Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
517 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN ! Để hoàn thiện được bản luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và quan tâm của các thầy cô giáo và các bạn trong khoa Địa Lý trường Đại Học Vinh . Đặc biệt là cô giáo Võ Thị Thu Hà giảng viên khoa Địa Lý _Đại Học Vinh. Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin gửi lời tới gia đình , bạn bè , những người thân các thầy cô giáo đã giúp đỡ đồng viên trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài . Tự đáy lòng mình , tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình quý báu đó ! Vinh ngày 10 tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Mạc Văn Pôn i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Mạc Văn Pôn ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ T.L Thuận lợi C.D Chuyên dùng SD Sử dụng DT Diện tích TTCN Trung tâm công nghiệp TNXP Thanh niên xung phong HTX Hợp tác xã KTM Khu thương mại FAO Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii MỤC LỤC vi 1.1.2 Vai trò của đất đai xii 1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất xiv 1.2. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam xiv 1.2.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới xiv 1.2.2. Tình hình sử dụng đất của Việt Nam xvi Nguồn:Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2020 xix Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy: xix Đất nông nghiệp chiếm 70.55% (2005) tăng 17.32%(2010) xix Đất phi nông nghiệp cũng tăng 0,47% từ 6.88%(2005) lên 7.35%(2010) xix Đất chưa sử dụng giảm một cách nhanh chóng do chuyển đổi mục đích khác sang đất nông nghiệp từ 22.57%(2005) xuống còn 4.78%(2010) giảm 17,79%. xix + Diện tích từ 210 ha năm 2005 lên 290 ha năm 2010, năm 2010 đạt 15 tạ/ha. xlii 2.2.3 Hiệu quả sử dụng đất để sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Quế Phong xlviii 3.2 Một số giải pháp lviii * Giải pháp nguồn lực lao động lix 3. Kiến nghị lxv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên và là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại. Vì rằng đất đai là địa bàn cư trú và và là nơi tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Đặc biệt đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông-lâm nghiệp không thể thay thế được hiện nay cũng như trong tương lai. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. iv Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Quế phong là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An .Với tổng diện tích tự nhiên là 1.89543,45 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 2.89% và đất lâm nghiệp là 177 nghìn ha chiếm 65.2% tổng diện tích tự nhiên , đất chưa sử dụng chiếm 33.41%. Với cơ cấu diện tích đất như vậy cho thấy Quế Phong là huyện có điều kiện tiềm năng đất đai rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, mặc dù là một huyện lớn trong tỉnh nhưng các nhân tố hình thành đất vô cùng phức tạp, đặc biệt là đá mẹ, địa hình… nên tại huyện hiện hữu nhiều loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại hình sản xuất nông-lâm nghiệp khác nhau. Nằm trong tình hình phát triển chung của cả nước trong một thời gian dài, huyện Quế Phong vẫn trong tình trạng sản xuất tự cung tự cấp với thế độc canh cây lúa. Thực trạng sản xuất như vậy vừa làm cho sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp mặt khác làm suy thoái nhanh tài nguyên đất. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất huyện Quế Phong là việc làm bắt buộc và cấp bách. Vì rằng chỉ bằng con đường này mới giúp Quế Phong xóa đói giảm nghèo, rút v ngắn khoảng cách, mức độ phát triển kinh tế-xã hội với các địa phương khác trong tỉnh và toàn quốc. Từ thực tế đặt ra cùng với việc bản thân là sinh viên Địa lý với ước mơ và hoài bảo tìm hiểu về địa lý địa phương nơi mình sinh ra và lớn lên; mặt khác để trau dồi kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận nghiên cứu kết thúc khóa học tại trường Đại học Vinh . 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Quế Phong, nhằm đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất nông lâm nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ Nhằm đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu và phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quế Phong - Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất nông lâm nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu - Huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An theo ranh giới hành chính huyện. - Lãnh thổ nghiên cứu là huyện Quế Phong có tổng diện tích tự nhiên 189.43,45ha, chiếm 11,5% diện tích tỉnh Nghệ An . - Phía Bắc giáp Lào; Phía Nam giáp huyện Qùy Châu ; Phía Đông Bắc giáp Thanh Hóa ;Tây Nam giáp Tương Dương. 3.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu vi -Thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trong phát triển kinh tế ở huyện Quế Phong. 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống Đất là một yếu tố cấu thành hệ thống tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hổ trợ điều chỉnh và cân bằng động. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ. Mặt khác địa hệ sinh thái nông-lâm nghiệp là một hệ thống với cấu trúc thẳng đứng: địa hình, khí hậu, tính chất đất, chế độ nước… và cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hệ địa sinh thái nhỏ phân hóa theo không gian. Việc nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định các cấu trúc tồn tại tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đường trao đổi vật chất và năng lượng. 4.2. Quan điểm tổng hợp Theo Docustraev: Đất là thành phẩm của sự tác động đồng thời, tương hổ của đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn…. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá đất đai phải xem xét tất cả các điều kiện hình thành. Mặt khác càng phải thấy rằng, sự tác động của đất đai đối với cây trồng, vật nuôi là từ tổng thể nhiều đặc tính của đất như độ dày, mùn, thành phần cơ giới… và cả mức độ thực thi biện pháp cải tạo đặc tính đất. Vì thế khi đánh giá thực trạng sử dụng đất để đề xuất loại hình sử dụng đất cần phải xem xét đồng thời, tổng hợp nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm này cũng cần thấy rõ rằng, nghiên cứu thực trạng sử dụng đất cần phải thấy rõ tính tổng hợp trong phát triển từng ngành kinh tế để đưa ra ý kiến đánh giá một cách tổng hợp nhất. 4.3. Quan điểm lãnh thổ vii Sự phân hóa theo không gian là đặc tính điển hình của lớp vỏ cảnh quan. Trong cấu trúc cảnh quan, đất và sinh vật được các nhà khoa học coi là tấm gương phản chiếu của cảnh quan – phản ánh mối quan hệ cấu trúc bên trong. Vì thế khi nghiên cứu đất cần phải phát hiện được sự sai biệt theo không gian. Mặt khác, sự sai biệt đất sẽ kéo theo sự sai biệt về loại hình sử dụng hợp lý tương ứng. Vì thê muốn đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trong phát triển sản xuất cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ. 4.4. Quan điểm lịch sử Các yếu tố hình thành đất không những phân hóa theo không gian mà còn vận động theo thời gian qua đó làm cho đất cũng không ngừng thay đổi. Vì thế khi đánh giá, nhất là định hướng quy hoạch sử dụng phải dựa vào sự vận động của đất để từ đó định hướng mới có giá trị lâu dài. 4.5. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững có nghĩa vụ tôn trọng thiên nhiên ,chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ trong vấn đề sử dụng đất ở huyện Quế Phong trong phát triển kinh tế, nhằm đưa ra những biện pháp để sử dụng hợp lý các loại đất mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau . Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất, môi trường sinh thái. Vì vậy bên cạnh những biện pháp khai thác có hiệu quả cần có kế hoạch bảo vệ môi trường –tài nguyên. 4.6. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là tiêu chuẩn, là cơ sở nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu lại được áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm thực tiễn được vận dụng vào để nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông lâm ngư nghiệp ở huyện Quế Phong. 5. Phương pháp nghiên cứu viii Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá đất đai vận dụng vào khu vực nghiên cứu. 5.2. Phương pháp bản đồ Để thực hiện đề tài này trong khi nghiên cứu chúng tôi dùng phương pháp bản đồ : bản đồ hành chính huyện Quế Phong ,bản đồ các vùng lãnh thổ tự nhiên huyện Quế Phong ,bản đồ phát triển lâm nghiệp huyện Quế Phong Phương pháp bản đồ được sử dụng từ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu để xác định vị trí địa lý huyện Quế Phong ,phân bố các loại tài nguyên và sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. 5.3. Phương pháp thực địa Để kiểm tra mức độ chính xác của tài liệu, số liệu thu thập và bổ sung những số liệu còn thiếu và tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ, cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của một số loại hình sản xuất chính. Chúng tôi đã tiến hành đi thực địa các tuyến được vạch ra là tuyến vùng đồi phía tây. Tuyến phía Tây Nam của huyện (Châu Thôn ,Cắm Muộn, Nậm Nhóng .,Tri Lễ, Quang Phong)…để tìm hiểu tình hình sản xuất, chủ yếu là các vùng trồng lúa trên đất phù sa, cây trồng cạn như lạc, dưa,sắn, ngô…và một số mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Tuyến vùng đồi Đông Nam để tìm hiểu hiệu quả sản xuất các mô hình nông lâm kết hợp ở đây và tình hình quản lý rừng ở các xã này, đặc biệt là đi nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Qua quá trình đi thực địa, khảo sát chúng tôi đã thu thập, bổ sung được các nguồn tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc viết đề tài sau này như hiệu quả sản xuất một số cây trồng chủ yếu như: lúa ở xã Mường Nọc ,Châu Kim, lạc ở Quế Sơn, đậu, ngô,ở một số xã vùng phía Đông Nam…Bên cạnh đó, việc ix khảo sát thực địa còn giúp cho việc tìm hiểu sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên, chia cắt của địa hình, hướng chảy của các con sông, ranh giới của các loại đất trong phát triển kinh tế xã hội của vùng… 5.4. Phương pháp phân tích hệ thống Từ quan niệm xác định đối tượng nghiên cứu là các địa hệ sinh thái. Đây là những hệ thống động lực hổ trợ điều chỉnh, vì vậy cần sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để nhận thức đối tượng. Chính tầm quan trọng của mỗi yếu tố tự nhiên trong hệ thống, các điều kiện sinh thái đã làm cho con người có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý. Áp dụng phương pháp này để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phục vụ cho việc định hướng phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Quế Phong. 6. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn ,bảng chữ cái viết tắt, mục lục, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu đất đai Chương 2: Thực trạng sử dụng đất ở huyện Quế Phong Chương 3 : Đề xuất và giải pháp sử dụng đất bền vững ở huyện Quế Phong. PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐẤT ĐAI 1.1 Cơ sở lý luận về đất đai 1.1.1 Khái niệm đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả người Nga, x [...]... ha, phân bố tập trung ở các xã: Mường Nọc, Châu Kim, Quế Sơn, Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn Độ dốc thường từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong c Thuỷ văn Tài nguyên nước của huyện Quế Phong gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm - Nguồn nước mặt: Quế Phong là huyện vùng cao, đầu nguồn của nhiều sông suối, phân bố... khi nghiên cứu suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất Như vây, ở huyện Quế Phong, lượng mưa khá phong phú và độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi để sinh vật phát triển, là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, mưa phân bố tập trung trong 2 tháng 8,9 và quá ít trong các tháng 12,1,2 gây khó khăn cho sản xuất và bảo vệ đất d Sinh vật Tài nguyên sinh vật của huyện Quế Phong. .. chung và nền nông nghiệp hàng hoá nói riêng phát triển Đó là các nguyên nhân xã hội dẫn đến phương thức canh tác lạc hậu, chậm đổi mới dẫn đến suy thoái đất ở huyện miền núi Quế Phong 2.2.1 Tiềm năng đất nông lâm nghiệp ở huyện Quế Phong Quế phong là huyện miền núi có địa hình phân hoá rất phức tạp Do nằm trong đới phức nếp lồi Pu Hoạt (đới phức nếp lồi Pu Hoạt giới hạn từ phía Tây Nam Thanh Hoá đến Bắc... mục đích khác sang đất nông nghiệp từ 22.57%(2005) xuống còn 4.78%(2010) giảm 17,79% xix CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN QUẾ PHONG 2.1 Điều kiện địa lý và hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Quế Phong 2.1.1 Vị trí địa lý Quế phong là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, cuối quốc lộ 48 cách thành phố Vinh 180km, có tọa độ : Từ 19°33′ đến 20°00′ vĩ độ Bắc Từ 104°30′ đến 105°10′... Là huyện miền núi có diện tích nuôi cá nước ngọt lớn Tuy nhiên, nguồn nước mặt phục vụ cho nông nghiệp không dồi dào, nhất là ở các xã vùng cao (Tri Lễ, Quang Phong) nên việc trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn Vì vậy, khi bố trí sản xuất cần phải nghiên cứu kỹ nguồn nước tưới - Nguồn nước ngầm: Chưa có các nghiên cứu định lượng về nguồn nước ngầm ở huyện Quế. .. đã được quan tâm chỉ đạo Công tác khuyến học đã được quan tâm, bước đầu hình thành một số mô hình khuyến học trong các cơ quan, dòng họ, thôn bản khá hiệu quả Đến nay đã có 10 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức 1 và 1 trường đạt cấp độ 2, có 578 phòng học được kiên cố hoá Hoạt động khoa học, công nghệ đang từng bước hướng vào mục tiêu đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất và... 100% giáo viên đạt chuẩn và đạt trên chuẩn 48%, số học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng tăng Số học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng cao, trong đó có nhiều học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn Mạng lưới trường lớp ở tất cả các bậc học, ngành học được bố trí khá hợp lý Cơ sở vật chất trường, lớp học từng bước được cải thiện theo hướng kiên cố... giáo dục chiếm gần 50%, số lao động có trình độ từ cao đẳng - đại học trở lên còn ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Do đó cần được quan tâm ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực để cán bộ, đồng bào tiếp cận, ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, từng bước đưa Quế Phong thoát khỏi huyện nghèo, tụt hậu về kinh tê và nâng cao trình độ dân trí và... Phía Tây và Tây Nam giáp Tương Dương Vị trí này tạo điều kiện cho Quế Phong mở rộng mối quan hệ giao lưu buôn bán với các huyện bạn ,đặc biệt đường biên giới với lào tương đối dài có thể mở rộng các cánh cửa giao lưu với Lào qua các cửa khẩu như ở 2 xã Thông Thụ và Tri Lễ xx xxi 2.1.2 Điệu kiện địa lý tự nhiên a Địa chất Quế Phong là huyện có cấu trúc địa chất rất phức tạp do nằm trên đới phức nếp lồi... điểm đã và đang được thi công: Đường Tiền Phong- Hạnh Dịch, đường vào trung tâm xã Đồng Văn, Nậm Nhóng, đường Kim Sơn -Quế Sơn; Cầu treo bản Quàng xã Châu Thôn, cầu treo bản Quyn- bản Pảo xã Quang Phong, cầu treo bản Long Quang xã Tiền Phong Có thêm 06 xã được dùng điện lưới quốc gia, các công trình thủy lợi, nước sạch được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới; số phòng học được kiên cố hoá đạt 52,2%; ngoài ra . nông lâm nghiệp ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận nghiên cứu kết thúc khóa học tại trường Đại học Vinh . 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu. Nghiên cứu thực trạng sử. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu - Huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An theo ranh giới hành chính huyện. - Lãnh thổ nghiên cứu là huyện Quế Phong có tổng diện tích tự nhiên 189.43,45ha,. thổ tự nhiên huyện Quế Phong ,bản đồ phát triển lâm nghiệp huyện Quế Phong Phương pháp bản đồ được sử dụng từ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu để xác định vị trí địa lý huyện Quế Phong ,phân bố các