SKKN. Xây dựng bài học địa lí địa phương"Quỳnh Lưu quê em"

17 268 1
SKKN. Xây dựng bài học địa lí địa phương"Quỳnh Lưu quê em"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Xây dựng bài học địa lí địa phương “Quỳnh Lưu quê em”. I. Bối cảnh Trong công cuộc phát động đổi mới và nâng cao chất lượng GD toàn diện, ngành GD& ĐT đã không ngừng đổi mới: Đổi mới QLGD, đổi mới PPD - H vv nhằm mục đích nâng cao chất lượng đại trà toàn diện bước đầu đã thu được nhiều thành quả đáng mừng. Đặc biệt là những năm gần đây ngành GD đã đưa ra nhiều chủ trương chống học lệch (coi trọng 2 môn toán và tiếng Việt, xem nhẹ các môn học khác) nhằm mục đích phát triển toàn diện kiến thức kĩ năng cho HS. Là bậc học tiểu học thì việc dạy đúng, dạy đủ, dạy đều tất cả các môn trông chương trình là việc không thể thiếu giúp các em chiếm lĩnh các kiến thức toàn diện về tự nhiên - xã hội, về kĩ năng vốn sống, bồi dưỡng tình cảm, tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách con người mới của xã hội. Môn Địa lí là một môn học mà xưa nay vẫn bị coi là môn “phụ” trong chương trình dạy học ở tiểu học vì nhiều lí do: Môn học này chưa bao giờ đem lại cho các em thành tích được công nhận như môn toán, môn tiếng Việt; Chưa có cuộc thi nào về môn học này được tổ một cách công khai nghiêm túc. Về phía phụ huynh cũng không mặn mà với môn học này vì họ cũng nghĩ rằng đây không phải là môn học “chìa khoá” để mở cửa tương lai cho con cái của họ Trên thực tế thì môn Địa có vai trò không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS đặc biệt là ở là ở lứa tuổi tiểu học. Qua môn học này giúp HS có hiểu biết về thiên nhiên, về bản sắc văn hoá con người Việt Nam, về các danh lam thắng cảnh dọc miền đất nước Qua các bài học thực tiễn giúp các em hiểu được những khó khăn thuận lợi của đất nước. Những tiềm năng còn tiềm ẩn Từ đó tích luỹ nên kĩ năng sống làm hành trang vào đời cho các em sau này. Các em sẽ có những quyết định hợp lí thể hiện trách nhiệm của bản thân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cảm nhận và hiểu hơn vẻ đẹp của quê hương đất nước qua từng vùng miền, tự hào, hãnh diện với bạn bè năm châu về quê hương đất nước của mình. Vậy thì vai trò của môn Địa lí đâu có thua chị kém em so với các môn học khác trong quá trình hình thành nhân cách và kĩ năng cho trẻ thơ. Có chăng là ở góc khuất nào đó còn tiềm ẩn mà ta vô tình chưa khơi dậy. Trong thực tế khi dạy môn Địa lí thường chúng ta chưa khơi gợi cho HS khai thác đầy đủ nội dung cần ghi nhớ. Do đó chúng ta đã vô tình tạo ra “ lỗ hổng” về kiến thức cho các em: Học xong một vùng địa lí các em chưa nắm được vị trí địa lí của vùng đó cụ thể (tiếp giáp với vùng nào?, nước nào?, có mấy tỉnh? Là nhũng tỉnh nào? ) Đặc biệt là dịa lí địa phương mặc dù đã có thời lượng 2 tiết trên kì học nhung các em cũng không nắm dược nhũng kiến thức cơ bản về địa phương nơi mình sinh sống: Vị trí địa lí; lĩnh vực hành chính; mạng lưới giao thông; tiềm năng du lịch; giá trị văn hoá; 1 Kết quả khảo sát kiến thức về địa lí địa phương đối với HS lớp 5: TT Câu hỏi Số HS tham gia trả lời Số HS đạt YC trở lên Tỉ lệ % 2 Huyện Quỳnh Lưu có bao nhiêu xã, thị trấn? 60 15 25 3 Huyện Quỳnh Lưu có những Quốc lộ nào đi qua? 60 25 41,67 4 Xã em thành lập năm nào, có mấy thôn? Thôn nào có đường sắt đi qua? Có di tích lịch sử nào, ở đâu? 60 35 58,33 6 Quỳnh Lưu có những điểm du lịch nào? 60 30 50 7 Quỳnh Lưu có lễ hội nào? Kể tên 5 di tích LSVH cấp quốc gia ở huyện Quỳnh Lưu. 60 15 25 Nguyên nhân 1. Nguyên nhân từ giáo viên. Trong việc dạy học môn Địa lí hiện nay hầu hết GV chỉ chú trọng giới thiệu và hướng dẫn HS mở rộng khơi sâu nội dung của bài học theo SGK. Phần địa lí địa phương chưa có bài học được biên soạn cụ thể mà chỉ quy định thời lượng dành cho địa phương. Quỹ thời gian tìm tòi nghiên cứu các kiến thức về dịa phương còn quá tiết kiệm. Phương pháp truyền thụ chưa sinh động hấp dẫn và tâm lí quá tải còn nặng nề. 2, Nguyên nhân từ học sinh. Học sinh chưa thật sự đầu tư vào môn học vì Địa lí là một môn học mà xưa nay vẫn bị coi là môn “phụ” trong chương trình dạy học ở tiểu học. Môn học này chưa bao giờ đem lại cho các em thành tích được công nhận như môn toán, môn tiếng Việt; Chưa có cuộc thi nào về môn học này được tổ một cách công khai nghiêm túc. Đặc biệt là phần địa lí địa phương. II. Giải pháp: Xuất phát từ những nguyên nhân đã nêu trong quá trình dạy học và trải nghiệm thực tế chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp góp phần khắc phục những tồn tại khi dạy và học phân môn Địa lí lớp 4 phần địa phương giúp HS bổ sung thêm kiến thức về quê hương đất nước nơi mình dâng sống. Góp phần bồi dưỡng tình cảm và lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các em. 1. Áp dụng công nghệ trình chiếu trong dạy và học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học phần địa lí địa phương môn học này. 2. Xây dựng bài học về địa lí địa phương: QUỲNH LƯU QUÊ EM Nội dung bài học tập trung vào 3 lĩnh vực: - Hành chính - Giao thông - Tiềm năng du lịch Thời lượng bài học: 2 tiết Quỳnh Lưu là Huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An. Phía đông bắc huyện Quỳnh Lưu giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía tây nam giáp với huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành; Phía tây bắc giáp huyện Nghĩa Đàn, huyện Tân Kì và thị xã Thái Hoà; Phía đông nam giáp biển Đông. 2 Diện tích đất tự nhiên: 607,1km2; Dân số: 370600 người(2010) có các dân tộc kinh, Thổ, Thanh sinh sống. Đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 42 xã. Được phân thành các cụm xã. Có các tuyến quốc lộ 1A, 48A, 48B và hai tuyến đường sắt đi qua; Ngoài ra còn có 2 cảng nhỏ phục vụ nội địa. Hệ thống giao thông tỉnh lộ hương lộ liên xã liên thôn đang dần hoàn thiện. Quỳnh Lưu có khu du lịch Biển Quỳnh chạy dài từ Quỳnh Lập vào Tiến Thủy với bãi cát vàng, Hồ vực mấu, động Hang Dơi Quỳnh Tam. Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng giêng âm lịch đón hàng vạn lượt khách về cầu may. Xã Ngọc Sơn là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành lập năm 1981 là sự sát nhập HTX Tân Ngọc(Quỳnh Lâm) và HTX Đại Sơn(Nông trang Cầu Giát). Phía bắc giáp xã Quỳnh Tân, phía đông giáp xã Quỳnh Hoa, xã Quỳnh Mỹ và xã Quỳnh Lâm, phía nam giáp xã Dễn Lâm(Diễn Châu) phía tây giáp xã Quỳnh Châu. Là xã thuộc diện miền núi của huyện có diều kiện kinh tế khó khăn nhất huyện Quỳnh Lưu.Xã Ngọc Sơn có diện tích 28.76 km², với 12 xóm: 1, 2, 3, 4A, 4B, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Có tuyến quốc lộ 48B và tuyến đường sắt chiến lược Cầu Giát Nghĩa Đàn đi qua. Trên dia bàn xã có di tích lịch sử đền Vua Hồ. Hiện tại xã đang dốc sức để xây dựng nông thôn mới và mục tiêu đạt danh hiệu xã anh hùng trong thời kì đổi mới 3. Thiết kế bài dạy: QUỲNH LƯU QUÊ EM. I. Mục tiêu: Giúp HS biết vị trí địa lí huyên Quỳnh lưu; các đơn vị hành chính trực thuộc huyên theo cụm xã. Nắm được các tuyến giao thông chính của huyện (quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, đường sắt, đường thuỷ). Biết tiềm năng du lịch của huyện nhà qua một số cảnh đẹp,bãi tăm và các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng. 3 Nắm được những nét chính của xã Ngọc Sơn. GD: Tình yêu quê hương, niềm tự hào về quê hương mình. KNS: Xác định giá trị; Ra quyết định. GDMT: Có ý thúc bảo vệ và gìn dữ môi trường. II. Đồ dùng dạy học Phương tiện trình chiếu, các tranh ảnh tư liệu phục vụ bài học. III. Hoạt động dạy học: (Tiến trình dạy học) 1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí: GV chiếu bản đồ - HS quan sát - Chỉ vị trí huyện Quỳnh Lưu trên bản đồ? - Huyện Quỳnh Lưu tiếp giáp với những huyện nào, tỉnh nào? - Đọc thông tin bài học hãy nêu diện tích và số của huyện Quỳnh lưu? - Huyện Quỳnh Lưu có những dân tộc nào sinh sống? 2. Hoạt động 2: Các đơn vị hành chính huyện Quỳnh Lưu - Huyện Quỳnh Lưu có bao nhiêu xã, kể tên các xã mà em biết? GV giới thiệu lược đồ trình chiếu - HS quan sát: - Cụm bắc gồm các xã: Hoàng Mai; Quỳnh Vinh; Quỳnh Lộc; Quỳnh Lập; Quỳnh Trang; Quỳnh Dị; Mai Hùng. 4 - Cụm trung gồm các xã: Quỳnh Tân; Quỳnh Xuân; Quỳnh Văn; Quỳnh Hoa; Quỳnh Thạch; Quỳnh Yên; Quỳnh Thanh; Quỳnh Hậu; Quỳnh Đôi. - Cụm nam gồm các xã: Quỳnh Hồng; Thị trấn Cầu Giát (huyện lỵ); Quỳnh Diện; Quỳnh Giang; Quỳnh LâmQuỳnh Mỹ. 5 - Cụm biển gồm các xã Quỳnh Phương; Quỳnh Liên; Quỳnh Bảng; Quỳnh Lương; Quỳnh Nghĩa; Tiến Thủy; Quỳnh Minh. - Cụm đông gồm các xã: Quỳnh Hưng; Quỳnh Thọ; Quỳnh Bá; Quỳnh Ngọc; Quỳnh Thuận; Quỳnh Long; Sơn Hải; An Hòa. 6 - Cụm tây gồm các xã Quỳnh Thắng; Quỳnh Châu; Quỳnh Tam; Tân Sơn; Ngọc Sơn; Tân Thắng 3. Hoạt động 3. Giao thông chính a) Đường sắt có 2 tuyến: - Tuyến Thống nhất đi qua các xã: Hoàng Mai; Quỳnh Vinh; Quỳnh Trang; Mai Hùng; Quỳnh Tân; Quỳnh Hoa; Thị trấn Cầu Giát; Quỳnh Mỹ; Quỳnh Lâm; Quỳnh Giang. 7 - Tuyến chiến lược Cầu Giát- Nghĩa Đàn đi qua các xã: Thị trấn Cầu Giát; Quỳnh Mỹ; Quỳnh Lâm; Ngọc Sơn; Quỳnh Châu. b) Đường bộ có 4 tuyến - Quốc lộ 1A đi qua các xã: Quỳnh Thiện; Quỳnh Dị; Mai Hùng; Quỳnh Xuân; Quỳnh Văn; Quỳnh Thạch; Quỳnh Hậu; Quỳnh Hồng; Cầu Giát; Quỳnh Giang. - Quốc lộ 48A đi qua xã: Quỳnh Châu. - Quốc lộ 48B đi qua các xã: Thị trấn Cầu Giát; Quỳnh Mỹ; Quỳnh Lâm; Ngọc Sơn; Quỳnh Châu; Quỳnh Hồng; Quỳnh Bá; Quỳnh Ngọc; Quỳnh Thuận; Quỳnh Long. - Tỉnh lộ 537 đi qua các xã: Quỳnh Dị; Quỳnh Phương; Quỳnh Liên; Quỳnh Bảng; Quỳnh Lương; Quỳnh Bá; Quỳnh Minh; Quỳnh Nghĩa; An Hòa; Tiến Thủy. Và hệ thống hương lộ liên xã liên thôn. + Đường thuỷ: Với 3 cửa sông đổ ra biển và được nối với nhau bởi hệ thống kênh đào nhà Lê, giao thông đường thuỷ được nối thông suốt từ bắc xuống nam, từ tây sang đông huyện, hiện nay đã có một cảng cá ở cửa lạch Quèn phục vụ cho nghề cá rất phát triển ở đây, trong tương lai gần sẽ xây dựng cảng Đông Hồi để phục vụ cho các hoạt động công ngiệp ở phía bắc huyện. 4. Hoạt động 4, Tiềm năng du lịch a) Du lịch nghỉ dưỡng Quỳnh Lưu có khu du lịch Biển Quỳnh chạy dài từ Quỳnh Lập vào Tiến Thủy với bãi cát vàng, Hồ vực mấu, động Hang Dơi Quỳnh Tam. Hồ Vực Mấu 8 Bãi tắm Quỳnh Phương Đền Cờn Quỳnh Phương 9 b) Du lịch tâm linh. - Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương theo nhiều người dân đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thờ tứ vị vua Bà. Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng giêng âm lịch đón hàng vạn lượt khách khắp miền đất nước về cầu may. c) Các Di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn ở xã Quỳnh Văn; Đền Xuân Úc ở xã Quỳnh Liên; Đền Vưu ở xã Quỳnh Vinh; Đền Quỳnh Tụ; Nhà thờ hộ Hồ ở xã Quỳnh Đôi; Đình Tám Mái ở xã Quỳnh Thuận; Đình Làng Quỳnh Đôi ở xã Quỳnh Đôi; Đền Thượng ở xã Quỳnh Nghĩa; Đền Xuân Hoà ở xã Quỳnh Xuân. 5. Xã Ngọc Sơn GV trình chiếu lược đồ HS quan sát. HS chỉ vị trí xã Ngọc Sơn trên lược đồ huyện Quỳnh Lưu. 10 . trong dạy và học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học phần địa lí địa phương môn học này. 2. Xây dựng bài học về địa lí địa phương: QUỲNH LƯU QUÊ EM Nội dung bài học tập trung. viên. Trong việc dạy học môn Địa lí hiện nay hầu hết GV chỉ chú trọng giới thiệu và hướng dẫn HS mở rộng khơi sâu nội dung của bài học theo SGK. Phần địa lí địa phương chưa có bài học được biên soạn cụ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Xây dựng bài học địa lí địa phương “Quỳnh Lưu quê em”. I. Bối cảnh Trong công cuộc phát động đổi mới và nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 06/02/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • c) Các Di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan