tự nhiên xã hội về tìm hiểu về quê hương xuân trường

33 247 3
tự nhiên xã hội về tìm hiểu về quê hương xuân trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về quê hương: huyện Xuân Trường Nhóm làm thảo luận: • Trần Thị Lan Anh • Trần Thị Duyên • Nguyễn Thanh Quỳnh • Hoàng Thị Phương Mai • Trần Thị Huế Bản đồ huyện Xuân Trường hình con chim đang đậu I. Một số nét khái quát về huyện Xuân Trường 1.Lịch sử hình thành. Vào đời Lê huyện Xuân Trường thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam. Đời Nguyễn thuộc phủ Xuân Trường gồm các huyện Mỹ Lộc, Giao thủy, Nam Trực, Trực Ninh. Từ ngày 21/04/1967 thuộc tỉnh Nam Hà. Từ ngày 22/12/1967 hợp nhất với huyện Giao Thủy thành huyện Xuân Thủy. Đến ngày 16/02/1987 tách Xuân Trường và Giao Thủy trở lại như cũ, chính thức tái lập huyện Xuân Trường. 2. Đặc điểm tự nhiên. a. Vị trí giới hạn Huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định nằm phía ở phía Đông Bắc của tỉnh Nam Định. Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình. Phía Đông Nam giáp huyện Giao thủy. Phía Tây giáp huyện Trực Ninh. Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng, ranh giới phía Tây với huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao Thủy là sông Sò. Cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 40 km Diện tích: 112,9 km2 b. Địa hình. Huyện Xuân Trường có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phù sa màu mỡ (do được bao bọc bởi ba con sông lớn sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông – công nghiệp và nuôi trông thủy sản. c. Khí hậu Xuân Trường là một vùng đất thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và lại là nơi gần biển nên mang đậm nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và tháng 1 với nhiệt độ trung bình từ 16 – 170C. Tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm nhiệt độ lên tới trên 290C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đén tháng 12 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85 % d. Sông ngòi Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn đó là: Sông Hồng (phía Bắc huyện chảy qua bốn xã Xuân Châu, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Phú) Sông Ninh Cơ (phía tây chảy qua bốn xã Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Kiên, Xuân Ninh) Sông Sò (phía Đông chủ yếu chảy qua xã Xuân Vinh) Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thông các sông nhỏ, mương máng chằng chịt rất thuận tiện cho giao thông vận tải và tưới tiêu phục phụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. e. Giao thông Địa hình bằng phẳng nên giao thông Xuân Trường tương đối thuận tiện có tỉnh lộ 489 chạy qua cùng với quốc lộ 21B (mới đưa vào sử dụng năm 2010) và hệ thông đường xá khá mới thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa – chính trị với các huyện khác. Giao thông đường thủy cũng khá thuận tiện với hệ thống ba con sông lớn. Cầu Lạc Quần đầu mối giao thông quan trọng Phà Sa Cao Xuân Trường – Thái Bình II. Đặc điểm dân cư – văn hóa – xã hội 1. Dân cư Số dân: Theo số liệu thống kê năm 2012về phát triển dân số trên địa bàn huyện có gần 171.000 dân trong đó có gần 30% số dân theo đạo thiên chúa giáo gần 92.000 dân đang trong độ tuổi lao động. Mật độ dân số: 1,529 người/km2 Thành phần dân tộc: chủ yếu là người kinh ⇒ Xuân Trường là một trong những huyện đông dân nhất tỉnh Nam Định. Đây vừa là điều kiện thuận lợi cho huyện nhà có nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế về mọi mặt. Nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức cho những nhà quản lý về vấn đề giải quyết việc làm cũng như các tệ nạn xã hội đã và đang ngày càng lan rộng. 2.Văn hóa Xuân Trường – mảnh đất văn hiến với nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, phải kể đến đầu tiên là cái nôi Phật giáo, Thiên Chúa giáo trong địa bàn tỉnh Nam Định. Điểm qua một số chùa có giá trị to lớn về văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện. . Đền An Cư xã Xuân Vinh diễn ra vào mùng 6 – 7 tháng giêng âm lịch với hội đấu vật truyền thống, hội bơi chải, các hoạt động tế lễ…. . Chùa Kim Sa Tự là một quần thể di tích lịch sử thuộc xã Xuân Đài.  Chùa Keo – Hành Thiện do thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven Sông Hồng thuộc địa phận xã Xuân Hồng ngày nay. Ngôi chùa cổ kính này được xây dựng vào thời nhà Lý năm 1061, tức dưới thời vua Lý Thánh Tông. Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất Việt Nam được nhiều du khách biết đến với vẻ cổ kính và sự linh thiêng kì bí của ngôi chùa.  Chùa Đĩnh Lan Tự là một ngôi chùa có bề dày về lịch sử thuộc địa phận xã Xuân Hồng hay còn gọi chùa Keo ngoài. Ngày 13/03/2013 chùa Đĩnh Lan Tự chính thức được Bộ VH – TT – DL cộng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.  Chùa Thọ Vực xã Xuân Phong – di tích lịch sử cấp quốc gia. Dù ai đi khắp ba miền, Nhớ ngày lễ hội Ngọc Tiên thì về. Dù cho bận rộn tứ bề, Rằm giêng mở hội thì về Ngọc Tiên.  Bài ca dao đó đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người dân làng Ngọc Tiên (xã Xuân Hồng – Xuân Trường). Đó chnhs là ngôi chùa Ngọc Tiên linh thiêng.  Đền Xuân Bảng thuộc làng Xuân Bảng – xã Xuân Hùng – Xuân Trường. Được tổ chức vào 2 ngày 11 – 12 tháng 02 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động đặc sắc : rước kiệu thành hoàng quanh làng, tế thần cầu bình an hạnh phúc, hội thi bơi chải, Chùa Keo với kiến trúc cổ kính thời nhà Lý . Tìm hiểu về quê hương: huyện Xuân Trường Nhóm làm thảo luận: • Trần Thị Lan Anh • Trần Thị Duyên • Nguyễn Thanh Quỳnh • Hoàng Thị Phương Mai • Trần Thị Huế Bản đồ huyện Xuân Trường hình. hệ người dân làng Ngọc Tiên (xã Xuân Hồng – Xuân Trường) . Đó chnhs là ngôi chùa Ngọc Tiên linh thiêng.  Đền Xuân Bảng thuộc làng Xuân Bảng – xã Xuân Hùng – Xuân Trường. Được tổ chức vào 2 ngày. ngòi Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn đó là: Sông Hồng (phía Bắc huyện chảy qua bốn xã Xuân Châu, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Phú) Sông Ninh Cơ (phía tây chảy qua bốn xã Xuân Châu,

Ngày đăng: 09/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Một vài hình ảnh về nhà thờ Bùi Chu

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan