Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
24,54 KB
Nội dung
! Cập nhật lúc: 3:44 - 01/07/2013 "#$%&'() *+!$,-. /%%012'34" 56789!:;(98 < => ! ?9@% ?9A ;B!>$%,C)DD4 E<F4G.5(G%4 1. Đặc điểm bài giới thiệu nghị quyết của Đảng - Nghị quyết là văn bản của một tổ chức, được thông qua trong đại hội hay hội nghị, sau khi thảo luận và quyết nghị về một hay nhiều vấn đề. Nội dung nghị quyết xác định mục tiêu, quan điểm, chủ trương và các giải pháp để giải quyết vấn đề đó trong thực tế. Các nghị quyết của Đảng cần thiết phải tổ chức, nghiên cứu, quán triệt để tạo sự thống nhất về nhận thức và trong tổ chức thực hiện. - Nghị quyết được xây dựng thường có 4 phần lớn là: + Đánh giá thực trạng tình hình: Trong phần này, nghị quyết thường đề cập đến thực trạng của vấn đề được đưa ra thảo luận và thông qua, bao gồm những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan của các thành tựu và yếu kém. Đối với các nghị quyết đại hội hoặc nghị quyết về một vấn đề đã thực hiện được trong một thời gian dài, có thể có phần bài học kinh nghiệm. + Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo. Trong phần này, nghị quyết xác định mục tiêu cần đạt được trong việc giải quyết vấn đề (có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài); quan điểm chỉ đạo khi giải quyết vấn đề đó. + Những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong phần này, nghị quyết thường trình bày các chủ trương, giải pháp lớn, gắn nhiệm vụ với giải pháp. + Tổ chức thực hiện. Trong phần này, cơ quan ban hành nghị quyết giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân để thực hiện nghị quyết, ấn định thời gian, cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả về cấp ban hành nghị quyết. Một số nghị quyết có phần mở đầu. Thông thường, phần mở đầu đưa những nội không chính yếu, nhưng cần thiết cho việc triển khai các phần tiếp theo của Nghị quyết. 2.Yêu cầu chung của một buổi giới thiệu nghị quyết, thể hiện trong đề cương - Làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức ban hành nghị quyết (lý do ban hành nghị quyết). - Làm rõ những nội dung cơ bản của nghị quyết, bao gồm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp được nêu ra trong nghị quyết. - Xác định rõ những công việc phải thực hiện (quy định trong nghị quyết) đối với tập thể và cá nhân; nhiệm vụ tuyên truyền trong nhân dân. 3. Bố cục của đề cương bài giới thiệu nghị quyết Phần thứ nhất: Đặt vấn đề (mở đầu) - Giới thiệu chung về nghị quyết: Nghị quyết của tổ chức nào, được ban hành khi nào. - Lý do ban hành nghị quyết: + Định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng (về nghị quyết Đại hội). + Để thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết của cấp ủy đảng cấp trên; cụ thể hóa quan điểm, chủ trương nghị quyết của Đại hội, của cấp ủy cấp trên để thực hiện trong thực tiễn ngành, địa phương, cơ sở. + Để giải quyết một vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra - Giới thiệu tóm tắt bố cục của nghị quyết. Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản của Nghị quyết - Đánh giá thực trạng tình hình + Thành tựu (hay những mặt đã làm được); + Yếu kém, khuyết điểm (hay hạn chế, thiếu sót). + Nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thành tựu, yếu kém, khuyết điểm. Có thể trình bày các nguyên nhân ngay trong phần trình bày thành tựu hoặc khuyết điểm, yếu kém. + Bài học kinh nghiệm (nếu có). - Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo * Mục tiêu: - Mục tiêu trước mắt. - Mục tiêu lâu dài. * Quan điểm chỉ đạo - Quan điểm 1: + Cơ sở lý luận của quan điểm + Cơ sở thực tiễn của quan điểm. + Nội dung quan điểm. - Quan điểm chỉ đạo 2 - Quan điểm chỉ đạo 3 - Chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp * Nhóm chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thứ nhất. - Nội dung của các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp. - Liên hệ về nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; * Nhóm chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thứ hai. * Nhóm chủ trương giải pháp thứ ba. - Tổ chức thực hiện + Nhiệm vụ chung. + Nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. + Nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân. - Về xây dựng chương trình hành động + Định hướng xây dựng chương trình hành động do nghị quyết và yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. + Định hướng xây dựng chương trình hành động gắn với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Phần thứ ba: Kết luận - Tác dụng của việc thực hiện nghị quyết đối với tình hình thực tiễn hiện đang diễn ra trong xã hội. - Tác dụng của việc thực hiện nghị quyết trong tập thể cơ quan đơn vị. Dạng 2: Đề cương bài tuyên truyền miệng chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề. 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề - Trong hoạt động tuyên truyền miệng, người báo cáo viên không chỉ giới thiệu nội dung các nghị quyết hoặc thông báo tình hình thời sự, mà thường phải tuyên truyền chuyên sâu về một vấn đề thuộc lĩnh vực nào đó. Đó có thể là về tình hình an ninh chính trị, biển đảo, kết quả bầu cử Quốc hội, chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hay lãnh đạo nước ngoài đến thăm nước ta, kết quả một hội nghị quốc tế - Tuyên truyền về một vấn đề chuyên sâu có vai trò quan trọng không chỉ cung cấp thông tin chính thức về các nội dung tuyên truyền, đôi khi không thể thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, mà còn góp phần làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề, sự kiện, mối quan hệ của vấn đề, sự kiện đó đối với hoạt động chung của đất nước, của Đảng, ngành và lĩnh vực; góp phần giải quyết các vấn đề tư tưởng có thể nảy sinh, định hướng dư luận về các sự kiện đó (đôi khi rất phức tạp do thiếu thông tin). - Đặc điểm nổi bật của tuyên truyền về một vấn đề, một sự kiện có tính chuyên đề là chúng luôn luôn có không gian, thời gian, bối cảnh, diễn biến cụ thể, được dư luận trong nước và nước ngoài quan tâm với mức độ khác nhau Vì vậy, việc xây dựng một đề cương hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn các sự kiện tiêu biểu, đúng đắn để làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề, sự kiện là rất cần thiết. 2. Yêu cầu của Đề cương tuyên truyền chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề Đề cương tuyên truyền về một vấn đề, sự kiện có tính chuyên đề cần đạt được các yêu cầu sau: - Làm rõ được bối cảnh diễn ra của sự kiện, vấn đề được tuyên truyền, trong đó chỉ rõ những yếu tố khách quan tác động để xuất hiện sự kiện, vấn đề đó. - Làm rõ được quá trình diễn ra của sự kiện, vấn đề được tuyên truyền, trong đó không chỉ tường thuật những diễn biến chính của sự kiện, vấn đề, mà còn làm rõ những tác động chủ quan để sự kiện, vấn đề diễn ra như vậy. - Phân tích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện, vấn đề và phạm vi ảnh hưởng của nó đối với tình hình trong nước và nước ngoài (nếu có). - Phản ánh một cách khách quan đánh giá của dư luận trong nước và nước ngoài (nếu có) về sự kiện, vấn đề; qua đó định hướng dư luận, giải đáp, uốn nắn các thông tin không chính xác đang lan truyền trong xã hội (nếu có) về sự kiện, vấn đề tuyên truyền. - Những việc cần làm (của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, ngành, địa phương (qua các văn bản tài liệu) và công tác tư tưởng về sự kiện, vấn đề tuyên truyền. 3. Đề cương bài tuyên truyền miệng chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Giới thiệu sự kiện, vấn đề (không gian, thời gian, dư luận xã hội đang quan tâm về sự kiện, vấn đề đó). - Yêu cầu của công tác tư tưởng về nhận thức đúng đắn về sự kiện, vấn đề đó. - Nội dung giới thiệu sự kiện, vấn đề trong khoảng thời gian hiện có và các điều kiện cho phép. Phần thứ hai: Nội dung bài tuyên truyền miệng về sự kiện, vấn đề 1. Giới thiệu bối cảnh diễn ra sự kiện, vấn đề - Các yếu tố khách quan tác động để xuất hiện sự kiện, vấn đề (tình hình trong nước, tình hình quốc tế ). - Các yếu tố chủ quan để xuất hiện sự kiện, vấn đề (yêu cầu của sự nghiệp cách mạng: phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại ). - Chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước; quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về mục đích, yêu cầu tiến hành các sự kiện, giải quyết các vấn đề đó. 2. Diễn biến của sự kiện, vấn đề - Diễn biến theo thời gian. - Diễn biến theo các sự kiện nổi bật, theo thứ tự từ quan trọng nhất đến các hoạt động khác. Ví dụ, các hoạt động trong chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ của Chủ tịch nước ta, có thể nêu hoạt động hội đàm với Tổng thống Mỹ trước để làm nổi bật vấn đề chủ yếu của chuyến thăm và phản ánh thực chất quan hệ Việt Nam - Mỹ. Chuyến thăm có nhiều sự kiện đan xen nhau, cần nhóm các hoạt động theo các mối quan hệ chủ yếu, như các quan hệ tiếp xúc với các nhánh chính quyền Mỹ, với doanh nghiệp, với nhân dân Mỹ, với báo chí, với người Việt Nam định cư ở Mỹ 3. Ý nghĩa của các sự kiện, vấn đề - Phân tích ý nghĩa theo từng mối quan hệ, từng lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, đối ngoại, tư tưởng - Dư luận quốc tế và trong nước về sự kiện, vấn đề. Những dư luận, thông tin không đúng cần uốn nắn, cải chính 4. Những việc cần làm để phát huy tác dụng của sự kiện, vấn đề (hoặc hạn chế tác hại của sự kiện, vấn đề) - Các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quyết định về các việc cần làm. - Công tác tư tưởng xung quanh sự kiện, vấn đề. Phần thứ ba: Kết luận - Mối quan hệ của sự kiện, vấn đề với các lĩnh vực hoạt động khác. - Nhiệm vụ của tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên cơ sở (nếu cần thiết). Dạng 3: Đề cương bài tuyên truyền miệng về thời sự tổng hợp (thường là các vấn đề trong thời gian một quý, nửa năm, một năm). 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng về thời sự tổng hợp - Tuyên truyền về tình hình thời sự tổng hợp trong quý, nửa năm, một năm là nội dung dễ gặp nhất đối với người báo cáo viên, tuyên truyền viên. Nguyên nhân của tình trạng đó là: + Yêu cầu định hướng thông tin định kỳ của cấp ủy đảng và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền. + Không phải trong thời gian nào cũng xuất hiện các sự kiện, vấn đề nổi lên để cần có báo cáo chuyên đề. + Không phải tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cơ sở nào cũng tổ chức định kỳ hàng tháng thông báo tình hình thời sự tổng hợp cho cán bộ, đảng viên. - Ưu thế của tuyên truyền thời sự tổng hợp là trong một khoảng thời gian nhất định có thể đề cập đến được nhiều nội dung, cho phép lựa chọn những sự kiện nổi bật có tác động đến tình hình tư tưởng để tuyên truyền. - Khi duy trì được thông báo tình hình thời sự tổng hợp định kỳ có tác dụng rất tích cực đến nhận thức về tình hình trong nước, quốc tế của cán bộ, đảng viên và qua đó kích thích nhu cầu nghe thời sự ở cơ sở. 2. Yêu cầu của một bài tuyên truyền miệng về thời sự tổng hợp - Phải khái quát được những diễn biến chủ yếu của tình hình thời sự trong thời gian nhất định, cả trong nước và quốc tế, bao quát các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Đảng, Nhà nước. - Xác định rõ được trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi bật, có ý nghĩa lớn đối với tình hình đất nước, với công tác tư tưởng. - Có sự kiện, vấn đề, tư liệu, số liệu cần thiết. - Có những nhận định, đánh giá, bình luận đúng đắn về tình hình; dự báo rõ những xu hướng phát triển chủ yếu của tình hình. - Định hướng được thông tin, uốn nắn các thông tin lệch lạc, sai trái 3. Nội dung đề cương thông báo tình hình thời sự tổng hợp Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Giới hạn thời gian các sự kiện trong thông báo. - Giới thiệu khái quát chung, thứ tự các vấn đề thông báo: trong nước, quốc tế; kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quan hệ quốc tế - Nêu một số trọng tâm, sự kiện nổi bật để đi sâu phân tích. Phần thứ hai: Nội dung thông báo Khi xác định nội dung thông báo, có thể lựa chọn trong nước hoặc quốc tế để nói trước. Thông thường, những thông tin về tình hình quốc tế, hoạt động đối ngoại dài hơn và dễ lôi cuốn người nghe hơn, đặc biệt với cán bộ, đảng viên, cán bộ hưu trí ở cơ sở. Do vậy, nên nói tóm tắt tình hình trong nước trước, sau đó đến tình hình thế giới, như vậy sẽ lôi cuốn được người nghe đến cuối buổi nói chuyện. Tuy nhiên, tùy từng quý, từng năm, có khi vấn đề trong nước nổi bật và có ý nghĩa quan trọng hơn. Vì vậy báo cáo viên cần xác định rõ thứ tự như thế nào cho phù hợp. Trong đề cương này, chúng ta đi từ chung đến riêng, từ quốc tế đến trong nước. 1. Tình hình quốc tế, có thể đi theo trình tự sau: - Tình hình chung của kinh tế thế giới. Đây là vấn đề có ý nghĩa trực tiếp đến đời sống kinh tế nước ta vì nước ta là 1 trong 24 nước có mức hội nhập cao vào kinh tế thế giới, với kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm gấp 1,5 lần GDP. - Tình hình chính trị thế giới. Cần chú ý phân tích quan hệ giữa các nước lớn, tình hình giữa các nước lớn và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế. - Một số điểm “nóng” hoặc vấn đề nổi lên trong quý, trong năm. - Tình hình một số nước trong khu vực ASEAN. 2. Tình hình trong nước - Khái quát chung về tình hình chính trị. - Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội. - Hoạt động đối ngoại chủ yếu. - Những tác động đến tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, mặt thuận, không thuận; chủ trương, giải pháp của công tárfc tư tưởng, tuyên truyền. Phần thứ ba: Kết luận Nhận xét chung về tình hình thời sự trong quý, nửa năm, một năm. - Khẳng định những xu thế đã được nêu lên trong các bài thông báo trước đây. - Những biểu hiện mới của các xu hướng đó. - Dự báo về tình hình trong nước, quốc tế trong thời gian tới. Dạng 4: Đề cương bài tuyên truyền miệng về tình hình thời sự trong tháng. 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng về tình hình thời sự trong tháng Đối với các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở, việc thông báo tình hình thời sự trong tháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết, thực hiện quyền được thông tin quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề cương bài thông báo thời sự trong tháng có một số đặc điểm sau: - Đây là bài tuyên truyền tổng hợp, bao gồm các vấn đề trong nước, quốc tế. Do thời gian ngắn (mới qua một tháng) nên có tính tổng hợp, điểm tin, bình luận và bao quát các lĩnh vực. - Đề cương tuyên truyền thời sự trong tháng gắn liền với những thông tin đã nói trước đó, nên dễ trùng lặp, nếu không xử lý tốt nội dung, nhất là các lần thông báo trước đều do một báo cáo viên thực hiện. 2. Yêu cầu của bài tuyên truyền miệng về tình hình thời sự trong tháng - Phải bao quát được những sự kiện chủ yếu diễn ra trong tháng. - Phải có sự lựa chọn đúng các nội dung mang tính thời sự được cập nhật và được nhiều người quan tâm, nhưng tránh nhắc lại quá mức các thông tin đã có trên báo đài, nhiều người biết. - Phải tránh được sự trùng lặp với những nội dung do mình hoặc do báo cáo viên khác đã thực hiện tháng trước. Vì vậy, kinh nghiệm cho thấy, đề cương bài nói cần có phần điểm tin, khái quát và phần đi sâu một vài vấn đề trọng tâm để tạo sự hấp dẫn cho bài nói. 3. Nội dung đề cương bài tuyên truyền miệng tình hình thời sự trong tháng Phần thứ nhất: Đặt vấn đề (mở đầu) - Giới thiệu nội dung sẽ trình bày về tình hình thời sự (trong nước, quốc tế), một số vấn đề nổi bật sẽ trình bày kỹ. - Hé mở những điểm mới được trình bày trong bài nói. Phần thứ hai: Nội dung bài tuyên truyền miệng 1. Khái quát những nét chủ yếu của tình hình thời sự diễn ra trong tháng - Tình hình trong nước. + Những nét chính về đời sống chính trị. + Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội. + Những hoạt động đối ngoại chủ yếu. Với mỗi sự kiện lớn cần chuẩn bị theo yêu cầu của đề cương tuyên truyền về các sự kiện vấn đề chuyên sâu (đề cương số 2). + Nhận xét những nét mới của tình hình trong nước so với tháng trước. - Tình hình quốc tế. + Những nét mới trong tình hình của một số nước lớn, khu vực. + Một số sự kiện chính trị chủ yếu và quan hệ quốc tế nổi bật diễn ra trong tháng. 2. Một số vấn đề thời sự nổi lên trong tháng Trong phần này, báo cáo viên có thể chọn một số vấn đề trong nước và quốc tế (khoảng 3, 4 vấn đề, tùy theo thời gian cho phép), có các sự kiện diễn ra trong tháng liên quan và chưa được trình bày trong các tháng trước để đi sâu phân tích. Có thể đó là sự kiện đã thông báo trong các tháng trước, nhưng nay có diễn biến mới, báo cáo viên sẽ phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của sự kiện Với mỗi vấn đề có thể sắp xếp các nội dung như sau: + Lịch sử vấn đề. + Những sự kiện diễn ra xung quanh vấn đề đó. + Bản chất vấn đề và đánh giá, bình luận về các sự kiện đang diễn ra, bắt nguồn từ bản chất của vấn đề (chú ý phân tích quan hệ lợi ích của các bên). + Dự báo những diễn biến tiếp theo. + Thái độ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành trong việc giải quyết vấn đề (nếu thấy cần thiết). Phần thứ ba: Kết luận - Tóm tắt những vấn đề nổi bật diễn ra trong tháng. - Liên hệ nhiệm vụ của chúng ta, định hướng tư tưởng (nếu cần thiết)./. Dạng 5: Đề cương bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội Nội dung tuyên truyền miệng về kinh tế - xã hội là rất cần thiết, phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng ta hiện nay: "Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”. Tuy nhiên, đây là một nội dung khó, báo cáo viên, tuyên truyền viên cần chuẩn bị kỹ về nội dung, phương pháp để bài tuyên truyền miệng đạt yêu cầu đề ra. 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội - Bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội thường dài, bao quát nhiều lĩnh vực. Vì vậy báo cáo viên phải biết chọn các nội dung nổi bật để tuyên truyền miệng đạt hiệu quả. - Bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội gắn liền với các số liệu, nên thường là khô khan, khó nhớ, khó lôi cuốn đối với người nghe. Vì vậy, báo cáo viên phải quan tâm đến phương pháp trình bày để tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. 2. Yêu cầu của đề cương bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội - Phải bao quát hết được các nội dung, lĩnh vực thuộc kinh tế - xã hội. - Chọn lựa được những vấn đề, số liệu tiêu biểu, có tính đại diện, nổi bật, có so sánh đối chiếu để làm rõ thực trạng tình hình và kết quả đạt được. - Có những nhận định đúng đắn, chính xác về kết quả và xu thế phát triển của tình hình, dự báo xu thế phát triển của kinh tế - xã hội trong những thời gian tới. - Nêu được các nguyên nhân của thành tựu, yếu kém và làm rõ được những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong thời gian tới, qua đó động viên mọi người tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. 3. Bố cục của bài tuyên truyền miệng về tình hình kinh tế - xã hội Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Bối cảnh của việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong thời gian qua (tháng, quý, năm), những thuận lợi, khó khăn - Nguồn tài liệu để tuyên truyền. Phần thứ hai: Những nội dung tuyên truyền 1. Những kết quả đạt được trong từng lĩnh vực - Kinh tế: nêu các kết quả đạt được trong cả nước, của một số ngành (lựa chọn một số số liệu nổi bật, so sánh để thấy sự tiến bộ so với thời gian trước). - Xã hội: nêu các kết quả đạt được trong cả nước và một số lĩnh vực nổi bật; những vấn đề xã hội đang được dư luận quan tâm. - Nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém: chủ quan, khách quan. 2. Nhận định chung về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua . 2: Đề cương bài tuyên truyền miệng chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề. 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề - Trong hoạt động tuyên truyền miệng, người báo cáo. Đề cương bài tuyên truyền miệng về thời sự tổng hợp (thường là các vấn đề trong thời gian một quý, nửa năm, một năm). 1. Đặc điểm của bài tuyên truyền miệng về thời sự tổng hợp - Tuyên truyền về. chuyên sâu về một sự kiện, vấn đề Đề cương tuyên truyền về một vấn đề, sự kiện có tính chuyên đề cần đạt được các yêu cầu sau: - Làm rõ được bối cảnh diễn ra của sự kiện, vấn đề được tuyên truyền,