điểm Một năm có hai mùa : - Mùa đông có gió từ nội địa ra, không khí lạnh, khô và mưa không đáng kể. - Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và có mưa nhiều. b) Các kiểu khí hậu lục địa * Phân bố - Chiếm diện tích lớn ở các vùng nội địa và Tây Nam á * Đặc điểm - Mùa đông khô và rất lạnh - Mùa hạ khô và nóng. - Biên độ dao động nhiệt ngày và năm rất lớn nên cảnh quan hoang mạc phát triển. CH: Quan sát H2.1 em hãy: - Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa? - Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý? => GD môi trường cho học sinh: Hãy cho biết cảm nhận của mình về những thay đổi của khí hậu VN hiện nay? Nêu một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình * Gồm 2 loại: - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: - khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới. b) Các kiểu khí hậu lục địa - Chiếm diện tích lớn ở các vùng nội địa và Tây Nam á 8 trạng này. 4. Củng cố - GV củng cố lại toàn bộ bài học HS đọc nội dung ghi nhớ sgk và làm bài tập trắc nghiệm củng cố: 5. Dặn dò Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào? Làm bài tập 1 ở phần câu hỏi bài tập. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần: 3 Tiết: 3 NS: 20/8/13 ND: /8/13 Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở Châu Á và giải thích được sự phân hóa của một số cảnh quan. 2. Về kỹ năng: - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á - Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn. - Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. 3. Về thái độ: Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học. GD cho học sinh ý thức về vai trò của nguồn nước, đồng thời trách nhiệm của các em trong việc bảo vệ nguồn nước sạch cho xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo: - SGK Địa lí 8, tài liệu chuẩn KTKN địa lí 8 - SGV Địa lý 8 + Địa lí tự nhiên Châu Á 2. Thiết bị dạy và học: - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu Á - Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên của Châu Á 3. Phương pháp: - Phương pháp pháp vấn, tích hợp, Thảo luận nhóm và Trực quan. 9 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: (GV kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy xác định ba biểu đồ nhiệt ở trang 9 thuộc những kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu đó? 3. Bài mới: * Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu Châu á rất đa dạng. Những đặc điểm đó lại có mối quan hệ mật thiết với hệ thống sông ngòi và cảnh quan ở Châu á. Để thấy rõ đặc điểm là sông ngòi rất đa dạng và phát triển dày đặc, cảnh quan thiên nhiên phân hóa đa dạng và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi Thảo luận nhóm -> GV treo bản đồ sông ngòi Châu á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. -> GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ sông ngòi của Châu á và trả lời các câu hỏi: Nhóm 1: Nêu nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi ở Châu á? Nhóm 2: Cho biết tên các con sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á và Tây Nam á? Chúng bắt nguồn từ KV nào, đổ vào biển và đại dương nào? Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi ở 3 KV này? Nhóm 3: Sông Mê Kông chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? Nhóm 4: Sự phân bố mạng lưới và chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực nói trên? Giải thích nguyên nhân tại sao? -> Học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV tổng kết. 1. Đặc điểm sông ngòi - Châu á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit- xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng ). - Phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. Gồm: * Hệ thống sông ngòi Bắc Á + Mạng lưới sông ngòi dày đặc + Mùa đông bị đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. * Hệ thống sông ngòi ở khu vực Châu Á gió mùa (ĐÁ, ĐNA và Nam Á) + Sông ngòi dày đặc và có nhiều sông lớn, lượng nước nhiều vào mùa mưa. * Hệ thống sông ngòi ở Tây và Trung Á. + Ít sông + Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là tuyết, băng tan. 10 [...]... Số điểm Sốcâu:5(1TL-4TN) Số điểm :4 Tỉ lệ : 10 0% Số câu Số điểm Số câu Số điểm Sốcâu: 1TN Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 10 0% Số câu Số điểm Số câu Số điểm Sốcâu: 1TN Số điểm :1, 5 Tỉ lệ: 10 0% -Trình bày đặc điểm khí hậu châu Á( Tên các đới khí hậu) Số câu :1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 10 0% - Trình bày đặc điểm của sông ngòi châu Á Số câu :1 Số điểm :1, 5 Tỉ lệ: 10 0% Số câu Số điểm Số câu:1TL Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10 0% 26 Nội dung... hình,khống sản châu Á Số câu :1 Số điểm:2 Tỉ lệ:50% Số câu :1 Số điểm :0,5 Tỉ lệ :5% Nội dung 3 SÔNG NGÒI,CẢNH QUAN Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu :1 Số điểm :1, 5 Tỉ lệ :15 % Nội dung 5 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu :1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10 % Vận dụng Số câu Số điểm - Trình bày đặc điểm nổi bật của dân cư xã hội châu Á Số câu :1 Số điểm :1 Tỉ lệ :10 0% TNKQ TL TL Số câu... củng cố 5 Dặn dò Học sinh về học bài cũ, làm bài tập trong sách bài tập địa lí Chuẩn bị trước bài mới 6 Rút kinh nghiệm: Tuần: 11 Tiết: 11 Ngày soạn: 25 /10 /12 Ngày Dạy: /10 /12 BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Về ki n thức: - Xác định được trên bản đồ vị trí khu vực Tây Nam á, các quốc gia trong khu vực và các miền địa... kinh tế 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1, 5 đ 1, 5 đ 4 Củng cố - Giải thích một số thắc mắc của học sinh và thu bài 5 Dặn dò - Học sinh về nhà chuẩn bị trước bài mới 6 Rút kinh nghiệm Tuần: 9 Tiết: 9 Ngày soạn: Ngày Dạy: Bài 7 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Về ki n thức: 28. .. / * H 1: 4 Nhóm (15 ) I) Phân bố dân cư Châu Á: Thu thập và xử lí thông tin, phân tích Dựa lược đồ H6 .1 nhận biết khu vực có mật độ dân số tương ứng điền vào bảng sau sao cho phù hợp: TT Mật độ dân số Nơi phân bố tập trung Ghi chú 2 TB(người/km ) 1 Dưới 1 người Phía Bắc LB Nga, Phía Tây Trung Quốc, Ả-rậpxê-ut, Pa -ki- xtan, 2 1- >50 người Phía Nam LB Nga, Mơng Cổ, I-Ran, Phía Nam Thổ Nhĩ Kì 3 51- >10 0 người... ý bài tập 2 ở SGK bỏ khơng làm Chuẩn bị trước bài mới 6 Rút kinh nghiệm: Tuần: 10 Tiết: 10 Ngày soạn: Ngày Dạy: BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Về ki n thức: - Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu 31 - Nhận biết được xu hướng phát triển hiện nay của các nước... Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ :30% Số câu Số điểm Tổng số câu : 9 Tổng số điểm :10 Tỉ lệ % :10 0% Số câu Số điểm Số câu : 6 Số điểm: 5 50% Số câu:2 Số điểm: 2 20% Dựa H6.1nhận xét về sự phân bố dân cư (lưu ý những nơi đơng dân và nơi ít dân nhất) ở Châu Á? Giải thích tại sao có sự phân bố dân cư như vậy? Số câu :1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 10 0% Số câu :1 Số điểm:3 30% Số câu : 1( TL) Số điểm : 3 Tỉ lệ : 10 0% Sốcâu:... học: - Bản đò kinh tế Châu Á - Bảng thống kê một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một số nước Châu Á - Các tranh ảnh về các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn 3 Phương pháp: - Phương pháp pháp vấn, tích hợp, Thảo luận nhóm và Trực quan IV HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1 Ổn định : - Ki m tra sĩ số 2 Ki m tra bài cũ: - Tiến hành ki m tra ki n thức trong... hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào? 6 Rút kinh nghiệm: Tuần: 4 Tiết: 4 12 Ngày soạn: 1/ 9 /13 Ngày Dạy: /9 /13 Bài 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HỒN LƯU GIĨ MÙA Ở CHÂU Á I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Về ki n thức: - Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa ở Châu Á - Tổng kết các ki n thức đã học và ứng dụng vào thực hành... Dặn dò: Học sinh về nhà ơn tập, tiết sau ki m tra 6 Rút kinh nghiệm: Tuần: 8 Tiết: 8 Ngày soạn: Ngày Dạy: KI M TRA 1 TIẾT (45phút) I MỤC TIÊU BÀI HỌC - Bài ki m tra giúp HS củng cố lại tồn bộ các ki n thức đã học của HS - Đánh giá kết quả học tập - rèn luyện - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh, tổng hợp ki n thức - Xác định được ý thức trách nhiệm của bản thân . Tuần: 1 Tiết: 1 NS: 18 / 8 /13 ND: /8/ 13 CHƯƠNG XI: CHÂU Á Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về ki n thức: - Biết được đặc điểm. thế nào? Làm bài tập 1 ở phần câu hỏi bài tập. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần: 3 Tiết: 3 NS: 20 /8/ 13 ND: /8/ 13 Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về ki n thức: - Trình. khí hậu của vùng như thế nào? 6. Rút kinh nghiệm: Tuần: 2 Tiết: 2 NS: 20 /8/ 13 ND: /8/ 13 Bài 2 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về ki n thức: - Trình bày và giải thích

Ngày đăng: 10/02/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan