1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án MT 6 (đã giảm tải)

101 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 9,62 MB

Nội dung

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG- GV phân tích trên tranh về cách vẽ các nét chính để HS thấy được việc vẽ từ tổng thể đến chi tiết làm cho bài vẽ đúng hơn về hình dáng và

Trang 1

Ngày soạn: 11/8/2013

Ngày dạy:

Tiết: 01 Bài: 01- Vẽ trang trí.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của họa tiết dân tộc và phương pháp

chép họa tiết trang trí dân tộc

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của họa tiết, chép được

họa tiết theo ý thích

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có

thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Sưu tầm một số họa tiết dân tộc, phóng to một số mẫu họa tiết, bài vẽ

của HS năm trước

2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Nghệ thuật trang trí luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày Nói

đến trang trí là nói đến họa tiết Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc sắc riêng vềnghệ thuật trang trí nói chung cũng như đường nét của họa tiết nói riêng Để hiểu rõ hơn vànắm bắt được đặc trưng tiêu biểu của họa tiết trang trí dân tộc, hôm nay co và các em cùngnghiên cứu bài “Chép họa tiết dân tộc”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

6 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS quan sát và

nhận xét

- GV cho HS xem một số mẫu

họa tiết, yêu cầu HS thảo

luận tìm ra đặc điểm của họa

tiết dân tộc

- GV cho HS trình bày kết

quả và yêu cầu các nhóm

khác nhận xét

- GV phân tích một số mẫu

- HS xem một số mẫuhọa tiết, thảo luận tìm

ra đặc điểm của họatiết dân tộc

- HS trình bày kết quảvà yêu cầu các nhómkhác nhận xét

- Quan sát GV phân

I/ Quan sát – nhận xét.

- Họa tiết dân tộc là nhữnghình vẽ được lưu truyền từ đờinày sang đời khác Họa tiếtdân tộc rất đa dạng và phongphú về hình dáng, bố cụcthường ở dạng cân đối hoặckhông cân đối

- Họa tiết dân tộc Kinh cóđường nét mềm mại, màu sắcnhẹ nhàng

Trang 2

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

họa tiết ở trên các công trình

kiến trúc, trang phục truyền

thống làm nổi bật đặc điểm

của họa tiết về hình dáng, bố

cục, đường nét và màu sắc

núi đường nét thường chắckhỏe (hình kỷ hà), màu sắcấn tượng, tương phản mạnh

7 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách chép

họa tiết dân tộc

+ Vẽ hình dáng chung.

- GV cho HS nhận xét về hình

dáng chung và tỷ lệ của họa

tiết mẫu

- GV phân tích trên tranh ảnh

để HS hình dung ra việc xác

định đúng tỷ lệ hình dáng

chung của họa tiết sẽ làm cho

bài vẽ giống với họa tiết thực

hơn

- GV vẽ minh họa một số

hình dáng chung của họa tiết

+ Vẽ các nét chính.

- GV yêu cầu HS quan sát kỹ

tranh ảnh và nhận xét chi tiết

về đường nét tạo dáng của

họa tiết Nhận ra hướng và

đường trục của họa tiết

- HS nhận xét về hìnhdáng chung và tỷ lệcủa họa tiết mẫu

- Quan sát GV phântích cách vẽ hình dángchung

- Quan sát GV vẽminh họa

- HS quan sát tranhảnh và nhận xét chitiết về đường nét tạodáng và đường trụccủa họa tiết

II/ Cách chép họa tiết dân tộc.

1 Vẽ hình dáng chung.

2 Vẽ các nét chính.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 3

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

- GV phân tích trên tranh về

cách vẽ các nét chính để HS

thấy được việc vẽ từ tổng thể

đến chi tiết làm cho bài vẽ

đúng hơn về hình dáng và tỷ

lệ

- GV vẽ minh họa đường trục

và các nét chính của họa tiết

+ Vẽ chi tiết.

- GV cho HS nhận xét về

đường nét tạo dáng của họa

tiết mẫu

- GV cho HS quan sát và nêu

nhận xét về đường nét tạo

dáng của bài vẽ mẫu

- GV vẽ minh họa và nhắc

nhở HS luôn chú ý kỹ họa tiết

mẫu khi vẽ chi tiết

+ Vẽ màu.

- GV cho HS nhận xét về màu

sắc ở một số họa tiết mẫu

- GV cho HS quan sát một số

bài vẽ của HS năm trước và

phân tích việc dùng màu

trong họa tiết dân tộc Gợi ý

để HS chọn màu theo ý thích

- Quan sát GV phântích cách vẽ nét baoquát

- Quan sát GV vẽminh họa

- HS nhận xét vềđường nét tạo dángcủa họa tiết mẫu

- HS quan sát và nêunhận xét về đườngnét tạo dáng của bàivẽ mẫu

- Quan sát GV vẽminh họa

- HS nhận xét về màusắc ở một số họa tiếtmẫu

- HS quan sát một sốbài vẽ của HS nămtrước

- HS chọn màu theo ýthích

3 Vẽ chi tiết.

4 Vẽ màu.

27 / HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV quan sát và nhắc nhở

HS làm bài theo đúng hướng - HS làm bài tập.

III/ Bài tập.

- Chép 3 họa tiết dân tộc vàtô màu theo ý thích

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 4

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

dẫn

- GV yêu cầu HS chọn họa

tiết để vẽ nên chọn loại có

hình dáng đặc trưng, không

phức tạp

- GV quan sát và giúp đỡ HS

xếp bố cục và diễn tả đường

nét

3 / HOẠT ĐỘNG 4:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV chọn một số bài vẽ của

học sinh ở nhiều mức độ khác

nhau và cho HS nêu nhận xét

và xếp loại theo cảm nhận

của mình

- GV biểu dương những bài

vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho

những bài vẽ chưa hoàn

chỉnh

- HS nêu nhận xét vàxếp loại bài vẽ theocảm nhận của mình

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / ).

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập Sưu tầm và chép họa tiết dân

tộc theo ý thích

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Sơ lược về mỹ thuật cổ đại Việt Nam” Sưu tầm

tranh ảnh và các hiện vật của mỹ thuật cổ đại Việt Nam

Trang 5

Ngày soạn: 17/8/2013

Ngày dạy:

Tiết: 02 Bài: 02 – TTMT

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt khái quát về bối cảnh lịch sử và sự phát triển của mỹ

thuật Việt Nam thời kỳ Cổ đại

2 Kỹ năng: Học sinh hiểu thêm về lịch sử phát triển và giá trị các sản phẩm mỹ thuật

của người Việt cổ

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, tự hào về những thành tựu của cha ông Có

thái độ tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Cổ đại Phiếu học tập 2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh mỹ thuật thời kỳ Cổ đại.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: Chép họa tiết dân tộc.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống Chính vì

thế nó xuất hiện ngay từ rất sớm, khi con người có mặt trên trái đất thì nghệ thuật đã có vaitrò to lớn trong đờiø sống con người Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển rất sớmcủa loài Người, mỹ thuật cổ đại Việt Nam cũng để lại những dấu ấn rất đậm nét

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

8 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

bối cảnh lịch sử.

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức lịch sử của Việt Nam

thời kỳ Cổ đại

- GV phát phiếu học tập,

cho HS thảo luận và nêu

nhận xét về các giai đoạn

- HS nhắc lại kiến thức lịchsử của Việt Nam thời kỳ Cổđại

- HS thảo luận và nêu nhậnxét về các giai đoạn pháttriển của lịch sử Việt Nam

I/ Vài nét về bối cảnh lịch sử:

- Việt Nam được xác địnhlà một trong những cái nôiphát triển của loài ngườicó sự phát triển liên tụcqua nhiều thế kỷ

- Thời đại Hùng Vươngvới nền văn minh lúa nước

Trang 6

phát triển của lịch sử Việt

Nam

- GV cho HS quan sát một

số hiện vật và tổng kết về

sự phát triển của xã hội

Việt Nam thời kỳ cổ đại

- Quan sát GV tóm tắt về sựphát triển của xã hội ViệtNam thời kỳ cổ đại

đã đánh dấu sự phát triểncủa đất nước về mọi mặt

12 /

17 /

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

MT Việt Nam thời kỳ Cổ

đại

+ MT Việt Nam thời kỳ

đồ đá.

- GV phát phiếu học tập,

cho HS thảo luận và trình

bày về mỹ thuật Việt Nam

thời kỳ đồ đá

- GV yêu cầu các nhóm

khác góp ý và phát biểu

thêm về những gì mình

biết về MT thời kỳ này

- GV cho HS quan sát và

nêu cảm nhận về một số

hình vẽ trên đá và một số

hình ảnh về các viên đá

cuội có khắc hình mặt

người

- GV tóm tắt lại đặc điểm

của MT thời kỳ đồ đá và

phân tích kỹ hơn về nghệ

thuật diễn tả của các viên

đá ấy

+ Mỹ thuật Việt Nam thời

kỳ đồ đồng.

- HS thảo luận và trình bàyvề mỹ thuật Việt Nam thờikỳ đồ đá

- Các nhóm góp ý và phátbiểu thêm về những gì mìnhbiết về MT thời kỳ này

- HS quan sát và nêu cảmnhận về một số hình vẽ trênđá và một số hình ảnh vềcác viên đá cuội có khắchình mặt người

- Quan sát GV tóm tắt vềđặc điểm của MT thời kỳ đồđá

II/ Sơ lược về MT Việt Nam thời kỳ cổ đại.

1 MT Việt Nam thời kỳ đồ đá.

- Hình vẽ mặt người ởhang Đồng Nội (HòaBình) được coi là dấu ấnđầu tiên của mỹ thuật ViệtNam thời kỳ đồ đá Vớicách thể hiện nhìn chínhdiện, bố cục cân đối, tỷ lệhợp lý đã diễn tả được tínhcách và giới tính của cácnhân vật Các mặt ngườiđều có sừng cong ra haibên và được khắc sâu vàođá tới 2cm

- Nghệ thuật đồ đá cònphải kể đến những viên đácuội có khắc hình mặtngười tìm thấy ở Naca(Thái Nguyên) và cáccông cụ sản xuất như rìuđá, chày, bàn nghiền…

kỳ đồ đồng.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 7

- GV cho HS thảo luận và

trình bày về mỹ thuật Việt

Nam thời kỳ đồ đồng

- GV yêu cầu các nhóm

khác góp ý và phát biểu

thêm về những gì mình

biết về MT thời kỳ này

- GV giới thiệu một số hình

ảnh về các công cụ sản

xuất, vũ khí thời kỳ đồ

đồng

- Yêu cầu HS phát biểu

cảm nhận về các hiện vật

ấy

- GV hướng dẫn HS quan

sát và nêu nhận xét về

nghệ thuật tạo hình và

trang trí của các tác phẩm

thời kỳ này

- GV cho HS quan sát và

nêu cảm nhận của mình về

hình ảnh Trống đồng

Đông Sơn

- GV yêu cầu HS nhận xét

chi tiết về họa tiết trang trí

trên trống

- GV tóm tắt lại những đặc

điểm nổi bật và nghệ thuật

trang trí trống đồng

- HS thảo luận và trình bàyvề mỹ thuật Việt Nam thờikỳ đồ đồng

- Các nhóm góp ý và phátbiểu thêm về những gì mìnhbiết về MT thời kỳ này

- HS quan sát và nêu cảmnhận về một số công cụ sảnxuất, vũ khí thời kỳ đồđồng

- HS quan sát và nêu nhậnxét về nghệ thuật tạo hìnhvà trang trí của các tácphẩm thời kỳ này

- HS quan sát và nêu cảmnhận của mình về hình ảnhTrống đồng Đông Sơn

- HS nhận xét chi tiết vềhọa tiết trang trí trên trống

- Quan sát GV tóm tắt đặcđiểm nổi bật và nghệ thuậttrang trí trống đồng

- Sự xuất hiện của kimloại đã cơ bản thay đổi xãhội Việt Nam Nhiều tácphẩm đồ đồng thời kỳ nàynhư: Rìu, dao găm, mũilao, thạp, giáo được tạodáng và trang trí rất tinhtế, kết hợp nhiều loại họatiết như Sóng nước, thừngbện, hình chữ S…

- Trống đồng Đông Sơnđược coi là đẹp nhất trongsố các trống đồng tìm thấy

ở Việt Nam, được thể hiệnrất đẹp về hình dáng,nghệ thuật chạm khắc tinhxảo, các loại họa tiết như:Mặt trời, chim Lạc, cảnhtrai gái giã gạo, chèothuyền… được phối hợpnhuần nhuyễn và sốngđộng

3 / HOẠT ĐỘNG 3:

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 8

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức đã học

- GV cho một số HS lên

bảng và nhận xét chi tiết

về các tác phẩm mỹ thuật

thời kỳ đồ đá và đồ đồng

- GV biểu dương những

nhóm hoạt động tích cực

Nhận xét chung về buổi

học

- GV hướng dẫn HS về nhà

sưu tầm tranh ảnh về các

hiện vật thời kỳ cổ đại

- HS nhắc lại kiến thức đãhọc

- HS lên bảng và nhận xétchi tiết về các tác phẩm mỹthuật thời kỳ đồ đá và đồđồng

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / ).

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh về các hiện vật thời kỳ cổ đại + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Sơ lược về luật xa gần” Sưu tầm tranh ảnh về

cảnh vật ở xa và gần khác nhau Chuẩn bị chì, thước kẻ, vở bài tập

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 9

Ngày soạn: 24/8/2013

Ngày dạy:

Tiết: 03 Bài: 03 – Vẽ theo mẫu.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm về luật xa gần, đường chân trời và

điểm tụ

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc vận dụng kiến thức xa gần vào vẽ tranh

đề tài Nhận biết được hình dáng của sự vật thay đổi theo không gian

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tư duy sáng tạo, cảm nhận được vẻ

đẹp của sự vật trong không gian

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Tranh ảnh về phong cảnh có xa gần, một số hình hộp, hình cầu.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, chì, tẩy, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / )

- GV cho HS xem tranh và yêu cầu HS nêu những đặc điểm của MT Việt Nam thời kỳ cổ đại

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên mọi vật đều thay đổi về hình dáng, kích thước khi nhìn

theo các góc độ và theo xa hoặc gần Để nắm bắt được quy luật này và vận dụng tốt vào cácbài vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài – hôm nay co cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về luật

xa gần”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

Trang 10

nhận xét

- GV cho HS nhận xét về hình

dáng, kích thước, đậm nhạt

của các vật thể ở xa và gần

- GV xếp một số vật mẫu

(Hình trụ, hình cầu, hình hộp)

và yêu cầu HS nêu nhận xét

về hình dáng khi nhìn theo

nhiều hướng khác nhau

- GV tóm tắt lại đặc điểm về

hình dáng của các vật thể

trong không gian

- HS nhận xét về hìnhdáng, kích thước, đậmnhạt của các vật thể ở

xa và gần

- HS nêu nhận xét vềhình dáng vật mẫu khinhìn theo nhiều hướngkhác nhau

học giúp ta hiểu rõ về hìnhdáng của mọi vật trongkhông gian Mọi vật luônthay đổi về hình dáng, kíchthước khi nhìn theo “Xagần” Vật càng xa thì hìnhnhỏ, thấp và mờ Vật ở gầnthì hình to, rõ ràng Vật trướcche khuất vật ở sau

12 /

14 /

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

đường chân trời và điểm tụ

+ Đường chân trời.

- GV cho HS xem tranh về

cánh đồng rộng lớn và cảnh

biển Yêu cầu HS nhận ra

đường chân trời

- GV cho HS xem một số đồ

vật ở nhiều hướng nhìn khác

nhau để HS nhận ra sự thay

đổi về hình dáng của vật theo

hướng nhìn và tầm mắt cao

hay thấp

+ Điểm tụ.

- GV cho HS xem ảnh chụp về

nhà ga tàu điện và hành lang

của một dãy phòng dài Qua

- HS xem tranh vềcánh đồng rộng lớn vàcảnh biển từ đó nhận

ra đường chân trời

- HS nhận ra sự thayđổi về hình dáng củavật theo hướng nhìn vàtầm mắt cao hay thấp

- HS xem một số tranhảnh và nhận ra điểmtụ

II/ Đường chân trời và điểm tụ.

1 Đường chân trời.

- Là một đường thẳng nằmngang, song song với mặt đấtngăn cách giữa đất và trờihoặc giữa nước và trời.Đường thẳng này ngang vớitầm mắt người nhìn cảnhnên còn gọi là đường tầmmắt Đường tầm mắt cao haythấp phụ thuộc vào vị trí củangười nhìn

2 Điểm tụ.

- Các đường song song hoặckhông cùng hướng với đườngtầm mắt đều quy về những

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 11

đó GV hướng dẫn để HS nhận

ra điểm gặp nhau của các

đường // hướng về tầm mắt

gọi là điểm tụ

- GV cho HS quan sát một số

đồ vật ở dưới, trên và ngang

đường tầm mắt

- GV cho HS xem tranh có

nhiều hình ảnh về nhà cửa,

hình hộp để HS nhận ra nhiều

điểm tụ trên đường tầm mắt

- HS xem tranh có nhiều hình ảnh về nhà cửa, hình hộp để HS nhận ra nhiều điểm tụ trên đường tầm mắt

điểm trên đường tầm mắt, đó là điểm tụ Các đường ở dưới tầm mắt thì hướng lên, các đường ở trên thì hướng xuống, càng xa càng thu hẹp dần

- Có thể có nhiều điểm tụ trên đường tầm mắt

4 / HOẠT ĐỘNG 3:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức bài học

- GV biểu dương những học

sinh hoạt động tích cực Nhận

xét chung về không khí tiết

học

- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ

ba khối hộp ở ba hướng nhìn

khác nhau

- HS nhắc lại kiến thức bài học

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / ).

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ ba khối hộp ở ba hướng nhìn khác nhau.

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Cách vẽ theo mẫu”, chuẩn bị vật mẫu: Chai,

Lọ, Quả…, chì, tẩy, vở bài tập

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 12

Ngày soạn: 31/8/2013

Ngày dạy:

Tiết: 04 Bài: 04 – Vẽ theo mẫu.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm và hiểu rõ phương pháp vẽ theo mẫu.

2 Kỹ năng: Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của vật mẫu, sắp xếp mẫu hợp lý, thể

hiện bài vẽ đẹp về bố cục, đúng hình dáng và tỷ lệ

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, rèn luyện cách làm việc khoa học, nhận ra vẻ

đẹp của các vật thể trong cuộc sống và trong bài vẽ theo mẫu

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của học sinh năm trước.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: Vẽ ba khối hộp ở ba hướng nhìn.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên mỗi vật đều có một vẻ đẹp riêng, để giúp các em biết

cách nhận xét vẻ đẹp và nắm bắt cách vẽ các vật ấy, hôm nay co và các em cùng nhaunghiên cứu bài “Cách vẽ theo mẫu”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

10 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào

là vẽ theo mẫu.

- GV cho HS quan sát một số

tranh vẽ trang trí, vẽ theo mẫu - HS quan sát một sốtranh vẽ trang trí, vẽ

I/ Thế nào là vẽ theo mẫu.

- Vẽ theo mẫu là môphỏng lại vật mẫu đặttrước mặt bằng hình vẽ

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

CÁCH VẼ THEO MẪU

(MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU_T1)

Trang 13

và vẽ tranh đề tài Phân tích đặc

điểm về thể loại để HS nhận ra

thể loại vẽ theo mẫu

- GV sắp xếp một số vật mẫu và

yêu cầu HS nêu nhận xét về đặc

điểm của các vật mẫu đó

- GV vẽ minh họa một số vật

mẫu theo nhiều hướng nhìn khác

nhau Cho HS nhận xét về các

hình vẽ đó để rút ra kết luận về

vẽ theo mẫu

- GV tóm tắt lại đặc điểm của

vẽ theo mẫu

theo mẫu và vẽ tranh đềtài

- HS nhận ra thể loại vẽtheo mẫu

- HS nêu nhận xét vềđặc điểm của các vậtmẫu

- Quan sát GV vẽ minhhọa

- HS nhận xét về cáchình vẽ đó để rút ra kếtluận về vẽ theo mẫu

thông qua cảm nhận,hướng nhìn của mỗingười để diễn tả đặcđiểm, hình dáng, màusắc và đậm nhạt của vậtmẫu

27 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách vẽ theo

mẫu

+ Quan sát và nhận xét.

- GV sắp xếp mẫu theo nhiều

cách và cho HS nhận ra cách

xếp mẫu đẹp và chưa đẹp Từ

đó rút ra kinh nghiệm về sắp

xếp vật mẫu

- GV yêu cầu HS quan sát và

nhận xét kỹ vật mẫu về: Hình

dáng, vị trí, tỷ lệ, màu sắc và

đậm nhạt

+ Vẽ khung hình.

- GV yêu cầu HS quan sát kỹ

vật mẫu, so sánh tỷ lệ giữa

chiều cao và chiều ngang để xác

định hình dáng và tỷ lệ của

khung hình

- GV phân tích trên mẫu để HS

thấy được nếu vật mẫu có từ hai

vật trở lên thì ngoài việc vẽ

khung hình chung cần so sánh

và vẽ khung hình riêng cho từng

vật mẫu

- GV vẽ một số khung hình đúng

- HS nhận ra cách xếpmẫu đẹp và chưa đẹp,rút ra kinh nghiệm vềsắp xếp vật mẫu

- HS quan sát và nhậnxét kỹ vật mẫu về: Hìnhdáng, vị trí, tỷ lệ, màusắc và đậm nhạt

- Quan sát mẫu và xácđịnh hình dáng, tỷ lệ củakhung hình

- Quan sát GV hướngdẫn vẽ khung hình chungvà riêng

- HS nhận xét hình vẽ

II/ Cách vẽ theo mẫu.

1 Quan sát và nhận xét.

Trang 14

và sai để học sinh nhận xét.

+ Xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ

bản.

- Hướng dẫn HS so sánh tỷ lệ

các bộ phận của vật mẫu

- Cho học sinh nêu tỷ lệ các bộ

phận vật mẫu

- GV cho HS nhận xét về đường

nét tạo dáng của mẫu và hướng

dẫn trên bảng về cách vẽ nét cơ

bản tạo nên hình dáng của vật

mẫu

- Nhắc nhở HS khi vẽ nét cơ bản

cần chú ý đến hình dáng tổng

thể của vật, tránh sa vào các chi

tiết vụn vặt

+ Vẽ chi tiết.

- GV cho HS quan sát bài vẽ của

HS năm trước và quan sát vật

mẫu rồi nhận xét cụ thể về

đường nét tạo hình của vật mẫu

- GV vẽ minh họa trên bảng,

nhắc nhở HS khi vẽ chi tiết cần

chú ý kỹ đến vật mẫu để vẽ cho

chính xác về hình dáng của

mẫu Chú ý đến độ đậm nhạt

của đường nét để bài vẽ mềm

mại và giống vật mẫu thật

+ Vẽ đậm nhạt.

- GV cho HS quan sát và nhận

xét độ đậm nhạt của mẫu vẽ

- Cho HS nhận xét cách vẽ đậm

nhạt ở bài vẽ mẫu

- GV hướng dẫn trên mẫu và vẽ

minh để HS thấy được vẽ đậm

nhạt cần thực hiện xác định

chính xác về nguồn sáng, ranh

giới các mảng đậm nhạt Vẽ độ

đậm trước từ đó tìm các sắc độ

- Quan sát GV vẽ minhhọa và hướng dẫn vẽ chitiết

- HS nhận xét độ đậmnhạt của mẫu vẽ

- HS nhận xét cách vẽđậm nhạt ở bài vẽ mẫu

- Quan sát GV hướngdẫn vẽ đậm nhạt

3 Xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản.

4 Vẽ chi tiết.

5 Vẽ đậm nhạt.

a/ Xác định hướng chiếu của ánh sáng.

b/ Xác định ranh giới các mảng đậm nhạt.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 15

trung gian và sáng.

- GV hướng dẫn trên bảng cách

vẽ nét đậm nhạt (Thẳng, cong)

cho phù hợp với hình khối của

mẫu

- GV phân tích việc dùng nét

chì vẽ đậm nhạt cần phóng

khoáng, có độ xốp đặc trưng của

chất liệu Nhắc nhở HS không

nên dùng tay hoặc giấy chà lên

bề mặt của bài vẽ làm mất đi sự

trong trẻo của chất liệu bút chì

- Quan sát GV hướngdẫn cách vẽ nét đậmnhạt phù hợp hình khốicủa vật mẫu

c/ Vẽ độ đậm trước, từ đó tìm các sắc độ còn lại.

3 / HOẠT ĐỘNG 3:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS nhắc lại cách vẽ

theo mẫu

- GV biểu dương những HS hoạt

động tích cực

- GV hướng dẫn học sinh về nhà

vẽ một vật mẫu theo ý thích

- HS nhắc lại cách vẽtheo mẫu

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bước vẽ hình.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 16

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ

hai vật mẫu kết hợp

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện bài

vẽ đúng tỷ lệ, mềm mại và nổi bật hình khối cơ bản của mẫu

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật và bài vẽ

theo mẫu, rèn luyện thói quen làm việc khoa học từ tổng thể đến chi tiết

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: Bố cục hình vuông.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu về phương pháp vẽ theo mẫu Để củng cố

kiến thức và giúp các em nắm chắc hơn về cấu tạo của các hình khối cơ bản

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

Trang 17

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

5 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS quan sát

và nhận xét

- GV sắp xếp vật mẫu ở

nhiều vị trí khác nhau và

cho học sinh nhận xét về

cách sắp xếp đẹp và chưa

đẹp

- GV cho học sinh thảo

luận và nêu nhận xét về:

Hình dáng, vị trí, đậm

nhạt ở vật mẫu

- GV nhắc nhở HS khi vẽ

cần quan sát kỹ để vẽ

hình cho chính xác

- HS quan sát giáo viên sắpxếp vật mẫu và nêu nhận xétvề các cách sắp xếp đó

- HS thảo luận nhóm và nêunhận xét chi tiết vật mẫu về:

Hướng dẫn HS cách vẽ.

- GV cho học sinh nhắc lại

phương pháp vẽ theo mẫu

+ Vẽ khung hình.

- GV hướng dẫn HS so

sánh tỷ lệ giữa chiều cao

và chiều ngang để xác

định tỷ lệ của khung hình

- GV vẽ một số khung

hình đúng và sai để học

sinh nhận xét

+ Xác định tỷ lệ và vẽ

nét cơ bản.

- Hướng dẫn HS so sánh

tỷ lệ các bộ phận của vật

mẫu

- Cho học sinh nêu tỷ lệ

các bộ phận vật mẫu của

mẫu vẽ ở nhóm mình

- HS nhắc lại phương phápvẽ theo mẫu

- Học sinh quan sát kỹ vậtmẫu và xác định tỷ lệ khunghình chung của vật mẫu

- HS nhận xét hình vẽ củagiáo viên

- HS thảo luận trong nhómvề tỷ lệ khung hình ở mẫuvẽ của nhóm mình

- HS quan sát kỹ mẫu và so

sánh tỷ lệ các bộ phận của

vật mẫu

- HS nêu tỷ lệ các bộ phậnvật mẫu của mẫu vẽ ở nhómmình

II/ Cách vẽ:

Trang 18

- GV cho HS nhận xét về

đường nét tạo dáng của

mẫu và hướng dẫn trên

bảng về cách vẽ nét cơ

bản tạo nên hình dáng của

vật mẫu

+ Vẽ chi tiết.

- GV cho HS quan sát bài

vẽ của HS năm trước và

quan sát vật mẫu rồi nhận

xét cụ thể về đường nét

tạo hình của vật mẫu

- GV vẽ minh họa trên

bảng

+ Vẽ đậm nhạt.

- GV cho HS quan sát và

nhận xét độ đậm nhạt của

mẫu vẽ và ở bài vẽ mẫu

- GV hướng dẫn cách vẽ

đậm nhạt phù hợp hình

khối và chất liệu của mẫu

- HS nhận xét về đường néttạo dáng của vật mẫu vàquan sát giáo viên vẽ minhhọa

- HS quan sát bài vẽ của HSnăm trước, quan sát vật mẫuthật và nhận xét về cách vẽhình

- Quan sát GV vẽ minh họa

- HS quan sát và nhận xét độđậm nhạt của mẫu vẽ

- HS quan sát bài vẽ của HSnăm trước và nhận xét vềcách vẽ đậm nhạt

3 Vẽ chi tiết.

4 Vẽ đậm nhạt.

28 / HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS làm bài

tập.

- GV cho HS xếp mẫu và

vẽ theo nhóm

- Nhắc nhở HS làm bài tập

theo đúng phương pháp

- GV quan sát và hướng

dẫn thêm về cách bố cục

và cách diễn tả nét vẽ cho

có độ đậm nhạt

- HS làm bài tập theo nhóm

- HS sắp xếp mẫu ở nhómmình

- Thảo luận nhóm về cáchvẽ chung ở mẫu vật nhómmình

III/ Bài tập.

Vẽ theo mẫu: Hình hộp vàhình cầu

Trang 19

- GV chọn một số bài vẽ

của học sinh ở nhiều mức

độ khác nhau và cho HS

nêu nhận xét và xếp loại

theo cảm nhận của mình

- GV biểu dương những

bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp

ý cho những bài vẽ chưa

hoàn chỉnh

- HS nhận xét và xếp loạibài tập theo cảm nhận củamình

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài vẽ.

Ngày soạn: 07/9/2013

Ngày dạy:

Tiết: 06 Bài: 06 – Vẽ tranh.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm, đặc điểm và phương pháp vẽ tranh về

một đề tài cụ thể

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định nội dung và chọn lựa góc độ vẽ

tranh phù hợp, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc hài hòa phù hợp nội dung chủ đề

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của

tranh vẽ về các đề tài trong cuộc sống

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Tranh ảnh một số tranh về đề tài khác nhau, bài vẽ của HS năm trước 2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

Trang 20

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập VTM: Mẫu tùy ý.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Cuộc sống xung quanh ta diễn ra rất sôi động với nhiều hoạt động khác

nhau Để đưa các hoạt động đó vào tranh vẽ sao cho đúng, phù hợp với nội dung và diễn tảđược cảm xúc của mình thì các em cần phải nắm bắt đặc đặc điểm của từng hoạt động cụ thể

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

15 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

tranh đề tài.

- GV cho HS quan sát một số

thể loại tranh ở các phân môn

như: Vẽ trang trí, vẽ theo

mẫu, vẽ theo đề tài Yêu cầu

HS thảo luận nhóm nhận ra

đặc điểm của tranh đề tài và

những yếu tố có trong tranh

đề tài

- GV tóm tắt đặc điểm và

hướng dẫn HS tìm hiểu chi

tiết về tranh đề tài

+ Nội dung.

- GV cho HS quan sát và

nhận xét về nội dung ở một

số tranh có đề tài khác nhau

- Yêu cầu HS nêu những đề

tài vẽ tranh phù hợp với lứa

tuổi

- GV phân tích trên tranh ảnh

để HS thấy được trong mỗi đề

tài có thể vẽ được nhiều

tranh

+ Hình vẽ.

- GV cho HS nhận xét về hình

ảnh trong tranh đề tài trên

một số bài vẽ mẫu

- GV phân tích trên tranh ảnh

- HS quan sát một số thểloại tranh, thảo luận nhómnhận ra đặc điểm của tranhđề tài và những yếu tố cótrong tranh đề tài

- Quan sát GV hướng dẫnbài

- HS nhận xét về nội dung

ở một số tranh có đề tàikhác nhau

- HS nêu những đề tài vẽtranh phù hợp với lứa tuổi

- HS nhận xét về hình ảnhtrong tranh đề tài

- Quan sát GV phân tích về

I/ Tranh đề tài:

1 Nội dung.

- Nội dung vẽ tranh đềtài rất phong phú, ở mỗiđề tài cụ thể ta có thể vẽđược nhiều tranh ở nhiềugóc độ khác nhau

VD:

+ Đề tài nhà trường: Giờ

ra chơi, sinh hoạt Đội,tập thể dục, học nhóm,hoạt động ngoại khóa…

2 Hình vẽ.

- Hình vẽ trong tranh đềtài thường là con người,cảnh vật, động vật Hìnhvẽ cần phải có chính,phụ, tránh lặp lại để tạo

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 21

để HS nhận thấy hình vẽ

trong tranh cần có to, nhỏ,

chính, phụ để tranh nổi bật

trọng tâm, nội dung cần thể

hiện

+ Bố cục.

- GV cho HS quan sát tranh

và giới thiệu về bố cục

- GV yêu cầu HS nhận xét về

bố cục trên một số tranh ảnh

mẫu

- GV phân tích trên tranh ảnh

và nhấn mạnh bố cục là sự

sắp xếp có chủ ý của người

vẽ nhằm làm nổi bật trọng

tâm của đề tài

+ Màu sắc.

- GV cho HS nhận xét về màu

sắc trong tranh ảnh mẫu

- GV phân tích về đặc điểm

màu sắc trong tranh đề tài

Phân tích kỹ về cách dùng

màu theo cảm xúc, không nên

lệ thuộc vào màu sắc của tự

nhiên và cách diễn tả màu

theo lối mảng miếng hoặc

vờn khối, vờn sáng tối

hình vẽ trong tranh đề tài

- Quan sát GV giới thiệuvề bố cục

- HS nhận xét về bố cụctrên một số tranh ảnh mẫu

- HS nhận xét về màu sắctrong tranh ảnh mẫu

- Quan sát GV phân tích vềđặc điểm màu sắc trongtranh đề tài

nên sự sinh động chobức tranh

3 Bố cục.

- Bố cục là sự sắp xếpcác hình tượng trongtranh sao cho có to, nhỏ,chính, phụ, xa, gần đểnổi bật nội dung cần thểhiện

4 Màu sắc.

- Màu sắc trong tranhrực rỡ hay êm dịu tùythuộc vào cảm xúc củangười vẽ và nội dungcủa đề tài Tranh đề tàinên sử dụng ít màu sắcvà không nên lệ thuộcvào màu sắc của tựnhiên

22 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách vẽ tranh

đề tài.

+ Tìm và chọn nội dung.

- GV cho HS xem một số

tranh về đề tài khác nhau,

yêu cầu HS nhận xét những

hình tượng trong mỗi tranh

- GV phân tích trên bài vẽ

mẫu để HS thấy được việc

lựa chọn những góc độ vẽ

tranh và những hình tượng

- HS xem một số tranh vềđề tài khác nhau và nhậnxét những hình tượng trongmỗi tranh

- Quan sát GV hướng dẫnchọn góc độ vẽ tranh phùhợp với sở thích và nộidung đề tài

II/ Cách vẽ tranh đề tài.

1 Tìm và chọn nội dung.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 22

phù hợp với nội dung đề tài.

+ Phân mảng chính phụ

- GV yêu cầu HS nhận xét về

cách sắp xếp hình mảng trong

một số tranh mẫu

- GV hướng dẫn trên tranh

ảnh về cách sắp xếp hình

mảng chính, phụ để bức tranh

có bố cục chặt chẽ và nổi bật

trọng tâm

- GV vẽ minh họa một số

cách bố cục tranh và những

lỗi bố cục khi vẽ tranh đề tài

+ Vẽ hình tượng.

- GV cho HS nhận xét về hình

tượng trong tranh mẫu

- GV phân tích trên tranh mẫu

về việc chọn hình tượng cho

phù hợp với đề tài, tránh chọn

nhữnng hình tượng lặp lại và

hình tượng không đẹp mắt

- GV vẽ minh họa và nhắc

nhở HS khi vẽ hình cần chú ý

đến độ to nhỏ của hình tượng

và sự ăn ý giữa hình tượng

chính và phụ để làm nổi bật

nội dung đề tài

+ Vẽ màu.

- GV cho HS quan sát tranh

mẫu và yêu cầu các em nhận

xét về màu sắc

- GV phân tích việc dùng màu

trong tranh đề tài cần theo

cảm xúc của người vẽ, tránh

lệ thuộc vào màu sắc của tự

nhiên và phù hợp không khí,

tình cảm của đề tài

- HS nhận xét về cách sắpxếp hình mảng trong mộtsố tranh mẫu

- Quan sát GV hướng dẫnsắp xếp hình mảng

- Quan sát GV vẽ minhhọa

- HS nhận xét về hìnhtượng trong tranh mẫu

- Quan sát GV hướng dẫncách chọn hình tượng

- Quan sát GV vẽ minhhọa

- HS quan sát tranh mẫu vànhận xét về màu sắc

- Quan sát GV hướng dẫnvẽ màu trong tranh đề tài

2 Phân mảng chính phụ.

Trang 23

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức về tranh đề tài

- GV cho HS xem một số

tranh và yêu cầu HS phân tích

cách vẽ tranh đề tài

- GV nhận xét tiết học, biểu

dương những nhóm hoạt động

sôi nổi

- GV hướng dẫn HS về nhà

vẽ tranh theo ý thích

- HS nhắc lại kiến thức vềtranh đề tài

- HS xem một số tranh vàphân tích cách vẽ tranh đềtài

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ tranh theo ý thích.

Ngày soạn: 14/9/2013

Ngày dạy:

Tiết: 07 Bài: 07 – Vẽ tranh.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài này và cách vẽ tranh về đề

tài học tập

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định góc độ vẽ tranh, lựa chọn hình

tượng phù hợp với nội dung, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, có tình cảm riêng

Trang 24

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu mến cuộc sống, cảm nhận được vẻ đẹp

của cuộc sống thông qua tranh vẽ

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, tranh ảnh về các hoạt động học tập.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì tẩy, màu, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) HS xem tranh và nêu đặc điểm về mỹ thuật thời Lý.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu về phương pháp vẽ tranh đề tài Để áp

dụng phương pháp vẽ tranh đã học vào từng đề tài cụ thể và nắm bắt được đặc điểm cũng nhưcác hoạt động trong đề tài học tập, hôm nay cô và các em cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽtranh – đề tài: Học tập”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

5 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm và chọn

nội dung đề tài.

- GV cho HS xem một số

tranh ảnh về hoạt động học

tập

- GV gợi ý để HS tự chọn

một góc độ vẽ tranh theo ý

thích và nêu nhận xét cụ thể

về góc độ vẽ tranh mà mình

chọn

- GV cho HS xem một số bài

vẽ của HS năm trước và giới

thiệu đặc điểm của đề tài

này

- HS xem một số tranh ảnhvà nêu những hoạt độnghọc tập

- HS chọn một góc độ vẽtranh theo ý thích và nêunhận xét cụ thể về góc độvẽ tranh mà mình chọn

- Quan sát GV giới thiệuvà tóm tắt đặc điểm củađề tài

I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.

- Ta có thể vẽ được nhiềutranh về đề tài này như:Học nhóm, hoạt độngngoại khóa, giúp bạn họctập, giờ truy bài, thi đuahọc tập tốt…

5 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách vẽ

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức vẽ tranh đề tài

+ Phân mảng chính phụ.

- GV cho HS quan sát bài vẽ

- HS nhắc lại kiến thức vẽtranh đề tài

- HS quan sát bài vẽ mẫu

II/ Cách vẽ.

1 Phân mảng chính phụ.

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 25

mẫu và yêu cầu HS nhận

xét về cách xếp mảng

- GV tóm lại những cách bố

cục cơ bản để HS hình dung

ra việc xếp mảng có chính,

phụ, to, nhỏ hợp lý tạo cho

tranh vẽ có bố cục chặt chẽ

nổi bật trọng tâm

- GV vẽ minh họa cách sắp

xếp bố cục

+ Vẽ hình tượng.

- GV cho HS nêu nhận xét

về cách chọn hình tượng ở

bài vẽ mẫu

- GV gợi ý về một góc độ vẽ

tranh cụ thể và phân tích

cách chọn hình tượng để bức

tranh có nội dung trong sáng

và phù hợp với thực tế cuộc

sống

- GV vẽ minh họa

+ GV hướng dẫn HS vẽ

màu.

- GV cho HS nêu nhận xét

màu sắc ở bài vẽ mẫu GV

nhắc lại kiến thức vẽ màu

trong tranh đề tài, phân tích

trên tranh để HS thấy được

việc dùng màu cần thiết

phải có sự sắp xếp các mảng

màu nằm cạnh nhau một

cách hợp lý và tình cảm của

tác giả đối với nội dung đề

tài Tránh lệ thuộc vào màu

sắc của tự nhiên

và nhận xét về cách xếpmảng

- Quan sát GV hướng dẫncách bố cục tranh

- Quan sát GV hướng dẫnvẽ mảng

- HS nêu nhận xét về cáchchọn hình tượng ở bài vẽmẫu

- Quan sát GV phân tíchcách chọn hình tượng

- Quan sát GV vẽ minhhọa

- HS nêu nhận xét màu sắc

ở bài vẽ mẫu

- Quan sát GV hướng dẫnvẽ màu

2 Vẽ hình tượng.

3 Vẽ màu.

27 / HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

- Nhắc nhở HS làm bài tập

theo đúng phương pháp - HS làm bài tập theonhóm

III/ Bài tập.

Vẽ tranh – đề tài: Học tập

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 26

- GV quan sát và hướng dẫn

thêm về cách bố cục và

cách diễn tả hình tượng

3 / HOẠT ĐỘNG 4:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV chọn một số bài vẽ của

học sinh ở nhiều mức độ

khác nhau và cho HS nêu

nhận xét và xếp loại theo

cảm nhận của mình

- GV biểu dương những bài

vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho

những bài vẽ chưa hoàn

chỉnh

- GV hướng dẫn học sinh về

nhà hoàn thành bài tập

- HS nhận xét và xếp loạibài tập theo cảm nhậnriêng của mình

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí”, sưu

tầm một số đồ vật được trang trí đẹp, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được một số cách sắp xếp trong trang trí và phưong

pháp tiến hành làm một bài trang trí cơ bản

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc chọn lựa cách sắp xếp phù hợp với mục

đích trang trí, thể hiện bố cục chặt chẽ, có khả năng làm một bài trang trí tốt

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích cái đẹp, hiểu được tầm quan trọng

của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống

Trang 27

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Một số đồ vật trang trí trong cuộc sống, bài vẽ của HS năm trước.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm đồ vật trang trí, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập VTĐT: Đề tài tự chọn.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ vật, sản phẩm được trang trí

rất đẹp và hấp dẫn Để nắm bắt được đặc trưng của đồ vật và những cách sắp xếp họa tiếtphù hợp với từng đồ vật đo.ù

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘÂI DUNG

6 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào

là cách sắp xếp trong trang trí.

- GV cho HS xem một số đồ vật

và bài trang trí đẹp

- Yêu cầu HS nhận ra những

yếu tố tạo nên vẻ đẹp cho bài

trang trí

- GV tóm tắt và phân tích kỹ

hơn về những yếu tố như: Hình

mảng, họa tiết, màu sắc, đậm

nhạt tạo nên một bài trang trí có

tổng thể hài hòa, thuận mắt

- HS xem một số đồ vậtvà bài trang trí, nhận ranhững yếu tố tạo nên vẻđẹp cho bài trang trí

- Quan sát GV phân tíchcác yếu tố tạo nên mộtbài trang trí có tổng thểhài hòa, thuận mắt

I/ Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí.

- Một bài trang trí đẹp làcó sự sắp xếp các hìnhmảng, màu sắc, họa tiết,đậm nhạt một cách hợplý các hình mảng có độ

to nhỏ, họa tiết có nétthẳng, nét cong Màu sắccó nóng, có lạnh, cóđậm nhạt rõ ràng tạonên sự nổi bật về nộidung trang trí

10 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu một số

cách sắp xếp trong trang trí

+ Nhắc lại.

- GV cho HS quan sát và nêu

đặc điểm về cách sắp xếp nhắc

lại trên đồ vật được trang trí

- GV phân tích trên tranh ảnh để

HS nhận thấy cách sắp xếp nhắc

lại là sự lặp lại và đảo ngược

họa tiết

- HS quan sát và nêu đặcđiểm về cách sắp xếpnhắc lại trên đồ vật đượctrang trí

- Quan sát GV phân tíchcách sắp xếp nhắc lại

II/ Một vài cách sắp xếp trong trang trí.

1 Nhắc lại.

- Họa tiết được vẽ giốngnhau, lặp lại nhiều lầnhay đảo ngược theo trìnhtự nhất định gọi là cáchsắp xếp nhắc lại

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 28

+ Xen kẽ.

- GV cho HS quan sát và nêu

đặc điểm về cách sắp xếp xen

kẽ trên đồ vật được trang trí

- GV phân tích trên tranh ảnh để

HS nhận thấy cách sắp xếp xen

kẽ lại là sự xen kẽ và lặp lại

họa tiết

+ Đối xứng.

- GV cho HS quan sát và nêu

đặc điểm về cách sắp xếp đối

xứng trên đồ vật được trang trí

- GV phân tích trên tranh ảnh để

HS nhận thấy cách sắp xếp đối

xứng là họa tiết được vẽ giống

nhau và đối xứng với nhau qua 1

hay nhiều trục

+ Mảng hình không đều.

- GV cho HS quan sát và nêu

đặc điểm về cách sắp xếp mảng

hình không đều trên đồ vật được

trang trí

- GV phân tích trên tranh ảnh để

HS nhận thấy cách sắp xếp

mảng hình không đều là họa tiết

được vẽ không đều nhau nhưng

vễn hài hòa, thuận mắt

- HS quan sát và nêu đặcđiểm về cách sắp xếpxen kẽ trên đồ vật đượctrang trí

- Quan sát GV phân tíchcách sắp xếp xen kẽ

- HS quan sát và nêu đặcđiểm về cách sắp xếpđối xứng trên đồ vậtđược trang trí

- Quan sát GV phân tíchcách sắp xếp đối xứng

- HS quan sát và nêu đặcđiểm về cách sắp xếpmảng hình không đềutrên đồ vật được trangtrí

- Quan sát GV phân tíchcách sắp xếp mảng hìnhkhông đều

2 Xen kẽ.

- Hai hay nhiều họa tiếtđược vẽ xen kẽ nhau vàlặp lại gọi là cách sắpxếp xen kẽ

3 Đối xứng.

- Họa tiết được vẽ giốngnhau và đối xứng vớinhau qua 1 hay nhiềutrục gọi là cách sắp xếpđối xứng

4 Mảng hình không đều.

- Mảng hình, họa tiếtđược vẽ không đều nhaunhưng vẫn tạo nên sựthuận mắt, uyển chuyểngọi là cách sắp xếpmảng hình không đều

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 29

12 / HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS cách làm bài

trang trí cơ bản.

+ Tìm bố cục.

- GV cho HS nhận xét về bố cục

trên bài vẽ mẫu

- GV phân tích việc sắp xếp bố

cục cần phải có to, nhỏ và

khoảng cách giữa các hình

mảng

+ Vẽ họa tiết.

- GV cho HS nhận xét về họa

tiết trên bài vẽ mẫu

- GV phân tích việc vẽ họa tiết

cần phải có nét thẳng, nét cong

và sự ăn ý giữa họa tiết chính và

phụ Nhắc nhở HS vẽ họa tiết

cần nhất quán theo một phong

cách

+ Vẽ màu.

- GV cho HS nhận xét về màu

sắc trên bài vẽ mẫu

- GV phân tích việc vẽ màu cần

- HS nhận xét về bố cụctrên bài vẽ mẫu

- Quan sát GV phân tíchcách sắp xếp mảnh hình

- HS nhận xét về họatiết trên bài vẽ mẫu

- Quan sát GV phân tíchcách vẽ họa tiết

- HS nhận xét về màusắc trên bài vẽ mẫu

- Quan sát GV phân tích

III/ Cách làm bài trang trí cơ bản.

Trang 30

chú ý tránh dùng nhiều màu, vẽ

màu đậm trước, nhạt sau, cần

nhất quán theo một phong cách

cách vẽ màu

10 / HOẠT ĐỘNG 4:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV yêu cầu HS sắp xếp bố cục

cho hình vuông

- GV quan sát và nhắc nhở HS

làm bài theo đúng phương pháp

- Giúp đỡ HS sắp xếp bố cục

- HS làm bài tập

IV/ Bài tập.

- Sắp xếp hình mảng chohai hình vuông có cạnh10cm

2 / HOẠT ĐỘNG 5:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS tóm lại kiến thức

đã học

- GV nhận xét về cách sắp xếp

hình mảng ở một số bài tập

Biểu dương những bài tập tốt và

góp ý cho những bài tập còn yếu

về bố cục

- GV hướng dẫn HS về nhà tô

màu hoàn chỉnh hình vuông vừa

vẽ

- HS nhắc lại kiến thứcđã học

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Sơ lược về mỹ thuật thời Lý”, sưu tầm tranh

ảnh về mỹ thuật thời Lý

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 31

Ngày soạn:28/9/8/2013

Ngày dạy:

Tiết: 09 Bài: 09 – TTMT

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được sơ lược về bối cảnh xã hội và một số đặc điểm

của mỹ thuật thời Lý

2 Kỹ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam qua từng giai

đoạn lịch sử Cảm nhận được vẻ đẹp của mỹ thuật thời Lý thông qua các loại hình nghệ thuật

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có

thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lý.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập VTM: Hình hộp và hình cầu.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Nghệ thuật là một phần tất yếu của cuộc sống Trải qua bao thăng trầm của

lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những di tích, công trình mỹthuật có giá trị Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đó chúng ta cần phải cótrách nhiệm và biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn, bảo quản tốthơn Do đó hôm nay co cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Lý”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

7 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu

vài nét về bối cảnh xã

hội.

- GV cho HS thảo luận và

trình bày về bối cảnh xã

hội thời Lý

- GV trình nhấn mạnh một

số điểm nổi bật về bối

cảnh lịch sử thời Lý

- GV phân tích thêm về

- HS thảo luận về bốicảnh xã hội thời Lý

- HS trình bày kết quảthảo luận Các nhómkhác góp ý, bổ sungthêm

- Quan sát GV tóm lược

I/ Vài nét về bối cảnh lịch sử.

- Nhà Lý dời đô về thành Đại

La đổi tên là Thăng Long Vớinhiều chính sách tiến bộ đãthúc đẩy sự phát triển của đấtnước về mọi mặt Thời kỳ nàyđạo Phật phát triển mạnh khơinguồn cho nghệ thuật pháttriển

Trang 32

vai trò của Phật giáo trong

việc phát triển nghệ thuật

bối cảnh xã hội thời Lý

25 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu

sơ lược về MT thời Lý.

+ Nghệ thuật kiến trúc.

- Cho HS quan sát tranh

ảnh và kể tên các loại

hình nghệ thuật thời Lý

- GV cho HS quan sát và

nêu nhận xét một số công

trình kiến trúc tiêu biểu

- GV cho HS thảo luận

nhóm về đặc điểm của hai

loại hình nghệ thuật kiến

trúc: Cung đình và Phật

giáo

+ Nghệ thuật điêu khắc

và trang trí.

- GV giới thiệu về nghệ

thuật tạc tượng tròn

- GV cho HS phát biểu

- HS quan sát tranh ảnhvà kể tên một số loạihình nghệ thuật thời Lý

- HS quan sát và nhậnxét các công trình kiếntrúc tiêu biểu

- HS thảo luận nhómnhận xét về đặc điểmcủa 2 loại hình kiếntrúc: Cung đình và Phậtgiáo

- HS quan sát giáo viên

II/ Sơ lược về MT thời Lý.

1 Nghệ thuật kiến trúc.

a) Kiến trúc Cung đình.

- Nhà Lý cho xây dựng mớiKinh thành Thăng Long Đâylà quần thể kiến trúc gồm cóKinh Thành và Hoàng Thànhvới nhiều công trình nguy ngatráng lệ

b) Kiến trúc Phật giáo.

- Kiến trúc Phật giáo gồm cóChùa, Tháp Được xây dựngvới quy mô lớn và đặt ở nhữngnơi có cảnh trí đẹp như: ThápPhật Tích, Chương Sơn, ChùaMột Cột, Chùa Dạm…

2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.

Trang 33

cảm nhận về một số pho

tượng

- GV giới thiệu về nghệ

thuật chạm khắc trang trí

Cho HS xem tranh một số

tác phẩm tiêu biểu

- GV giới thiệu về hình

tượng con Rồng thời Lý

+ Nghệ thuật gốm.

- Cho HS quan sát tranh

ảnh về đồ gốm thời Lý

- Cho HS nhận xét đặc

điểm và cách trang trí trên

gốm thời Lý

- GV tóm tắt và nhấn

giới thiệu về tượng tròn

- HS quan sát tranh ảnhvà phát biểu cảm nhận

- HS quan sát giáo viêngiới thiệu về chạm khắctrang trí

- HS quan sát tranh ảnhvà phát biểu cảm nhận

- Quan sát hình Rồng vànêu cảm nhận

- HS xem tranh về đồgốm thời Lý

- HS nhận xét đặc điểmvà cách trang trí trêngốm thời Lý

- Quan sát GV tóm tắtđặc điểm gốm thời Lý

nghệ nhân như: Tượng KimCương, Phật Thế Tôn, Adiđà…

b) Chạm khắc.

- Nghệ thuật chạm khắc rấttinh xảo Hoa văn móc câuđược sử dụng khá phổ biến

- Rồng thời Lý được thể hiệntrong dáng dấp hiền hòa hìnhchữ S được coi là hình tượngtiêu biểu cho nghệ thuật trangtrí dân tộc

3 Nghệ thuật Gốm.

- Gốm thời lý có dáng thanhmảnh được chế tác với kỹ thuậtcao và với nhiều loại men quýhiếm như: Men ngọc, mentrắng ngà, hoa lam, hoa nâu.Các trung tâm sản xuất lớnnhư: Bát Tràng, Thăng Long,Thổ Hà…

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 34

mạnh một số đặc điểm

chính của gốm thời Lý

5 / HOẠT ĐỘNG 3:

GV giới thiệu đặc điểm

của MT thời Lý.

- Cho HS thảo luận tóm

tắt lại đặc điểm chính của

các loại hình nghệ thuật

Qua đó rút ra đặc điểm

chính của MT thời Lý

- Học sinh thảo luậnnhóm tóm tắt lại đặcđiểm chính của cáccông trình mỹ thuật vàrút ra đặc điểm của mỹthuật thời Lý

III/ Đặc điểm của mỹ thuật thời Lý.

- Các công trình, tác phẩm mỹthuật được thể hiện với trình độcao, được đặt ở những nơi cócảnh trí đẹp

- Điêu khắc, trang trí và đồgốm phát huy truyền thống dântộc kết hợp với tinh hoa củacác nước lân cận nhưng vẫn giữđược bản sắc riêng

3 / HOẠT ĐỘNG 4:

- GV cho HS nhắc lại kiến

thức đã học

- Cho HS quan sát tác

phẩm và phát biểu cảm

nhận

- GV hướng dẫn HS về

nhà sưu tầm tranh ảnh và

học bài theo câu hỏi trong

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK.

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Một số công trình tiêu biểu của MT thời Lí”,

chuẩn bị tranh ảnh có liên quan đến bài học

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 35

Ngày soạn: 05/10/2013

Ngày dạy:

Tiết: 10 Bài: 10 – TTMT

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và giá trị nghệ thuật của một số công

trình mỹ thuật thời Lý

2/ Kỹ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của mỹ thuật qua từng giai đoạn lịch

sử, cảm nhận được vẻ đẹp của các công trình mỹ thuật Biết nhận xét giá trị của tác phẩm

3/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có

thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lý.

2/ Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: Trang trí hình vuông.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã nghiên cứu sơ lược về MT thời Lý Để nắm bắt cụ

thể hơn về đặc điểm cũng như giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thời kỳ này, hôm nay co âvàcác em cùng nhau nghiên cứu bài “Một số công trình tiêu biểu của MT thời Lý”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

15 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

nghệ thuật kiến trúc.

+ Chùa Một Cột.

- GV cho HS nêu hiểu biết

của mình về chùa Một Cột

- GV yêu cầu HS xem

tranh và phát biểu cảm

nhận về công trình độc đáo

này Phân tích các chi tiết

tạo nên vẻ đẹp của chùa

- HS nêu hiểu biết củamình về chùa Một Cột

- HS xem tranh và phátbiểu cảm nhận Phân tíchcác chi tiết tạo nên vẻđẹp của chùa Một Cột

I/ Kiến trúc.

* Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)

- Được xây dựng năm 1049tại Hà Nội Ngôi chùa códạnh hình vuông, đặt trêncột đá khá lớn giữa hồ LinhChiểu Xung quanh hồ là lancan và hành tường có vẽtranh Với các nét cong mềmmại của mái, nét khỏekhoắn của cột và độ gấp

Trang 36

Một Cột.

- GV tóm tắt và giới thiệu

chi tiết về nguồn gốc xuất

xứ, phân tích kỹ về đặc

điểm, kết cấu, giá trị nghệ

thuật làm nổi bật vẻ đẹp

22 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về

Nghệ thuật điêu khắc và

đồ gốm.

* Điêu khắc.

+ Tượng A-di-đà

- GV cho HS nêu hiểu biết

của mình về tượng A-di-đà

- GV yêu cầu HS xem

tranh và phát biểu cảm

nhận về tác phẩm độc đáo

này Phân tích các chi tiết

tạo nên vẻ đẹp của tượng

A-di-đà

- GV tóm tắt và giới thiệu

chi tiết về nguồn gốc xuất

xứ, phân tích kỹ về đặc

điểm, trang trí và giá trị

nghệ thuật làm nổi bật vẻ

đẹp của tác phẩm

+ Con Rồng.

- GV cho HS nêu hiểu biết

của mình về con Rồng thời

- GV yêu cầu HS xem

tranh và phát biểu cảm

nhận

- GV tóm tắt và phân tích

kỹ về đặc điểm, giá trị

nghệ thuật làm nổi bật vẻ

đẹp của tác phẩm

- HS nêu hiểu biết củamình về tượng A-di-đà

- HS xem tranh và phátbiểu cảm nhận Phân tíchcác chi tiết tạo nên vẻđẹp của tượng A-di-đà

- Quan sát GV tóm tắt đặcđiểm chính của tác phẩm

- HS nêu hiểu biết củamình về con Rồng thờiLý

- HS xem tranh và phátbiểu cảm nhận

- Quan sát GV tóm tắt đặcđiểm chính của tác phẩm

II/ Điêu khắc và gốm.

1 Điêu khắc.

a) Tượng A-di-đà.

- Được tạc từ khối đánguyên màu xanh xám.Tượng được chia thành haiphần: Phần tượng và bệtượng

- Tượng được diễn tả ngồixếp bằng, hai tay đặt tronglòng, mặt tượng dịu hiền,phúc hậu Vẻ đẹp còn đượcthể hiện ở những đườngcong tha thướt của các nếpáo

- Bệ tượng gồm hai tầng,tầng trên là tòa sen, tầngdưới là đế bát giác đượcchạm trổ nhiều họa tiếtphong phú và tinh tế

b) Con Rồng.

- Rồng thời Lý được thể hiệncó dáng dấp hiền hòa cóhình chữ S, thân tròn lẳn,uốn khúc nhịp nhàng, thonnhỏ dần từ đầu đến đuôi.Các chi tiết chư vảy, móng,lông chân… được thể hiện rấtuyển chuyển Rồng thời Lý

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 37

* Nghệ thuật gốm.

- GV cho HS nêu hiểu biết

của mình về đồ gốm thời

- GV yêu cầu HS xem

tranh và phát biểu cảm

nhận

- GV tóm tắt và phân tích

kỹ về đặc điểm, giá trị

nghệ thuật làm nổi bật vẻ

đẹp của tác phẩm

- HS nêu hiểu biết củamình về đồ gốm thời Lý

- HS xem tranh và phátbiểu cảm nhận

- Quan sát GV tóm tắt đặcđiểm chính của tác phẩm

được coi là biểu tượng chonền văn hóa dân tộc ViệtNam

2 Nghệ thuật gốm.

- Gốm thời Lý có dáng thanhmảnh, nét khắc chìm uyểnchuyển mang vẻ đẹp trangtrọng Họa tiết trang tríthường là hoa sen, lá sen,chim muông cách điệu

3 / HOẠT ĐỘNG 3

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS tóm tắt lại

đặc điểm của một số tác

phẩm

- Yêu cầu HS phát biểu

trách nhiệm của mình trong

việc giữ gìn và phát huy

các giá trị văn hóa dân tộc

- GV hướng dẫn HS về nhà

sưu tầm tài liệu và đọc

thêm về các công trình MT

khác của thời Lý

- HS tóm tắt lại đặc điểmcủa một số tác phẩm

- HS phát biểu tráchnhiệm của mình trongviệc giữ gìn và phát huycác giá trị văn hóa dântộc

4/ Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK.

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Vẽ tranh – Đề tài: Bộ Đội”, sưu tầm tranh,

ảnh về các hoạt động của anh bộ đội, chì, tẩy, màu, vở bài tập

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

Trang 38

Ngày soạn: 12/10/2013

Ngày dạy:

Tiết: 11 Bài: 11 – Vẽ trang trí.

* * * * * * * * * * * * * * *

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của màu sắc trong thiên nhiên, nhận

biết một số loại màu và cách pha màu cơ bản

2 Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận biết màu sắc, phối hợp màu sắc nhịp

nhàng, pha trộn được các loại màu theo ý thích

3 Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp và sự đa dạng về màu

sắc trong tự nhiên và màu sắc trong hội họa

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: Bài giảng PowerPoint

2/ Học sinh: Đọc trước bài, Chì, tẩy, màu vẽ các loại, vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 / ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ: (3 / ) GV kiểm tra bài tập: VTĐT Học tập.

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Màu sắc có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong trang trí Có màu

sắc cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp và sinh động hơn Có màu sắc mọi vật trở nên đẹp vàhấp dẫn hơn Để biết các loại màu và nắm bắt cách pha màu cơ bản, hôm nay cô và các em

cùng nhau nghiên cứu bài “Màu sắc”

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

Trần Thị Vân Anh Giáo án Mỹ Thuật 6

MÀU SẮC

Trang 39

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

6 / HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu màu

sắc trong thiên nhiên.

- GV cho HS quan sát tranh

ảnh về thiên nhiên và yêu

cầu HS nhận biết các loại

màu

- GV cho HS xem màu sắc

trên cầu vồng và nêu tên các

màu

- GV tóm tắt lại đặc điểm

màu sắc của tự nhiên

- HS quan sát tranh ảnhvề thiên nhiên và nhậnbiết các loại màu

- HS xem màu sắc trêncầu vồng và nêu têncác màu

I/ Màu sắc trong thiên nhiên.

- Màu sắc trong thiên nhiênrất phong phú Ta có thểnhận biết được màu sắc lànhờ vào ánh sáng Màu sắcthay đổi tùy thuộc vào ánhsáng mạnh hay yếu

- Cầu vồng có 7 màu: Đỏ,cam, vàng, lục, lam, chàm,tím

22 / HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu màu

vẽ và cách pha màu

+ Màu cơ bản.

- GV cho HS xem 3 màu cơ

bản và yêu cầu HS gọi tên

các loại màu

- GV giới thiệu đặc tính của

màu và lý do gọi là màu cơ

bản

+ Màu nhị hợp.

- GV cho HS xem và gọi tên

một số màu nhị hợp

- GV cho HS lấy một vài ví

dụ về màu nhị hợp

- GV vẽ minh họa trên bảng

về cách pha trộn màu với

nhau để tạo ra màu nhị hợp

Mở rộng thêm một vài ví dụ

về màu được tạo thành từ 3

hoặc bốn màu khác nhau

- HS xem 3 màu cơ bảnvà yêu cầu HS gọi têncác loại màu

- HS xem và gọi tênmột số màu nhị hợp

- HS lấy một vài ví dụvề màu nhị hợp

- Quan sát GV vẽ minhhọa cách pha màu

I/ Màu vẽ và cách pha màu.

1 Màu cơ bản.

- Còn gọi là màu chính haymàu gốc Đó là các màu:Đỏ, Vàng, Lam

Trang 40

+ Màu bổ túc.

- GV cho HS quan sát một số

cặp màu bổ túc, yêu cầu HS

nêu nhận xét về sự tương tác

giữa các màu khi này khi

đứng cạnh nhau

- GV cho HS nêu một số cặp

màu bổ túc khác mà mình

biết

- GV cho HS xem tranh về

ứng dụng của màu bổ túc

trong trang trí đồ vật

+ Màu tương phản.

- GV cho HS xem một số cặp

màu tương phản

- Yêu cầu HS nhận xét về

đặc điểm của màu tương

phản Nêu những màu tương

phản khác mình biết

- GV cho HS xem một số ứng

dụng của màu tương phản

trong trang trí

+ Màu nóng.

- GV cho HS xem bảng màu

nóng và yêu cầu các em gọi

tên các loại màu

- GV cho HS nêu một màu

nóng khác mà mình biết

+ Màu lạnh.

- GV cho HS xem bảng màu

lạnh và yêu cầu các em gọi

tên các loại màu

- GV cho HS nêu một màu

lạnh khác mà mình biết

- HS quan sát một sốcặp màu bổ túc, nêunhận xét về sự tươngtác giữa các màu khinày khi đứng cạnhnhau

- HS nêu một số cặpmàu bổ túc khác màmình biết

- Quan sát tranh ảnh

- HS xem một số cặpmàu tương phản

- HS nhận xét về đặcđiểm của màu tươngphản Nêu những màutương phản khác mìnhbiết

- Quan sát tranh ảnh

- HS xem bảng màunóng và gọi tên cácloại màu

- HS nêu một màunóng khác mà mìnhbiết

- HS xem bảng màulạnh và gọi tên các loạimàu

- HS nêu một màu lạnhkhác mà mình biết

3 Màu bổ túc.

- Hai màu đứng cạnh nhautôn vẻ đẹp của nhau lên gọilà màu bổ túc Ví dụ:

Đỏ và Lục Tím và Vàng Cam và Lam

4 Màu tương phản.

- Hai màu đứng cạnh nhauđối chọi nhau về sắc độ, gâycảm giác mạnh mẽ gọi làmàu tương phản Ví dụ: Đỏ

& Vàng Đỏ & Đen Lam &Vàng

5 Màu nóng.

- Là màu gây cho ta cảmgiác ấm, nóng Ví dụ: Đỏ,vàng, cam, hồng, nâu…

6 Màu lạnh.

- Là màu gây cho ta cảmgiác mát mẻ, lạnh lẽo Vídụ: Lục, lam, tím, chàm…

Ngày đăng: 09/02/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w