Trả lời băn khoăn

2 147 0
Trả lời băn khoăn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VỀ CÂU 17 MÃ 318 ĐỀ ĐẠI HỌC 2013 Câu 17: Đặt điện áp 0 osu U c t ω = (U 0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L 1 và L=L 2 điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần lượt là 0,52rad và 1,05rad. Khi L=L 0 điện áp giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện là ϕ . Giá trị của ϕ gần giá trị nào nhất sau đây: A. 0,41rad B, 1,57rad C. 0,83rad D. 0,26rad. Gọi phần giản đồ màu nâu vẽ 1 U  ( MO  ) làm với I  góc 1,05 phần giản đồ màu nâu vẽ 2 U  ( NO  ) làm với I  góc 0,52 (hoặc – 0,52) Vì U L như nhau nên tứ giác MNJT là hình bình hành. L biến thiên để U Lmax thì 3 U  ┴ CR U ,  . CR U ,  có hướng không đổi vì R,C, ω không đổi. Như vậy ϕ = 0,785 hoặc 0,265 (Ứng với trường hợp 1 ϕ = -0,52 vì đề không nói rõ u sớm hay trễ pha hơn i tức là chưa nói rõ dấu của góc lệch pha) Đối chiếu đáp án C . 0,83rad và D. 0,26rad thì đáp án D đúng hơn Do đó đáp án được chọn phải là D. Ghi chú: Trong toán điện nói độ lệch pha của u với i là một gíá trị nào đó thì chưa chắc đã khẳng định u sớm pha hơn i mà nhiều trường hợp chỉ cho biết độ lớn của góc lệch. Trong Vật lí, các đại lượng thường được sử dụng dưới các dạng véc tơ, đại số, độ lớn.Nếu là véc tơ o o N M I  N M J T O T J I 3 U  O thì trong cách viết có dấu véc tơ rõ ràng, còn đại số và độ lớn thường hay dụng lẫn lộn. Chẳng hạn nói vận tốc tại một thời điểm thì thường là giá trị đại số vận tốc với trục chiếu cùng với chuyển động, Với vận tốc , gia tốc cực đại, cực tiểu thì hay nói mặc định về độ lớn , với lực cực đại, cực tiểu cũng như vậy . Nếu chỉ hiểu đại số thì với con lắc ngang lực đàn hồi cực đại khi vật phải ở biên âm còn lực đàn hồi cực tiểu khi vật ở biên dương. Điều này trái bản chất Vật lí là ở cả hai vị trí đó lực đàn hồi đều tác dụng mạnh nhất đến vật, trong khi lực đàn hồi triệt tiêu tại VTCB. Thế nên việc sử dụng đại số hay độ lớn trong chương trình phổ thông nhiều khi rất linh hoạt. Quay lại toán điện, với mạch R,L,C thường độ lệch pha u,i chỉ trong phạm vi 90 0 . Từ đặc điểm của mạch sẽ quy định dấu của góc lệch pha nên trong nhiều đề thực chất cho độ lớn góc lệch nhưng thiếu thuật ngữ độ lớn, để từ đó học sinh phải phân tích mạch chỉ ra cái nào nhanh pha hơn. Trong nhiều đề thi người ta cho mạch RC rồi nói góc lệch pha của u và i là 30 0 học sinh vẫn phải hiểu là u trễ pha hơn i 30 0 . Hoặc trong mạch RLC nối tiếp đặt khóa K song song với L, đề nói K đóng hoặc mở độ lệch pha của u hoặc i có cùng một giá trị, hoặc độ lệch pha giữa các u ( Đề Thủy Lợi năm 1999,) học sinh phải căn cứ bài toán xác định dấu của độ lệch pha( đại lượng nào nhanh pha hơn đại lượng nào) Như vậy, trong bài toán này nếu đáp án 0,83rad thì chọn C là hiển nhiên. Nhưng nếu hiểu thên độ lệch pha dưới góc độ độ lớn thì thêm được đáp án D sát kết quả hơn. Theo mình đề đã nói rõ độ lệch pha giữa u và i rồi đó các giá trị đại số dương nên ta biến đổi và đưa đến công thức : phi= ( phi1 + phi 2)/2= 0,785 chứ ko phải như đáp án của một số người giải theo hàm cos. Dẫu sao thì mình không thích đề năm nay dùng từ " gần giá trị nào nhất sau đây" Mong nhận được ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng Nhận xét đề ĐH 2013: Theo cá nhân mình nhận định thì đây là một đề thi “chưa hay” bởi bốn lí do sau đây: Thứ nhất: câu dễ quá dễ, số câu vừa với học sinh khá quá ít, số câu phân loại học sinh chưa có câu thật sự “ xoáy” đẫn đến hệ quả tính phân loại học sinh chưa cao. Học sinh trung bình và khá có thể điểm bằng nhau. Thứ hai: đề thi ra vào một số câu còn mang nặng tính lí thuyết, chưa đào xâu vấn đề bản chất của vật lí. Đề thi đưa hình vẽ vào là không phù hợp với một đề trắc nghiệm. Thứ ba: đề thi không có câu nào mới mẻ, có thể thấy các câu hỏi trong đề thi được chế từ các câu hỏi đã xuất hiện trên các trang diễn đàn. Thứ tư: Còn một số câu hỏi ra ngoài phạm vi SGK ( SGK chuần) như vấn đề về CLLX nằm ngang, phần sóng điện từ có liên quan lực hấp dẫn và chuyển động tròn đều Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy vất lí cho các lớp ôn thi ĐH học, tôi đánh giá cao về chủ trương của Bộ giáo dục trong việc quán triệt chủ trương ra đề phải bám sát sách giáo khoa không ra ngoài chương trình. Hoan nghênh hội đồng ra đề thi.

Ngày đăng: 05/02/2015, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan