PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DIỄN HOÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ QUAN Trường THCS Diễn Hoàng (Dự thảo trình hội nghị CBCC ngày 27 tháng 9 năm 2011 góp ý biểu quyết) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 . Cơ sở xây dựng quy chế 1.1 Trường THCS Diễn Hoàng là cơ sở GD phổ thông công lập, là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, quy chế thực hiện dân chủ cơ quan là công cụ để mọi CBCC phát huy quyền dân chủ trực tiếp của mình 1.2 Trên cơ sở điều lệ trường THCS và các bộ luật : Luật giáo dục, luật lao động, luật cán bộ công chức, điều lệ công đoàn, Nghị định 43/2006 của Chính phủ, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành theo QĐ số 04/2000 của Bộ GD&ĐT. Quy chế này quy định trách nhiệm, chế độ làm việc, cơ chế quản lý tài sản, tài chính, công tác thi đua khen thưởng và các hoạt động khác tại trường THCS Diễn Hoàng nhằm xây dựng “ Nhà trường thân thiện học sinh tích cực” Điều 2. Nguyên tắc hoạt động, phạm vi điều chỉnh 2.1 Hoạt động của nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. 2.2 Phạm vi điều chỉnh của quy chế là tất cả cán bộ công chức của trường bao gồm : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, các cán bộ văn phòng, đại diện Hội CMHS, nhân viên bảo vệ và học sinh trường THCS Diễn Hoàng Chương II TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 3 . Hiệu trưởng 3.1 Hiệu trưởng điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, trên nguyên tắc tập trung dân chủ . Hiệu trưởng thực hiện các nghị quyết chi bộ, nghị quyết hội nghị CBCC; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo khoản 1 điều 19 Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng BGD&ĐT 3.2. Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện các hoạt động chính sách xã hội, các khoản đóng góp theo nghĩa vụ công dân và công tác kiểm tra nội bộ trường học. Cùng với BCH công đoàn tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; 3.3 Hiệu trưởng triệu tập và chủ toạ các cuộc họp của hội đồng trường, HĐSP, Tổ giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng cùng Chủ tịch công đoàn chủ trì hội nghị CBCC đầu năm Hiệu trưởng triệu tập và chủ toạ các cuộc họp với tư cách là chủ tịch các hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng , Hội đồng kỷ luật, Hội đồng chuyên môn, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét nâng bậc lương, hội đồng thi giáo viên giỏi, hội đồng thi học sinh giỏi của nhà trường . 3.4.Hiệu trưởng áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc , phân cấp quản lý để đảm bảo việc quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường có hiệu quả. Hiệu trưởng có trách nhiệm lắng nghe các ý kiến của giáo viên, học sinh, CMHS học sinh và có biện pháp xử lý kịp thời các ý kiến đó. 3.5 Việc bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, thư ký HĐT; Việc phân công công tác cho phó hiệu trưởng, phân công giáo viên chủ nhiệm, phân công giáo viên giảng dạy các khối lớp và kiêm nhiệm các công việc khác của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định sau khi đã bàn bạc dân chủ với các tổ chức, cá nhân có liên quan và thông báo đến tất cả cán bộ giáo viên trong trường. 3.6 Hiệu trưởng thường xuyên giữ mối quan hệ với Phòng GD&ĐT, UBND xã, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan bạn, các tổ chức xã hội khác ở địa phương. Hiệu trưởng chủ động phối hợp với chủ tịch Công đoàn, các tổ chức đoàn thể để giải quyết công việc của nhà trường, tạo điều kiện để Công đoàn và các tổ chức đoàn thể hoạt động tốt. 1 3.7 Hiệu trưởng thực hiện nghiêm túc thông tư 09/2009/BGD&ĐT về quy chế thực hiện công khai đối các cơ sở giáo dục quốc dân, 3.8 Hiệu trưởng quản lý tổ GVCN, sinh hoạt CM tại tổ KH tự nhiên và được đánh giá theo thông tư 29/2009 về chuẩn hiệu trưởng THCS vào cuối năm học Điều 4: Phó hiệu trưởng 4.1. Phó hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo khoản 2 điều 19 Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4.2 Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, chất lượng dạy học, trực tíếp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng học sinh giỏi. Chịu trách nhiệm về hiệu quả dạy học của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, cơ sở vật chất nhà trường 4.3. Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đao thực hiện xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia, Dư thảo kế hoạch xây dựng, sửa chửa CSVC trường học đặc biệt cơ sở về thư viện, thiết bị. Phụ trách công tác phổ cập THCS trên địa bàn xã 4.4 Phó hiệu trưởng điều hành công việc hàng ngày qua các tổ trưởng chuyên môn; Quản lý tổ KHXH , tổ văn phòng; sinh hoạt chuyên môn với tổ KH Xã hội, Được đánh giá hàng năm theo thông tư 29/2009 về chuẩn hiệu trưởng THCS Điều 5. Tổ chuyên môn. Trường có 2 tổ chuyên môn: KHXH, KHTN; Mỗi tổ có 1 tổ trưởng,1 tổ phó. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau 5.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và chỉ đạo kế hoạch cá nhân của GV theo kế hoạch dạy học của nhà trường, theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng các bộ môn và các quy định về chuyên môn của Bộ giáo dục và đào tạo. 5.2 Quản lý trực tiếp giáo viên ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; thảo luận các chuyên đề và tổ chức thao giảng theo chuyên đề, thao giảng GVG các cấp. Tổ CM là nơi thực hiện kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên trong năm học 5.3 Tổ CM là nơi tổ chức thực hiện phong trào thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi viết SKKN, thi sử dụng đồ dùng dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch của nhà trường. 5.4 Tổ chuyên môn đánh giá xếp loại giáo viên, đề xuất danh hiệu thi đua khen thưởng , kỷ luật đối với giáo viên trong tổ Điều 6. Hội đồng khoa học. Ban đại diện CMHS 6.1 Hội đồng khoa học trường gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó và các GV giỏi được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, thực hiện kiểm tra nội bộ trường học 6.2 Hội đồng khoa học trường tư vấn cho Hiệu trưởng chỉ đạo các phong trào thi GVG, thi SKKN, thi làm đồ dùng dạy học trong nhà trường 6.3 Ban đại diện CMHS hoạt động theo điều lệ ban đại diện CMHS ban hành kèm theo QĐ số 11/2008 của bộ GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Hiệu trưởng, GVCN các lớp để giáo dục học sinh 6.4 Ban đại diện CMHS tham mưu với UBND xã, các đoàn thể trong địa phương, hội khuyến học các cấp về công tác XHHGD, Tham mưu với nhà trường và địa phương về tu sửa CSVC trường học Điều 7 .Tổ văn phòng : 6.1 Trường THCS có một tổ văn phòng do phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, Tổ văn phòng có một tổ trưởng do Hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ, Tổ trưởng phân công công tác, kiểm tra hiệu quả công tác của tổ, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được giao 6.2 Chức năng nhiệm vụ các thành viên tổ văn phòng : 6.2.1 Kế toán, văn thư: - Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, tham mưu thực hiện các chính sách về lương, bảo hiểm XH trong nhà trường; Tham mưu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và giám sát thực hiện quy chế 2 - Đảm nhiệm chức năng văn thư đảm bảo tốt thông tin giữa trường và phòng GD, quản lý sổ công văn đi, đến; thực hiện chức năng soạn thảo các báo cáo về tài chính, chính sách xã hội. - Được quản lý một giàn máy vi tính riêng có phần mềm kế toán, là tổ trưởng tổ văn phòng 6.2.2 Cán bộ thư viện, văn phòng: - Quản lý sách GK, STK, các loại sách báo dùng chung của trường, quản lý các hồ sơ chung nhà trường, sổ điểm, sổ đầu bài các năm học, quản lý cấp phát bằng tốt nghiệp THCS. - Trực tiếp quản lý và làm chức năng nhập liệu các PM phổ cập, phần mềm QLNT phục vụ cho công tác quản lý dạỵ học trong nhà trường Quản lý 2 giàn máy vi tính và phần mềm QL thư viện phục vụ cho dạy học 6.2.3 Cán bộ thiết bị: bảo quản toàn bộ thiết bị dạy học của nhà trường, quản lý và điều hành việc sử dụng các thiết bị và phòng thực hành bộ môn cho việc dạy học, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các đồ dùng dạy học trên lớp, đảm bảo các điều kiện về CSVC thiết bị phục vụ dạy học 6.2.4 Cán bộ YTHĐ : Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho GV và học sinh theo quy định, Quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh và tủ thuốc sơ cứu của nhà trường 6.2.5.Nhân viên bảo vệ: đảm bảo an ninh, an toàn trường học theo hợp đồng bảo vệ đã ký 6.3 Tổ văn phòng cùng với BGH nhà trường lập thành tổ hành chính-quản trị có quy chế công tác riêng nhằm đảm bảo tốt công tác phục vụ dạy học và quản lý nhà trường trên cơ sở quy chế dân chủ nội bộ này Điều 8. Giáo viên, thư ký, các trưởng ban kiêm nhiệm 7.1 Giáo viên là CBCC, cán bộ hợp đồng dài hạn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ theo điều 31 điều lệ trường THCS tuân thủ sự điều chỉnh của quyết định số 16/2008 /QĐ - BGD&ĐT về quy định đạo đức nhà giáo. Giáo viên được đánh giá theo thông tư 30/2009 chuẩn GV THCS vào cuối năm học 7.2 Thư ký hội đồng trường: Giúp hiệu trưởng trong việc quản lí sắp xếp các loại hồ sơ hội đồng trường, hồ sơ nhà trường, ghi biên bản tất cả các cuộc họp của HĐSP, dự thảo các nghị quyết, quyết định, hoàn thành các báo cáo gửi lên cấp trên 7.3 Giáo viên tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng phụ trách công tác thi đua học sinh, duy trì nề nếp học tập, công tác bảo quản, chăm sóc giữ gìn cảnh quan môi trường SP, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động NGLL của trường, bảo quản CSVC thiết bị phục vụ cho công tác đội TNTP trong nhà trường . 7.4 Giáo viên phụ trách CSVC-Lao động giúp HT trong công tác bảo quản CSVC lớp học, CSVC nhà trường , tham mưu kế hoạch làm vệ sinh môi trường SP. Lên kế hoạch lao động và kiểm tra công tác lao động HS toàn trường. Phối hợp với đoàn và TPT đội trong công tác giữ gìn cảnh quan môi trường SP Chương III CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC Điều 9. Chế độ công tác, hội họp, báo cáo : 8.1 Giáo viên dạy học19 tiết tuần ( Kể cả công tác kiêm nhiệm và bồi giỏi), Cán bộ tổ văn phòng làm việc 8 giờ /ngày (tương đương 40 giờ/tuần ). Nghỉ dạy phải có giấy xin phép và được trừ lương theo quy chế nội bộ. Thực hiện đủ, đúng quy chế chuyên môn về hồ sơ, bài dạy, quy chế cho điểm xếp loại HS; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên thực hiện việc dự giờ thăm lớp theo quy định chuyên môn 8.2 Cán bộ công chức vắng, chậm các cuộc họp, các sinh hoạt tập thể, vắng chào cờ không có lý do được trừ vào lương theo quy chế chi tiêu nội bộ 8.3 Chế độ giảm định mức tiết dạy trong tuần đối với các chức danh kiêm nhiệm như sau : - Chủ tịch CĐ, tổ trưởng CM, 3 tiết ; Tổng phụ trách đội 10 tiết - Trưởng ban TTND, Thư ký HĐT : 2 tiết - GVCN lớp 4 tiết - Giáo viên PT lao động & cơ sở vật chất nhà trường 5 tiết - Nữ giáo viên có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm 3 tiết một tuần - GV kiêm nhiệm thủ quỹ trường được tính 3 tiết /tuần . Khi đi nhận lương được nhà trường hỗ trợ tiền dạy thay những không được tính công tác phí 8.4 Hội đồng trường họp 3 lần trong một năm học, Hội đồng SP họp mỗi tháng một lần vào đầu tháng, Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần. Hội ý giáo viên 10 phút trong tiết chào cờ đầu 3 tuần, giao ban lãnh đạo 45 phút vào tiết 3 của ngày thứ 7 mỗi tuần. Không tổ chức các cuộc họp vào thời gian dạy học chính khóa của chương trình 8.5 Trách nhiệm soạn thảo văn bản và các báo cáo: Soạn thảo các văn bản về tài chính, CSVC, chính sách xã hội là kế toán ; Phó hiệu trưởng soạn thảo các văn bản về chuyên môn, phổ cập, các báo cáo định kỳ ; Thư ký HĐT và CB văn phòng chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và trình bày văn bản trước khi hiệu trưởng ký Điều 10 . Công tác bồi dưỡng HSG, GVG, công tác kiểm tra 9.1 GV dạy bồi dưỡng HSG được trừ tiết dạy chuyên môn : Văn, Toán 4 tiết /tuần; các môn khác 3 tiết / tuần cho khối 9; Văn, toán 3 tiết, các môn khác 2 tiết / tuần cho các khối 6, 7, 8. 9.2 Mọi giáo viên được dự các kỳ thi GVG theo điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010 của BGDĐT ngày 20/7/2010, khi đạt danh hiệu GVG cấp trường được tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí dự thi GVG cấp huyện 9.3 Công tác kiểm tra : Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học theo năm học. Các thành viên Hội đồng khoa học, thành viên ban TTND tiến hành kiểm tra hồ sơ, dự giờ, đánh giá tiết dạy, kiểm tra các hoạt động khác giáo viên, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn , kiểm tra tài chính, kiểm kê tài sản nhà trường . Kết quả kiểm tra nội bộ trường học là căn cứ để xét thi đua và xếp loại giáo viên, CBCC Điều 11. Chế độ học tập, bồi dưỡng thường xuyên 10.1 Mọi cán bộ giáo viên đi học bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ, nâng cao trình độ được bố trí dạy thay không trừ vào lương, nhưng số ngày vắng tính trừ trong chỉ tiêu thi đua 10.2 Khuyến khích CBCC tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật tri thức, tự mua thêm STK để xây dựng tủ sách cá nhân, sắm máy vi tính, học để có chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ . Tạo điều kiện để mọi CBCC & HS đọc sách báo, tài liệu, các loại sách dùng chung tại phòng đọc thư viện và sử dụng mạng internets của trường miễn phí 10.3 Mọi cán bộ giáo viên sau khi qua kỳ thẩm định kỹ năng CNTT được soạn giáo án trên máy phải có hộp thư điện tử và sử dụng mọi giao dịch công tác qua hộp thư được lập, Được sử dụng sổ điểm điện tử trên phần mềm SSA 5.1 của trường, trực tiếp nhập điểm các môn mình dạy vào phần mềm quản lý điểm theo quy định của hiệu trưởng Chương IV: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN Điều 12 . Quy định quản lý tài chính, sử dụng kinh phí : 11.1 Mọi nguồn thu chi trong trường thực hiện đúng quy định của ngành và được hạch toán cân đối trong quỹ trường theo quy định của tài chính. Thực hiện thu chi tài chính theo luật tài chính ngân scah và quy chế chi tiêu nội bộ đã được hội nghị CBCC thông qua Điều 13. Quản lí CSVC , thiết bị văn phòng : 12.1 Các phòng HT, PHT, Văn phòng, thư viện, thiết bị, CĐ, Đoàn đội được trang bị các phương tiện làm việc, tất cả tài sản đều được kiểm kê 2 lần trong năm và theo dõi ở sổ tài chính, mọi hư hỏng, mất mát về tài sản đều phải truy cứu trách nhiệm đền bù 12.2 Máy điện thọai cố định chỉ phục vụ cho công tác chung của nhà trường mọi cán bộ, giáo viên phải có máy điện thoại di động đăng ký tại danh bạ của trường để tiện quan hệ công tác 12.3 Các giàn máy vi tính tại phòng hiệu trưởng, phó HT, phòng kế toán, phòng thư viện đếu được cài đạt các phần mềm hữu dụng do hiệu trưởng, phó HT, các cán bộ văn phòng trực tiếp quản lý sử dụng. Máy vi tính tại phòng tin học do cán bộ thiết bị bảo quản, mọi cán bộ GV được sử dụng máy tại phòng tin học để dạy học, vào mạng Internet download tài liệu phục vụ cho hoạt động chuyên môn 12.4 Tổng PT đội quản lý toàn bộ tài sản phòng đoàn đội : Bộ loa máy, tăng âm Micrô, đồ điện , các tài sản khác của đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường 12.5 GVCN cùng với ban cán sự lớp chịu trách nhiệm bảo quản CSVC lớp học, trang trí lớp học theo quy định, nếu làm hư hỏng tài sản phải tự sửa chửa Chương V CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Điều 14. Quy định khen thưởng 4 13.1 Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập xây dựng tiêu chí thi đua cho CBCC và triển khai tiêu chí đó đến mọi cán bộ công chức trong tháng 10/201. 13.2 Đối với học sinh - Ban thi đua học sinh do TPT đội trực tiếp phụ trách xếp loại thi đua các chi đội hàng tuần, hàng tháng theo tiêu chí thi đua do liên đội TNTP Hồ Chí Minh quy định - Ban tài vụ xếp thi đua công tác đóng góp cho các lớp theo định kỳ tháng và các đợt thi đua - TBLĐ,CSVC đánh giá hiệu quả công tác lao động và bảo vệ CSVC của các lớp hàng tháng và cuối kỳ, cuối năm - Phó hiệu trưởng xếp loại các lớp theo hiệu quả chất lượng các kỳ KSCL, chất lượng cuối năm học - Hội đồng TĐKT xét thi đua cuối năm các chi đội căn cứ các tiêu chí thi đua nêu trên 13.3 Đối với CBCC : - Hội đồng thi đua xét thi đua CBCC theo thông tư 21/2008 của bộ GD-ĐT sau khi kết thúc năm học với các danh hiêu LĐTT, Chiến sĩ thi đua các cấp - Khen thưởng các danh hiệu thi đua cho học sinh, CBCC theo quy chế chi tiêu nội bộ đã được hội nghị CBCC quyết định Điều 15. Kỷ luật 15.1 Giáo viên, học sinh vi phạm quy chế căn cứ vào mức độ vi phạm để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp theo quy định của điều lệ của nhà trường. 15.2 Giáo viên CBCC cuối năm xếp loại yếu chuyển công tác khác hoặc giải quyết theo chế độ nghỉ việc hàng năm - GV sinh đẻ ngoài kế hoạch, hạ bậc lương, không bố trí công tác dạy học, Chương VI: NẾP SỐNG VĂN HÓA Điều 16. Xây dựng môi trường văn hóa 15.1. Mọi CBCC chấp hành tốt quy ước, hương ước thôn xóm, có lối sống chuẩn mực của người CBCC tại địa bàn dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội nơi cư trú. Giáo viên, công nhân viên chức cam kết không sinh con thứ ba trở lên 15.2. Mỗi người phải có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con, cháu trở thành con ngoan trò giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” nơi cư trú 15.3. Mọi CBCC thực hiện nghiêm túc nếp sống văn hóa trong cơ quan; đến trường đúng giờ quy định, Làm việc theo đúng nội quy, cư xử tốt với đồng nghiệp và học sinh. 15.4. Cấm giáo viên hút thuốc lá trong trường, cấm uống rượu bia trong giờ làm việc.Thực hiện nghiêm quy định về đạo đức nhà giáo. Chấp hành tốt chủ trương tiết kiệm, nếp sống mới trong việc cưới, việc tang .Tập trung xây dựng một nhà trường thân thiện, xây dựng khối đoàn kết, Giữ gìn bản sắc truyền thống GV Diễn hoàng Điều 17. Công tác văn hóa, văn nghệ thể thao, bảo vệ môi trường 16.1 Mọi CBCC có trách nhiêm xây dựng phong trào văn nghệ, thể thao của cơ quan, tích cực trong việc tham gia chỉ đạo các hoạt động NGLL, các hoạt động lễ hội trong năm học 16.2 Mọi CBCC mẫu mực trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” .Gương mẫu trong công tác vệ sinh môi trường giữ gìn cảnh quan môi trường sư phạm Chương VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 18 . 17.1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường THCS Diễn hoàng gồm 7 chương, 17 điều, 68 khoản được hội nghị CBCC ngày 22 tháng 9 năm 2011 biểu quyết thông qua và Hiệu trưởng ký ban hành có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường được đánh giá công bằng cho từng CBCC; Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ này. Mọi quy định của trường trước đây trái với quy chế này đều bị huỷ bỏ và không còn giá trị. 17.2 Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc BCH công đoàn cùng với HT, Phó HT xem xét chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế và các quy định mới của các cấp có thẩm quyền 5 HIỆU TRƯỞNG 6 . 43/2006 của Chính phủ, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành theo QĐ số 04/2000 của Bộ GD&ĐT. Quy chế này quy định trách nhiệm, chế độ làm việc, cơ chế quản lý tài. thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường được đánh giá công bằng cho từng CBCC; Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ này theo quy chế nội bộ. Thực hiện đủ, đúng quy chế chuyên môn về hồ sơ, bài dạy, quy chế cho điểm xếp loại HS; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên thực hiện việc dự giờ thăm lớp theo quy