LUYỆN TẬP SÓNG CƠ Câu 1: Một sóng ngang có biểu thức truyền sóng trên phương x là u=3cos(100πt-x) cm; trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng và tốc độ cực đại của phần tử vật chất môi trường là: a. (3π) -1 b. 0,5π c. 3 -1 d. 2π Câu 2: Hai điểm M,N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau 3 λ . Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là u M =+3cm thì li độ dao động tại N là u N =-3cm. Biên độ sóng bằng: a. A= 6 cm b. A=3cm c. A=2 3 cm d. A=3 3 cm Câu 3: Một sóng ngang truyền trên sợi dây dài có phương trình u=6cos(4πt-0,02πx). Trong đó u và x được tính bằng cm và t tính bằng giây. Hãy xác định vận tốc truyền sóng. a. 10m/s b. 9m/s c. 1,5m/s d. 2m/s Câu 4: Hai điểm A và B cách nhau một đoạn d, cùng nằm trên một phương truyền sóng. Sóng truyền từ A tới B với tốc độ v, bước sóng λ (λ>d). Ở thời điểm t pha dao động tại A là ϕ 1 , sau t một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì pha dao động tại B cũng là ϕ 1 ? a. v d 2 b. v d ϕ c. v d d. v d ϕ Câu 5: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30s và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp là 24m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là a. 3m/s b. 4,5m/s c. 12m/s d. 2,25m/s Câu 6: Sóng có tần số 20Hz truyền trên mặt chất lỏng với tốc độ 200cm/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng cùng phương truyền sóng cách nhau 22,5cm. Biết điểm M gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t điểm N hạ xuống thấp nhất. hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất? a. 20 3 s b. 80 3 s c. 160 7 s d. 160 1 s Câu 7: Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u=2cos(20πt+ 3 π ) trong đó u(mm) t(s) sóng truyền theo đường thẳng Ox với tốc độ không đổi 1m/s. M là một điểm trên đường truyền cách O một khoảng 42,5cm. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động lệch pha 6 π rad so với nguồn? a. 9 b. 4 c. 5 d. 8 Câu 8: Tại mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u=4cos20πt (u tính bằng cm, t tính bằng s). tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách A, B lần lượt là 13cm và 10cm. Coi biên độ của sóng truyền từ 2 nguồn đến M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là a. 3cm b. 4 2 cm c. 4cm d. 6cm Câu 9: Trên mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp cùng pha có biên độ 5mm và 10mm dao động vuông góc với mặt chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại M cách 2 nguồn lần lượt là 12,75λ và 7,25λ sẽ có biên độ dao động là a. 6mm b. 5mm c. 3mm d. 0mm Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình u A =u B =5cos10πt(cm), tốc độ truyền sóng là 20cm/s. Coi biên độ sóng không đổi. Viết phương trình sóng tại M cách A, B lần lượt 7,2cm và 8,2cm a. u=5 2 cos(10πt+0,15π)(cm) b. u=5 2 cos(10πt-0,15π)(cm) c. u=5cos(10πt+0,15π)(cm) d. u=5cos(10πt+0,15π)(cm) /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/luyen-tap-song-co-0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 1 - Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động cùng pha và có bước sóng 2cm. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cựa đại và cực tiểu trên A,B a. 9 cực đại, 9 cực tiểu b. 9 cực đại, 10 cực tiểu c. 10 cực đại, 10 cực tiểu d. 11 cực đại, 10 cực tiểu Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha. Điểm M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 40cm và 36cm dao động với biên độ cựa đại, biết vận tốc truyền sóng là 40cm/s và giữa M và đường trung trực của AB có một cựa đại khác. Tính tần số sóng a. 27Hz b. 24Hz c. 30Hz d. 20Hz Câu 13: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 30Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 21cm và 25cm dao động với biên độ cựa đại, biết giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy không dao động. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước a. 30cm/s b. 40cm/s c. 60cm/s d. 80cm/s Câu 14: Hai nguồn sóng kết hợp A,B dao động cùng biên độ và cùng pha, cách nhau 60cm, có tần số 5Hz. Tốc độ truyền sóng là 40cm/s. Số cực đại giao thoa trên AB a. 13 b. 15 c. 17 d. 14 Câu 15: Ở bề mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình u 1 =5cos40πt (mm) và u 2 =5cos(40πt+π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB a. 9 b. 8 c. 10 d. 11 Câu 16: Trên mặt nước hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 40cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình chữ nhật, AD=30cm. Số điểm cực đại và đứng yên trên đoạn CD là a. 5 và 6 b. 7 và 6 c. 13 và 12 d. 11 và 10 Câu 17: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động với phương trình u 1 =acos40πt và u 2 =bcos(40πt+π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40cm/s. Gọi E, F là hai điểm trên đoạn A,B sao cho AE=EF=FB. Tìm số cực đại trên đoạn EF a. 7 b. 6 c. 5 d. 4 Câu 18: Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 2cm dao động cùng pha, phát ra sóng có bước sóng 1cm. Một điểm M nằm cách A một khoảng l và MA⊥AB. Giá trị cực đại của l để tại A có được cực đại giao thoa a. 2,5cm b. 2cm c. 1,8cm d. 1,5cm Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa với 2 nguồn giống hệt nhau A,B trên mặt nước, AB=16cm. Sóng truyền đi có bước sóng 4cm. trên đường thẳng xx’ song song với AB cách AB một khoảng 8cm, goi C là giao điểm của xx’ với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động biên độ cực tiểu nằm trên xx’ là a. 2,25cm b. 1,5cm c. 2,15cm d. 1,42cm Câu 20: Một sợi dây chiều dài l căng ngang hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là a. ln v b. l vn. c. vn l 2 d. vn l Câu 21: Một sợi dây đàn hồi OA căng ngang, đầu O gắn vào nhánh của một âm thoa, đầu A cố định. Khi âm thoa rung với chu kỳ 0,04s thì trên dây có sóng dừng với 6 nút sóng, biết tốc độ truyền sóng trên dây là 6m/s. Chiều dài của dây là a. 60cm b. 78cm c. 72cm d. 132cm Câu 22: Khi có sóng dừng trên dây AB hai dầu cố định, với tần số 42Hz thì thấy trên dây có 7 nút. Muốn trên dây AB có 5 nút thì phải thay đổi tần số một lượng a. 14Hz b. 20Hz c. 28Hz d. 12Hz Câu 23: Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số 40Hz. Trên dây AB có sóng dừng ổn định, tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A,B thì trên dây có a. 9 nút và 8 bụng b. 7 nút và 6 bụng c. 5 nút và 4 bụng d. 3 nút và 2 bụng /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/luyen-tap-song-co-0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 2 - Câu 24: Trên sợi dây căng ngang hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng và nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị bằng a. 30cm b. 60cm c. 90cm d. 45cm Câu 25: Dây AB=40cm căng ngang, 2 đầu cố định. Khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 kể từ B, biết BM=14cm. tổng số bụng trên dây AB là a. 14 b. 12 c. 10 d. 8 Câu 26: Trên dây có sóng dừng với bước sóng 60cm, bụng sóng dao động với biên độ 2mm. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm trên day dao động với biên độ 1mm là a. 40cm b. 10cm c. 60cm d. 20cm Câu 27: Cho ống sáo có một đầu bịt kín và một đầu để hở. Biết rằng ống sáo phát ra âm to nhất ứng với hai giá trị tần số của hai họa âm liên tiếp là 150Hz và 250Hz. Tần số âm nhỏ nhất khi ống sáo phát ra âm to nhất bằng a. 50Hz b. 75Hz c. 25Hz d. 100Hz Câu 28: Tại một điểm A cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm là L A =90dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I 0 =0,1nW/m 2 . Cường độ của âm đó tại A là a. I A =0,1nW/m 2 b. I A =0,1mW/m 2 c. I A =0,1W/m 2 d. I A =0,1GW/m 2 Câu 29: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L(dB). Nếu cường độ âm tại M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại đó bằng a. 100L(dB) b. L+100 (dB) c. 20L (dB) d. L+20 (dB) Câu 30: Tiếng la hét 100dB có cường độ lớn gấp tiếng nói thầm 20dB bao nhiêu lần? a. 5 lần b. 80 lần c. 10 8 lần d. 10 6 lần Câu 31: Nguồn âm S phát ra âm có công suất P không đổi, truyền đẳng hướng về mọi phương. Tại điểm A cách S một đoạn R A =1m, mức cường độ âm là 70dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại B cách nguồn âm 1 đoạn 10m là a. 60dB b. 50dB c. 40dB d. 30dB Câu 32: Ba điểm O,A,B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tạo O đặt cách nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là a. 26dB b. 17dB c. 34dB d. 40dB Câu 33: Một sóng âm truyền trong thép với vận tốc 5km/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1m trên cùng một phương truyền sóng là 2 π thì tần số của sóng bằng a. 1000Hz b. 1250Hz c. 5000Hz d. 2500Hz Câu 34: Người ta tạo được nguồn sóng âm tần số 612Hz trong nước, vận tốc âm trong nước là 1530m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau bằng a. 3m b. 1,25m c. 2m d. 2,5m Câu 35: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A,B cách nguồn âm lần lượt là r 1 và r 2 . Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số 1 2 r r bằng a. 2 b. 4 c. ½ d. ¼ Câu 36: Tại một điểm nghe được đồng thời hai âm: âm truyền tới có mức cường độ âm là 65dB, âm phản xạ có mức cường độ âm là 60dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là a. 5dB b. 125dB c. 66,19dB d. 62,5dB Câu 37: Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68dB. Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80dB. Số ca sĩ có trong ban hợp ca là a. 12 b. 18 c. 10 d. 16 Câu 38: Trên sợi dây đàn dài 65cm sóng ngang truyền với tốc độ 572m/s. Dây đàn phát ra bao nhiêu họa âm (kể cả âm cơ bản) trong vùng âm nghe được? a. 45 b. 37 c. 30 d. 22 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/luyen-tap-song-co-0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 3 - Câu 39: Một ống sáo (một đầu kín, một đầu hở) khi xảy ra sóng dừng phát ra họa âm bậc 1 có tần số 324Hz. Họa âm do ống này phát ra không có tần số nào sau đây? a. 2268Hz b. 972Hz c. 2916Hz d. 1296Hz Câu 40: Một sóng âm biên độ 0,12mm có cường độ âm tại một điểm bằng 1,8W/m 2 . Một sóng âm khác có cùng tần số nhưng biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó bằng a. 5,4W/m 2 b. 8,1W/m 2 c. 16,2W/m 2 d. 3,6W/m 2 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/luyen-tap-song-co-0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 4 - . u=5 2 cos(10πt+0,15π)(cm) b. u=5 2 cos(10πt-0,15π)(cm) c. u=5cos(10πt+0,15π)(cm) d. u=5cos(10πt+0,15π)(cm) /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /luyen- tap- song- co- 0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 1. 7 nút và 6 bụng c. 5 nút và 4 bụng d. 3 nút và 2 bụng /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /luyen- tap- song- co- 0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 2 - Câu 24: Trên sợi dây căng. bản) trong vùng âm nghe được? a. 45 b. 37 c. 30 d. 22 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document /luyen- tap- song- co- 0-14234976067750/rwo1400476520.doc - 3 - Câu 39: Một ống sáo (một đầu