1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI CAO HỌC HÓA VÔ CƠ 2013 KHTN

1 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 120 KB

Nội dung

ĐỀ THI CAO HỌC HÓA VÔ CƠ (đánh theo trí nhớ) Câu 1: a) N và P cùng thuộc nhóm V A , N tạo được hợp chất với halogen (X) có dạng NX 3 , trong khi đó P lại tạo được hợp chất có dạng PX 3 , PX 5 . Hãy giải thích điều này? b) P tạo hợp chất PCl 3 và POCl 3 . Hãy vẽ công thức Lewis và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm. c) PCl 3 và POCl 3 đều bị thủy phân. Hãy viết phương trình phản ứng thủy phân. Câu 2: Titan và sắt đều là kim loại chuyển tiếp, cho các giá trị tổng năng lượng ion hóa (I 1 + I 2 ) (kJ/mol) và các thế điện cực như sau: I 1 + I 2 2+ o M /M E 3+ 2 o M /M E + 4+ 3 o M /M E + Ti 2100 - 1,63 - 0,37 0,1 Fe 2380 - 0,44 0,77 - a) Dựa vào giá trị (I 1 + I 2 ) và 2+ o M /M E có thể so sánh tính kim loại của 2 kim loại trên không? Giải thích? b) Hãy giải thích một cách tương đối tính khử của 2 kim loại trên dựa trên cơ sở định luật tuần hoàn? c) Ở điều kiện thường, Ti là một kim loại bền, không bị ăn mòn bởi không khí, nhưng Fe lại bị gỉ đến cùng theo thời gian. Hãy giải thích vì sao? d) Khi cho 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư, không có oxi khí quyển. Hãy chỉ rõ dạng cuối cùng của kim loại và viết phương trình và giải thích tại sao, dựa trên các giá trị nhiệt động. Câu 3: a) Cho NaCl, KCl, AgCl có cùng mạng tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy lần lượt là 800 o C, 776 o C, 455 o C. Biết bán kính của các ion Na + , K + , Ag + lần lượt là: 99 pm, 138 pm, 115 pm. i) hãy giải thích vì sao KCl có nhiệt nóng chảy thấp hơn NaCl. ii) hãy giải thích vì sao AgCl có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn NaCl, KCl. b) Cho Cu có dạng lập phương. Có giá trị cạnh ô mạng cơ sở 3,61.10 -10 m. Đồng có khối lượng riêng là 8,97 g/cm 3 . Cho M Cu = 63,55 và N A = 6,022.10 23 mol -1 . Hãy xác định số nguyên tử Cu trong một ô mạng cơ sở và cho biết Cu kết tinh dưới dạng gì và vẽ ô mạng cơ sở. Câu 4: a) Cho hai phức [Zn(NH 3 ) 2 Cl 2 ] và [Pt(NH 3 ) 2 Cl 2 ] đều nghịch từ. Cho biết phức [Zn(NH 3 ) 2 Cl 2 ] không có đồng phân hình học còn [Pt(NH 3 ) 2 Cl 2 ] có hai đồng phân hình học. Hãy vẽ công thức cấu tạo của phức (kể cả đồng phân) và xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của phức. Đọc tên của 2 phức trên. b) Cho hai dung dịch HF và HCl có cùng nồng độ. Hãy giải thích dung dịch nào có tính acid mạnh hơn. c) Cho hai dung dịch NaF và NaCl có cùng nồng độ. Hãy cho biết dung dịch nào có pH lớn hơn và giải thích. Câu 5: Hãy vẽ sự tách năng lượng của vân đạo d trong phức [M(H 2 O) 6 ] 2+ của các ion Sc 2+ , Ti 2+ , Cr 2+ , Zn 2+ . Tính năng lượng an định trường tinh thể của các phức trên. Hãy cho biết các phức trên, phức nào có màu và giải thích. Cho Z Sc = 21, Z Ti = 22, Z Cr 24, Z Zn = 30. Câu 6: a) Soda Na 2 CO 3 là một nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được điều chế bằng phương pháp Solvay như sau: i) sục khí CO 2 vào dung dịch NaCl/NH 3 bão hòa thu được NaHCO 3 kết tủa. ii) sau đó nhiệt phân NaHCO 3 . - Hãy viết các phương trình phản ứng. - Hãy giải thích vì sao không sục khí CO 2 vào dung dịch NaCl bão hòa mà phải là NaCl/NH 3 bão hòa. Phản ứng này thực chất là loại phản ứng gì? b) Cân bằng các phản ứng sau: Au (r) + CN – (dung dịch) + O 2 (k) → [Au(CN) 2 ] – (dung dịch) + … Au (r) + HNO 3 → Au(NO 3 ) 3 + NO + … [Au(CN) 2 ] – (dung dịch) + Zn → [Zn(CN) 4 ] 2 – (dung dịch) + … Hãy cho biết các phản ứng trên phản ứng nào tự xảy ra/ không tự xảy ra. Từ đó muốn tách vàng trong sa khoáng có lẫn tạp chất nên dùng phương pháp hóa học nào? Cho các giá trị: 3+ o Au /Au E 1,52 = ; 2 2 o O ,H O/OH E 0,4 − = ; 2 o [Au(CN) ]/Au,CN E 0,61 − − = − ; 3 2 o NO ,H /NO,H O E 0,96 − + = ; 2 2 o O ,H /H O E 1,23 + = ; 2 4 o [Zn(CN) ]/Zn,CN E 1,26 − − = − . ĐỀ THI CAO HỌC HÓA VÔ CƠ (đánh theo trí nhớ) Câu 1: a) N và P cùng thuộc nhóm V A , N tạo được hợp chất với. Lewis và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm. c) PCl 3 và POCl 3 đều bị thủy phân. Hãy viết phương trình phản ứng thủy phân. Câu 2: Titan và sắt đều là kim loại chuyển tiếp, cho. dưới dạng gì và vẽ ô mạng cơ sở. Câu 4: a) Cho hai phức [Zn(NH 3 ) 2 Cl 2 ] và [Pt(NH 3 ) 2 Cl 2 ] đều nghịch từ. Cho biết phức [Zn(NH 3 ) 2 Cl 2 ] không có đồng phân hình học còn [Pt(NH 3 ) 2 Cl 2 ]

Ngày đăng: 03/02/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w