Kể chuyện làm theo TT HCM

13 178 0
Kể chuyện làm theo TT HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bác Hồ là vị cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vừng Thái dương Con đang đi giữa đêm trường Bác là ngọn đuốc dẫn đường cho con. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – Người đã hy sinh cả cuộc đời để dành lấy độc lập tự do cho dân tộc. Cho dù hôm nay Người đã đi xa nhưng di sản Người để lại là vô giá. Đó là phong cách Hồ Chí Minh – một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả lại vừa thiết thực. Phong cánh ấy được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của người. Càng nghiên cứu ta càng thấy phong cách Hồ Chí Minh không phải để cho người đời ngợi ca , sùng bái mà là tấm gương để mọi người noi theo học tập . Chính vì điều đó, năm 2013 Bộ chính trị đã phát động phong trào học tập và làm theo gương Bác với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ Đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Hưởng ứng cuộc vận động trên, chi bộ và tập thể trường THCS Trưng Vương đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như : Thầy Lê Đình Cúc – miệt mài với công tác chuyên môn, Cô Phạm Thị Như Sương - một chủ tịch công đòan nhiệt tình năng nổ, cô Nguyễn Thị Sinh - hết lòng thương yêu các em học sinh . . . và nhiều tấm gương khác. Nhưng với chúng tôi, tấm gương sáng nhất về làm theo gương Bác đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Hòa – Bí thư chi bộ và cũng là hiệu trưởng nhà trường. Cô Nguyễn Thị Hòa sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở Hưng Yên. Năm 1977 là một năm đánh dấu bước ngoặc cuộc đời cô gắn với nghề dạy học. Đó là năm cô theo anh trai làm công tác A chi viện vào Nam học sư phạm. Trải qua 34 năm công tác trên đất Xuân Lộc với 30 năm làm hiệu trưởng qua 7 trường khác nhau, cô đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp trồng người ở vùng đất thân yêu này. Địa bàn xã Xuân Hiệp là một xã nghèo, nhiều khó khăn nên việc phụ huynh quan tâm đến học tập của con em còn hạn chế. Nắm bắt được tình hình thực tế này, cô Nguyễn Thị Hòa đã tổ chức nhiều đợt thăm hỏi, động viên gia đình các em học sinh nghèo, mồ côi. Nhất là các dịp lễ tết, cô đều có quà, gạo để tặng – thưởng khuyến khích cho các em. Ngoài ra cô còn xây dựng quỹ “con ong” – quỹ của cựu học sinh trường tặng thưởng cho học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học. Cụ thể năm học 2011 – 2012 quỹ này đã thưởng 17 triệu đồng cho nhiều học sinh nghèo của trường. Cô Hòa chia sẻ: càng đi sâu tìm hiểu học sinh trường mình càng phát hiện nhiều em có hoàn cảnh đặt biệt cần sự động viên khích lệ Chẳng hạn như em Nguyễn Hải Đăng lớp 6/4 năm học qua bị mắc căn bệnh hiểm nghèo phải tiếp máu hành tháng mà gia đình lại thuộc diện XĐGN rất khó khăn. Cô Hòa đã động viên thăm hỏi và phát động phong trào đội viên làm kế hoạch nhỏ xây dựng quỹ giúp bạn đến trường với suất học bổng hàng tháng cho Đăng. Cảm thông với hoàn cảnh của nhiều em, cô Nguyễn Thị Hòa đã trực tiếp đến thăm hỏi chia sẻ với gia đình các em lúc thì yến gạo, khi thì chai nước mắm. Cảm động nhất là câu chuyện của em Bùi Ngọc Đức. Năm 2009 – 2010 Đức học lớp 9/5 , mỗi lần được cô kiểm tra bài cũ thì Đức thuộc rất kỹ nhưng điều mà cô thấy lạ là tập vở của em lại ẩm mốc, lem nhem. Hỏi ra cô mới biết nhà của Đức chỉ có hai mẹ con nuôi nhau bằng nghề bán vé số. Khi nhà bị hư hỏng dột nát quá thì cũng không có tiền để sửa nên sách vở của Đức thường bị ướt mỗi khi trời mưa to. Không những thế, nhà em nhiều hôm không có hột gạo để nấu cơm đành phải nhịn đói đi học. Trăn trở trước mảnh đời như thế nên ngày 29 tết năm đó, cô Hòa đã kêu gọi thêm một số giáo viên nữa cùng mình đến thăm nhà Đức. Nhận bao gạo cô Hòa gởi tặng mà Đức rưng rưng nước mắt trong lời cảm ơn nghẹn ngào. Bây giờ, Đức đã đi làm công nhân nhưng mỗi khi em về thăm trường, thầy cô giáo cũ, em đều bùi ngùi xúc động về tấm lòng thương yêu của cô Hòa dành cho mình. Đức kể, những hạt gạo thấm đượm nghĩa tình của cô đã giúp Đức có một động lực lớn để vượt lên hoàn cảnh cố gắng đến trường. Không những đặc biệt quan tâm tới các em học sinh, cô Nguyễn thị Hòa còn luôn quan tâm đến hoàn cảnh , nguyện vọng của từng cán bộ giáo viên công nhân viên, cảm thông, sẻ chia và tạo điều kiện để họ công tác tốt. Sáng kiến xây dựng sổ “tấm lòng vàng” là một minh chứng. Có khi đó là việc ủng hộ con giáo viên ốm nặng, có khi đó là việc ủng hộ giáo viên bị tốc mái nhà sau cơn lốc . . .có thể nói những ngọn lửa cảm thông chia sẻ của tất cả giáo viên trong trường đều do cô Hòa nhóm lên. Điều mà mọi người quý cô hơn nữa là sự gần gũi, cởi mở của cô. Hầu như năm nào cô cũng tặng thơ, chúc tết tới tất cả cán bộ giáo viên trong trường. Bài thơ tuy chỉ có 4 câu nhưng đều gửi gắm bao điều tốt đẹp mà cô mong muốn tới mọi người. Ngoài ra chúng tôi còn thấy ở cô sự yêu đời, hòa đồng khi cô tham gia vào các hoạt động ngoại khóa với giáo viên và học sinh . Cho nên đối với giáo viên trong trường, cô như là một cánh chim đầu đàn. Còn đối với các em học sinh , cô như là một người mẹ hiền. Để từ đó, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cô Nguyễn thị Hòa, tập thể nhà trường chúng tôi luôn đoàn kết trong mọi hoạt động. Phải nói rằng: cô đã gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, biết lắng nghe ý kiến của tập thể để phát huy tính dân chủ của tập thể. Mọi kế hoạch hoạt động của nhà trường cô điều tham khảo ý kiến của hội đồng sự phạm đồng thời phát hy ý kiến sáng tạo của nhiều người. Tất cả các vấn đề đều được cô công khai minh bạch , rõ ràng. Sau khi học tập phong cách Hồ Chí Minh, cô Hòa cho rằng: phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Cô còn nhắc nhở: Mỗi giáo viên phải là tấm gương tự học, sáng tạo để trở thành gương sáng cho học sinh noi theo. Bản thân cô cũng luôn gương mẫu đi đầu trong việc làm tốt vai trò của một hiệu trưởng và bí thư chi bộ. Dù lớn tuổi song cô vẫn cố gắng tìm tòi học hỏi để sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để rồi buổi họp hội đồng hay buổi triển khai vấn đề gì trường chúng tôi đều có máy móc hỗ trợ rất nhiều. Nhờ có sự cố gắng này mà năm học 2012 – 2013 vừa qua , cô Nguyễn Thị Hòa đã được khen thưởng khi triển khai đề tài “ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy” cho toàn tỉnh. Cô còn có nhiều sáng kiến hay để nâng cao chất lượng học sinh . Chẳng hạn cô đã áp dụng việc phân công giáo viên truy bài học sinh vào đầu giờ và cuối buổi học. Đặc biệt, cuối buổi học nào cô cũng có mặt để phối hợp cùng với các giáo viên kiểm tra bài cho học sinh . Nhờ thế mà tình trạng đến lớp chưa học bài, làm bài đã giảm đi rõ rệt. Cô còn động viên giáo viên , học sinh làm theo gương Bác từ những việc nhỏ nhất: tự tay nhặt giấy loại bỏ vào thùng rác, chăm sóc bảo vệ cây xanh, thực hiện mỗi lớp nuôi heo đất để ủng hộ bạn nghèo. . . Cô còn hướng dẫn mỗi thầy cô, học sinh biết sử dụng tiết kiệm điện nước. Những việc này cô đều quán triệt và gương mẫu thực hiện. [...]... thấy rằng: cô như là một cánh chim đầu đàn, một tấm gương tiêu biểu cho chúng tôi noi theo Nhất là trong giai đoạn trường THCS trưng Vương đang tiếp tục xây dựng và giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia, chúng tôi nguyện sẽ rèn luyện và phấn đấu hơn nữa để mỗi thầu cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để tập thể trường THCS trưng vương chúng tôi là một vườn hoa đẹp trong vô số vườn . tấm gương để mọi người noi theo học tập . Chính vì điều đó, năm 2013 Bộ chính trị đã phát động phong trào học tập và làm theo gương Bác với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ. cô gắn với nghề dạy học. Đó là năm cô theo anh trai làm công tác A chi viện vào Nam học sư phạm. Trải qua 34 năm công tác trên đất Xuân Lộc với 30 năm làm hiệu trưởng qua 7 trường khác nhau,. bài cho học sinh . Nhờ thế mà tình trạng đến lớp chưa học bài, làm bài đã giảm đi rõ rệt. Cô còn động viên giáo viên , học sinh làm theo gương Bác từ những việc nhỏ nhất: tự tay nhặt giấy loại

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan