Ông cùng với Archimedes và Newton được xem là một trong những nhà toán học lừng lẫy nhất.. 3.ISAAC NEWTONAnh * Là một trong những thiên tài lớn nhất thế giới, một trong những trí tuệ
Trang 1CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM NGÔI NHÀ TOÁN HỌC
Trang 2CÁC NHÀ TOÁN HỌC NỔI TIẾNG
TRÊN THẾ GIỚI
Trang 31.GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU
(Việt Nam):
* Tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học
"Bổ đề cơ bản" của GS Ngô Bảo Châu ở vị trí thứ 7
trong số 10 khám phá khoa học nổi bật năm 2009
Công trình này là cơ sở cho việc xây dựng một lý
thuyết toán học theo chương trình Langland,
chương trình toán học lớn nhằm thống nhất hình
học và số học.
- Với công trình này, giáo sư Châu là người Việt Nam đầu tiên
được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới
năm 2010, diễn ra tại Hyderabad (Ấn Độ) dành cho những người
dưới 40 tuổi Tại Hyderabad, Ngô Bảo Châu là một trong những
ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng Fields (tương đương với
giải Nobel trong một số ngành khác) Và trong lễ khai mạc, giáo
sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields
- Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp
PTTH, anh được chọn sang học tại ĐH Tổng hợp Paris 6 Một năm
sau đó, anh thi đỗ vào Ecole Normale Superiere, ĐH nổi tiếng
nhất của Pháp Anh bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1997, luận án
Tiến sĩ khoa học năm 2003 tại Pháp Năm 2004, ở tuổi 32, anh
được nhận làm Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11 Năm 2005, ở
tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt
Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến năm
2010.
* Đây là hai tấm ảnh chụp giáo sư Ngô Bảo Châu cùng
giải thưởng danh giá Đánh dấu một bước tiến mới về
nền toán học trên thế giới nói chung và của Việt Nam ta
nói riêng.
Trang 42.LEOHARD EULER
(Thụy Sĩ)
* Leonhard Euler là một nhà toán học kiêm nhà
vật lý học Ông (cùng với Archimedes và Newton)
được xem là một trong những nhà toán học lừng lẫy
nhất Ông là người đầu tiên sử dụng từ “hàm s ố”
để miêu tả một biểu thức có chứa các đối số, như
y = F(x) Ông cũng được xem là người đầu tiên
dùng “vi tích phân’’ trong môn vật lý.
- Ông sinh và lớn lên tại Basel, và được xem là thần đồng toán học từ thuở
nhỏ Ông làm giáo sư toán học tại Sankt-Peterburg, sau đó tại Berlin, rồi trở
lại Sankt-Peterburg Ông là nhà toán học viết nhiều nhất: tất cả các tài liệu
ông viết chứa đầy 75 tập Ông là nhà toán học quan trọng nhất trong thế kỷ
18 và đã suy ra nhiều kết quả cho môn vi tích phân mới được thành lập Tuy
bị mù hoàn toàn, ông vẫn viết được vì ông có trí nhớ siêu thường và có thể
dùng óc để tính toán được Có chuyện kể rằng có khi ông và người phụ tá của
ông tính kết quả của một dãy số với 17 con số và nhận biết được là đáp số
của ông và của người phụ tá khác nhau trong con số thứ 50 Khi họ tính lại thì
thấy rằng ông đã tính đúng!
- Người ta ước tính rằng, phải làm việc 8 giờ một ngày trong suốt 50 năm để
có thể ghi chép bằng tay tất cả những công trình của ông Phải đợi đến
năm 1910, mới có một bộ sưu tập, tụ hợp tất cả các công trình này một cách
đầy đủ, và nó được chứa trong 70 tập sách Theo lời kể của Adrien-Marie
Legendre, Euler thường hoàn thành một bài chứng minh trong khoảng thời
gian gọi dùng cơm tối của mình.Euler là một người rất sùng đạo Có một giai
thoại phổ biến nói rằng Euler đã thách đố Denis Diderot tại cung điện
của Ekaterina Đại đế, "Thưa ngài, cách suy luận do đó Thượng đế tồn tại"; tuy
nhiên giai thoại này là sai
-Khi Euler mất, nhà toán học và triết học Hầu tước de Condorcet bình luận "
et il cessa de calculer et de vivre" (và ông ấy đã ngừng tính và ngừng sống)
*Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt
Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler.
Trang 53.ISAAC NEWTON
(Anh)
* Là một trong những thiên tài lớn nhất thế giới, một trong
những trí tuệ khoa học sáng giá nhất của mọi thời đại
-Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết
học, nhà toán học, nhà thần học, ông cũng là nhà giả kim,
hóa học, về lý thuyết lẫn thực nghiệm.Chế ra kính thiên
văn, phát minh “ Toán vi-tích phân ’’ và nhất là khám
phá “ lực hấp dẫn ’’.
- Người ta kể lại rằng một hôm Newton ngồi ở góc cây táo, nhìn mặt trời lặn
trăng đã tỏa sáng và các vì sao đã thắp sáng trên bầu trời Bỗng nhiên một
quả táo rơi Nhà bác học trẻ, 24 tuổi mà đầu óc lúc nào cũng bận rộn suy nghĩ
về vấn đề sức hút của vạn vật, bất ngờ nêu lên câu hỏi: tại sao quả táo rơi và
mặt trăng không rơi, trong khi cả hai đều chịu sức hút? Bỗng ông lóe lên một
tia sáng: “A! Mặt trăng rơi nếu nó không rơi, nó sẽ xa dần trái đất.” Trong cơ
học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính)
Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh
sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu Trong toán học, Newton cùng
với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân Ông cũng đưa
ra nhị thức Newton tổng quát
- Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật
nào trong lịch sử của loài người Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học
lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn,
đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước Newton đưa ra cụ thể
các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi
lĩnh vực của khoa học Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp
riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó
-Thật chẳng ai ngờ, một cậu bé đẻ non, ốm yếu, mồ côi cha ngay
từ trước lúc lọt lòng trở thành "nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác
học vĩ đại" - người mà sau khi mất, trên bức tượng tưởng niệm ông
người ta đã khắc câu thơ của Luycrexơ : “Người đã vượt lên trên tất cả
những thiên tài" Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705 Ông
mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.
Trang 64.BLAISE PASCAL
(Pháp)
*Blaise pascal là một nhà toán học, nhà vật lý học, triết
gia người Pháp Ông được tiếp thu nền giáo dục từ
người cha của ông Ngay từ thời trẻ Pascal đã nổi tiếng
là thần đồng Ông là người phát minh ra “chiếc máy
tính đầu tiên”.
-Blaise Pascal sinh tại Clermont Ferrand, miền Auvergne nước Pháp, ngày 19 tháng 6 năm
1623 Cha của Pascal, ông Etienne, trước kia là một luật gia tại thành phố Paris và vào lúc
Pascal chào đời, ông là chánh án tòa Hộ tại Clermont Khi Pascal lên 3 tuổi, mẹ mất, để lại
cho chồng 3 người con là Gilberte, Blaise và Jacqueline lúc đó đều còn quá nhỏ Ngay từ khi
mới tập nói, Pascal đã tỏ ra là một đứa trẻ có năng khiếu khác thường Lớn lên, Pascal thường
hỏi người lớn những câu hỏi hắc búa và cậu cũng trả lời được những câu hỏi thật khó giải
đáp Những điều này làm cho ông Etienne tin tưởng rằng con của ông là một thiên tài, vì vậy
ông quyết định lấy cách giáo dục con Nguyên tắc của ông là luôn luôn khiến cho đứa trẻ làm
các việc khó khăn hơn, tiến bộ hơn Vì muốn con chuyên tâm về tiếng La Tinh và Hy Lạp là
hai ngôn ngữ rất khó học, nên ông Etienne đã cất dấu tất cả những sách về Khoa Học và Toán
Học Nhưng rồi một hôm, khi bước vào phòng, ông thấy con trai đang loay hoay dùng phấn
chứng minh trên nền nhà định luật thứ nhất trong 32 định luật của Euclide Sau khi nghe con
thuật lại cách chứng minh, ông Etienne đã phải bỏ nhà, chạy sang nhà ông hàng xóm Le
Pailleur để "khóc lên vì sung sướng". Xưa nay, ông Etienne chưa từng dạy cho con học Toán
bao giờ, vả lại định luật của Euclide đó là một bài toán rất khó đối với người lớn, không phải
dành cho trẻ em 12 tuổi Pascal đã chứng minh được rằng tổng số các góc trong một tam
giác bằng hai góc vuông, đúng như Euclide đã từng phát biểu Cũng vì chưa từng học Hình
Học, Pascal đã gọi đường tròn là "cái tròn" (un rond), đường thẳng là "cái thước kẻ" (une
barre) Từ đây, Pascal mới được cha cho phép đọc các cuốn khái luận của Euclide Do trí
thông minh sẵn có, Pascal đọc tới đâu, hiểu tới đó mà không cần một ai giảng giải Cậu còn
giải được nhiều bài toán khó Sự tự tìm hiểu do ý thích đã khiến Pascal chẳng bao lâu trở
thành một nhà toán học có hạng.
- Năm 1962, cả nước Pháp đã làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày húy kỵ của Blaise
Pascal , nhà bác học kiêm triết gia kiêm văn sĩ Để ghi nhớ bậc Vĩ Nhân Khoa
Học này, người ta đã phát hành tem thư, tổ chức các buổi thuyết trình về
Triết Học, Toán Học và Văn Chương Nhiều phòng triển lãm đã trưng bày các
tác phẩm của Pascal cùng chiếc máy tính, phát minh lừng danh của ông Qua
các bài diễn văn, các Viện Sĩ Louis de Broglie, Francois Mauriac đã ca ngợi
Blaise Pascal là “một thiên tài của Nhân Loại ”, đã mang cả cuộc đời phụng
sự cho Khoa Học và Triết Học.
Trang 7(Hy Lạp)
* Pythagoras là một nhà triết học người Hy Lạp và là
người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên “học
thuyết Pythagoras” Ông thường được biết đến như
một nhà khoa học và toán học vĩ đại Ông cũng được
biết đến là "cha đẻ của số" Ông đã có nhiều đóng góp
quan trọng cho triết học và tín ngưỡng vào cuối thế kỷ
6 TCN Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều
các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử
không dễ Pythagoras và các học trò của ông tin rằng
mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc
đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.
-Mới 16 tuổi, cậu bé pytago đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường Cậu
bé theo học nhà toán học nổi tiếng Talét, và chính talét cũng phải kinh ngạc
về tài năng của cậu Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pytago đã
dành nhiều năm đến ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu
hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lí, y học, triết
học.Vào tuổi 50 , Pytago mới trở về tổ quốc của mình.Ông thành lập một ngôi
trường ở miền Nam Italy, nhận hàng trăm môn sinh, kể phụ nữ, với thời gian
học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc.Chỉ
những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pytago trực tiếp
dạy.Trường phái Pytaogo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học
-Lịch sử của Định lý Pythagoras mang tên ông rất phức tạp Việc Pythagoras đích thân
chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại
khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy Văn bản đầu tiên đề
cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời,
trong các văn bản của Cicero và Plutarch Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn
Độ Baudhayana đã tìm ra “Định lý Pythagoras” vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm
trước Pythagoras
*Ngày nay, Pythagoras được kính trọng với tư cách là
người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd , hay đức tin Druze ,
cùng với Platon
Trang 86.PIERRE-SIMON LAPLACE
(Pháp)
*Pierre-Simon Laplace là một nhà toán học và nhà thiên văn
học, đã có công xây dựng nền tảng của ngành thiên văn
học bằng cách tóm tắt và mở rộng các công trình nghiên cứu
của những người đi trước trong cuốn sách 5 tập với tựa
đề Mecanique Celeste (Cơ học Thiên thể) (1799-1825) Ông
cũng là người đầu tiên đưa ra “phương trình Laplace” “Biến
đổi Laplace” xuất hiện trong tất cả các ngành toán lý - một
ngành mà ông là một trong những người sáng lập “Toán tử
Laplace” , được sử dụng nhiều trong toán học ứng dụng, được
đặt theo tên ông Ông trở thành bá tước của “Đế chế Pháp
thứ nhất” vào năm 1806 và được phong hầu tước và
năm 1817 sau sự khôi phục của nhà Bourbon
-Laplace có một kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khoa học và
có ảnh hưởng lớn trong các cuộc thảo luận của Viện hàn lâm.Laplace
trải hầu hết cuộc đời làm việc trong ngành thiên văn học mà ông tích
lũy lại được trong chứng minh về sự cân bằng động của Thái dương
hệ với giả sử rằng chúng chỉ là một nhóm các vật rắn di chuyển
trong chân không Một mình ông thiết lập nên giả thuyết nebular và
là một trong những khoa học gia đầu tiên đưa giả thuyết về sự tồn
tại của lỗ đen và khái niệm sụp đổ trọng lực
*Ông được nhớ đến như là một nhà khoa học lỗi lạc (đôi khi
được nhắc đến như là một Newton của Pháp) với một tài năng
toán học tự nhiên mà không một ai cùng thời với ông sánh
được. Anders Johan Lexell ghé thăm Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp ở Paris vào năm 1780-81 và kể lại rằng Laplace muốn
người ta biết đến ông như là “nhà toán học lỗi lạc nhất nước
Pháp”.
Trang 97.ADA LOVELACE
(Anh)
*Ada Lovelace trở nên nổi tiếng vì đã viết bản
mô tả chiếc máy tính của Charles Babbage,
nhan đề có tên The Analytical Engine Bà cũng
được xem như là “lập trình viên” đầu tiên trong
lịch sử, tuy đây còn là một vấn đề gây tranh cãi.
-Nhiều người viết tiểu sử đã chú ý đến việc Ada Lovelace
phải chật vật với toán Họ cũng đã tranh luận xem bà có
thật sự thấu hiểu các khái niệm về cái máy được phát minh
bởi Charles Babbage, hay chỉ phải dùng vì vị trí trong xã hội
và vì là một người đàn bà Những người viết tiểu sử cũng chú
ý đến việc các chương trình máy tính (trong phụ chú của
Ada) được soạn bởi Babbage, Ada chỉ tìm ra một lỗi trong
cách tính chuỗi số Bernoulli và viết cho Babbage nhờ sửa
Các thư từ giữa hai người trong thời gian cộng tác chứng
minh là người soạn các chương trình là Charles Babbage
Ngoài sự khám phá ra lỗi trên, Ada đã chỉ ra các khả năng
của chiếc máy mà Babbage chưa đề cập đến.
*Tuy nhiên, dưới vai trò của người phụ nữ đầu tiên
trong lĩnh vực tin học , Ada Lovelace chiếm một vị trí
quan trọng trong lịch sử Sự đóng góp của bà, thật sự
là to lớn hay không, không thể xét qua với các thông
tin và các tài liệu hiện có.
Trang 108.EUCLID
(Hy Lạp)
*Euclid (Ơ-clit) là nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy Lạp, sống vào thế kỉ thứ 3 TCN Ông được mệnh danh là "cha đẻ của Hình học" Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách “Cơ sở” gồm 13 cuốn do Euclid viết
ra, và đó cũng là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử Toán học Ngoài ra ông còn tham gia nghiên cứu về luật xa gần , đường cô-nic , lý thuyết số và tính chính xác Tục truyền rằng có lần vua Ptolemaios I Soter hỏi Euclid rằng liệu có thể đến với hình học bằng con đường khác ngắn hơn không? Ông trả lời ngay: "Muôn tâu Bệ hạ, trong hình học không có con đường dành riêng cho vua chúa".
-Bằng cách chọn lọc, phân biệt các loại kiến thức hình học đã có, bổ sung, khái quát và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, dùng các tính chất trước để suy ra tính chất sau, bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng cho môn hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13 cuốn: sáu cuốn đầu gồm các kiến thức về hình học phẳng , ba cuốn tiếp theo có nội dung số học được trình bày dưới dạng hình học , cuốn thứ mười gồm các phép dựng hình có liên quan đến đại số , 3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian
-Con đường suy diễn hệ thống và chặt chẽ của bộ cơ bản làm cho tập sách được chép tay và truyền đi các nước Tuy nhiên, các định đề và tiên đề của Euclid còn quá ít, đặc biệt là không
có các tiên đề về liên tục, nên trong nhiều chứng minh, ông phải dựa vào trực giác hoặc thừa nhận những điều mà ông không nêu thành tiên đề.
Trang 119.DANIEL BERNOULLI
(Thụy Sỹ)
*Daniel Bernoulli là một trong số nhiều nhà toán học
nổi tiếng trong gia đình Bernoulli Ông được nhớ đến
nhờ những ứng dụng của ông ấy về toán học đối
với cơ học, đặc biệt là “cơ học chất lỏng” , cũng như
việc đi tiên phong trong xác suất và thống kê Công
trình khoa học của Bernoulli còn được học tại
nhiều trường học khắp nơi trên thế giới.
-Nghiên cứu toán học:
+Công trình toán học đầu tiên của ông là Exercitationes, xuất bản
năm 1724 với sự giúp đỡ của Goldbach Hai năm sau đó, lần đầu tiên
ông chỉ ra việc phân tích chuyển động của một vật thành “chuyển
động tịnh tiến và chuyển động quay” Tác phẩm chính của Daniel
Bernoulli là Hydrodynamica , xuất bản năm 1738, nó tương tự
như Mecanique Analytique của Joseph Louis Lagrange, nó xếp các kết
quả vào một nguyên tắc duy nhất, đó là bảo toàn năng lượng Bernoulli
cũng đã viết một số lượng lớn các câu hỏi khác nhau trong lĩnh vực cơ
khí , đặc biệt là các vấn đề kết nối với dây đàn rung , và các giải pháp
được đưa ra bởi Brook Taylor và Jean le Rond d'Alembert.
-Vật lý:
+Daniel Bernoulli là người đầu tiên xây dựng lý thuyết khí động học , và
ông đã áp dụng các ý tưởng để giải thích các định luật của Boyle .
*Ông làm việc với Euler về tính đàn hồi vật lý, phát
triển phương trình Bernoulli, nguyên lý Bernoulli và khí động
học.
Trang 1210.JOSEPH FOURIER
(Pháp)
*Jean Baptiste Joseph Fourier Ông được biết đến
với việc thiết lập “chuỗi Fourier” và những ứng
dụng trong nhiệt học Sau đó, biến đổi
Fourier cũng được đặt tên để tưởng nhớ tới những
đóng góp của ông Về lĩnh vực Vật lý đóng góp
quan trong lớn nhất của ông là phát hiện ra Hiệu
ứng nhà kính vào năm 1824 Đó chính là vấn đề
then chốt của Biến đổi khí hậu Chính nhờ phát
hiện ra Hiệu ứng nhà kính giúp nhân loai chủ động
hơn trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu.
-Sinh ra trong một gia đình thợ may ở Auxerre, và
sớm trở nên mồ côi khi lên 8, ông được gửi vào nhà
thờ ở Auxerre Ở đó, Fourier được dạy dỗ bởi các tu
sĩ dòng Benedict trong t u viện St Mark Sau đó
Fourier nhận làm trợ giảng môn toán trong quân đội,
nhưng không đủ tư cách vào hội đồng khoa học vì nơi
đó chỉ dành cho những người trong gia đình danh giá
Trong một kì thăng nhiệm, Fourier đã thể hiện sự vượt
trội của mình và được bổ nhiệm vào Ecole Normale
Superieure năm 1795, ngay sau đó là một vị trí
tại Trường Bách khoa Paris