Các biện pháp và các hoạt động đã triển khai : 1- Xây dựng kế hoạch: - Ngay từ khi triển khai việc thực hiện chường trình GDMN BGH đã phổ biến tới 100% giáo viên những quy định về cách
Trang 1UBNND HUYỆN CHIÊM HOÁ
TRƯỜNG MN TÂN THỊNH
Số: 08 / BC-MN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Tân Thịnh, ngày 28 tháng 4 năm 2013
BÁO CÁO
4 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
(2009 - 2013)
Thực hiện công văn số 07/PGDĐT Chiêm Hoá ngày 22/01/2013 V/v báo cáo 4 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non Trường Mầm non Tân Thịnh báo cáo như sau:
PHẦN A: BÁO CÁO
4 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ( 2009 - 2012 )
I Đặc điểm tình hình:
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Tân Thịnh, được tách ra từ trường Tiểu học Tân Thịnh
thành lập vào năm 2005 Trường đóng trên địa bàn xã Tân Thịnh
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của phòng GDĐT và sở GD&ĐT đã tạo điều kiện cho CBGV được tham gia tập huấn về chương trình giáo dục MN
- Trường Mầm non Tân Thịnh bắt đầu thực hiện chương trình GDMN từ năm học 2010-2011
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 0-2 tuổi năm sau cao hơn năm trước năm 2012-2013 đạt 34%, tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi các năm đạt 100%
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm yêu nghề mến trẻ Giáo viên đã xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch năm, tháng và ngày Nhìn chung đảm bảo về mặt cấu trúc và nội dung
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất phòng học còn thiếu , kinh phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn hạn chế một số lớp chưa đủ theo thông tư 02 của Bộ giáo dục ban hành
- Đội ngũ giáo viên nhân viên còn thiếu so với thông tư 71 Tài liệu hướng dẫn
và tài liệu tham khảo còn thiếu Ban đầu Việc xây dựng kế hoạch năm chưa mang tính bao quát chương trình giáo dục trong một năm, chưa có cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế
+ Kế hoạch tháng: xây dựng mục tiêu cho chủ đề lớn chưa đảm bảo đầy đủ, logic với nội dung của chủ đề
+ Kế hoạch tuần: giáo viên chọn mạng nội dung chưa cụ thể và chưa phù hợp với khả năng của trẻ
Trang 2- Khác với chương trình cũ trước đây, Chương trình mới thuộc dạng mở nên giáo viên phải đầu tư nhiều công sức trong việc sưu tầm câu chuyện, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, tư liệu để tổ chức hoạt động giáo dục
- Xây dựng môi trường giáo dục chưa tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trải nghiệm và vận động
Nguyên nhân của tồn tại khó khăn :
- Lập kế hoạch hoạt động ngày còn theo thói quen cũ, chưa phát huy tích cực của trẻ
- Đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng của trẻ một cách rõ nét
- Ngoài ra, giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin để độc lập xây dựng kế hoạch, nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân
II Các biện pháp và các hoạt động đã triển khai :
1- Xây dựng kế hoạch:
- Ngay từ khi triển khai việc thực hiện chường trình GDMN BGH đã phổ biến tới 100% giáo viên những quy định về cách soạn bài, cách lựa chọn bài, cách lựa chọn những nội dung tích hợp trong từng lĩnh vực phát triển cụ thể, đảm bảo tính vừa sức đối với từng độ tuổi
- BGH xây dựng kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch theo tháng, kế hoạch tuần và được BGH phê duyệt rồi mới thực hiện Trong khi thực hiện BGH theo dõi, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và có biện pháp chỉ đạo khắc phục tồn tại, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời
Giáo viên Chủ động xây dựng kế hoạch tháng, tuần và ngày
+ Việc lập kế hoạch giúp giáo viên luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ, tránh được tình trạng chồng chéo, hoặc tùy tiện cắt xén các hoạt động trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non
+ Giáo viên có điều kiện quan tâm đến trẻ, thấy được những tiến bộ và những khó khăn của trẻ và từ đó tìm được những biện pháp tác động đến trẻ phù hợp hơn
+ Tạo cơ hội cho giáo viên biết chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau
để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chương trình
2- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để thực hiện tốt chương trình GDMN
và khẳng định được chất lượng của nhà trường Nhà trường đã động viên và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng trên chuẩn bằng cách: động viên tinh thần, ủng hộ tài liệu học tập, phân công sự trợ giúp đứng lớp của đồng nghiệp
- Động viên giáo viên tham gia bồi dưỡng tin học và mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng giáo án
- Đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng cách tổ chức học tậpvà nghiên cứu kỹ nội dung chương trình GDMN của Bộ GD
&ĐT ban hành, hàng tháng có khảo sát chất lượng và lấy đó làm tiêu chí bình xét thi đua hàng tháng
Trang 3-Tổ chức triển khai các nội dung thành chuyên đề và tổ chức triển khai rút kinh nghiệm sau đó triển khai ra diện rộng
-Tổ chức các hội thi : giáo viên dạy giỏi ,tự làm đồ dùng đồ chơi, Thỉ trang trí tạo môi trường học tập trong nhóm lớp ,
3- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng để phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Không chỉ có Ban giám hiệu đổi mới quản lý mà tổ trưởng chuyên môn phải là một nhà quản lý ở góc độ một khối
- Quy đinh sinh hoạt chuyên môn đúng quy định Sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên: hàng tháng theo qui định của bộ giáo dục, tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 lần Nhà trường sinh hoạt 1 lần trên tháng
- Quy định giáo viên trong tổ khi tham gia họp phải ghi chép đầy đủ và có phát biểu xây dựng
- Tổ trưởng chuyên môn chủ động xây dựng nội dung họp, là người công minh, gương mẫu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noi theo Sau khi các thành viên trong tổ góp ý kiến, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện
4- Xây dựng lớp điểm
Chọn một số giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, mạnh dạn đi đầu trong tiếp cận chương trình
Ban đầu Ban giám hiệu cùng với giáo viên xây dựng tổ chức các hoạt động để cho tất cả các giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm Tiếp đó khuyến khích giáo viên tự độc lập và các giáo viên khác cùng hưởng ứng Luôn động viên giáo viên về vật chất cũng như tinh thần một cách kịp thời Đôi khi có thể chỉ có những lời khen trước hội đồng sư phạm Vấn đề nghiêm khắc phê bình cũng cần được chú ý đến để tránh những vấn đề lệch lạc trong quá trình thực hiện
Đầu tư CSVC trang thiết bị tài liệu để giúp giáo viên có đủ điều kiện và phương tiện thực hiện
5- Tăng cường công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra nội bộ trường là công tác được tiến hành thường xuyên trong năm Có nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra báo trước và kiểm tra không báo trước Kiểm tra chủ yếu là giúp đỡ, chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương Kịp thời uốn nắn phát hiện ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực cũng như những sai phạm trong chuyên môn, nội dung kiểm tra phù hợp với chủ đề và phù hợp
về thời gian
Thường xuyên xây dựng nội dung kiểm định chất lượng của trẻ và kiểm tra đánh giá cuối chủ đề
Tổ chức các hội thi của bé để phát hiện điểm mạnh điểm yếu của cá nhân trẻ
từ đó đánh giá việc cung cấp kiến thức và rèn luyện các kỹ năng hàng ngày của giáo viên
6- Xây dựng môi trường giáo dục
Trang 4- Môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non Nhà trường đã tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
- Theo từng chủ đề giáo viên tự sưu tầm và làm đồ dùng để trang trí và phục vụ tiết dạy
- Vận động sự hỗ trợ của phụ huynh Sau khi đóng chủ đề và chuẩn bị một chủ
đề mới vận động các bậc cha mẹ học sinh sưu tầm tranh ảnh sách báo và một số nguyên liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi đặc biệt là nguyên liệu để trẻ hoạt động sáng tạo
5 Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng đồ chơi là phương tiện không thể thiếu được trong các hoạt động của trẻ mầm non vì thế ngoài các đồ dùng được trang cấp thì còn thiếu rất nhiều nên nhà trường đã phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học
- Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học ngay từ đầu các năm học, hàng tháng tổ chức thu, theo dõi kết quả làm đồ dùng dạy học của giáo viên để từ đó có căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng
- Tổ chức kết hợp với Công đoàn nhà trường thi, chấm đồ dùng dạy học tự tạo trong các đợt thi đua vào các ngày lễ lớn của đất nước, có chấm, xếp loại và có thưởng cho các đoàn viên có thành tích xuất sắc và có ý thức trong công tác làm đồ dùng tự tạo để dạy và học
- Kết hợp với tổ chuyên môn hướng dẫn cho giáo viên làm đồ dùng dạy học trong dạy học các chuyên đề
6 Làm tốt công tác xã hội hóa:
- Cơ sở vật chất là điều mẫu chốt để thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non Vì thế nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và tuyên truyền vận động phụ huynh quan tâm đến bậc học mầm non và
sự quan trọng cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi đến trường
- Hàng năm số trẻ từ 3 - 5 tuổi trong địa phương ra lớp 100%
- Vận động các bậc phụ huynh đóng góp tiền, công lao động để tu sửa và mua
đồ dùng, sách vở đủ cho trẻ ngay từ đầu năm học
- Trong các buổi hội nghị phụ huynh nhà trường tuyên truyền về chương trình giáo dục mầm non mới để phụ huynh nắm được và cùng phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục dạy đỗ trẻ
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin với các bậc phụ huymnh hàng ngày để nắm bắt tình hình sức khỏe và tâm lý trẻ Phối hợp với các bậc phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng phát triển đạt được yêu cầu các lĩnh vực
7 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Để góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, Nhà trường
và các nhóm lớp đã tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau Nhà trường đã chủ động đưa ra một số nội dung và hình thức phối hợp đã làm và mang lại hiệu quả thiết thực
- Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
Trang 5- Phối hợp kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của trường, lớp
- Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình: qua góc “ tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường và của mỗi nhóm lớp Trao đổi thường xuyên hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ Tổ chức họp phụ huynh định kì và tổ chức cho phụ huynh tham quan và tham dự tất cả các hoạt động của trẻ
III Kết quả thực hiện CTGDMN tại đơn vị trường:
1 Đối với học sinh:
- 100% học sinh từ độ tuổi 24 - 36 đến mẫu giáo được học chương trình GDMN, trẻ được trải nghiệm, hứng thú tham gia vào các hoạt động tập thể, được phát triển tư duy thông qua hình thức học" Lấy học sinh làm trung tâm dạy học", thông qua các hình thức tổ chức giờ học cô giáo chia nhóm cho trẻ hoạt động và tìm hiểu rồi cho trẻ mạnh dạn nói lên nhận xét của mình về các sự vật hiện tượng đó, qua đó trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Hàng năm số trẻ đạt yêu cầu về các lĩnh vực từ 90% trở lên, số trẻ đạt chất lượng chăm sóc giáo dục như sau:
+ Bé khỏe: Đạt 98 %
+ Bé ngoan đạt: 100%
+ Bé chăm đạt: 98 %
+ Bé sạch đạt: 100%
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 10%
- Hàng năm số trẻ 5 tuổi được trang bị tiếng Việt và đủ điều kiện vào lớp 1: 100%
- Hàng năm có học sinh đi tham gia dự thi đội tuyển " Bé nhanh trí" cấp huyện, tỉnh và đạt giải
2 Đối với giáo viên:
- Đã nắm vững cách xây dựng mục tiêu nội dung và kế hoạch hoạt động của từng độ tuổi, từng chủ đề cụ thể chi tiết và tiến hành soạn giảng phù hợp với khung của chương trình và điều kiện thực tế của trường, chủ động linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và thiết kế các hoạt động theo sự hứng thú của trẻ làm cho tiết dạy sinh động, hiệu quả Giáo viên biết tận dụng tài nguyên giáo dục trên internet làm phong phú hoạt động học và vận dụng phù hợp với đặc điểm học sinh của nhóm lớp mình phụ trách Qua khảo sát chất lượng chuyên môn của huyện về kiến thức thực hiện chương trình GDMN mới : 100% giáo viên đạt yêu cầu trở lên trong đó có 70 % giáo viên đạt điểm khá và giỏi, Hàng năm đều có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở.Không có giáo vien xếp loại yếu, kém về chuyên môn
IV.Đánh giá những điểm mạnh và những hạn chế trong chỉ đạo và thực hiện chương trình:
1 Điểm mạnh:
- Cán bộ quản lý chủ động tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về chương trình
mới Trong việc tổ chức thực hiện đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong
Trang 6công việc, giúp giảm tải nhiều việc trong công tác quản lý Khéo léo vận động phụ huynh đóng góp nhiều đồ chơi, nguyên vật liệu làm ra các sản phẩm phục vụ cho các chủ dề giáo dục, góp phần tiết kiệm được kinh phí của đơn vị
- Giáo viên đã nắm được nội dung cơ bản của chương trình và tiến hành soạn giảng phù hợp với khung của chương trình và điều kiện thực tế của nhà trường, chủ động linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và thiết kế các hoạt động theo sự hứng thú của trẻ làm cho tiết dạy sinh động, hiệu quả
- Trẻ ngày càng trở nên tự tin, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong hoạt động Trẻ được thực hành, trải nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân Cách học của trẻ thông qua việc tương tác với đồ vật, trẻ học qua trải nghiệm, trực tiếp bằng các giác quan, trẻ dần được rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
- Chương trình GDMN của bộ ban hành được xây dựng đầy đủ và toàn diện ,
phù hợp với xu hướng GD hiện đại và đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Luật Giáo dục về chương trình GDMN; Cấu trúc của chương trình hợp lý Nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non; Chương trình thể hiện tính mở, nội dung cơ bản, cốt lõi, đảm bảo
GD trẻ toàn diện, gắn với cuộc sống thực của trẻ, thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện nội dung theo hướng tích hợp và nhấn mạnh vào phương pháp “học qua chơi và chơi mà học”; Giáo viên có khả năng tổ chức lập kế hoạch GD, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nội dung được quy định trong chương trình theo hướng tích hợp và theo các chủ đề; Nội dung GD phù hợp với sự tiếp thu của trẻ theo các độ tuổi Nội dung sách hướng dẫn GV thực hiện chương trình rõ ràng, dễ hiểu, dễ tra cứu, bám sát nội dung chương trình và phù hợp với khả năng vận dụng của giáo viên Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, học liệu tương đối phù hợp
2 Hạn chế:
- Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho chương trình Giáo dục mầm non chưa được trang cấp đủ cho các nhóm, lớp nên ảnh hưởng tới việc dạy và học của giáo viên và học sinh
- Có rất nhiều hoạt động trên ngày, trong đó số giáo viên đứng lớp chưa đủ nên việc thực hiện đôi khi chỉ là thực hiện đầy đủ chứ không mang tính hiệu quả
V Đề xuất, kiến nghị:
- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên được đi tập huấn và được dự giờ mẫu
- Hội nghị giao ban đầu năm học thống nhất các phương pháp dạy bộ môn theo một mẫu xuyên suốt để các trường thực hiện
- Tiếp tục trang bị thêm tài liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chương trình Giáo dục mầm non
PHẦN B: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TIẾP THEO CỦA NHÀ TRƯỜNG:
- Tiếp tục thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trong các năm học tiếp theo
Trang 7- Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình cho giáo viên bằng cách cho đi học nâng cao trình độ tay nghề và đi học bồi dưỡng hè do
sở và phòng tổ chức
- Mua sắm thêm các đồ dùng, tài liệu, đồ chơi cho giáo viên và học sinh
- Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với địa phương và phụ huynh để xã hội hóa Giáo dục tu sửa cơ sở vật chất cho các lớp học
- Hàng năm có kế hoạch chỉ đạo công tác sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên trong trường
- Phát động các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các lớp thực hiện chương trình Giáo dục mầm non trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và đánh giá kết thúc sau mỗi chủ điểm chủ đề, kịp thời tổng hợp và đánh giá sau mỗi chủ điểm để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điển riêng của từng nhóm lớp
- Tổ chức, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình Giáo dục mầm non về Phòng Giáo dục và Đào tạo trong báo cáo cuối mỗi năm học
PHẦN C: PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Số lượng nhóm, lớp và trẻ học Chương trình Giáo dục mầm non trong 4 năm:
2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Sl Tỷ lệ
I Thực hiện chương trình
c Số nhóm lớp học 2
2 Các chương trình giáo dục
Trang 8a.Số nhóm lớp thực hiện
chương trình CSGD
trẻ( ĐMHTTCGD và CT cải
cách)
6 54,5
b số nhóm, lớp thực hiện CT
II Lớp ghép và lớp có trẻ thực
Trong đó:
- Chương trình CSGD trẻ( cải
cách + Đổi mới)
- CT 36 buổi
- Khác( Ghi rõ)
c Số lớp MG có trẻ dân tộc
Trong đó: Số lớp MG 5 tuổi có
- Số lớp MG 5 tuổi được chuẩn
Phụ lục 2:
Kinh phí đầu tư thực hiện CTGDMN ( Mua sắm trang thiết bị, nâng cao năng lực đội
ngũ giáo viên…)Đơn vị tính: Đồng
2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Cộng mục
1 Ngân sách nhà
2 Cha mẹ HS đóng
Tổng năm 65.875.000 53.290.840 1.325.517.900 44.678.100 1.489.361.840 Trường mầm non Tân Thịnh xin trân trọng báo cáo kết quả 4 năm thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non từ 2009 - 2013
Trang 9
Nơi nhận
- Phòng GD&ĐT (B/c)
- Lưu trường
HIỆU TRƯỞNG
Lưu Thị Qúy