Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 141 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
141
Dung lượng
207,24 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: "Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị" (Điển cứu trường hợp huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Lý do chọn đề tài: 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Giới là chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong hai thập niên gần đây vì nó gắn liền với các chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Đã có khá nhiều đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm về giới ở Việt Nam với mục tiêu xác định mô hình quan hệ giới ở nhiều cấp bậc và môi trường xã hội khác nhau. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1Đặc điểm tự nhiên 1.1.1 Vị trí ranh giới xã Xã An Thới Đông nằm về phía Bắc của huyện Cần Giờ, cách trung tâm thành phố khoảng 30km; có tọa độ địa lý: 10 0 26 – 10 0 40 vĩ độ Bắc; 106 0 41 đến 106 0 56 kinh độ Đông. Giới hạn địa lý: Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Phía Nam giáp xã Long Hòa, xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ’ Phía Đông giáp xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần giờ’ Phía Tây giáp sông Soài Rạp, huyện Nhà Bè’ An Thới Đông có 2 con sông lớn chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giao lưu với các khu vực khác. 1.1.2 Diện tích tự nhiên Diện tích tự nhiên: 10372 ha, chiếm 14,73% diện tích tự nhiên của huyện. Địa bàn xã gồm 6 ấp: An Bình, An Hòa, An Đông, An Nghĩa, Rạch Lá, Doi Lầu. Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thương nghiệp dịch vụ. 1.1.3. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu 1 1 Về địa hình: Địa bàn có địa hình bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0,70 đến 1,20 m, thuận lợi cho việc thi công và cấp nước theo triều, nuôi trồng thủy sản. Về thổ nhưỡng: gồm 2 nhóm chủ yếu: Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô chiếm 30% tổng diện tích tự nhiên, phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông. Nhóm đất này có đặc tính là: hàm lượng bùn ở tầng mặt tương đối khá, nhưng giảm mạnh về chiều sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Yếu tố hạn chế là không có nguồn nước ngọt vào mùa khô. Nhóm đất phèn phân bố trên địa bàn xã được cấu tạo theo ven sông, có số lượng phù sa màu mỡ sau khi triều cường. Về khí hậu: Địa bàn nằm trong khu hậu gió mùa cận xích đạo. Trong năm có một mùa mưa khô tương phản sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng 20 – 25 tháng 5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bắt đầu khoảng 20 – 25 tháng 12. Lượng bức xạ mặt trời phong phú, cán cân bức xạ trong năm 94Kcal/cm 2 . Số giờ nắng trong năm dồi dào, số giờ nắng giảm dần trong mùa mưa và tăng dần trong mùa khô. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất và tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất. Nhiệt độ tương đối cao trung bình tháng từ 25,7 -28,8 0 C. Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm trong không khí tương đối trung bình khoảng 80 – 86%, trong đó tháng 9 là cao nhất. Trong các tháng mùa khô độ ẩm là thấp hơn, nhất là tháng 2 và 3 chỉ có 71%. 1.2 Tài nguyên thiên nhiên 1.2.1Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10372 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 8212,49 ha chiếm 79,17% diện tích của xã, đất phi nông nghiệp là 2127,02 ha chiếm 20,51% tổng diện tích, còn lại là 32,97 ha đất chưa sử dụng gồm đất bãi bồi ven sông. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8212,49 ha. Trong đó đất trồng lúa là 1253,73 ha (tuy nhiên do dịch bệnh trên cây lúa, hiệu quả sản xuất không cao nên 2 2 năm 2008 nông dân chỉ trồng 445 ha diện tích, còn lại lồng ghép nuôi trồng thủy sản), đất rừng phòng hộ là 5485,88 ha và 1472,88 ha đất nuôi trồng thủy sản. 1.2.2Tài nguyên nước Là một xã có diện tích mặt nước khá lớn (bao gồm hồ, ao sông, mặt nước biển) so với tổng diện tích tự nhiên toàn xã, có các con sông lớn chảy qua (sông Soài Rạp, sông Vàm Sát, sông Lòng Tàu), có tiềm năng rất lớn, thuận tiện trong giao thông đường thủy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch. 1.2.3 Tài nguyên rừng Địa bàn xã 5485,88 ha đất rừng phòng hộ, là tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái, đồng thời là điều kiện giải quyết việc làm cho hơn 34 lao động của 12 hộ giữ rừng. 1.3 .Nhân lực 1.3.1. Dân số: Dân số toàn xã là 13415 nhân khẩu (nam 6561 người, chiếm 48,9%; nữ 6854 người, chiếm 52,1%), 3259 hộ gia đình, mật độ dân số bình quân 130 người/km 2 (mật độ dân số thấp do diện tích mặt nước trên địa bàn xã chiếm 41,1% tổng diện tích). Trong đó 1850 hộ sản xuất nông nghiệp là chính, chiếm 66,9%, số hộ còn lại chủ yếu là hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. An Thới Đông là một xã đất rộng, người thưa, dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các cụm dân cư, trung tâm ven trục lộ giao thông trong xã. Nếu phân theo khu vực dân số sống ở thành thị và nông thôn thì ở xã An Thới Đông 100% dân số sống ở nông thôn, điều đó nói lên rằng nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của người dân, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đã giảm xuống mức 0,82% do sự quan tâm về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của xã. 3 3 Số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, làm nông nghiệp, đa phần đều có thâm niên, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên cần quan tâm đúng mức giúp cho nền nông nghiệp tại xã phát huy đúng hướng. 1.3.2. Lao động STT Phân theo độ tuổi lao động Số người Tỷ lệ % 1 Số người dưới độ tuổi lao động 4354 32,45 1.1 Đang đi học 3115 71,54 2 Số người trong độ tuổi lao động 8283 61,75 2.1 Lao động chưa có việc làm ổn định 1329 16,04 2.2 Lao động trong nông nghiệp 4951 59,77 2.3 Lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 175 2,11 2.4 Dịch vụ 413 4,98 2.5 Khác 1415 17,08 3 Số người ngoài độ tuổi lao động 778 5,80 Bảng 1: Độ tuổi lao động 4 4 Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khác cao 61,75% trên tổng dân số, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, tại địa bàn xã có một nguồn lao động dồi dào, số người dưới và ngoài độ tuổi lao động là tương đối 38,25%. Tuy đa dạng về ngành nghề, nhưng ở xã vẫn còn lao động chưa có việc làm ổn định. 2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 2.1. Cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội 2.1.1. Giao thông An Thới Đông là một xã có hệ thống sông ngòi bao bọc nên thuận lợi cho giao thông đường thủy. Hiện tại, trên địa bàn xã có tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 20,8 km, trong đó: Đường trục xã, liên xã: 4,9km; Đường trục ấp, liên ấp: 15,9km đã nhựa hóa, cướng 8,7km; Đường giao thông nội đồng: 14km, đi lại thuận lợi 10km. Chia ra: Đường giao thông đã được cứng hóa hoặc nhựa hóa:13,6km; Đường giao thông nội đồng xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện:10km, so với tổng số đạt 71,4%; Đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa: 8,7km, so với tổng số đạt 54,71%. 2.1.2. Thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn xã An Thới Đông có 16 tuyến kênh và 9 cống với tổng chiều dài 24,96 km, 15 kênh nội đồng chiều dài 30km, 3 cầu giao thông nông thôn, 9 hệ thống cống, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. 2.1.3. Điện Xã có hệ thống điện hạ thế dài 24 km, chủ yếu chạy dọc theo các trục đường chính. Các tuyến đường trục xã, liên ấp đều có hệ thống đèn chiếu sáng. Số hộ dùng điện là 3163 hộ chiếm 96%, còn lại 40 hộ tại khu vực Tắc Ráng chưa có lưới điện sinh hoạt do chưa có đường dây hạ thế đi qua. 2.1.4. Trường học 5 5 Toàn địa bàn xã có 6 trường học, trong đó: 1 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 2 trường THCS; trong đó có 1 trường tiểu học vừa mới xây đạt chuẩn quốc gia. Trường mần non: Hiện có 01 trường mầm non (3 phân hiệu An Đông, Rạch lá, Doi Lầu), 12 lớp với 283 cháu; Số phòng học chưa đạt tiêu chuẩn:10 phòng; Số phòng chức năng còn thiếu: 6 phòng; Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu: 1.000m 2 . Trường tiểu học: Hiện xã có 3 trường tiểu học(An Thới Đông, An Nghĩa và Doi Lầu), 59 phòng học, 62 lớp 1231 học sinh với 63 giáo viên. Trong đó có trường tiểu học xã An Thới Đông vừa mới xây dựng, đạt chuẩn Quốc gia, có 27 lớp, 705 học sinh với 36 giáo viên; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 99,58%. Số phòng học chưa đạt chuẩn:32 phòng; Số phòng chức năng còn thiếu: 8 phòng; Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu: 1.000m 2 . Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông: Hiện xã có 02 trường trung học cơ sở, 26 lớp 937 học sinh,54 giáo viên. Số phòng học chưa đạt chuẩn: 18 phòng(do cơ sở xuống cấp); Số phòng chức năng cong thiếu 7 phòng; Số học sinh theo học trung học phổ thông 615 em. 2.1.5. Y tế: Trạm y tế xã mới xây đạt chuẩn Quốc gia, phục vụ tốt nhu cầu chăm lo sức khỏe cho nhân dân địa phương, huyện đã thành lập một phòng khám ở khu vực An Nghĩa tạo thuận lợi cho địa phương về khám chữa bệnh. 2.1.6. Cơ sở văn hóa: Trên địa bàn xã có nhà văn hóa thể thao, một sân bóng đá là sân chơi chủ yếu của thanh niên trong xã. Hiện nay ở xã có một đội bóng đá, một bóng truyền để tham dự hội thi – hội thao cấp huyện. Riêng mỗi ấp đều có câu lạc bộ và các đội 6 6 hình riêng để tham gia các cuộc thi cấp xã trong những ngày lễ lớn. Hiện xã đã tiến hành lập hộ sơ và khởi công xây dựng các khu văn hóa ở các ấp còn lại. 2.1.7. Chợ Trên địa bàn xã có một xã – không đạt chuẩn, với khoảng 30 tiểu thương buôn bán cố định, các mặt hàng chủ yếu phụ vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là nơi dân cư tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa sinh hoạt hàng ngày, số lượng buôn bán này không cố định. Trên địa bàn xã có 33 quán kinh doanh thức ăn, 19 quán giải khát ven đường, ngoài ra có các điểm nhỏ lẻ tại gia và các dịch vụ ăn uống. 2.1.8. Bưu điện Đã hình thành một bưu điện – văn hóa cấp xã. 2.1.9. Nhà ở và dân cư nông thôn. Theo thống kê hiện nay, toàn xã có khoảng 2841 căn nhà. Trong đó: Nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 53,32% , nhà dột nát chiếm 46,68%. Hiện trạng nhà ở trên địa bàn An Thới Đông: Nhà cấp 3: 615 căn Nhà cấp 4: 900 căn Nhà tạm, dột nát: 1326 căn. Tình trạng trung về xây dựng nha ở, dân cư. Qua 2 năm trở lại đây điều kiện phát triển kinh, đời sống của người dân đã được ổn định, số hộ dân có điều kiện xây mới và sửa chữa nhà ở ngày càng tăng. Phần lớn trước đây nhà cửa của người dân được xây dựng theo kiểu tự phát nên trong thời gian tới các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa về chuyển mục đích sử dụng đất cũng như xem xét cấp phép xây dựng cho người dân hợp lý, tránh làm ảnh hưởng mỹ quan chung của đô thị trong tương lai và tập trung xóa nhà tạm, dột nát. 2.2 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 2.2.1. Kinh tế - Cơ cấu kinh tế: An Thới Đông là một xã thuần nông, ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh, có tốc độ đô thị hóa còn chậm, cơ cấu kinh tế phần lớn đóng góp của nghề nuôi trồng thủy sản (65%), kế đến là nông nghiệp chăn nuôi chiếm 27%. 7 7 - Thu nhập bình quân đầu người: 15.800.000đồng/người/năm (là xã có mức thu nhập trung bình của huyện) - Số lượng hộ nghèo: theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm là có 1593 hộ, chiếm 49,2% tổng số hộ toàn xã. Đây là một tỉ lệ tương đối cao, sự chênh lệch thu nhập bình quân giữa các hộ trên địa bàn xã tương đối lớn, nếu không quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã (nếu theo tiêu chí của Trung ương với mức nghèo là 06 triệu đồng/người/năm thì xã hiện chỉ còn 284 hộ nghèo, chiếm khoảng 10% tổng số hộ toàn xã). - Về nguồn sống: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế (chiếm 68% tổng thu nhập), chủ yếu nuôi trồng thủy sản, đánh bắt. Trong thời gian qua dịch bệnh trên con tôm thường xuyên xảy ra, diện tích đất nông nghiệp giảm dần do ảnh hưởng biến động về sử dụng đất, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Tuy vậy,vì là một xã thuần nông nên ngành nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng trong tỷ trọng đóng góp thu nhập của toàn xã. Vì vậy các ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa về việc tuyên truyền, áp dụng khoa học kĩ thuật, quản lí dịch bệnh, tìm các mô hình nuôi mới, giúp cho nông dân phát triển kinh tế trong lĩnh vực này. 2.2.2 Lao động - Số người trong độ tuổi lao động là 8283 người, chiếm 62,75% trên tổng số dân. - Số lao động phân theo kiến thức phổ thông như sau: + Bậc tiểu học: chiếm 41%, chủ yếu ở lứa tuổi 45 – 60, + Bậc trung học cơ sở: chiếm 38%, + Bậc trung học phổ thông: chiếm 18% Tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: trong 8283 lao động của xã chỉ có 15% lao động đã qua đào tạo chuyên môn là: sơ cấp, trung cấp và đại học. 2.2.3 Hình thức tổ chức sản xuất 8 8 Xã có 346 doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, mà chủ yếu thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ. 2.3 Văn hóa xã hội và môi trường 2.3.1 Văn hóa – giáo dục: - Xã An Thới Đông được chia thành 6 ấp, trong năm 2008 có 03 ấp đạt chuẩn văn hóa. - Về phổ cập giáo dục trung học: xã đạt chuẩn trong việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở (tỉ lệ 73%) - Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) trong năm 2008 là 85%. 2.3.2 Y tế - Tỉ lệ y bác sĩ /1000 dân gồm có: 01 bác sĩ, 02 y sĩ, 01 y tá 01 dược tá, 01 hộ sinh phục vụ cho13.415 người dân địa phương. - Điều kiện trang thiết bị y tế hiện nay phục vụ cho khám chữa bệnh theo tuyến xã hiện nay đã xây mới 01 trạm y tế được đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn chưa đủ so với chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ phục vụ cho nhu cầu của người dân. Hàng năm thực hiện tiêm chủng theo định kì cho trẻ em, uống vitamin A đạt tỉ lệ cao. - Song song với việc khám chữa bệnh cho người dân, trạm y tế xã còn kết hợp với các ngành triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết, các chiến dịch truyền thông lồng ghép, vận động, tổ chức hiến máu nhân đạo trong năm 2008 với thống kê là 190/110, đạt 180% so với kế hoạch. - Tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế là 5342 người. Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 31,2%, số lượng này còn rất hạn chế, vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tầm quan trọng của việc tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, nhằm nêu cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của 9 9 bản thân và gia đình, từ đó góp phần bảo vệ tốt sức khỏe của cộng đồng và xã hội. 2.3.3 Môi trường - Tỉ lệ hộ sử dụng nước sinh họat hợp vệ sinh là 94%. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho cư dân hiện nay là vận chuyển bằng xà lan từ TP.HCM về, chính vì vậy giá nước/ 1m 3 đến người dân là khá cao. Tuy nhiên, do được trợ giá hỗ trợ định mức nên giá nước sinh hoạt người dân chỉ phải trả là 2.740đ/m 3 và giá nước sản xuất là 4.540đ/m 3 (một số khu vực sản xuất xa khu vực dân cư thì giá nước sinh hoạt vẫn còn rất cao, từ 30 đến 70.000đ/m 3 ). Vì vậy cần phải sớm đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước từ thành phố về xã nhằm giảm được chi phí cho nhân dân. - Tỉ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: trong những năm trở lại đây, đời sống của nhân dân đã được nâng cao, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng nhiều nên có 66% số hộ dều có đủ 3 công trình trên. - Xử lý chất thải: Toàn xã có 3295 hộ dân trong đó có 75% tổng số hộ dân có đăng kí thu gom rác (dân tự lập và thu gom rác công cộng), 23% số hộ còn lại phải tự tiêu hủy theo hình thức chôn hoặc đốt tại nhà do các tuyến đường đang làm có chưa xong nên xe thu gom rác không đến tận nơi được. - Hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư: hiện xã chưa có hệ thống thoát nước lớn, chỉ thoát nước tạm ở một số cống nhỏ trong khu vực dân cư. Hiện nay, đang đề xuất nâng cấp các tuyến đường nội xã và làm hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư. - Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã : Cố gắng kiểm tra nhằm giảm thiểu thấp nhất ô nhiễm môi trường trên địa bàn : tập trung kiểm tra mạnh hơn tại các cơ sở SK-KD, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về phương pháp và cách thức thực hiện bảo vệ môi 10 10 [...]... nhà nghiên cứu quan tâm qua rất nhiều đề tài nghiên cứu Nó không chỉ được chú trọng ở thành phố mà hiện nay tại nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng đã có sự quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hạn chế Do vậy, để hiểu hơn về cuộc sống người dân ven đô, đặc biệt là quan hệ giới của nguời dân nơi đây nhóm chúng tôi đi tìm hiểu Sự chuyển đổi mô hình quan hệ giới trong gia đình khu vực nông thôn ven đô – Cần Giờ,... là tìm hiểu về sự phân công lao động, quyền ra quyết định, sự tiếp cận và sử dụng các nguồn lực giữa nam và nữ trong gia đình Từ đó có thể hiểu rõ hơn về vấn đề giới của nguời dân ven đô, đồng thời thấy được sự khác biệt về giới của người dân nông thôn ven đô so với người dân sống tại thành phố 1 Các lý thuyết về giới Đề tài: “Nghiên cứu giới ở Việt Nam_ Quá trình và xu hướng” của tác gia : Nguyễn Linh... hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới Giới là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ Giới tính là đặc trưng sinh thể của đời sống nam và nữ Những đặc trưng sinh thể của con người thường ít biến đổi và tuân theo quy luật tự nhiên còn những đặc trưng văn hóa, xã hội thường biến đổi theo sự biến đổi của cấu trúc một xã hội nhất định và... nghề giới thiệu việc làm cho thanh niên TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Giới là vấn đề hiện nay đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên ngành xã hội (Xã hội học, nhân học, công tác xã hội…) Các vấn đề về giới luôn được thể hiện dưới những khía cạnh và những góc nhìn khác nhau như quan hệ giới, bất bình đẳng về giới, bình đẳng giới, vai trò – vị trí và địa vị của nữ giới trong. .. sống của người phụ nữ Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bằng nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới được nhanh chóng du nhập và truyền bá vào Việt Nam Sự xuất hiện cách tiếp cận giới chính là bước đột phá quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tượng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ và cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của. .. trí và địa vị của nữ giới trong gia đình Trong những năm trở lại đây, vấn đề giới và phát triển đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu cho chiến lược phát triển của các quốc gia Với mục đích mang lại “bình đẳng giới cho con người Dưới những góc tiếp cận khác nhau, với đa dạng những mảng chủ đề có liên quan, bức tranh về 34 34 giới và phát triển của nước ta đang dần được hoàn thiện... khoa học độc lập xuất hiện ở nước ta vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ trước Sự ra đời của ngành khoa học mới này là do nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của thực tiễn đổi mới đất nước, của phong trào phụ nữ rộng khắp Vì vậy, sau khi ra đời, khoa học nghiên cứu về phụ nữ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đông đảo các nhà khoa học và hầu như của toàn xã hội Phụ nữ Việt... vận động các 33 33 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp quỹ phòng chống lụt bão theo quy định 4.2.6 Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm phụ nữ, nam giới và cộng đồng xây dựng gia đình, tích cực tham gia phòng chống bạo lực gia đình, quan tâm giúp đỡ phụ nữ neo đơn, tàn... phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng 8%, chủ yếu tăng sản lượng tôm các loại Tiếp tục triển khai nhiều mô hình nuôi thí điểm các đối tượng nuôi mới và hỗ trợ đầu tư phát triển mô hình nuôi thủy sản lồng bè trên sông nhằm đa dạng hóa các mô hình, đối tượng nuôi theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện Bên cạnh việc tập trung phát triển vùng nuôi phải đảm bảo các yếu... và tuân theo quy luật xã hội Điều này có nghĩa, theo quan điểm giới, về mặt xã hội, nam và nữ là hoàn toàn bình đẳng với nhau Sự khác biệt của hai giới chỉ là do nhân tạo, là do quan niệm, giáo dục, truyền thống và quyền lực chính trị của các thời đại tạo nên Quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XX Lý . ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: "Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị" (Điển cứu trường hợp huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Lý do chọn đề. về giới ở Việt Nam với mục tiêu xác định mô hình quan hệ giới ở nhiều cấp bậc và môi trường xã hội khác nhau. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1Đặc điểm tự nhiên 1.1.1 Vị trí ranh giới xã Xã An Thới Đông. tài: 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Giới là chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong hai thập niên gần đây vì nó gắn liền với các chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Đã có khá nhiều đề tài