Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
136 KB
Nội dung
TỈNH ỦY VĨNH PHÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HUYỆN ỦY VĨNH TƯỜNG * Vĩnh Tường, ngày 08 tháng 8 năm 2011 Số: 28-BC/HU BÁO CÁO Sơ kết 3 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ/TW I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO: 1. Đặc điểm tình hình: Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 14.182 ha, dân số 199.218 người, trong đó thanh niên trong độ tuổi là 53.260 người chiếm gần 28% dân số, là lực lượng lao động chính của huyện. Số thanh niên đã tập hợp vào tổ chức Đoàn - Hội là 31.210 người bằng 58,6% thanh niên trong độ tuổi, trong đó đoàn viên là 12.079 đồng chí. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Vĩnh Tường hiện nay có 48 cơ sở Đoàn. Trong đó: +Khối xã- thị trấn có 29 Đoàn cơ sở. +Khối trường học: có 9 Đoàn cơ sở. +Khối cơ quan, doanh nghiệp: có 08 cơ sở Đoàn trực thuộc. +Khối lực lượng vũ trang: có 2 chi đoàn. - Thuận lợi: Trong những năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ huyện uỷ đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động lãnh, chỉ đạo công tác thanh niên. Đặc biệt là chương trình hành động của BCH Đảng bộ huyện về thực hiện NQ25, hội nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng thời trên cơ sở chương trình của UBND tỉnh, UBND huyện đã xây dựng chương trình phát triển thanh niên đến 2010 và chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, qua đó đã có nhiều chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo nhiều hơn đến giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, nhiều chủ trương chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo thêm cơ hội cho thanh niên có việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng; kinh phí hoạt động của Đoàn - Hội được các cấp từng bước có sự quan tâm hơn. Nhiều chương trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể được xây dựng từ huyện đến cơ sở, thông qua đó phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức Đoàn và lực lượng thanh niên trong việc tham gia nhiệm vụ chính trị của địa phương, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của phong trào thanh niên, góp phần xã hội hóa công tác thanh niên. Bên cạnh đó, cùng với sự nghiệp đổi mới chung, kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả nhất định; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên; cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhât vì sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Lực lượng thanh niên luôn sẵn sàng xung kích, tình nguyện trên mọi lĩnh vực. - Khó khăn: Trong quá trình triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Huyện uỷ chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện chưa quan tâm đầu tư nghiên cứu để lồng ghép nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, TDTT, vui chơi giải trí cho thanh niên ở cơ sở chưa được chú trọng đầu tư; việc giải quyết các vấn đề bức xúc nổi lên trong thanh niên như: việc làm, đời sống, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, sức khỏe, tinh thần còn nhiều khó khăn, lúng túng. Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên, các cấp uỷ và chính quyền về trách nhiệm đối với công tác thanh niên chưa đầy đủ, xem đây là trách nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động công tác Đoàn và phong trào TTN ở một số đơn vị trên địa bàn huyện. Kinh tế - xã hội của huyện có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tình trạng đoàn viên, thanh niên thiếu việc làm còn nhiều, bên cạnh đó một số đảng viên và nhân dân thiếu tin tưởng vào thanh niên. Một bộ phận thanh niên ít quan tâm đến sinh hoạt chính trị, một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống không lành mạnh, mắc tệ nạn xã hội, một số còn ỷ nại cũng như tâm lý lao động ở những ngành nghề chưa chuyển kịp với cơ chế thị trường… đây là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai thực hiện Nghị quyết. 2. Tình hình triển khai, quán triệt Nghị quyết 25- NQ/TW: Sau khi có Nghị quyết 25-NQ/TW và Chương trình hành động số 45- CTr/TU ngày 29/9/2008 của Tỉnh ủy. BTV Huyện Đoàn Vĩnh Tường đã tham mưu cho Huyện ủy xây dựng Chương trình hành động về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Ban Thường vụ huyện Đoàn đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy, đồng thời chỉ đạo 100% đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hành động, kết quả 100% đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện. Huyện ủy đã cụ thể hóa Nghị quyết thông qua chương trình hành động và triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nói chung và Đoàn Thanh niên nói riêng về thực hiện nhiệm vụ theo ngành phụ trách. Bên cạnh đó Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản về công tác thanh niên, chỉ đạo đồng bộ từ huyện đến cơ sở triển khai, thực hiện như: Nghị quyết của Huyện ủy về việc chỉ đạo các hoạt động tháng Thanh niên hằng năm, Thông tri số 08 ngày 16/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động Năm thanh niên 2011. Các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động đều được quán triệt tới các chi đảng bộ và cán bộ, Đảng viên trong toàn huyện. Đoàn Thanh niên thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế; bên cạnh đó, giáo dục cho thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão… Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã bám sát vào kế hoạch chỉ đạo của Huyện ủy, thường xuyên quán triệt các nội dung của Nghị quyết 25-NQ/TW tới cán bộ, đảng viên trong cơ quan; luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ trẻ phát huy khả năng, năng lực của mình trong công việc; chăm lo, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên, giúp thanh niên nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kỳ mới. Đoàn Thanh niên tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết thông qua việc chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tập trung làm tốt các nội dung như: xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể; tổ chức các lớp học Nghị quyết, các buổi sinh hoạt Chi đoàn, sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến đoàn viên thanh niên; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thể hiện rõ vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Chương trình hành động số 45 CTr/TU ngày 29/9/2008 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X. BTV huyện Đoàn xây dựng kế hoạch chỉ đạo 100% các cơ sở tham mưu với cấp uỷ xây dựng kế hoạch hành động, đồng thời chỉ đạo tuyên truyền nghị quyết đến 100% ĐVTN trong toàn huyện. Ngoài ra BTV huyện đoàn qua tổng kết công tác Đoàn thanh niên hàng năm gắn với việc sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình của huyện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Công tác tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên: Các cấp bộ đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc nắm bắt tư tưởng của thanh niên, từ đó đưa ra các nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp với tâm lý thanh niên trong thời kỳ mới. Trong 3 năm qua, các cấp bộ đoàn đã tổ chức cho đoàn viên học tập 06 bài học lý luận chính trị, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập các chỉ thị, nghị quyết, đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đoàn; tổ chức được 92 lớp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho 17.350 thanh niên; 54 lớp, đợt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức công dân cho thanh niên; các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng nhân các ngày lễ, ngày truyền thống của dân tộc… Từ các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh niên. Thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên đã cụ thể hóa thành cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” lấy việc làm theo Bác là tiêu chí để rèn luyện cho từng đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều hình thức thực hiện cuộc vận động của các cơ sở Đoàn thông qua các hội thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ; đoàn viên, thanh niên thực hiện “Viết nhật ký làm theo lời Bác”; các chương trình ‘Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”… Những hoạt động đó đã có những tác động tích cực về mặt nhận thức và hành động trong công việc và đời sống của thanh niên. Qua gần 3 năm thực hiện cuộc vận động, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tuyên dương 412 gương thanh niên tiến tiến làm theo lời Bác. 2. Công tác giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên: Trong những năm qua, công tác giáo dục thanh niên luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành quan tâm giáo dục toàn diện về đức - trí - thể - mỹ; tạo điều kiện cho thanh niên có môi trường tốt nhất để học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tạo cơ hội cho thanh niên được hưởng thụ các chính sách giáo dục của nhà nước. Từng bước đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề luôn được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, đã mang lại những kết quả thiết thực thể hiện qua các hoạt động định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện hoàn cảnh của thanh niên; kết quả: 100% các xã thị trấn trong toàn huyện đã có Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên; 100% các em học sinh lớp 12 được tư vấn, định hướng nghề nghiệp chọn trường, chọn nghề trước khi làm hồ sơ thi vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; chỉ trong năm 2011, phối hợp với Trung tâm GTVL Thanh niên tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự huyện tổ chức Lễ đón và tư vấn, hướng nghiệp, học nghề, giải quyết việc làm cho 380 bộ đội xuất ngũ. Để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, trong 3 năm quan, các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức được 57 lớp tập huấn KHKT cho hơn 7.600 ĐVTN, giúp ĐVTN tiếp cận với kỹ thuật mới, ứng dụng trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi; mở 04 lớp khởi sự Doanh nghiệp cho 250 ĐVTN, doanh nghiệp trẻ;, mở 06 lớp phổ biến kiến thức tin học cho cán bộ ĐVTN với 180 ĐVTN tham gia. Bên cạnh đó, thanh niên cũng thường xuyên được tiếp cận, nắm bắt thông tin về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, các mô hình làm kinh tế…thông qua các điểm phổ cập tin học nối mạng tri thức, thư viện kỹ thuật số và điểm trình chiếu phim KHKT được trang bị tại các xã, thị trấn. Tạo điều kiện cho đối tượng ĐVTN thuộc diện hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn, quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các cơ sở Đoàn tiếp tục duy trì hoạt động và thành lập mới các CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, đảm nhận mới các tổ tiết kiệm và vay vốn; kết quả, trong 3 năm qua, đã có 30 tổ TKVV với tổng số dư nợ trên 14 tỷ đồng. Đoàn Thanh niên cũng đã tích cực tham mưu với Tỉnh Đoàn tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay cho thanh niên nông thôn phát triển kinh tế từ “Quỹ phát triển tài năng trẻ”, “Quỹ giải quyết việc làm”… 3. Tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện: Các cấp, các ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nâng cao sức khoẻ thể chất, đời sống văn hoá tinh thần, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh cho ĐVTN. Đoàn Thanh niên đã tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền tạo điều kiện tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn nghệ, thi đấu TDTT chào mừng các ngày lễ lớn của Đảng, của Đoàn, của dân tộc thu hút đông đảo ĐVTN và nhân dân tham gia. Hiện nay toàn huyện có 01 trung tâm hoạt động TTN, 03 thư viện kỹ thuật số, 01 “Vườn ươm tri thức” và 08 điển trình chiếu phim KHKT. Từ đó, ĐVTN và TNNĐ có được những sân chơi bổ ích, đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội mắc phải trong ĐVTN. Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT như: Liên hoan các Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, hội trại, giải bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, … thông qua đó, xây dựng một lớp thanh niên có sức khoẻ, có lối sống đẹp. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 27, 03 về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ”, phát động cuộc vận động “Cưới văn minh tiết kiệm” trong thanh niên, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện tốt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”; kết quả, hàng năm tỷ lệ các hộ thanh niên đạt gia đình văn hoá trên 85%. Phối hợp với Trung tâm dân số KHHGĐ tổ chức tuyên truyền đến các ĐVTN về chính sách dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên. 4. Xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; việc bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên các lĩnh vực: Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn huyện luôn thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ theo đặc thù ngành và lứa tuổi. Công tác luân chuyển cán bộ được chú trọng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã thực sự tin tưởng và giao cho cán bộ trẻ những công việc, vị trí tương xứng với năng lực, trình độ của mình. Cụ thể: trong 3 năm qua, các cấp uỷ Đảng đã cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ từ đó đã trang bị cho cán bộ trẻ trình độ chuyên môn, vững vàng về tư tưởng, nâng cao hiệu quả làm việc và năng lực lãnh đạo; đã có 12 đồng chí Bí thư đoàn cơ sở được luân chuyển và phân công những nhiệm vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền ở cơ sở. Công tác tuyển chọn cán bộ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ trẻ đúng tiêu chuẩn và quy trình. Đến nay, 100% cán bộ công chức trẻ từ huyện đến cơ sở đều đạt tiêu chuẩn theo quy định, cơ bản đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN: Hiện nay, toàn huyện có 48 cơ sở Đoàn và Chi đoàn trực thuộc với 444 Chi đoàn. Tổng số ĐVTN trong độ tuổi là 53.260 đồng chí, tập hợp thường xuyên là 31.210 đồng chí đạt 58.6%. Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, tổ chức Đoàn luôn tích cực và kịp thời trong việc xây dựng tổ chức, củng cố, kiện toàn tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở, đáp ứng kịp thời với yêu cầu trong công tác luân chuyển cán bộ Đoàn; các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được mối quan hệ công tác với cấp ủy Đảng, các ban, ngành, đoàn thể tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ đoàn thanh niên đã được quan tâm, chú trọng; cụ thể: trong 3 năm qua, toàn huyện đã tổ chức được 94 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho 4.700 lượt cán bộ Đoàn và cử 144 đồng chí tham gia các lớp tập huấn tại tỉnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng, duy trì và thành lập mới các câu lạc bộ thanh niên như: CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, câu lạc bộ 3K (kỹ thuật, kỹ năng, kinh doanh), 4 mới (kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới), CLB phòng chống tệ nạn xã hội, CLB Gia đình trẻ … không ngừng nâng cao. Công tác thu hút tập hợp ĐVTN qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, dịp tết nguyên đán, đặc biệt là trong tháng thanh niên qua đó thu hút tập hợp được hàng nghìn lượt ĐVTN, TNNĐ tham gia. Mặt khác Đoàn Thanh niên còn tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh trật tự, tham gia các đội thanh niên tự quản, đội thanh niên xung kích; duy trì thường xuyên các đội thanh niên tình nguyện tại các cơ sở đảm bảo kịp thời ứng cứu thiên tai, phòng chống dịch bệnh… Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong và ngoài nhà trường tiếp tục được duy trì và có nhiều chuyển biến tiến bộ, chủ động đề ra và tổ chức thực hiện tốt nội dung, chương trình công tác đội theo năm học. Nhiều phong trào của đội được triển khai đạt kết quả như: “Vườn hoa điểm mười”, “Tuần học tốt”, “Rung chuông vàng”, “Đôi bạn cùng tiến”. Các phong trào lớn do Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện phát động được các em đội viên tích cực hưởng ứng như: phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Kế hoạch nhỏ”… qua đó, góp phần thực hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, thiết thực. Chương trình rèn luyện đội viên, thi công nhận chuyên hiệu và rèn luyện phụ trách đội tiếp tục được triển khai với nhiều hình thức, góp phần nâng cao chất lượng phụ trách đội và đội viên. Hàng năm tham gia hội thi tin học trẻ và các hội thi VHVN- TDTT tỉnh Vĩnh Phúc đều đạt giải cao; công tác giao ban Tổng phụ trách đội hàng tháng, sơ kết, tổng kết công tác đội năm học và Hội thi Nghi thức - Chỉ huy Đội giỏi - Phụ trách Sao giỏi, phụ trách Đội giỏi được tổ chức thường xuyên; Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Vĩnh Tường” được tổ chức rộng khắp; qua đó, đã khích lệ các em đội viên học sinh vươn lên, có thành tích tốt trong học tập. Kết quả phân loại Liên Đội hàng năm có sự chuyển biến, số liên đội trung bình giảm, không có liên đội yếu. Công tác chăm sóc, giáo dục TNNĐ đã được Đoàn Thanh niên quan tâm thực hiện cả trong và ngoài nhà trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập vui chơi cho TNNĐ như: tổ chức thi vở sạch chữ đẹp, thi viết báo tường, trạng nguyên nhỏ tuổi, tổ chức thi cắm trại, thi nghi thức đội, thi văn hóa văn nghệ, tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ… .Từ các hoạt động này, đã thể hiện rõ vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên trong công tác chăm sóc TNNĐ, giúp cho TNNĐ có khả năng phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên đã chỉ đạo các Liên đội xây dựng “Quỹ tài năng trẻ”, “Quỹ vì bạn nghèo”, “Kế hoạch nhỏ”… để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tốt. 6. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy thanh niên: Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp với Đoàn Thanh niên các cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Coi công tác thanh niên là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, vận động hội viên thuộc các đoàn thể tham gia tập hợp, giáo dục thanh thiếu nhi, nêu gương điển hình để thanh thiếu nhi noi theo; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên. Công tác chăm lo cho thanh niên ngày càng được xã hội hóa, việc phối hợp giữa các đoàn thể, các doanh nghiệp và Đoàn Thanh niên để chăm lo giáo dục, xây dựng ước mơ, hoài bão, bồi dưỡng và phát huy thanh niên được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt là các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên, các chính sách ưu đãi, các hoạt động chăm lo đến đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên. 7. Phát huy sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên trong học tập, lao động và cuộc sống; trong rèn luyện đạo đức, lối sống đóng góp cho sự phát triển của huyện: Dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền. trong những năm qua, cùng với các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ cả nước, cán bộ, ĐVTN huyện Vĩnh Tường luôn luôn cố gắng học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích trên mọi lĩnh vực. Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn được ĐVTN tích cực hưởng ứng thực hiện như: Phong trào thi đua học tập tiến quân vào khoa học công nghệ, Phong trào “4 đồng hành”; “5 xung kích” … Các phong trào thanh niên tình nguyện, các chương trình hành động vì cuộc sống cộng đồng được triển khai rộng khắp như: ra quân vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên. Bên cạnh đó, ĐVTN tích cực tham gia tình nguyện hiến máu nhân đạo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo từ thiện với các hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ ngày công đối với các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; kết quả, trong ba năm, toàn huyện đã tặng được 916 xuất quà cho các đối tượng gia đình, phối hợp với Hội LHTN tỉnh, Hội Cựu TNXP huyện xây dựng 03 nhà nhân ái tặng Cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn; đảm nhận, xây dựng 42 công trình, phần việc thanh niên trên các lĩnh vực. Phong trào thanh niên xung kích tình nguyện tham gia bảo vệ tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội với các hoạt động thiết thực như tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ, tích tham gia lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng thanh niên xung kích Qua các phong trào hành động cách mạng đó đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong học tập vì ngày mai lập nghiệp, trong phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, bản thân và xã hội, trong xung kích tình nguyện bảo vệ tổ quốc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,… đã thể hiện rõ ý chí phấn đấu, sự quyết tâm của tuổi trẻ Vĩnh Tường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và xây dựng quê hương Vĩnh Tường ngày càng giàu đẹp văn minh. 8. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên: Nhằm nâng cao chất lượng về quản lý thanh niên và công tác thanh niên, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng triển khai thực hiện Chương trình phát triển Thanh niên huyện giai đoạn 2005 - 2010, giai đoạn 2010 - 2020 và ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển Thanh niên huyện và giao cho Ban Thường vụ Huyện đoàn làm cơ quan thường trực, có trách nhiệm giúp UBND huyện và Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình; đồng thời, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo làm chủ nhiệm các Chương trình. Đây là điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đoàn xây dựng và phát triển Ngoài ra, các cấp uỷ Đảng đã mạnh dạn đưa thanh niên vào đảm nhiệm các vị trí, nhiệm vụ phù hợp với năng lực của cá nhân; cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng trong giáo dục, bồi dưỡng thanh niên; thực hiện tốt Luật Thanh niên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Đánh giá chung: Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp giữa Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể nên việc triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Huyện uỷ về thực hiện Nghị quyết 25 của BCHTW Đảng (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH”, công tác thanh niên trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; Nghị quyết đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là thông qua các chương trình hành động của Đoàn Thanh niên đã kêu gọi được toàn xã hội quan tâm chăm lo bồi dưỡng thanh niên. Nhiều đề án, chương trình do Đoàn Thanh niên tham mưu đã được phê duyệt, thực hiện đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên và công tác thanh niên. Một số vấn đề xã hội bức xúc nhất của thanh niên hiện nay được tập trung giải quyết tốt hơn như: vấn đề việc làm, vốn vay, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên và bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên; qua đó, phát huy được vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội LHTN Việt Nam trong phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ANQP, kết quả đó làm cơ sở và tiền đề quan trọng để thanh niên trong huyện tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là: - Lực lượng lao động trẻ được đào tạo nghề còn ít, điều kiện vui chơi giải trí để phát triển tinh thần, thể lực cho thanh thiếu niên còn khó khăn thiếu; việc đầu tư cơ sở vật chất tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên có được quan tâm nhưng còn hạn chế, nhất là ở xã, thị trấn. - Công tác phối kết hợp giữa BTV Huyện đoàn với các ban, ngành, đoàn thể còn thiếu đồng bộ, thiếu kiểm tra, đôn đốc cơ sở trong quá trình thực hiện. Cấp uỷ và chính quyền ở một số xã, thị trấn thiếu sự quan tâm trong lãnh chỉ đạo. - Công tác tham mưu của cấp bộ đoàn từ huyện đến cơ sở trong triển khai thực hiện còn hạn chế nhất là phối hợp với các ban, ngành chức năng tham mưu các chế độ, chính sách có liên quan đến thanh niên. Một số cơ sở chỉ mới thực hiện được việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền ban hành các văn bản, kế hoạch, nhưng kết quả thực tiễn vẫn chưa đạt theo yêu cầu chung, việc cụ thể hóa các nội dung để thực hiện Nghị quyết tại một số địa phương, đơn vị vẫn còn sự lúng túng, hiệu quả chưa cao. - Việc sơ kết hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết còn chung chung, chưa kịp thời. 2. Nguyên nhân: 2.1. Nguyên nhân thành công: Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện nghị quyết 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định, nguyên nhân thành công là: - Các cấp ủy Đảng đã xây dựng được các chương trình, nghị quyết về công tác thanh niên và triển khai tới các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân. - Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã quan tâm nhiều hơn đến công tác thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất, kinh phí, môi trường để thanh niên học tập, rèn luyện và phấn đấu. - Các cấp bộ Đoàn đã từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động theo sát với cơ sở, sát với đối tượng, tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng, tăng cường tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên … [...]... thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên, góp phần xã hội hóa thanh niên 2 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên và công tác thanh niên thể hiện trong Nghị quyết 25 của Trung ương và chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020 của UBND Huyện... thanh niên - Nâng cao vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên từ đó đoàn kết, tập hợp, giáo dục và rèn luyện thanh niên PHẦN THỨ HAI NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25- NQ/TW TRONG THỜI GIAN TỚI I- Mục tiêu chung: 1 Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các nội dung của Nghị quyết 25- NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghi p... hiện Nghị quyết chưa kịp thời để rút kinh nghi m chỉ đạo và nhân rộng 3 Bài học kinh nghi m: - Các cấp ủy Đảng nhận thức rõ vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghi p hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm lãnh đạo, chỉ đạo thanh niên phát huy hết vai trò trò trách nhiệm của mình trong sự nghi p phát triển kinh tế - xã hội - Tăng... chơi, giải trí cho thanh niên - Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành các cơ chế, chính sách giúp thanh niên phát triển, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình phát triển thanh niên của huyện giai đoạn 2011- 2020, chính sách tài năng trẻ, hỗ trợ thanh niên lập nghi p… - Các cấp bộ Đoàn chủ động tham mưu đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên để phát huy vai trò thanh niên trong tham... Thanh niên báo cáo kết quả công tác thanh niên để từ đó có những biện pháp, định hướng lãnh đạo Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động, các phong trào thanh niên … 3 Các cấp chính quyền cần chỉ đạo đẩy mạnh sự nghi p phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên học tập, rèn luyện và phấn... thu nhập chưa cao, môi trường lao động và điều kiện sống của một bộ phận thanh niên chưa được giải quyết kịp thời; tình trạng dịch chuyển cơ cấu lao động đã và đang tác động tới một bộ phận không nhỏ thanh niên; số thanh niên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như: nghi n ma tuý, nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng; một bộ phận thanh niên thiếu ý chí và quyết tâm trong học tập và rèn luyện, đạo đức và... hiện đại đầu tư các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội để thanh niên tham gia, có cơ chế, chính sách giúp thanh niên lập thân, lập nghi p, vươn lên làm giàu, xóa đói giảm nghèo, quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất để đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động có hiệu quả Huy động đông đảo lực lượng thanh niên chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới 4 Tiếp tục lãnh đạo, chỉ... là lực lượng kế tục trung thành với sự nghi p cách mạng của Đảng 6 Đẩy nhanh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghi p, năng lực tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ thông tin cho thanh niên Trọng tâm là công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho thanh niên 7 Xây dựng môi trường xã hội... động viên, cổ vũ thanh niên phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; lên án, phê phán lối sống thực dụng, hưởng thụ 2- Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển và chăm lo, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu chính đáng của thanh niên: - Đẩy mạnh công tác giáo dục để đoàn viên, thanh niên nhận thức đúng về ý thức tự học tập để nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghi p vụ Khuyến... viên thanh niên gắn với triển khai các hoạt động tập huấn chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, các lớp khởi sự doanh nghi p cho ĐVTN, nhất là ở địa bàn dân cư Hàng năm, các cấp bộ đoàn chủ động khảo sát nắm thực lực đoàn viên, thanh niên chưa có việc làm, có nhu cầu học nghề và chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các hình thức giới thiệu, giúp đỡ phù hợp Chú ý đối tượng thanh niên tôn giáo, thanh . để rút kinh nghi m chỉ đạo và nhân rộng. 3. Bài học kinh nghi m: - Các cấp ủy Đảng nhận thức rõ vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghi p hóa,. lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo nhiều hơn đến giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghi p,. sản xuất nông nghi p là chủ yếu. Tình trạng đoàn viên, thanh niên thiếu việc làm còn nhiều, bên cạnh đó một số đảng viên và nhân dân thiếu tin tưởng vào thanh niên. Một bộ phận thanh niên ít