Trường THCS Liên Mạc B ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Lớp: NĂM HỌC 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 90 phút Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo A/ Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm) * Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng việc khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A,B,C hoặc D) trước câu trả lời em cho là đúng. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám dông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là sấu hổ. Dưới mắt mẹ tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. “Vậy mà dưới mắt tôi thì …” (Theo Ngữ văn 6, tập 2) 1. Đoạn trích trên là của tác giả nào? A) Tô Hoài B) Nguyễn Tuân C) Tạ duy Anh D) Thép Mới 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A) Tự sự B) Miêu tả C) Biểu cảm D) Nghị luận 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A) Kể lại việc Kiều Phương vẽ bức tranh. B) Tâm sự của người Anh khi nhìn em gái tự chế màu vẽ. C) Tâm trạng của người anh khi mọi người phát hiện ra tài năng của em gái mình. D) ức tranh được giải Nhất của cô em gái và tâm trạng của người anh khi hìn bức tranh đó. 4. Trong đoạn trích có mấy trạng ngữ? A) 3 trạng ngữ B) 4 trạng ngữ C) 5 trạng ngữ D) 6 trạng ngữ 5. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt? A) Ngỡ ngàng B) Suy tư C) Trong xanh D) Đám đông 6. Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì trong câu văn: “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ” A) So sánh B) Nhân hóa C) Ẩn dụ D) Hoán dụ 7. Tổ hợp “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng” trong câu văn “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. Có kết cấu như thế nào? A) Là 1 từ B) Là một cụm từ C) Là một C – V 8. Đoạn trích được kể theo lời của nhân vật nào? A) Nhân vật cô em gái C) Nhân vật “mẹ tôi” B) Nhân vật “Tôi” D) Theo lời kể của cả “Tôi” và em gái “Tôi” 9. Dấu phảy trong câu: “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường” nhằm đánh dấu danh giới nào? A) Giữa hai vế của một câu ghép B) Giữa các từ có cùng chức năng với nhau. C) Giữa một bộ phận của câu với thành phần chú thích của nó. D) Giữa cụm chủ vị với thành phân fphuj của nó. 10. Nếu viết: “Dưới mắt em tôi, hoàn hảo đến thế kia ư?” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A) Thiếu chủ ngữ B) Thiếu vị ngữ C) Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D) Thiếu trạng ngữ B/ Phần II – Tự luận (7,5 điểm) Mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời. Bằng tình yêu và lòng kính trọng, em hãy viết một bài văn tả về mẹ của mình. Bài làm ( cho phần tự luận ) : ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. Trường THCS Liên Mạc 2 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm) Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. Đáp án đúng như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D B B A C B D A Phần II: Tự luận (7,5 điểm) A. Về kiến thức I. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu được người mẹ mà mình định tả. II. Thân bài (5,0 điểm) - Tập trung tả hình ảnh người mẹ bằng tình yêu và lòng kính trọng của bản thân (về ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm … ) để làm nổi bật được ý: Mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời. III. Kết luận (0,5 điểm): Nhận xét chung hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đối tượng mà mình nói tới trong bài viết. B. Về kỹ năng (1,5 điểm): Bài viết có cấu tạo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Các ý rành mạch… Từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh. Viết câu, dựng đoạn hợp lý … Chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả. . Trường THCS Liên Mạc B ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Lớp: NĂM HỌC 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 90 phút Điểm Nhận xét của thầy. chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. “Vậy mà dưới mắt tôi thì …” (Theo Ngữ văn 6, tập 2) 1. Đoạn trích trên là của tác giả nào? A) Tô Hoài B) Nguyễn Tuân C) Tạ duy Anh D) Thép Mới 2. Đoạn văn. gái và tâm trạng của người anh khi hìn bức tranh đó. 4. Trong đoạn trích có mấy trạng ngữ? A) 3 trạng ngữ B) 4 trạng ngữ C) 5 trạng ngữ D) 6 trạng ngữ 5. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán