Kiến thức: Khái quát những tri thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.. Đồng thời nắm được hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khi
Trang 1Ngày giảng dạy: 11/3/2013.
Tiết: 22
NGUYỄN BỈNH KHIÊM (tiết 1)
A Mục tiêu bài học:
Giúp sinh viên:
1 Kiến thức: Khái quát những tri thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm Đồng thời nắm được hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2 Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích, khái quát những tri thức Từ đó giúp các em có kĩ năng chuẩn bị, sưu tầm tài liệu trước và sau khi lên lớp
3 Thái độ: Có thái độ học tập bộ môn, đặc biệt là thơ văn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm Đồng thời có ý thức nâng cao tình cảm, học tập những giá trị tốt đẹp được thể hiện từ cuộc đời và giá trị văn chương của các tác giả văn học
B Tài liệu học tập:
*Giáo trình chính:
1 Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học trung đại VN tập I, Nxb ĐHSPH, 2005
* Tài liệu tham khảo:
2 Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam (thế kỉ X-nửa đầu XIX), Nxb GD,
H, 2003
3 Trần Đình Sử, Giảng văn chọn lọc Văn học Việt Nam, NXB ĐHQG,
H, 2006
4 Lê Thu Yến, Văn học Trung đại những công trình nghiên cứu, NXB
GD, H, 2003
C Nội dung bài học:
I Thân thế
1 Hoàn cảnh xuất thân:
? Theo anh / chị những yếu tố về thời đại, gia đình nào có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, húy là Văn Ðạt,
tự là Hanh Phủ, đạo hiệu Bạch Vân cư sĩ
Sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491) - thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ Mất năm 1585
Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)
Xuất thân trong gia đình trí thức phong kiến: Cha ông là Văn Ðịnh (Cù
Xuyên tiên sinh) vốn từ nho sĩ bình dân, nhờ nổi tiếng thông minh hay chữ dù chưa hiển đạt trong đường khoa cử nhưng cũng được Thượng thư Nhữ Văn Lan (triều Lê Thánh Tông) gả con gái cho Mẹ ông là Nhữ Thị Thục - người bản lĩnh khác thường, am hiểu kinh sử lại giỏi văn chương, tinh thông lí số Bà có cả kho văn thơ và đã chuẩn bị hàng trăm bài để dạy cho NBK ngay từ khi còn nhỏ trong các trò chơi dân gian
-> Văn tài, học hạnh của cha mẹ (đặc biệt là bên ngoại) đã ảnh hưởng sâu sắc tới ông.
Trang 2Lúc nhỏ, ông theo học bảng nhãn Lương Ðắc Bằng - người có uy vọng chính trị và có tiếng văn chương, được thầy phả cho "luồng sinh khí" từ trong bộ sách "Thái ất thần kinh" của đời nhà Minh nên đã khơi mạch, mở tầm, thông hiểu được lẽ huyền vi của tạo hóa, sự chuyển vận của vũ trụ về tự nhiên, xã hội, con người
Nổi tiếng thông minh khác thường, được thầy yêu mến Ham học, cương trực và dạt dào lòng nhân ái Sử sách còn ghi rằng, trí nhớ của ông thật đặc biệt, xếp vào hạng siêu phàm Năm lên 4 tuổi, ông đã thuộc làu hàng loạt kinh truyện
mà mẹ ông đã dạy Bạn bè nhất mực kính yêu và khâm phục nên tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử
-> Điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng và đức độ của ông
XH phong kiến VN thế kỉ XVI bắt đầu có sự suy thoái và đã không tạo điều kiện để ông thể hiện tài năng -> Sự ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của ông
2 Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm
? Từ những yếu tố thời đại, gia đình, hãy khái quát những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cuộc đời từng trải:
Sống gần trọn thế kỷ XVI, ông trải qua nhiều biến cố của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam với nhiều địa vị sang hèn, cao thấp Được tiếp xúc với nhiều con người và cảnh đời khác nhau -> Nhìn hiện thực cuộc đời sâu sắc hơn
Cả cuộc đời sống tại quê hương -> Điều kiện tốt để ông hiểu cuộc sống của nhân dân
=> Tạo vốn sống phong phú cho Nguyễn Bỉnh Khiêm Văn chương của ông có điều kiện phản ánh cuộc sống trên nhiều phương diện, khía cạnh
- Cuộc đời thanh cao:
? Vì sao nói cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuộc đời thanh cao
Liên hệ:
Nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta còn nói đến một người có “Một cuộc đời thanh cao” Và chúng ta liên tưởng tới nhà thơ thế kỉ XV: Nguyễn Trãi
-> Nếu Nguyễn Trãi là viên ngọc “mài chăng khuyết nhuộm chẳng đen” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là vàng mười trong cảnh đời đen bạc của xã hội phong kiến Việt Nam TK XVI
+ Thông minh, học giỏi, môi trường giáo dục thuận lợi nhưng mãi tới năm
44 tuổi, mới chịu đi thi Đỗ trạng Nguyên, làm quan 8 năm xin về ở ẩn
-> Lời giải đáp chính cuộc đời thanh cao của ông Việc xuất hay xử là vấn đề hệ trọng, xuất phát từ chính đức độ chứ không phải lợi lộc, quan trường
+ Khi về sống tại quê nhà, nhiều khi được vua triều Mạc, Lê Trịnh Nguyễn hỏi mưu kế ông cũng chỉ bảo hơn thua -> Với mục đích tìm hòa hoãn xung đột, giảm hậu quả thương vong cho nhân dân, chứng tỏ phẩm chất trong sạch của Trạng Trình
- Cuộc đời nặng mối tiên ưu
? Theo em tại sao sau thời gian dài Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí
?Làm quan 8 năm khi ông dâng sớ chém 18 tên lộng thần nhưng không được vua chấp thuận ông lại xin về ở ẩn
Trang 3Thời gian dài mới ra ứng thí, Nguyễn Bỉnh Khiêm -> mối tiên ưu vì nước
vì dân đang mang nặng
Đến năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, ông mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản; song không được nhà vua chấp thuận -> Hành động tích cực vì dân vì nước
Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc
sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư
II Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
- Chữ Hán: Bạch Vân am tập, một bài tựa, tác phẩm Trung Tân bi quán
ký, Thạch Khánh ký Theo Bạch Vân am thi tập cho biết là có khoảng một nghìn
bài, nay còn lại khoảng 800 bài
- Chữ Nôm: có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), là mốc đánh dấu sự trưởng thành của thơ Nôm, sau
"Quốc âm thi tập" và "Hồng Đức quốc âm thi tập" Chính ông ghi rõ sáng tác từ
khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 170 bài, nhưng có đến vài chục bài trùng với "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi hoặc với "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông Không chia môn loại, đề mục, toàn bộ là thơ thất ngôn Đường luật, có xen những câu lục ngôn (6 chữ)
- Dân gian còn lưu truyền nhiều câu sấm Trạng theo thể lục bát
- Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ
Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc
- Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay
III Những giá trị cơ bản của “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” (BVQNTT)
1 Hệ thống chủ đề:
? Hãy cho biết hệ thống chủ đề Nguyễn Bỉnh Khiêm thường đề cập tới BVQNTT
* Chủ đề triết lí giáo huấn (Chương trình Cao đẳng GV chỉ giới thiệu khái quát)
- Chủ đề Triết lí bao gồm nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội
Triết lí tự nhiên: Những quan niệm triết lý sâu sắc về cuộc sống
Triết lí xã hội thể hiện ở Triết lý chữ Nhàn trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
do chịu ảnh hưởng của thuyết xuất thế của nhà Phật Nhàn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, một kẻ sĩ có khát vọng cứu dân giúp đời nhưng bất lực trong hoàn cảnh rối ren, là sự phản kháng, không cộng tác với nhà nước phong kiến để giữ tròn phẩm giá của kẻ sĩ chân chính trong thời loạn lạc (Phần này giảng sâu hơn khi đi vào tìm hiểu về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trang 4- Chủ đề giáo huấn: Thể hiện qua nội dung đạo lí Nho gia thể hiện tập trung ở
nguyên tắc tam cương ngũ thường, khẳng định tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Nhiều khi vượt ra ngoài quan niệm lễ giáo phong kiến gần với quan điểm và nhận thức của nhân dân
* Chủ đề thế sự:
? Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi phản ánh hiện thực xã
hội.
Đây là chủ đề lớn trong thơ NBK Nhưng nếu như ở thơ chữ Hán chủ đề
đó biểu hiện ở sự phản ánh hiện thực xã hội thì ở trong BVQNTT là cảm hứng phê phán tố cáo hiện thực xã hội
? Cảm hứng đó được biểu hiện trong BVQNTT như thế nào
+ Thế thái nhân tình nhạt như nước ốc bạc như vôi",
+ Thơ văn ông phản ánh rõ nét thực chất phi nghĩa, tàn khốc của nội chiến phong kiến và những mặt trái của xã hội đương thời
+ Bọn vua chúa gian dâm vô độ, thích gây chiến tranh khiến đồng ruộng biến thành bãi chiến trường, khắp nơi đều là lũy giặc:
+ Phê phán lối sống, hành động suy thoái của đạo Nho gia, trái ngược đạo
lí dân tộc Ở đó, từ vua quan đến tầng lớp kẻ sĩ xu nịnh đều xem đồng tiền là trên hết Lễ giáo phong kiến ngày một suy vi Lý tưởng trọng nghĩa khinh tài
của kẻ sĩ bị bôi nhọ bởi sự tác động đồng tiền (Thế gian biến cải) coi thường lí
tưởng trọng nghĩa khinh tài, giá trị nhân nghĩa trong đạo đức Nho gia
* So sánh cách phê phán sự suy vi đạo đức của xã hội, của các mối quan
hệ xã hội ở văn học cuối thế kỉ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX
-> Ðặc điểm của sự phê phán, tố cáo của văn học giai đoạn này là các tác giả đứng trên lập trường nhân sinh để tố cáo tất cả những gì phản nhân sinh, phản tiến hóa Vì thế mà diện tố cáo trong văn học được mở rộng và nội dung tố cáo cũng sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện tầm khái quát sâu rộng mang ý nghĩa
thời đại
D Hướng dẫn Sv học tập
1 Khái quát hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
2 Cho biết giá trị cơ bản về hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
3 Chuẩn bị, sưu tầm tài liệu về con người và nghệ thuật được thể hiện trong BVQNTT