dat yeu cau tp

23 192 0
dat yeu cau tp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ MỸ THO TRƯỜNG MẦM NON RẠNG ĐÔNG  ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI Người thực hiện: Trần Thái Việt Chức vụ: Văn phòng Năm học: 2012 – 2013 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nên nó là nền tảng ban đầu có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nhân cách của con người. Để mọi trẻ em 5 tuổi được đến trường lớp Mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Căn cứ Chỉ thị số 10-NQ/TU ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; Căn cứ kế hoạch 167/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Căn cứ Kế hoạch số 354/ SGDĐT-GDMN ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang về Hướng dẫn thực hiện Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường 9 và Kế hoạch số 104/KH- UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Phường 9 về việc Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Chương trình hành động số 43-KH/ ĐU ngày 28/6/2012 của Đảng Ủy phường 9 về thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ chính trị về Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; Nhằm đảm bảo trẻ em 5 tuổi ở trên địa bàn phường 9 được đến lớp phải thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tôi đã chọn đề tài một số biện pháp làm tốt công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi 2 nhằm giúp trẻ 5 tuổi được đến Trường học đạt tỉ lệ 100% và ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong Nhà trường. 2. Giới hạn đề tài Chính từ thực tế trên, bản thân tôi là nhân viên văn phòng phụ trách công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, tôi luôn mong muốn làm thế nào và làm sao cho các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài Nhà trường, mỗi cán bộ - giáo viên – nhân viên có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, từ những trăn trở ấy bản thân tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm giúp họ có thêm nhận thức cùng thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi theo các văn bản chỉ đạo của các cấp về Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Công tác Phổ cập giáo dục nói chung Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định rõ trong đề án thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Theo đó, đến năm 2015 tất cả các địa phương trong cả nước phải hoàn thành công tác phổ cập giáo dục cho trẻ Mầm non 5 tuổi. Để thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi cần phải có sự hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập. Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo và sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, nhân dân , trong đó vai trò tham mưu, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo địa phương hết sức quan trọng, người trực tiếp làm công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi ở mỗi đơn vị luôn cần có năng lực tốt và sáng tạo trong công việc. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể với Trường học, đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. Do đây là nội dung mới của cấp học Mầm non. Yêu cầu đối với người chuyên trách Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi phải luôn có trách nhiệm, có kế hoạch, nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách một cách có hệ thống, hợp lý, chính xác cao nhằm mang lại hiệu qua trong công việc. Với phạm vi của đề tài này, tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi của phường 9 – Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang. 3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Phường 9. Với vai trò là nhân viên văn phòng phụ trách công tác phổ cập tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nhiệt tình, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo của bản thân, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm phục vụ công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Thực hiện, tuyên truyền các chính sách, chủ trương của các cấp về Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi: - Sau khi đi được được sự phân công của Hiệu trưởng tôi được phụ trách công tác phổ cập của Nhà trường và đã tham gia các đợt tập huấn công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, tôi tiến hành tham mưu với lãnh đạo địa phương, ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tại địa phương, Hiệu trưởng những yêu cầu cần thiết đối với công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. - Đưa các tiêu chuẩn Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi vào kế hoạch hoạt động của Nhà trường, vào các báo cáo sơ tổng kết của Nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn giáo viên thực hiện Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. - Xây dựng kế hoạch Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi tại đơn vị. - Tuyên truyền quyết định, kế hoạch thực hiện công tác phổ cập trong năm học đến tập thể Nhà trường. - Giáo viên thường xuyên làm công tác tuyên truyền đến với phụ huynh trong các cuộc họp, giải đáp những vướng mắc của phụ huynh, làm tốt công tác phổ cập, đạt tỉ lệ Trường giao. 2. Tiến hành phúc tra trình độ văn hóa: Sau khi hiểu được tầm quan trọng và quy trình thực hiện công tác phổ cập; các mốc thời gian hoàn thành phổ cập theo chỉ đạo của các cấp. Sau đó ban chỉ đạo phân công cho giáo viên đi điều tra độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi theo từng hộ gia đình trên địa bàn phường 9 vào tháng, bản than tôi theo sát hướng dẫn, hỗ trợ nắm bắt tình hình của quá trình điều tra. Mỗi Giáo viên nắm vững khu phố của mình qua các năm điều tra nên thuận lợi khi đến hộ gia đình được sự hỗ trợ thong tin từ các tổ trưởng, trưởng khu phố tại địa phương. Nhà trường cung cấp mẫu phiếu theo quy định, hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra.Giáo viên điều tra căn cứ vào sổ hộ khẩu thường trú của mỗi hộ gia đinh, có chữ ký của chủ hộ, chữ ký của trưởng khu phố, chữ ký điều tra viên trên mỗi phiếu và chữ ký xác nhận của lãnh đạo địa phương. Giáo viên điều tra độ tuổi trẻ 5 tuổi phải chính xác, rõ ràng theo hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước hội đồng. 3. Cập nhật phiếu điều tra độ tuổi theo hộ gia đình: 4 Bộ phiếu điều tra độ tuổi phải được phân chia theo tổ, khu phố, đánh số thứ tự, ghi chép, cập nhật cẩn thận, phiếu có thời hạn điều tra 5 năm nên bắt buộc phải bảo quản cẩn thận và điều tra độ tuổi vào tháng 3, rà soát lại vào đầu tháng 9, bảo đảm không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào trong hộ có đối tượng từ 0-5 tuổi. Vì vậy người làm công tác phổ cập phải hướng dẫn giáo viên cách thức và quy trình đi điều tra độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi theo hộ gia đình của từng tổ, từng khu phố của phường 9. Cần ghi chép đầy đủ các thông tin của phiếu điều tra. Mỗi phiếu điều tra giáo viên phải điền đầy đủ số phiếu theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn của từng tổ kèm với mã số địa chỉ được viết như sau “Số thứ tự Khu phố. Tên Tổ.Số thứ tự tờ phiếu”, nên khi điều tra phải ghi rõ Tổ nào, khu phố nào đặt phía trên góc bên phải. Ví dụ: Với ý nghĩa là phiếu điều tra này có số thứ tự là 2 ở Tổ 10A thuộc khu phố 1. Mẫu phiếu điều tra hộ gia đình Giáo viên viết danh sách hộ gia đình dựa trên phiếu điều tra hộ gia đình. Căn cứ vào kết quả điều tra giáo viên điều tra cập nhật số liệu học sinh vào biểu nhặt độ tuổi phải từ phiếu điều tra một cách chính xác và đầy đủ theo từng độ tuổi, theo từng khu phố. Sau đó người làm công tác phổ cập cập nhật dữ liệu vào 5 1 . 10A . 2 máy tính, trên biểu nhặt đã được thiết lập các công thức để đếm số lượng trẻ, số lượng nữ, số trẻ chưa ra lớp, số trẻ và số nữ ra lớp ở trường bạn, số trẻ và số nữ ra lớp ở địa phương. Biểu nhặt độ tuổi có mẫu như sau: Thực hiện việc cập nhật sổ theo dõi phổ cập sau khi có biểu nhặt độ tuổi, sổ theo dõi phổ cập được chia thành từng năm sinh theo từng khu phố, trẻ ra lớp ở năm học nào ghi số tuổi của trẻ tại năm học đó. 6 Sổ theo dõi phổ cập có mẫu như sau: Mẫu thống kê với từng độ tuổi: 7 Thực hiện 3 biểu thống kê theo quy định của bộ: trẻ em, đội ngũ, cơ sở vật chất phải chính xác theo các số liệu điều tra trong biểu nhặt độ tuổi. Mẫu trẻ em: 8 9 Mẫu đội ngũ: 10

Ngày đăng: 04/02/2015, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan