Vương quốc của người Chăm có kinh đô đóng tại địa bàn nào của đất nước ta.. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938 quân ta chọn điểm quyết chiến với giặc tại: A.. Ngô quyền 14
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
I Trắc nghiệm
1 Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí bùng nổ năm:
A Mùa xuân năm 541 B Mùa xuân năm 542
C Mùa xuân năm 543 D Mùa xuân năm 544
2 Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì:
A Nghề buôn bán, rèn sắt mang lại nhiều lợi nhuận cho chính quyền đô hộ
B Sắt là mặt hàng quý hiếm thời bấy giờ
C Nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế và ngăn chặn sự phản kháng của người việt
D Tất cả nguyên nhân trên
3 Từ thế kỉ IV người Chăm có chử viết riêng, bắt nguồn từ chữ ?
A Chữ Nôm của người Việt B Chữ Hán của người Trung Quốc
C.Chữ của người Tây Nguyên D Chữ Phạn của người Ấn Độ
4 Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc lên ngôi vua (Trưng Vương ), đóng
đô ở:
A Cổ Loa B Mê Linh C Luy Lâu D Chu Diên
5 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ năm?
A Năm 39 B Năm 40 C Năm 43 D Năm 44
6 Có 1 loại vải nổi tiếng của người Giao Châu gọi là “ vải Giao Chỉ” đó là:
A Vải lụa tơ tằm B Vải tơ tre C Vải tơ chuối D Vải bông
7 Năm 679 nhà Đường đổi nước ta thành ?
A An Tây Đô Hộ Phủ B An Đông Đô Hộ Phủ
C An Nam Đô Hộ Phủ D Giao Châu Đô Hộ Phủ
8 Vương quốc của người Chăm có kinh đô đóng tại địa bàn nào của đất nước ta?
A Quảng Nam B.Huế C Phú Yên D Bình Định
9 Sau khi Lý Bí mất
A Nước Vạn Xuân sụp đổ
B Một số người trong họ của Lý Nam Đế nổi lên đấu tranh giành quyền lực
C Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến
D Cả 3 ý trên đều đúng
10 Nhà Đường đô hộ nước ta, trụ sở đặt tại:
A Luy Lâu B Long Biên C Tống Bình D Cổ Loa
12 Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938 quân ta chọn điểm quyết chiến với giặc tại:
A Thành Tống Bình B Của sông Bạch Đằng C Đường Lâm D Luy Lâu
13.Người lảnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là:
A Khúc Thừa Dụ B Khúc Hạo C Dương Đình Nghệ D Ngô quyền
14.Kinh đô của nước Vạn Xuân đặt tại:
A Vùng cửa sông Tô Lịch B Hoa Lư
15.Sau khi giành được độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là:
Trang 2A Tượng Lâm B Lâm Ấp C Cham-pa D Hoàn Vương
16.Dưới thời thống trị của nhà Ngô, đất Âu Lạc cũ gọi là:
A Châu Giao B.Giao Châu C Quảng Châu D Âu Lạc
17.Nhà Hán đưa người Hán sang sống lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán nhằm:
A Mở rộng địa bàn cư trú của người Hán
B Tăng cường mối quan hệ thân mật giữa người Hán và người Việt
C Đồng hóa dân tộc ta
D Cả 3 ý trên
18.Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có những tôn giáo du nhập vào nước ta là:
A Nho giáo, Đạo giáo B Thiên Chúa giáo, Phật giáo
C Đạo giáo, Thiên Chúa giáo D Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
19 Kết thúc 1000 năm độ hộ của phong kiến phương Bắc ở nước ta bằng sự kiện nào?
A Hai Bà Trưng đánh bại quân Hán
B Khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi
C Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
D Cả 3 ý trên đều đúng
20.Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến năm 938 đươc gọi là thời :
A Thuộc Tần B Thuộc Hán C Thuộc Đường D Bắc thuộc
II Tự Luận
Câu 1: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
a/Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại
b- Kết quả: Quân Nam Hán bại trận Lưu Hoằng Tháo tử trận.
c ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc
Câu 2: Đặc điểm kinh tế, văn hóa Champa
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Trồng lúa 2 vụ \năm, ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…
- Khai thác rừng, đánh cá
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài
- Buôn bán nô lệ, cướp biển
* Văn hoá:
- Chử viết: Chử Phạn ( Ấn Độ)
- Tôn giáo: Theo đạo bà La Môn và đạo phật
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa Mĩ Sơn
Trang 3Câu 3: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a, Nguyên nhân:
- Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Hán
- Thi Sách bi giết hại
b, Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 Hai BàTrưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
- Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu
c, Kết quả:
- Thái thú Tô Định bỏ trốn
- Khởi nghĩa giành thắng lợi
Câu 4: Đặc điểm văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI
- Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, luật lệ phong tục Hán vào nước ta.(0,5đ)
=> tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá dân ta .(0,5đ)
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống, phong tục của mình (nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày) .(0,5đ)
- Nhân dân học chữ Hán theo cách đọc của riêng mình => tiếp thu, chọn lọc cái hay, cái mới .(0,5đ)
Câu 5: Khởi nghĩa Lý Bí
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, được hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, Thứ sử Tiêu Tư bỏ thành chạy về TQ
- Nhà Lương 2 lần mang quân sang đàn áp nhưng thất bại
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lí Nam Đế, đặt tên
nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (HN)
Câu 6: Đặc điểm kinh tế nước ta trong các thế kỉ I-VI
- Mặc dù bị kiềm hãm nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển
- Về nông nghiệp: Biết sử dụng sức kéo của Trâu Bò, đắp đê, trồng lúa 2vụ/ năm
- Về thủ công nghiệp: dệt, gốm…tạo ra nhiều sản phẩm có kỉ thuật cao
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương
Câu 7: Nước Champa độc lập ra đời
* Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở
xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp
* Quá trình phát triển:
- Vua Lâm ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu - Quảng Nam)