Đồ án tốt nghiệp XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG CHO CÔNG TY MÁY TÍNH VẠN TÍN

75 1.3K 3
Đồ án tốt nghiệp XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG CHO CÔNG TY MÁY TÍNH VẠN TÍN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG CHO CÔNG TY MÁY TÍNH VẠN TÍN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Tổng quan về thiết kế Website Website là một tập hợp một hay nhiều web page. Yêu cầu để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin). Thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý Những phần nội dung thiết yếu của một website: Website thường có các phần nội dung sau: Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các liên kết Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem. Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này. Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác. Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh hoạTrang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. 1.1.1 Giới thiệu thương mại điện tử  Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) (ecommerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và www (World Wide Web tức những trang web hay website). Ví dụ: việc trưng bày hình ảnh hàng hóa, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là một phần của thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng v.v... .

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm đề tài vừa qua, dưới sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo Quách Xuân Trưởng cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin em đã hoàn thành công việc được giao. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trên chặng đường dài sắp tới. Đề tài này là một sự cố gắng rất nhiều, em đã cố gắng vận dụng các kiến thức đã học được trong những năm học vừa qua để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế cả về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm. Mặc dù đã có sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo nhưng chương trình của em vẫn chưa bao quát hết được những vấn đề nảy sinh, không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em cần có được sự bảo ban, đóng góp, giúp đỡ của giáo viên Quách Xuân Trưởng cũng như các thầy thầy giáo trong khoa và các bạn sinh viên để báo cáo này của em được hoàn thiện và có cơ hội phát triển. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 2 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đinh Công Hải 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1.Tổng quan về thiết kế Website 6 1.1.1 Giới thiệu thương mại điện tử 6 Khái niệm thương mại điện tử 6 Những đặc trưng của thương mại điện tử 7 Lợi ích của Thương mại điện tử 8 Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT 9 Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử 10 1.1.2. Giới thiệu lập trình PHP 12 1.1.3. Giới thiệu về Joomla 15 1.2. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL 17 1.2.1. Khái niệm về MySQL 17 1.2.2. Các kiểu dữ liệu trong MySQL 18 1.2.3. Các phát biểu và các hàm thông dụng trong MySQL 20 1.2.4. Các hàm xử lý chuỗi 20 1.2.5. Các hàm về xử lý thời gian 20 1.2.6. Các hàm về toán học 21 1.3 Giới thiệu UML 21 1.3.1.Sự phát triển của UML 22 1.3.2. Các phần tử của UML 22 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH 28 THIẾT KẾ HỆ THỐNG 28 2.1. Giới thiệu về Trung Tâm Máy tính Hà Anh 28 2.1.1. Cơ cấu tổ chức 28 2.1.2. Khảo sát hiện trạng 29 - Thông tin sản phẩm: Bao gồm thông tin tóm tắt và thông tin chi tiết. Thông tin tóm tắt hiển thị ở trang liệt kê sản phẩm, còn thông tin chi tiết thể hiện ở trang chi tiết sản phẩm. Trang tóm tắt thường có các thông số: + Tên sản phẩm, mã sản phẩm + Giá + Ảnh sản phẩm. Trang chi tiết thường có: + Tên sản phẩm, mã + Giá + Thông số sản phầm + Hình ảnh + Miêu tả + Đánh giá về sản phẩm (nếu có) + Các sản phẩm liên quan (nếu có) Và có các nút mua hàng, Quay lại, 31 - Trang tin tức: Tùy vào yêu cầu mà có thể làm tin tức 1 cấp hay nhiều cấp. Tin nhiều cấp là tin mà ở đó có sự phân loại tin (category) như: Tin thị trường, Tin Trung tâm , Tin khuyến mại, Sổ tay mua sắm, 31 2.1.3. Khảo sát quy trình nghiệp vụ 31 Quy trình thực hiện quản trị hệ thống của nhân viên quản trị 33 2.2. Các thông tin vào, ra của hệ thống 33 2.2.1. Các thông tin đầu vào 33 2.2.2. Các thông tin đầu ra 34 2.3. Phân tích hệ thống 34 2.3.1.Biểu đồ USE CASE 34 2.3.2. Đặc tả chi tiết từng ca sử dụng 37 - Ca sử dụng đăng ký thành viên 37 3 - Ca sử dụng xem chi tiết sản phẩm 40 - Ca sử dụng thêm sản phẩm vào giỏ 41 - Ca sử dụng xóa sản phẩm khỏi giỏ 43 - Ca sử dụng xem giỏ hàng 44 - Ca sử dụng đăng nhập hệ thống 45 - Ca sử dụng quản lý người dùng 47 - Ca sử dụng quản lý thành viên 50 - Ca sử dụng quản lý nhà cung cấp 52 - Ca sử dụng quản lý sản phẩm 56 2.3.3. Biểu đồ lớp 59 2.3.4. Biểu đồ hoạt động 63 2.4.Thiết kế hệ thống 64 2.4.1.Danh sách các bảng dữ liệu 64 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG WEBSITE 69 3.1. Cấu hình hệ thống 69 3.1.1. Yêu cầu hệ thống 69 3.1.2. Các chương trình phần mềm cần thiết cho thiết kế 69 3.2. Xây dựng Website 69 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 76 4 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi mà đời sống của con người ngày càng được cải thiện, thì những yêu cầu mà họ đặt ra đối với ngành Công Nghệ Thông Tin nói chung và ngành phần mềm nói riêng ngày càng khắt khe hơn trước. Trước đây, ý tưởng việc ngồi ở nhà lựa chọn những sản phẩm mình ưa thích và sẽ có người đến tận nhà gửi cho họ những thứ mà họ đã chọn lựa thì gần như là chỉ chuyện hoang tưởng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, mà đặc biệt là Internet, đã giải quyết cho những yêu cầu trên. Ở Việt Nam, cụm từ thương mại điện tử (TMĐT) chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và cũng có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu tiến hành thương mại điện tử trên Internet, nhưng do còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa phổ biến, thiếu hành lang pháp lý…nên thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ. Từ thực tế công việc và học tập, Em xây dựng một đề tài: Xây dựng Website bán hàng cho công ty Máy tính Hà Anh với hy vọng trong tương lai sản phẩm của em sẽ được ứng dụng thực tế. Nó giúp con người mua sắm một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chỉ cần vài cú click chuột và điền đầy đủ thông tin liên quan do hệ thống yêu cầu là khách hàng đã có thể đặt mua sản phẩm mình cần một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Quách Xuân Trưởng em đã hoàn thành đề tài này. Do thời gian ngắn và kiến thức lập trình còn có hạn, chương trình của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đinh Công Hải 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Tổng quan về thiết kế Website Website là một tập hợp một hay nhiều web page. Yêu cầu để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin). Thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in ) và không giới hạn phạm vi địa lý Những phần nội dung thiết yếu của một website: Website thường có các phần nội dung sau: Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các liên kết Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem. Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này. Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác. Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh hoạTrang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. 1.1.1 Giới thiệu thương mại điện tử  Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và www (World Wide Web - tức những trang web hay website). Ví dụ: việc trưng bày hình ảnh hàng hóa, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là 6 một phần của thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng v.v . Các loại hình giao dịch TMĐT: Business-To-Business (B2B): Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Business-To-Consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn goi là chính phủ điện tử, consumer-to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và mobile commerce (mcommerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động.  Những đặc trưng của thương mại điện tử So với các hoạt động thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số đặc điểm khác biệt cơ bản sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước. - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên gƯiới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử, mạng lưới thông tin chính là thị trường. Các cơ sở để phát triển TMĐT và các loại giao dịch TMĐT. Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: + Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc 7 v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn. + Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. + Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. + Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. + Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. + Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.  Lợi ích của Thương mại điện tử - Thu thập được nhiều thông tin: TMĐT giúp người tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. - Giảm chi phí sản xuất: TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn); theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. - Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. 8 Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn, nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn. - Xây dựng quan hệ với đối tác TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web) các thành viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ ) có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. - Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức : Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.  Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT - Thời cơ và thách thức Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí vừa phải, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh chóng tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập Internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển TMĐT. Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia TMĐT để: + Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình + Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường 9 + Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng + Mở kênh tiếp thị trực tuyến + Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu + Tìm cơ hội xuất khẩu Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thế kỷ này. Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu tư bây giờ thì cũng sẽ không bao giờ tiếp cận được. - Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT : Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển Internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước tập trung vào các vấn đề sau: + Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên. + Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau. + Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân. + Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT. + Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ. + Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT + Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vụ.  Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử Có nhiều cách để tiếp cận khái niệm thanh toán trực tuyến, một trong những cách tiếp cận dễ hiểu nhất là: “Thanh toán trực tuyến là quá trình trả tiền thông qua các loại thẻ thanh toán (Visa Card, Master Card…)” (Theo Website phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam). 10 Vấn đề quan trọng của một hệ thống TMĐT là có một cách nào đó để người mua kích vào phím mua hàng và chấp nhận thanh toán. Thanh toán là phần cốt lõi trong TMĐT và cần có cơ chế đảm bảo an toàn cao, làm sao cho bên bán nhận được số tiền khách hàng phải thanh toán, còn khách hàng thì nhận được hàng và không bị tiết lộ những thông tin về tài khoản của mình. Trên thực tế có rất nhiều hình thức thanh toán ứng dụng cho kinh doanh trực tuyến, đi kèm với nó là các giao thức đảm bảo an toàn, bí mật; trong bài báo cáo này em xin được tìm hiểu và trình bày về thanh toán thương mại điện tử bằng thẻ tín dụng quốc tế. Thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng gồm 6 công đoạn sau đây: - Công đoạn 1: Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website Thương mại điện tử). Doanh nghiệp cần nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng… - Công đoạn 2: Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích vào nút đặt hàng, từ bàn phím hay chuột của máy tính, để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp. - Công đoạn 3: Doanh nghiệp nhận lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, chủ thẻ….) đã được mã hóa đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn Doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). - Công đoạn 4: Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet ( Off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của Doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường giây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). - Công đoạn 5: Ngân hàng của Doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ 11 [...]... thông số đa số là còn khá thủ công - Danh sách các mặt hàng cần bán: Các Sản phẩm, linh kiện máy tính ,các thiết bị liên quan đến máy tính: + Linh kiện máy tính: Chip, Main , Bộ lưu trữ trong, ngoài,cạc màn hình, màn hình ,bàn phím ,chuột… + máy tính xách tay: IBM , HP ,Dell… + Máy Tính bộ, thiết bị văn phòng ,USB , MP3… + máy chiếu, máy ảnh , server… - Đối Tượng Khách hàng: chủ yếu là học sinh trên... tranh của tất cả các công ty, trung tâm lớn nhỏ … Hiện tại Trung tâm máy tính Hà Anh đang xây dựng một Website bán hàng trực tuyến để phục vụ khách hàng Tuy nhiên website chuẩn có thể phục vụ một lượng đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh Bắc Kạn, website xây dựng còn đơn giản chỉ dùng ở mức trưng bày sản phẩm tuy nhiên giao diện còn khó sử dụng với đa số khách hàng việc cập nhập mặt hàng cũng như các... Ngân hàng NN&PTNT Tỉnh Hòa Bình Trung Tâm Máy Tính Hà Anh ban đầu là của hàng mua bán máy vi tính cũ bắt đầu thành lập từ tháng 07/2007 trải qua 10 tháng hoạt động đã chuyển đổi lên mô hình Trung tâm từ lúc thành lập với tổng số nhân viên là 03 người làm việc trong một cửa hàng có diện tích > 50m2 ở Yên Thủy Hòa Bình, hiện nay chúng tôi đã có tổng số > 10 nhân viên Không những thế Trung Tâm Máy Tính. .. Ngân hàng sẽ dựa vào thông tin đó để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán Sau đó Ngân hàng sẽ gửi thông điệp thông báo tới doanh nghiệp - Sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin, khách hàng có thể xem lại, chỉnh sửa lại đơn hàng rồi gửi đơn hàng Hệ thống sẽ phản hồi thông báo cho Khách hàng biết là đơn hàng đã được gửi và cửa hàng sẽ liên hệ lại với khách hàng về việc thanh toán và giao hàng Nếu khách hàng. .. phẩm mới nhất Cụ thể bao gồm: - Cho phép tra cứu, xem thông tin về từng sản phẩm - Cho phép khách hàng lựa chọn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và thanh toán qua đơn hàng - Cho phép tra cứu, tìm kiếm các thông tin về thành viên - Cho phép khách hàng đóng góp ý kiến, bình luận, đánh giá chất lượng của sản phẩm - Cho phép khách hàng đăng ký thành viên của website - Cho phép ban quản trị cập nhật các... kiến khách hàng Chuyển tài khoản Gửi thông tin tới dịch vụ chứng thực thẻ và ngân hàng yêu cầu thanh toán Kiểm tra thẻ 35 Biểu đồ Use-Case mức chi tiết Trong phần dành cho khách hàng gồm có tác nhân khách hàng, ngân hàng, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và tổ chức phát hành thẻ, tác nhân này sẽ tham gia vào các Use-Case sau: Hình 2.1: Biểu đồ Use Case cho tác nhân khách hàng Trong phần dành cho nhân... trị đơn hàng: xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng, thanh toán và giao hàng với khách hàng - Quản trị các phương thức thanh toán: Thêm, xoá, cập nhật thông tin về các phương thức thanh toán - Quản trị danh mục Tỉnh/Thành phố: Thêm, xóa, cập nhật Tỉnh/Thành - Quản trị khách hàng: theo dõi thông tin về khách hàng, xóa khách hàng khỏi danh sách thành viên khi cần - Quản trị yêu cầu của khách hàng: xử... khách hàng chưa có tài khoản thì hệ thống sẽ chỉ đến trang đăng kí Sau đó khách hàng sẽ cung cấp các thông tin về việc giao hàng cũng như thanh toán với doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp mà có liên kết với các Ngân hàng để xây dựng một hệ thống thanh toán trực tuyến thì hệ thống đang hoạt động sẽ chỉ người dùng đến trang thanh toán để người dùng cung cấp các thông tin về tài khoản (hoặc thẻ) của họ ở Ngân hàng. .. so sánh được Hoạt động và phát triển của Hà Anh luôn luôn đi đôi với các chính sách và cam kết mang lại tiện lợi và lơi ích thiết thực nhất của khách hàng Hiện nay Hà Anh là một trong những trung tâm máy tính có uy tín cao đối với khách hàng Mục tiêu của Hà Anh là : - Trở thành trung tâm có hệ thống bán lẻ các thiết bị có qui mô, chuyên nghiệp và lớn nhất ở Hòa Bình và các huyện lân cận - Xây dựng. .. phẩm nào, Giá Sản phẩm, giá bán, thông tin khuyến mại, hình ảnh minh hoạ, số lượng trong kho, tên nhà sản xuất, Ngày nhập kho, Các thuộc tính , mô tả tóm tắt, kích thước, trọng lượng sản phẩm… (phục vụ cho việc tính giá thành vận chuyển) - Giỏ hàng lưu các thông tin về sản phẩm khách hàng chọn mua: tên sản phẩm, số lượng đặt mua, đơn giá và tổng trị giá các sản phẩm trong giỏ hàng Ngoài ra gồm các chức

Ngày đăng: 08/02/2015, 08:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • Sinh viên thực hiện

    • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1.1.Tổng quan về thiết kế Website

    • 1.1.1 Giới thiệu thương mại điện tử

    • 1.1.2. Giới thiệu lập trình PHP

    • 1.1.3. Giới thiệu về Joomla

    • 1.2. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

    • 1.2.1. Khái niệm về MySQL

    • 1.2.2. Các kiểu dữ liệu trong MySQL

    • 1.2.3. Các phát biểu và các hàm thông dụng trong MySQL

    • 1.2.4. Các hàm xử lý chuỗi

    • 1.2.5. Các hàm về xử lý thời gian

    • 1.2.6. Các hàm về toán học

    • 1.3 Giới thiệu UML

    • 1.3.1.Sự phát triển của UML

    • 1.3.2. Các phần tử của UML

    • CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH

    • THIẾT KẾ HỆ THỐNG

    • 2.1. Giới thiệu về Trung Tâm Máy tính Hà Anh

      • Quá trình hình thành và phát triển:

      • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan