1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thử HSG Địa lí 12

63 395 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu hỏi 1: Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý nước ta Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế; an ninh quốc phòng của nước Trả lời 1 Đặc điểm - Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm hai bộ phận : Phần đất liền và phần biển rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đông và Nam . Phần lãnh thổ trên đất liền nước ta có đặc điểm: Nằm ở rìa đông nam lục địa Á Âu, , phía Bắc giáp TQ, Phía Tây giáp Lào và Căm pu chia, phía Đông, Đông Nam giáp biển Đông Giới hạn hệ toạ độ + Điểm cực Bắc : ở vĩ tuyến 23 0 23B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang +Điểm cực Nam ở vĩ tuyến 8 0 34 B tại xã Đất Mũi , huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau + Điểm cực Đông ở kinh tuyến 109 0 24Đ tại xã bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh , tỉnh Khánh Hoà + Điểm cực Tây ở kinh tuyến 102 0 09 Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 2 Thuận lợi a. Đối với tự nhiên: - Nằm ở vị trí rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương trong khoảng vĩ độ từ 23 0 23B đến 8 0 34 B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi - Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều - Nước ta giáp biển Đông, là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. Biển Đông đã tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ phần đất liền - Nước ta nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là vành đai sinh khoáng TBD và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loại màu, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp, trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn - Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau, khiến cho tài nguyên sinh vât nước ta rất phong phú - Vị trí và lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo. b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng * Về kinh tế: - Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á, nên có điều kiện để phát triển các loại hình giao thông , thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực . Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Căm pu chia và khu vực Tây Nam TQ - Vị trí này có ý nhĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. * Về văn hoá –xã hội - Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc . Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chgung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á * Về quốc phòng: - Nước ta có vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á- một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới - Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước 3. Khó khăn: - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định , sự phân mùa của khí hậu, thuỷ văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống - Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa Biển Đông lại chung với hiều nước . Vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển Câu hỏi 2: Đặc điểm về hình dáng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta – Lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang Lãnh thổ kéo dài từ 8 0 34 B - 23 0 23B Hẹp ngang điểm cực Tây là 102 0 09 Đ , điểm cực đông là 109 0 24Đ , như vậy chỉ chênh nhau 7 kinh độ, nơi hẹp nhất là Bắc Trung Bộ Đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài từ Móng Cái tới Hà Tiên, dài 3260Km .,Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên Hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài, tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng mà điển hình là sự phân há theo chiều Bắc – Nam Khí hậu: + Miền Bắc mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùacó một mùa đông lạnh trong năm: nhiệt độ trung bình từ 22-25 0 c, mùa đông có tháng thấp dưới 18 0 c + Miền Nam mang tính chất nhiệt đới điển hình: Nhiệt độ trung bình năm từ 26-29 0 c, biên độ nhiệt năm nhỏ - Sinh vật + Miền Bắc có các cây trồng đa dạng , phong phú, có các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới + Miền Nam chủ yếu phát triển các cây trồng nhiệt đới - Sông ngòi: Lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và nhỏ, những hệ thống sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài - Nước ta chịu ảnh hưởng của Biển Đông + Bờ biển kéo dài, đồng bằng nằm ơe phía đông phần lãnh thổ , làm cho nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của Biển Đông, kết hợp với yếu tố gió mùa làm cho thiên nhiên nước ta có tính chất ẩm, không bị hoang mạc hoá như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi + Biển Đông góp phần tạo nên cảnh quan miền duyên hải hải đảo, làm cho thiên nhiên nước ta thêm đa dạng . Nước ta còn chịu ảnh hướng của các cơn bão từ Biển Đông . Tác động đến giao thông vận tải - Phát triển nhiều loại hình GTVT + Ven biển là một đồng bằng gần như liên tục, thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt + Đường bờ bỉên kéo dài, ven biển có nhiều vũng vịnh , thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển , tạo mối giao lưu trong nước và quốc tế + Do lãnh thổ kéo dài nên việc tổ chức các mối giao thông xuyên Việt, các mối liên kết khó khăn, nhất là vào các mùa mưa bão Câu hỏi 3: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: 1. Vẽ sơ đồ và trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta 2. Kể tên các đảo và quần đảo lớn của vùng biển nước ta 3. Nêu ý nghĩa kinh tế quốc phòng của vùng biển nước ta Trả lời: 1. Vẽ sơ đồ   !" #$% & '' %( %( &)*+",- %( &,/*01''( (Nêu giới hạn và ý nghĩa của từng bộ phận) 2. Kể tên các đảo và quần đảolớn ở nước ta * Các quần đảo xa bờ - Hoàng Sa(huyện đảo Hs – TP ĐNẵng) - Trường Sa(huyện đảo Tsa – khánh hoà) * Các đảo gần bờ - Các đảo và quần đảo ven bờ Bắc Bộ:……………………………. - Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền TRung:……………………………. - Các đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ:……………………………. 3. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta - Về KT-XH + Phát triển các ngành kinh tế biển: các ngành truền thống gắn liền với đánh bắt cá, tôm, mực…nuôi trồng hải sản tôm sú, tôm hùm, bào ngư, ngọc trai, tổ yến , đồi mồi… Phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản: nước mắm(vd), cá hộp đong lạnh….xuúat khẩu…. GTVT: … Du lịch: nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch như Bái tử Long, Cát bà, Côn Sơn, Phúa Quốc… Và các khu bảo tồn , VQG, các di tích lịch sử cách mạng như Côn ĐẢo, Phú Quốc Sự phát triển các ngành kinh tế biển giúp giải quyết việc làm , nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo - Về an ninh quốc phòng: Khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước… Câu hỏi 3: Nêu đặc điểm của một số đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. Chúng có mối liên hệ gì với các mảng nền cổ đã được học Trả lời Loại đá có tuổi cổ nhất trong thang địa tầng là địa tầng thuộc giới Ackêôzôi - thống ocđôvic dưới 2)3 $% §455 2)3 '' 645789 :+4)*;47 2) *+", kinh tÕ Đặc điểm của các loại đá trong địa tầng này : Các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa gồm các đá biến chất tướng grnit, đá phiến hai mica, đá phiến lục có tuổi biến chất Mêzôzôi sớm ( 245 triệu năm) của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có thể có tuổiAckêôzôi - ocđôvic sớm Các vùng có địa tầng thuộc giớiAckêôzôi - thống ocđôvic dưới trên lãnh thổ nước ta là : + vùng dọc thung lũng sông Hồng ( hiện nay là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi) + Vùng thượng nguòn sông Chảy + Vùng thượng và trung lưu sông Mã + Vùng thung lũng sông Nậm Mô ( Nghệ An) + Vùng núi Bạc Mã và phần phía Tây + Vùng Bắc Tây Nguyên Sự liên hệ với các mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, sông Mã, Pu HOạt, và khối nền cổ Kon Tum Câu hỏi 4: Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng ttrẻ nhất trên lãnh thổ nước ta. Vị trí của chúng tương ứng với dạng địa hình nào hiện nay Trả lời : Vùng có tuổi địa tầng trẻ nhất nước ta là địa tầng thuộc giới Kainôzôi bao gồm các lọai đá cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời - -Vùng phân bố của địa tầng này chủ yếu ở duyên hải và phần hạ lưu các hệ thống sông lớn, tương ứng với địa hình của đồng bằng ( có độ cao dưới 200 m ngày nay) như ĐBBB, ĐBN Bộ Câu hỏi 5 : Hãy nêu sự phân bố các mỏ dầu, mỏ khí đốt của nước ta. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố của các bồn trầm tích Kainôzôi Trả lời - Sự phân bố của các mỏ dầu, khí đốt : + Các mỏ dầu và khí đốt : Các mỏ dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam, với các mỏ lớn đã được đưa vào khai tháclà : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Bunga Kêkoa + Các mỏ dầu và khí đốt có cả ở trên đất liền ( mỏ khí Tiền Hải) và ngoài khơi ( Lan Đỏ, Lan Tây) -Các mỏ dầu và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kainôzôi. Như vậy chúng được hình thành muộn hơn so với các mỏ than đá Câu hỏi 6: Hãy nêu sự phân bố ( tên mỏ và tên tỉnh) của một số khoáng sản sau : Than đá, sắt, bôxit, thiếc, apatit Trả lời : Khoáng sản Tên mỏ Tên tỉnh Than đá Vàng Danh,, Hòn Gai, Cẩm Phả Quỳnh Nhai Lạc Thuỷ Phấn Mễ Nông Sơn Quảng Ninh Điện Biên Ninh Bình Thái Nguyên Quảng Nam Sắt Trại Cau Tùng Bá Văn Bàn, Quí Xa Thạch Khê Thái Nguyên Hà Giang Yên Bái Hà Tĩnh Bôxit Măng Đen Đak Nông Di Linh, Đà Lạt KônTum Đăk Nông Lâm Đồng Thiếc Tĩnh Túc Sơn Dương Quỳ Châu Cao Bằng Tuyên Quang Nghệ An Apatit Cam Đường Lào Cai Câu7: Xác định tên, địa điểm, năm công nhận của 5 di sản ( vật thể) thiên nhiên, văn hoá thế giới ở nước ta: Tên di sản Địa điểm Năm công nhận Cố đô Huế Vịnh Hạ Long Phố cổ Hội An Di tích Mĩ Son Phong Nha- Kẻ Bàng Thừa Thiên – Huế Quảng Ninh Quảng Nam Quảng Nam Quảng Bình 1993 1994 1999 1999 2003 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu 1 : Hãy phân tích sự đa dạng hoá của địa hình đồi núi nước ta . Độ cao của địa hình nước ta đã ảnh hưởng đén sự phân hoá đất như thế nào? I. Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi Đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích của đất nước , phân hoá đa dạng a. Vùng Đông Bắc - Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi ven biển tỉnh Quảng Ninh, là vùng đồi núi thấp - Nổi bật với các cánh cung lớn : Từ Tây Bắc xuống Đông Nam có các cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra có núi hướng Tây Bắc- Đông Nam ( dãy Con Voi, Tam Đảo ) - Địa hình cao về phía Bắc và Tây Bắc , thấp dần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển rộng,.Các đỉnh núi cao trên 1500 m ( Pu Tha Ca ( 2274m), Kiều Liêu Ti ( 2402),Mẫu Sơn ( 1541m), PhiaUắc ( 1930) và một số sơn nguyên ( Đồng Văn ) ở phía bắc . Giữa có độ cao khoảng 600m, về phía đông độ cao giảm xuống còn khoảng 100m b. Vùng Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là i vùng núi đồ sộ nhất nước ta với những dãy núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở - Hướng núi TB-ĐN ( dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao - Địa hình nghiêng từ TB-ĐN có sự phân hoá rõ: + Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ được coi là nóc nhà của Viet Nam với đỉnh Phan xi păng cao 3143m + Phía Tây là các dãy núi cao kế tiếp nhau + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi , sơn nguyên và cao nguyên đá vôi + Ngoài ra còn có các đồng bằng nhỏ, nằm giữa vùng cao( Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ ) c.Vùng Trường Sơn Bắc + Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các đỉnh núi cao có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp + Gồm các dãy núi sông sông và so le nhau theo hướng TB ĐN cao ở hai đàu và thấp giữa Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An , phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị . Mạch núi Bạch Mã phía nam đâm ngang ra biển d.Trường Sơn Nam : Gồm các khối núi và cao nguyên -Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung bộ đồ sộ với những đỉnh núi cao trên 2000m, Có hai sườn khong đối xứng , sườn đông hẹp dốc , có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên các vũng , vịnh. Sườn tây thoải, có một số đèo rhấp Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của Trường Sơn Nam , rộng lớn và có tính phân bậc : Plây cu, Đăk Lăk ; Mơ Nông, Di Limh e. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi trung du Bắc bộ - Đông Nam bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ, đến ĐBSCL là vùng đồi gò lượn sóng có độ cao từ 600 ( phía bắc), đến 20-100m (phía nam) TDBB là vùng đồi thấp ( dưới 200m) mang tính chuyển tiếp từ miền núi và đồng bằng 2Ảnh hưởng của độ cao tới sự phân hoá đất : Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiểm 85%, trên 200m chỉ 1%. Do vậy sự phân hoá đất có sự khác nhau - Ở vùng núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn ( 75% diện tích đất tự nhiên) - Từ độ cao 500-600m đến 1600-1700 ,nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi ( đất mùn feralit) từ 1600-1700 quanh năm có mây mù lạnh ẩm, quá trình fera lít chấm dứt hoàn toàn , có đất mùn thô trên núi cao ( đất mùn trên núi cao) Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ( AL trang 13) Trả lời Khái quát: về vị trí của miền Vị trí: Bắc giáp TQ, Tây giáp vùng Tây Bắc, Nam giáp vùng Bắc Trung bộ, đông giáp vịnh Bắc bộ . Đặc điểm chung của địa hình : - Gồm 2 bộ phận, đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích ở đồng bằng phía nam - Hướng nghiêng chung của địa hình: TB-ĐN - Do vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ tứ(tân kiến tạo), nâng mạnh ở phía Tây và phía Bắc , trong khi phàn phía Đông nam và nam là vùng sụt lún Đặc điểm từng dạng địa hình * Miền núi - Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền - Đồi núi phân bố ở phía Bắc - Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp , độ cao trung bình chủ yếu dưới 1000m, bộ phạn núi có đọ cao trên 1500 m chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phân bố ở phía Bắc ( vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn) - Hướng các dãy núi:Các dãy núi trong miền có hai hướng chính: + Hướng vòng cung là hướng chính của miền, thể hiện rõ nét qua cánh cung núi là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung này là do trong quá trìnhhình thành chịu tác động của khối núi Vòm Song Chảy ( hay khối Việt Bắc). Cũng do càng về phía Đông , Đông Nam thì cường độ nâng yếu dần, nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần + Hướng TB ĐN được thể hiện rõ nét qua hướng của của núi Con Voi. Hướng núi của dãy Con Voi là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn Đặc điểm hình thái địa hình: Các khối núi trong miền chủ yếu là núi già trẻ lại, các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải . Ngoài ra trong miền, đồi núi của miền còn xuất hiện các dạng địa hình caxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi * Miền đồng bằng - Miền đồng bằng của miền chiếm 1/3 diện tích - Đồng bằng phân bố ở phía nam, đông nam của miền, trong đó lớn nhất là ĐBBBộ -Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì,và cạnh kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình - ĐBBB được hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất miền Bắc là hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng - Địa hình đồng bằng trong miền bị chia cắt bởi một hệ thống đê, vì thế phàn đất trong đê không được bồi đắp hàng năm, mặc dù không bị ngập nước trong mùa lũ, nhưng đồng bằng vẫn có một số vùng địa hình trũng, thường xuyên ngập nước.Ngoài ra ở rìa phía bắc và nam của đồng bằng còn xuất hiện dạng địa hình núi sót - Hướng mở rộng phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra biển ở phía đông nam với tốc độ khá nhanh ( có nơi lên tới 100m) do lượng phù sa của các sông mang theo lớn, thềm lục địa nông và mở rộng Câu 3.Trình bày đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ ( AL trang 13) - Khái quát vị trí địa lí của miền : -Phía Bắc giáp với TQ, phía Đông giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp với miền Nam Trung Bộ và Nam bộ * Đặc điểm chung của địa hònh - miền gồm 2 bộ phận chính là : đồi núi và đồng bằng -Đhình miền núi chiếm 4/5 diện tíchcủa miền - Hướng nghiêng của địa hình :TB-ĐN do thời kì Tân kiến tạo phần phía Tây, Tây Bắc được nâng lên mạnh mẽ và cưòng độ nâng lên càng yếu dần về phía Đông, Đông Nam *Đặc điểm của từng dạng địa hình - Miền núi : đồi núi chiếm khoảng 4/5 diện tích , chủ yếu phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây +Đây là miền núi cao và đồ sộ , hiểm trở nhất nước ta với độ cao TB của các dãy núi là >1500m. Nổi bật là dãy HLSơn được coi là nóc nhà của Đông Dương với đỉnh Phanxipawng cao 3143m. Dãy TSBắc từ sông cả đến dãy Bạch mã dọc biên giới Việt Lào cũng có nhiều đỉnh cao trên 2000m như :Pulaileng 2711, Phu Hoạt 2452, Rào Cỏ 2235 +Hướng núi : có 2 hướng chính Hướng TB-ĐN : là hướng chính của miền thể hiện rõ nét nhất qua hai dãy núi lớn là HLS và TSBắc. Ngoài ra còn thể hiện qua một số dãy núi và cao nguyên chạy sông song theo hướng này như PUĐENĐINH, PUSAMSAO, các cao nguyên Mộc châu, sơn La. Hướng TB- ĐN của các dãy núi này được giải thích là do trong quá trình hình thành chịu tác động của khối nền cổchạy dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam như HLSơn, Sông mã, PuHoạt Hướng Tây Đông : Được thể hiện rõ nhất qua dãy Hoành Sơn, Bạch mã là các mạch núi TSBắc lan ra biển +Đặc điểm hình thái của địa hình :Các núi trong miền có độ chia cắt, độ dốc lớn. Ngoài ra trong miễn đồi núi còn có dạng địa hình Catxtơ(khối núi kẻ bàng), lòng chảo(Điện Biên ) và các cánh đồng giữa núi như Than Uyên, Mường Thanh - Miền đồng bằng + chỉ chiếm một diện tích nhỏ của miền, phân bố ở phía Đông, Đông Namcủa miền, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An. Hai đồng bằng này được bồi đắp bởi phù sa công Mã, sông Cả + Các đồng bằng khác của miền có diện tích nhỏ, càng vào phía nam diện tích càng hẹp dần do phần lớn các sông ở miền Bắc TBộ nhỏ, ngắn, dốc, ít phù sa + Đặc điểm hình thái của địa hình :địa hình trong miền hẹp dần theo chiều Bắc – Nam, các đồng bằng bị chia cắt nhau bởi các dãy núi ăn lan ra biển. Trong đồng bằng xuất hiện một số dải đồi, núi sót. + Hướng mở rộng và phát triển của đồng bằng : do lượng phù sa của các con sông ở đồng bằng không lớn nên tốc độ tiến ra biển hàng năm của đồng bằng nhỏ, nhất là các đồng bằng ở khu vực BTBộ Thềm lục địa của miền có xu hướng càng vào phía nam càng hẹp dần thể hiện qua sự lấn vào bờ của các đường đẳng sâu 20m và 50m Câu 4: So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - 1.Khái quát vị trí giới hạn của hai miền -Bắc và đông Bắc Bắc bộ nằm ở tả ngạn sông Hồngm giáp TQ phía Băc, vịnh Bắc bộ phía đông và đông Nam, giáp miền Tây Bắc ở phía Tây và Tây Nam - Tây bắc và Bắc Trung bộ giáp TQ ở phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ở phía Đông Bắc, biển Đông ở phía Đông, giáp Lào phía Tây 2. Giống nhau -Có đủ các các dạng địa hình: núi caom đồi, đồng bằng, lục địa - Địa hình đều là những vùng được tre lại do vận động Tân sinh - Có dải đồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển, do đó nhìn chung hướng nghiêng của nền địa hình là thấp dần ra biển - Địa hình có sự phân bậc rõ net, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đơíu gió mùa ẩm - Đồng bằng hàng năm vẫn tiêpa tục phát triển do những đồng bằng trẻ lại được hình thành từ kỉ Đệ Tứ 3,. Khác nhau * Đối với phần đồi núi - Xét về độ cao địa hình thì miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ nhìn chung thấp hơn so với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ + Nếu địa hình chung của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ là dướ 500m còn Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là trên 500m + Vùng Bắc và Đông Bắc Bắc bộ chỉ có một bộ phận nhỏ núi cao trên 2000m ở gần biên giới Việt Trung như Pu Tha Ca ( 2274m), Kiều Liêu Ti ( 2402), trong khi đó vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000m ở Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, như Phan xi păng (3143m), Phu Luông ( 2985), Rào Cỏ (2236) Độ dốc và độ cắt xẻ của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộcao hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ (qua lát cắt A-B ở , và C-D) Giải thích Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao hơn , độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn là do trong quá trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Việt –Lào do chịu tác động mạnh của hoạt động năng lên , còn vùng Bắc và và Đông BẮc Bắc bộ là ở rìa của khối nền Hoa Nam vững chắc,nên các vận động nâng lên ở đây yếu hơn - Hướng núi: + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ có hướng núi chủ yếu là các cánh cung mở rộng về phía Bắc, quay bề lồi ra biển và chụm đầu lại ở khối núi Tam Đảo ( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Trong miền cũng có một số dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN đó là dãy núi Con Voi nằm sát tả ngạn sông Hồng + Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộcó các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng TB-ĐN nhưHoàng Liên Sơn, Tam Điêp, Trường Sơn Bắc Giải thích Do trong quá trình hình thành lãnh thổ vùng núi phí Bắc và Đông Bắc BẮc bộ chịu sự qui định hướng của khối nền cổ Vòm Sông Cháy, nên có hướng là các cánh cung, còn vùng Tây Bắc Bắc bộ chịu sự qui định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt có hướng Tây Bắc ĐN, nên các dãy núi ở đây có hương TBĐN - Miền Bấc và Đông Bắc Bắc Bộ có một vùng đồi chuyển tiếp, cong ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, dạng địa hình này có xuất hiện nhưng sự chuyển tiếp rất đột ngột - Giải thích Do tần suất tác động nâng lên ở tây Bắc và Bắc Trung bộ lớn, nên các dãy núi cao, còn vùngBắc và Đông Bắc Bắcbộ tần xuất yếu và giảm dần , nên xuất hiện vùng trung du chuyển tiếp *Đối với phần đồng bằng - Miền Bắc và Đông Bắc có một đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn là ĐB BBộ ( hình thành từ vúngụt lún do phù sa của hai hệ thống S Hồng và S Thái Bình bồi đắp), còn miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ là dải đồng bằng nhỏ hẹp và có xu hướng hẹp dần khi vào Nam, do các dãy núi ăn ra sát biển, thềm lục địa nhỏ, phù sa sông không nhiều - ĐBBB có tốc độ lấn biển lớn hơn so với đồng bằng ven biển ở Tây Băca và Bắc Trung bộ: ĐBBB hàng năm tiến ra biển 80-100 m, còn ở TB và BTB có tốc độ tiến ra biển rất chậm do thềm lục đị hẹp, phù sa ít Như vậy , ta có thể thấy được sự khác biệt hai miền + TB và BTB có địa hình cao hơn do chịu tác động mạnh hơn của vận động tạo núi so với miền Bắc và ĐBBB:. Cũng do vận động tạo núi ảnh hưởng tới hai miền khác nhau mà TBvà BTB có độ dốc, độ cắt xẻ lớn hơn moiền Bắc và ĐBBB + Các hướng núi chính có sự khác biệt rõ nét trong khi ở Miền TB và BTB có hương TB-ĐN còn ở miền B vàĐBBB là các dãy núi hình vòng cung. Ngyuên nhân bới tác dụng định hướng của các mảng nền cổ + Tính chất chuyển tiếp giữa i vùng núi và đồng bằng ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ rất rõ nét trong khi ở miền TB và BTB lại không thể hịên rõ + Đồng bằng ở Bắc và Đông Bắc Bắc bộ rộng, phát triển nhanh hơn Tây Bắc và Bắc Trung bộ do sông ngòi nhiều phù sa hơn, tthềm lục rộng hơn Câu hỏi: Hãy phân tích đặc điểm địa hình, sông ngòi, đất, thực động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ - Vị trí địa lý của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Bắc: giáp cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc) - Tây: giáp Thượng, Trung Lào - Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bộ. Ranh giới là sườn Tây thung lũng sông Hồng và rìa Tây Nam Đồng bằng sông Hồng. - Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ranh giới là dãy Bạch Mã. - Đông: giáp Biển Đô - Địa hình - Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi thấp, cao nguyên, thung lũng sâu, đồng bằng ven biển, cồn cát, đầm phá và các đảo ven bờ. - Địa hình cao nhất Việt Nam. Núi đồi chiếm tỉ lệ lớn và phân bố chủ yếu ở phía tây bắc và phía tây. Đồng bằng tỉ lệ nhỏ phân bố ở duyên hải phía đông. - Hướng nghiêng của địa hình theo hướng TBĐNt (thể hiện theo lát cắt C – D). - Có nhiều dãy núi chạy theo hướng tây Bắc – đông nam (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tam Điệp), các dãy núi dọc theo biên giới Việt – Lào (dãy Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc ….). Phần lớn các dãy núi đều chạy từ cao nguyên Vân Quý và Thượng Lào. Một số dãy ăn lan ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã… - Có nhiều núi cao trên 2000 m (kể tên), phân bố tập trung ở dãy Hoàng Liên Sơn và sát biên biới Việt – Lào, Việt – Trung. Đỉnh Phanxipăng cao 3143m, được coi là “nóc nhà của Việt Nam”. - Có các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu ở Tây Bắc. Ở Bắc Trung Bộ có khối núi đá vôi Kẻ Bàng rộng lớn, nơi có động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới. Xen giữa các dãy núi có các thung lũng sâu, vách đứng, tạo nên sự hiểm trở của địa hình (thể hiện qua lát cắt C – D). Có một số đèo (kể tên) cắt qua một số dãy núi. - Có các đồng bằng đều tập trung ở duyên hải (kể tên). Đồng bằng tương đối thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều núi sót, hẹp ngang, bị các dãy núi ăn lan ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã) chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích đồng bằng thu hẹp dần từ Thanh Hoá đến Bình - Trị - Thiên. - Bờ biển tương đối bằng phẳng, ít vịnh, vũng, có các mũi đất nhô ra, nhiều cửa sông (kể tên), và cồn cát (điển hình là bờ biển tỉnh Quảng Bình). Bờ biển Thừa Thiên - Huế có dạng địa hình đàm phá khá độc đáo. Ven bờ có một số đảo nhỏ (kể tên). - Sông ngòi: - Mật độ sông ngòi dày đặc, có nhiều sông suối (kể tên các hệ thống sông). - Hướng chảy chủ yếu: tây bắc – đông nam. Phần lớn chiều dài của các sông (Đặc biệt ở Tây Bắc, nằm ở miền núi cao hiểm trở, nhiều thác ghềnh. - Đất:Có nhiều loại đất khác nhau: - Miền núi Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở khắp các miền đồi núi. - Đất feralit trên các loại đá vôi, chủ yếu trên cao nguyên Tà Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. - Rải rác ở Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị có đất feralit trên đá badan. - Trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt – Trung, Việt – Lào có các loại đất khác. - Đồng bằng: Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất. Ngoài ra, có đất cát ven biển, đất phèn và đất mặn phân bố ở vùng cửa sông ven biển. - Thực động vật - Phổ biến là rừng thường xanh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Độ che phủ rừng ở Bắc Trung Bộ cao hơn Tây Bắc. Động vật phong phú, đa dạng . thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh Năm học 2011 - 2 012 Đề chính thức M<: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (2,0 điểm )Địa lí. thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh Năm học 2011 - 2 012 Đề chính thức M<: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (2,0 điểm )Địa lí. thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh Năm học 2010 - 2011 Đề chính thức M<: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (2,0 điểm )Địa lí

Ngày đăng: 09/02/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w