1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

mỹ thuật 6 2013-2014 T1-4

12 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Ngày soạn : 14/08/2013 Ngày dạy : 20/08/2013 Tuần : 01 Tiết PPCT : 01 Vẽ trang trí I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thông qua bài học , học sinh nhận ra được vẽ đẹp của các họa tiết trang trí dân tộc của các vùng miền ở nước ta . 2. Kỹ năng: Học sinh vẽ lại được một số họa tiết dân tộc gần giống với mẫu , và vẽ màu tùy theo ý thích . 3. Thái độ: Học sinh biết trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh minh họa vẽ về một số họa tiết trang trí của dân tộc . - Tranh minh họa hướng dẫn từng bước thực hiện . 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập môn mỹ thuật : giấy vẽ , bút chì , thước , compa , màu vẽ … III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: - Điểm danh sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Không 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nghệ thuật trang trí luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày. Nói đến trang trí là nói đến họa tiết. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc sắc riêng về nghệ thuật trang trí nói chung cũng như đường nét của họa tiết nói riêng. Để hiểu rõ hơn và nắm bắt được đặc trưng tiêu biểu của họa tiết trang trí dân tộc, hôm nay thầy và các em cùng nghiên cứu bài “Chép họa tiết dân tộc”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - GV treo tranh vẽ các họa tiết dân tộc để học sinh quan sát : ? Họa tiết này là hình gì? ? Đường nét vẽ như thế nào? ? Em có nhận xét gì về bố cục? Các họa tiết này em thường thấy ở những nơi nào? H/s quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên Hình hoa lá chim thú … Chắc khỏe nhưng mềm mại. Bố cục đối xứng ,xen kẻ , nhắc lại . Thường thấy ở những ngôi đình, chùa … I. Quan sát nhận xét Các họa tiết trang trí dân tộc: 1. Nội dung 2. Đường Nét 3. Bố cục 4. Màu sắc Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ Treo tranh vẽ các hình họa tiết phóng to SGK lên bảng ? Để chép được họa tiết trước tiên ta làm gì? Treo hình minh họa các bước vẽ lên bảng hướng dẫn để h/s quan sát. Sau khi biết được đặc điểm của họa tiết, bước tiếp theo ta làm gì? Bước thứ ba ta làm gì? vẽ hình và vẽ màu Quan sát tìm ra đặc điểm của họa tiết -Quan sát . - Vẽ phác khung hình và đường trục Vẽ phác hình họa tiết bằng nét thẳng. Hoàn thiện lại hình vẽ và tô màu II. Cách vẽ 1. Quan sát nhận xét tìm ra đặc điểm của họa tiết. 2. Phác khung hình và đường trục 3. Phác hình họa tiết bằng các nét thẳng. 4.Hoàn thiện hình vẽ và tô màu Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh thực hành Giáo viên ra bài tập thực hành cho học sinh làm bài. Quan sát bao quát lớp, hướng dẫn cụ thể, trực tiếp đến học sinh. Đặc biệt là nhưng học sinh vẽ còn yếu Học sinh tập chung làm bài III. Thực hành: Bài tập : Em hãy quan sát và vẽ lại một họa tiết trang trí dân tộc mà em thích và vẽ màu 4. Củng cố: -G/v chọn thu một số bài của học sinh ở 4 nhóm dáng tranh lên bảng và đặt câu hỏi để HS quan sát trả lời -Quan sát bài bạn và đưa ra nhận xét. - Giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh. 5. Dặn dò: - BVH: Về nhà thực hành chép 1 hoặc 2 họa tiết trang trí dân tộc - BSH: SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI Bối cảnh lịch sử thời kỳ này như thế nào? Mỹ thuật nước ta thời kỳ này còn có những hiện vật gì? 6. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Ngày soạn : 19/08/2013 Ngày dạy : 27/08/2013 Tuần : 02 Tiết PPCT : 02 Thường thức mỹ thuật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức lịch sử Việt nam thời kì cổ đại. 2. Kỹ năng: HS hiểu thêm giá trị thẩm mỹ của người Việt cổ 3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp MT của dân tộc, từ đó thêm yêu thích và trân trọng vốn nghệ thuật cổ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh vẽ trong bộ ĐDDH mỹ thuật 6, một số tranh sưu tầm. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh bài viết trên sách báo, tạp chí có liên quan đến bài học III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Điểm danh sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra_ nhận xét và xếp loại một hoặc hai bài thực hành của học sinh. 3. Bài mới: Mỹ thuật luôn tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của XH loài người, và mỗi một dân tộc đều có nét văn hóa nghệ thuật riêng. Vậy dân tộc ta đã có quá trình phát triển về mỹ thuật như thế nào, và đã có từ khi nào, phát triển ra sao? Để hiểu được rõ hơn thì ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về bối ảnh lịch sử -Bối cảnh lịch sử Việt Nam ta có thể chia thành hai giai đoạn: Đồ đá và đồ đồng ? Vậy em biết gì về thời kỳ đồ đá? Là thời kỳ nguyên thủy chưa có sản xuất họ chỉ sống nhờ vào hái lượm… ? Vậy ở thời kỳ đồ đồng đã có gì mới? Có thể chia ra thành 4 giai đoạn nhỏ: Phùng Nguyên, Đồng Đậu ,Gò Mun, Đông Sơn Những hiện vật để lại cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của xã hội loài người, để tìm hiểu rõ hơn ta sang phần 2 Ở thời kỳ đồ đá, mỹ thuật Việt Nam đã có những hiện vật nào? Học sinh lắng nghe và trả lời I. Sơ lược bối cảnh lịch sử Là thời kỳ nguyên thủy con người chưa biết sản xuất chỉ biết săn bắt, hái lượm để sinh sống. Thời kỳ Hùng Vương đã phát triển nền văn minh lúa nước, xuất hiện các vật dụng bằng đồng … Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tì hiểu sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại Hình mặt người có đặc điểm gì? ? Vậy sang thời kỳ đồ đồng thì có những vật dụng gì mới? ?Thời kỳ Đồ Đồng này có những hiện vật gì, kể tên? Giáo viên treo tranh chụp một số hiện vật lên bảng để giới thiệu phân tích cho học sinh. ? Trên những vật dụng này có trang trí những gì? Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều đồ vật bằng đồng Học sinh lắng nghe và trả lời II. Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại 1. Thời kỳ đồ đá Hình mặt người con thú ở hang đồng nội ( Hòa Bình Thái Nguyên), hình mặt người trên Đá Cuội (Na Ca) Mặt người có đặc điểm trán nhăn cằm rộng 2. Thời kỳ đồ đồng Xuất hiện các vật dụng bằng kim loại Đồng và sắt. như: Rìu giáo dao găm đồ trang sức mũi lao đặt biệt là trống Đồng Đông Sơn độc đáo về hình dáng và các họa tiết trang trí trên trống đồng. Giáo viên treo tranh hình trống Đồng lên bảng để học sinh quan sát. Trống Đồng được tìm thấy ở đâu? Trên mặt trống có trang trí như thế nào? Họa tiết được sử dụng trang trí là những hình gì? Qua cách sử dụng hình trang trí ở mặt trống đồng ta thấy hình người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài. Qua đó ta thấy mỹ thuật Việt Nam là một nền nghệ thuật đặc sắc liên tục phát triển. Rìu, dao găm, mũi lao, giáo, Thạp Đào Thịnh, Trống Đồng … Những hình chữ S, hình kỷ hà trên dao găm, trang trí lễ hội trên Thạp Đào Thịnh … Đặc biệt là trống đồng Đông Sơn có nhiều họa tiết trang trí phong phú có trang trí đường viền Ở Đông Sơn -Thanh Hóa -Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh , tiếp dần ra ngoài là hình các đường viền trang trí chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ -Họa tiết sử dụng trang trí là người và con thú. 4. Củng cố: GV: Thời kỳ cổ đại Mỹ Thuật Việt Nam phát triển thành những giai đoạn nào? - Giai đoạn đồ đá có những hiện vật gì? Giai đoạn đồ đồng có những hiện vật gì? -Trống đồng được tìm thấy ở đâu? Mặt trống được trang trí như thế nào? (HS: Trả lời) 5. Dặn dò: -BVH: Về nhà học thuộc bài và trả lời hai câu hỏi sách giáo khoa -BSH: Bài 3: Luật xa gần: Tìm hiểu thế nào là đường tầm mắt? Thế nào là điểm tụ? Tự quan sát các vật cùng loại cùng kích thước (như hàng cột điện, hàng cây, con đường, hành lan …) nhưng ở cự li xa ,gần khác nhau sẽ thấy như thế nào ? 6. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Ngày soạn : 28/08/2013 Ngày dạy : 03/09/2013 Tuần : 03 Tiết PPCT : 03 Vẽ theo mẫu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp h/s hiểu và nắm được cơ bản về luật xa gần 2. Kỹ năng: H/s hiểu và nắm được cơ bản về luật xa gần 3. Thái độ: Học sinh thấy được sự phong phú tinh tế của luật xa gần II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Tranh phóng to minh họa đường tầm mắt (ĐDDH mỹ thuật 6) -Một số hình minh họa luật xa gần (ĐDDH mỹ thuật 6) 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập môn mỹ thuật III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Điểm danh sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra_ nhận xét và xếp loại một hoặc hai bài thực hành của học sinh. 3. Bài mới: Mọi vật trong cuộc sống xung quanh chúng ta sẽ thay đổi về kích thước nếu chúng tat thay đổi về khoảng cách, gốc độ nhìn. Khi ta ở gần hoặc khi ta ở xa vật thì mắt ta sẽ cảm nhận kích thước của các vật như thế nào. Để hiểu được thì chúng ta vào bài hôm nay: “ Luật xa gần” Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét Treo tranh minh họa luật xa gần lên bảng Nhìn tranh em thấy những vật ở gần như thế nào? Những vật ở xa thì như thế nào ? *Mọi vật trong không gian ta nhìn thấy, những vật ở gần thì to cao và rõ hơn, những vật ở xa thì sẽ thấp nhỏ và mờ hơn Học sinh quan sát -Ở gần thì vật to hơn cao hơn và rõ hơn ,ở xa thì vật nhỏ thấp và mờ hơn I. Quan sát, nhận xét. Những vật cùng loại cùng kích thước thì vật ở gần to cao và rõ hơn, vật ở xa thì nhỏ thấp và mờ hơn, vật ở trước che khuất vật ở sau. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về điểm tụ và đường tầm mắt Treo tranh minh họa đường tầm mắt. Tranh này vẽ cảnh những gì? Ranh giới ở giữa trời và đất, trời và biển ntn? Đường thẳng đó gọi là gì? Vậy đường tầm mắt là gì Đứng giữa những cảnh rộng như: cánh đồng, biển cả… ta thấy đường ngăn cách giữa trời và đất, trời và biển đó là đường chân trời và đường này ngang với tầm mắt chúng ta nên gọi là đường tầm mắt. Đường này còn phụ thuộc vào vị trí của người vẽ có thể cao, thấp hay ngang bằng. Giáo viên treo tranh minh họa hình điểm tụ lên bảng. Em thấy điểm tụ nằm ở đâu? Các đường thẳng trên những vật này có chiều hướng song song với mặt đất thì có chiều hướng như thế nào? Cảnh cánh đồng trời biển Ranh giới tiếp xúc nhau tạo thành một đường thẳng còn gọi là đường tầm mắt. Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mặt đất với bầu trời còn gọi là đường chân trời. Nằm trên đường tầm mắt Hướng về chiều sâu thì càng nhỏ và dồn về một điểm . Hướng xuống đường tầm mắt Hướng lên đường tầm mắt. II. Đường tầm mắt và điểm tụ 1. Đường tầm mắt Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mặt đất với bầu trời còn được gọi là đường chân trời - Trong tranh đường tầm mắt có thể thay đổi phụ thuộc theo vị trí của người vẽ. 2. Điểm tụ -Các đường thẳng song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, tường nhà xe tàu… hướng về chiều sâu thì càng xa càng thu hẹp và tụ lại tại một điểm đó là điểm tụ. Các đường thẳng nằm phía trên đường tầm mắt thì như thế nào? Các đường thẳng nằm phía dưới đường tầm mắt thì như thế nào? Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hành Giáo viên ra bài tập thực hành cho học sinh làm bài. Quan sát bao quát lớp, hướng dẫn cụ thể, trực tiếp đến học sinh. Đặc biệt là nhưng học sinh vẽ còn yếu Học sinh tập chung làm bài III. Thực hành: Bài tập : Vẽ hàng cây hàng cột điện 4. Củng cố: -Vì sao đường tầm mắt còn được gọi là đường chân trời? -Điểm tụ nằm ở đâu? -Vì sao có tranh vẽ thì đường tầm mắt lại cao còn có tranh vẽ thì đường tầm mắt lại thấp? * Học sinh trả lời theo câu hỏi củng cố của giáo viên. 5. Dặn dò: *Bài vừa học: Về nhà học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK? Về nhà tự quan sát hàng cây, con đường hàng cột điện *Bài sắp học : Về nhà xem trước baì 4 “Cách vẽ theo mẫu” Thế nào là vẽ theo mẫu? Cách vẽ theo mẫu như thế nào? Tự đặt mẫu và tập quan sát ở các gốc độ khác nhau. 6. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Ngày soạn : 04/09/2013 Ngày dạy : 10/09/2013 Tuần : 04 Tiết PPCT : 04 Vẽ theo mẫu ( tiết 1 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm về vẽ theo mẫu và cách vẽ theo mẫu 2. Kỹ năng: Học sinh biết cách vận dụng những phương pháp vẽ theo mẫu vào thực hành vẽ theo mẫu 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh cách nhìn cách vẽ có khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh minh họa một số hình vẽ theo mẫu (đddh MT 6) Mẫu vẽ 2. Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy … III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Điểm danh sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra_ nhận xét và xếp loại một hoặc hai bài thực hành của học sinh. Thế nào là đường tầm mắt? TL: Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mặt đất với bầu trời còn gọi là đường chân trời. Đường tầm mắt có thể thay đổi theo vị trí của người vẽ . 3. Bài mới: Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng trong môn học Mĩ Thuật. Để vẽ được mẫu một cách chính sát sinh động thì đòi hỏi chúng ta phải nắm vững luật xa gần và cách vẽ theo mẫu. Trong tiết học ở tuần vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về luật xa gần và tiết hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu cách vẽ theo mẫu. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng [...]... “Cách vẽ tranh đề tài” - Thế nào là tranh đề tài? - Cách vẽ tranh đề tài có những bước nào? - Có những hoạt động nào thể hiện đề tài học tập - Chọn một nội dung thể hiện đề tài học tập mà em thích nhất 6 Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… . -Tranh phóng to minh họa đường tầm mắt (ĐDDH mỹ thuật 6) -Một số hình minh họa luật xa gần (ĐDDH mỹ thuật 6) 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập môn mỹ thuật III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: . mới: Mỹ thuật luôn tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của XH loài người, và mỗi một dân tộc đều có nét văn hóa nghệ thuật riêng. Vậy dân tộc ta đã có quá trình phát triển về mỹ thuật. trí dân tộc - BSH: SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI Bối cảnh lịch sử thời kỳ này như thế nào? Mỹ thuật nước ta thời kỳ này còn có những hiện vật gì? 6. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Ngày

Ngày đăng: 08/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w