Cảm nhận Bầu cử QH

9 167 0
Cảm nhận Bầu cử QH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU NỘI DUNG: I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. II/ CÁC BÀI HÁT - PHÓNG SỰ TUYÊN TRUYỀN. 1. Bài hát: Cùng nhau ta đi bầu. Bài hát: Gởi trọn niềm tin 2. Tìm hiểu Quốc hội qua các thời kỳ. 3. Phóng sự tuyên truyền: 3.1. Bác Hồ với công tác bầu cử. 3.2. Ký ức ngày bầu cử đầu tiên: Nơi như ngày hội 3.3. Tuyên truyền phòng văn hoá thông tin Q. Tân Phú III/ CẢM NGHĨ CỦA BCH CHI ĐOÀN PHAN BỘI CHÂU VỀ NGÀY BẦU CỬ. Trang 1 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên thanh niên và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND Thành phố khoá VIII nhiệm kỳ 2011 – 2016. - Phát huy tính xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong hoạt động tuyên truyền và tham gia tổ chức bầu cử. - Công tác tuyên truyền phải được thực hiện lan toả, sâu rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân và vận động người dân lựa chọn bầu ra những người có tài - đức, xứng đáng tham gia vào Quốc hội và HĐND thành phố. II/ CÁC BÀI HÁT - PHÓNG SỰ TUYÊN TRUYỀN. 1. BÀI HÁT Trang 2 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU 2. QUỐC HỘI QUA CÁC THỜI KỲ Khóa I (1946-1960) Bầu ngày 6-1-1946. Tổng số đại biểu: 403 (đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70) Khóa VII (1981-1987) Bầu ngày 26-4-1981. Tổng số đại biểu được bầu: 496 Khóa II (1960 - 1964) Bầu ngày 8-5-1960. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91. Khóa VIII (1987-1992) Bầu ngày 19-4-1987. Tổng số đại biểu được bầu: 496 Khóa III (1964-1971) Bầu ngày 26-4-1964. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87. Khóa IX (1992-1997) Bầu ngày 19-7-1992. Tổng số đại biểu được bầu: 395 Khóa IV (1971-1975) Bầu ngày 11-4-1971. Tổng số đại biểu được bầu: 420 Khóa X (1997-2002) Bầu ngày 20-7-1997. Tổng số đại biểu được bầu: 450 Khóa V (1975-1976) Bầu ngày 6-4-1975. Tổng số đại biểu được bầu: 424 Khóa XI (2002-2007) Bầu ngày 19-5-2002. Tổng số đại biểu được bầu: 498 Khóa VI (1976-1981) Bầu ngày 25-4-1976. Tổng số đại biểu được bầu: 492 Khóa XII (2007-2011) Bầu cử ngày 20-5-2007 Tổng số đại biểu được bầu: 493 Trang 3 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU 3. PHÓNG SỰ TUYÊN TRUYỀN 3.1 Bác Hồ với công tác bầu cử ( Theo Web Giáo dục thời đại ) Ngày 22 tháng 5 tới đây, toàn dân ta đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 Ngày 22 tháng 5 tới đây, toàn dân ta đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016- Đây là cuộc bầu cử nhằm phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh. Nhân sự kiện trọng đại – ngày hội toàn dân thể hiện quyền làm chủ của mình – một trong những quyền thiêng liêng mà lúc sinh thời Hồ Chủ tịch kiên trì phấn đấu quên mình vì dân, vì nước để cho ai cũng được thực hiện quyền bầu cử, chúng ta ôn lại một vài quan điểm của Người về công tác bầu cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính Bác Hồ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời đã đề nghị sớm có một cuộc bầu cử để thông qua hiến pháp, Người nói: “…Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị chính phủ phải có tổ chức càng sớm càng hay, cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu!” (trích “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch”, Nhà xuất bản Sự Thật, tập 1) . Khi được Chính phủ ủng hộ, toàn dân ta đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, những lời kêu gọi thiết tha của Người đến nay vẫn âm vang trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII hôm nay: “… Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày sung sướng của đồng bào ta và ngày mai là ngày tổng tuyển cử … Ngày mai tất cả các bạn cử tri nhớ đi bầu cử. Ngày mai mọi người đều vui vẻ hưởng quyền lợi của người dân độc lập, tự do”. Lật lại những trang sử vàng dầu sôi, lửa bỏng “ngàn cân treo sợi tóc” những năm đầu của chính quyền nhân dân non trẻ, chúng ta thật cảm kích trước việc Bác Hồ kính yêu trong bộn bề công việc vẫn đặt lên hàng đầu công tác bầu cử, Người thiết tha kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đi bỏ phiếu, Người không chỉ quan tâm đến việc động viên nhân dân sử dụng quyền dân chủ cơ bản của mình mà còn ân cần giải thích rất rõ ràng để mọi người dễ hiểu, dễ nghe, nắm được tầm quan trọng của quyền bầu cử; Người nói “…Trước hết, tôi xin tóm tắt Luật bầu cử của ta thật là dân chủ. Tất cả các công dân gái cũng như trai, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, tự do lựa chọn người thay Trang 4 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU mặt mình…”. Không chỉ có quan điểm đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bầu cử, một khi quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia công việc Nhà nước của nhân dân được bảo đảm, Bác Hồ luôn có chủ trương điều chỉnh, sửa đổi pháp luật, làm cho nó phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đọan mới. Không chỉ gương mẫu trong việc xây dựng pháp luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, không chỉ là người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khai sinh ra nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn là tấm gương mẫu mực, ngời sáng trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về công tác bầu cử. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới, vì kính trọng, suy tôn Người là công dân số một của đất nước, có người đã viết thư đề nghị Bác không phải ra ứng cử, người thì đề nghị Bác ra ứng cử ở địa phương mình… Bác Hồ của chúng ta đều rất trân trọng và viết thư trả lời rất thân ái: “…Tôi rất cảm động trước tình cảm của đồng bào… nhưng tôi là là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên tôi không thể vượt ra khỏi thể lệ của tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ của người dân trong cuộc tổng tuyển cử.” Ôn lại tấm gương của Bác Hồ kính yêu trong công tác bầu cử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta càng tâm niệm, nguyện ra sức học tập, rèn luyện và công tác, phấn đấu bằng mọi giá đi theo con đường mà Người đã chọn, quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; phát động một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, thông qua cuộc bầu cử lần này làm dấy lên phong trào thi đua xây dựng cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, xây dựng các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên đường hội nhập vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 3.2 Ký ức Ngày bầu cử đầu tiên: Nơi nơi như ngày hội THEO TRANG ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VN “Cuộc Tổng tuyển cử và Hiến pháp năm 1946 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý để xây dựng đất nước hôm nay.” Cụ Nguyễn Văn Trân, người đã từng trải qua nhiều trọng trách trong cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước (nguyên Bí thư Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII…) nhấn mạnh điều đó khi nhắc lại những ký ức về Ngày bầu cử Quốc hội 6/1/1946. Bước vào tuổi 94, Cụ Nguyễn Văn Trân vẫn giữ được sự minh mẫn và giọng nói điềm đạm, mạch lạc. Cụ kể chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Bác Hồ đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, để bầu ra Quốc hội. Bác bảo Quốc hội là cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân. Quốc hội sẽ cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp Dân chủ Chính phủ lâm thời nhất trí và bầu Bác Hồ làm Chủ tịch Ủy ban Bầu cử. Về ngày bầu cử, ban đầu được được ấn định vào ngày 23/12/1945. Nhưng do còn rất nhiều công việc phải chuẩn bị, Chính phủ đề nghị hoãn ít ngày, Bác Hồ đồng ý nhưng Bác cho rằng không nên chậm quá, nếu tháng12 không thể tiến hành thì phải tiến hành ngay trong tháng 1/1946… Trang 5 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU Theo cụ Nguyễn Văn Trân, đây là lần đầu tiên người dân biết sử dụng quyền công dân của mình nên nơi nơi đều như ngày hội lớn. Ngay từ sáng sớm, tại các điểm bỏ phiếu đã có đông đảo người dân mặc quần áo đẹp, đứng xếp hàng chờ. Các tổ chức chính quyền cấp phường, xã mang hòm phiếu đến tận nhà và bệnh viện để những người ốm đau, bệnh tật không thể đi lại vẫn có thể bỏ phiếu, sử dụng quyền lợi của mình… Quê ở Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh, nhưng năm đó, ở tuổi 29, với trách nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc Bộ, anh thanh niên Nguyễn Văn Trân được tổ chức giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội tại Nam Định. Nhắc lại chuyện xưa, cụ Trân trầm ngâm kể cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên không phải là cuộc bầu cử bình thường mà đây là cuộc đấu tranh quyết liệt về quân sự, chính trị dựa vào sức dân. Bởi hoàn cảnh lúc đó đặc biệt khó khăn. Tại miền Bắc, các thế lực phản động điên cuồng chống phá Tổng tuyển cử. Ngày ngày, chúng ôm súng canh gác các đường, các chợ, dọa nạt cử tri, âm mưu bắt cóc, ám sát các ứng cử viên do Việt Minh giới thiệu. Ngay ở Hà Nội, chúng mang cả tiểu liên đến Ngũ Xá ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm nhân dân treo cờ. Ở Miền Nam, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chúng dùng quân đội, cảnh sát, mật thám khủng bố nhân dân, cướp của, đốt nhà hòng ngăn cản tổ chức Tổng tuyển cử Nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phátxít Nhật gây ra làm chết hơn 2 triệu đồng bào vẫn để lại di chứng và 90% dân Việt Nam còn mù chữ đều là những cản trở cho cuộc bầu cử… Nhưng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn đó. Đó là tài lãnh đạo của Bác Hồ, là niềm tin và sự ủng hộ của đồng bào đối với 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đáng chú ý là các quy định trong các sắc lệnh về Tổng tuyển cử năm ấy thể hiện rõ các nguyên tắc tự do bầu cử, ứng cử của công dân. Những nguyên tắc về bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín được quy định rất cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, dễ nhớ, có thể thực hiện được ngay. Do vậy, mặc dù có những hy sinh, mất mát nhưng cuộc bầu cử đã thắng lợi hoàn toàn. Cả nước đã có 89% cử tri đi bỏ phiếu. Tại Thủ đô Hà Nội còn cao hơn thế. Cũng theo cụ Nguyễn Văn Trân, các khóa Quốc hội, bắt đầu từ Quốc hội khóa I đã làm được rất nhiều việc, quyết định nhiều kế hoạch xây dựng đất nước và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những quyết định của Quốc hội tiến triển theo tình hình đất nước, gắn bó với Chính phủ để lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi kỳ họp Quốc hội lại có bước đổi mới khác nhau. Đến nay, Quốc hội đã thực hiện dân chủ mở rộng, làm tốt các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và cả chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với các hoạt động của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Quốc hội cũng thường xuyên tổ chức tiếp dân, lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của nhân dân, xây dựng những điều Luật phù hợp với thực tế đời sống nhân dân. Cụ Nguyễn Văn Trân cũng cho rằng hiện nay, trình độ dân trí của Việt Nam ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải luôn đi sát nguyện vọng của dân, cần quan tâm đến việc giáo dục, bảo vệ sức khỏe cho người dân, phấn đấu đề nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và được thế giới công nhận. Tuy nhiên, nắm bắt thời cơ như thế nào để tạo một bước đột phá cho sự phát triển của đất nước, cũng như chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với giai đoạn dân số già… cũng đang là một thách thức đối với toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ./. Trang 6 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU 3. 3 Tuyên truyền bầu cử Nguyễn Ngọc Hùng - phòng Văn hóa và Thông tin quận. Đồng bào và các bạn thân mến. Ngày 21 tháng 01 năm 2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 vào ngày chủ nhật, 22 tháng 5 năm 2011. Đây sẽ là ngày hội của toàn dân, có ý nghĩa chính trị to lớn trong đời sống xã hội của đất nước. Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, nhân dân ta thực hiện quyền dân chủ của mình bằng cách lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho các tầng lớp dân cư, các thành phần xã hội vào Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, để thay mặt nhân dân thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhân dân sử dụng quyền của mình tổ chức ra nhà nước bằng cơ chế dân chủ, bầu ra những đại biểu xứng đáng nhất đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân trong các cơ quan quyền lực nhà nước, đó là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn những người bảo đảm tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho nhân dân tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước là yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa chính trị to lớn. Đồng bào và các bạn thân mến. Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội, hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây: Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước; Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước; Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước; Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia cũng như các vấn đề trọng đại của đất nước. Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây : 1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Trang 7 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU 2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; 5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; 6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương; 7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; 8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; 9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; 10. Quyết định đại xá; 11. Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; 12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; 13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước; 14. Quyết định việc trưng cầu ý dân. Đồng bào và các bạn thân mến. Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới, vừa có thuận lợi, vừa phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp diễn ra đồng thời trong cùng một ngày cũng đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có sự nổ lực rất cao, chuẩn bị rất kỹ, tổ chức thật chặt chẽ, khoa học. Lãnh đạo tiến hành thành công cuộc bầu cử là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm 2011. Đồng bào và các bạn thân mến. Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là dịp để nhân dân ta phát huy quyền làm chủ, sáng suốt lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Trang 8 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – Q.TÂN PHÚ – PHƯỜNG TÂN THÀNH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU - NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2011 - 2016. - BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI CÔNG DÂN. - CỬ TRI QUẬN TÂN PHÚ TÍCH CỰC THAM GIA BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2011 - 2016. III/ CẢM NGHĨ CỦA BCH CHI ĐOÀN PHAN BỘI CHÂU VỀ NGÀY BẦU CỬ Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Nhà nước bốn cấp, Trung ương có Quốc hội và Chính phủ, địa phương có HĐND và UBND. Hai chữ nhân dân đã khẳng định: Chính quyền thuộc về nhân dân, mọi quyền hành nằm ở nơi dân. Ngày 22 tháng 5 năm nay, cử tri cả nước thực hiện nghĩa vụ trọng đại, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2011-2016. Bầu người đại diện, thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của địa phương, đất nước là quyền lợi là nghĩa vụ của cử tri. Cuộc bầu cử Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú, hội đủ cả đức lẫn tài, có đủ năng lực, trình độ, xứng đáng là những người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị hết sức quan trọng và là ngày hội của toàn thể nhân dân. Trước thềm bầu cử, các cử tri, đặc biệt là thanh niên, mỗi người đều có những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ riêng nhưng ở họ đều có chung một niềm phấn khởi và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. BCH chúng tôi vinh dự được cầm lá phiếu để thực hiện quyền công dân của mình. Nhớ Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Thanh niên là rường cột của nước nhà”. Là những đoàn viên thanh niên, BCH chúng tôi nghĩ rằng thanh niên phải là lực lượng xung kích, đi đầu hăng hái tham gia bầu cử. Mỗi công dân, đặc biệt là thanh niên phải nhận thức sâu sắc được rằng đi bầu cử chính là thể hiện quyền và trách nhiệm thiêng liêng của công dân. Qua danh sách ứng cử viên lần này, chúng tôi cũng thấy rằng tỷ lệ cán bộ có trình độ học vấn đại học và trên đại học ngày càng được nâng cao. Đây là một điều hết sức đáng mừng. Chúng tôi cũng đã được tiếp xúc và được nghe chương trình hành động mà những ứng cử viên đã đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn. BCH chi đoàn Trường THCS Phan Bội Châu mong muốn rằng những kế hoạch, chương trình hành động ích nước, lợi dân đó sẽ không chỉ dừng lại ở lời nói mà sẽ sớm được triển khai thực hiện trong một thời gian không xa. Bên cạnh đó BCH Trường Phan Bội Châu cũng nhận thấy tỷ lệ ứng cử viên trẻ cũng rất nhiều. Tương lai của đất nước phụ thuộc vào chính họ, vào những người đoàn viên thanh niên mang trong mình sức mạnh của tuổi trẻ và niềm khát khao cống hiến. Việc lựa chọn những đại biểu thực sự xứng đáng vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là một việc không phải dễ, song BCH chúng tôi tin tưởng rằng với lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, nhân dân, cũng như thế hệ trẻ sẽ có sự lựa chọn sáng suốt. BCH chi đoàn Trường THCS Phan Bội Châu xin chúc ngày hội thành công tốt đẹp. BCH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS CL PHAN BỘI CHÂU Đại diện BCH: Vũ Thị Bích Hợp Trang 9 . NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2011 - 2016. - BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN. biểu được bầu: 420 Khóa X (1997-2002) Bầu ngày 20-7-1997. Tổng số đại biểu được bầu: 450 Khóa V (1975-1976) Bầu ngày 6-4-1975. Tổng số đại biểu được bầu: 424 Khóa XI (2002-2007) Bầu ngày 19-5-2002 Tổng số đại biểu được bầu: 498 Khóa VI (1976-1981) Bầu ngày 25-4-1976. Tổng số đại biểu được bầu: 492 Khóa XII (2007-2011) Bầu cử ngày 20-5-2007 Tổng số đại biểu được bầu: 493 Trang 3 ĐOÀN

Ngày đăng: 08/02/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan