1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề Tiếng Anh 12-13

5 471 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 I. Đặt vấn đề: Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách con người, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học ở chương trình tiểu học môn học nào cũng có đặc thù riêng, mang một nội dung cụ thể, luôn hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn tiếng Anh nó góp phần không nhỏ vào việc phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Hiện nay hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong trường phổ thông.Vì vậy, trong mỗi tiết học giáo viên cần áp dụng những phương pháp dạy học tối ưu phù hợp với nội dung bài học để tiết học mang lại hiệu quả tốt nhất. Sau đây, tôi xin nêu một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 4 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. II. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học: - Môn Tiếng Anh đã được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc TH từ lớp 3 trở lên. Nó là môn học tự chọn với 3 tiết / tuần đối với lớp 4,lớp 5 và 4 tiết/ tuần đối với lớp 3 - Môn tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ hai và được đưa vào giảng dạy cho học sinh làm quen ở tất cả các trường trong toàn huyện. - Nó hình thành dần cho các em các kĩ năng chủ yếu như: Nghe- Nói- Đọc- Viết. Trong đó chú trọng đặc biệt là kĩ năng nghe và nói. - Tạo tiền đề, sự hứng thú, lòng say mê và khả năng khám phá ngôn ngữ mới, để các em học tốt hơn ở bậc học sau. - Mở rộng tầm nhìn, sự nhạy bén, óc tò mò về con người, đất nước, nền văn hoá nước Anh và các nước trên thế giới. III. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ỏ trường Tiểu học hiện nay: 1. Thuận lợi: - Có sự quan tâm của các ngành cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường, Phụ huynh học sinh và sự năng động nhiệt tình của giáo viên. - Học sinh đang dần dần có cái nhìn tích cực hơn và đa số các em rất ham thích học. - Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển của mỗi trường, đồng thời giáo viên được đào tạo theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng động và có kinh nghiệm. - Giáo viên luôn học hỏi lẫn nhau trao dồi kinh nghiệm thông qua các chuyên đề do phòng GD tổ chức. 2. Khó khăn: - Đa số các trường còn thiếu trang thiết bị phục vụ dạy và học cho phân môn này: như phòng lab, sách tham khảo … 1 - Còn một số ít học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nắm bắt ngôn ngữ mới. Từ đó, ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. - Hầu hết học sinh ở vùng nông thôn, phát âm còn nặng tiếng địa phương nên khi phát âm tiếng Anh chưa chuẩn, thường có xu hướng phát âm theo cách Việt hoá. - Một số ít phụ huynh còn còn xem nhẹ việc học tiếng Anh của con em mình. Xem môn tiếng Anh là môn tự chọn nên chưa thật sự quan tâm. IV. Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng nói cho Học sinh: - Chúng ta biết rằng Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kĩ năng ngôn ngữ cần phải được rèn luyện và diễn ra một cách thường xuyên trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chúng ta đã áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học theo hướng chủ động, tích cực, các em là trung tâm của quá trình dạy học, đáp ứng được yêu cầu của môn học, sử dụng được ngữ liệu đã học áp dụng vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả. - Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học hiện nay, cùng với giáo trình Let’s go,giáo trình Tiếng Anh 3 đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được lấy làm trung tâm và luôn được khích lệ giao tiếp. - Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng một số phương pháp trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nhằm tạo hứng thú và tự tin cho các em trong giao tiếp. Tăng cường thời lượng thực hành như: Luyện nói cá nhân, theo cặp, theo nhóm…. 1. Rèn luyện phát âm cho học sinh: - Trong quá trình học ngoại ngữ, muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Với học sinh vùng nông thôn do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, ít nghe băng đĩa tiếng Anh nên có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá. -Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên phải phát âm thật chuẩn để các em bắt chước và đây là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình dạy nghe-nói, giáo viên kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng. * Một số trường hợp khó khi phát âm và một số cách để phát âm đúng: - Tập cho các em thói quen đọc nối: • VD: It’s blue. • What’s your favorite color? • What about you? - Cần chú ý luyện tập cho các em cách phát âm có các âm cuối, ví dụ như: + What + About 2 - Đối với hình thức số nhiều (plural) cần luyện tập cho các em phát âm: – + s là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh. – + s phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh. – + s phát âm là /iz/ khi đứng sau những âm như: -s-, -z-, -sh-,-tch - Chú ý đến một số âm khó như: + Âm /r/, /th/, /l/… học sinh phải chú ý đến cách phát âm của thầy cô. - Cần chú ý: Những yếu tố quan trọng trong khi nói tiếng Anh như: Dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu (Intonation). Nó giúp người nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện. +Ngoài ra giáo viên cần phải chú ý đến mức độ nhấn, âm điệu, ngữ điệu. Trong quá trình diễn biến tiết dạy, nếu một học sinh gặp khó khăn khi phát âm thì giáo viên không nên yêu cầu học sinh đó đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh từ hoặc câu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và khi đó giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. 2. Rèn luyện tín hiệu phi ngôn ngữ: - Kiểm soát tầm nhìn (nhìn xa, gần, nhìn vào người đang đối thoại, cần thể hiện ánh mắt linh hoạt, tập trung…) tránh kiểu nhìn lơ đểnh, mông lung khi đang nói. - Chú trọng đến yếu tố cử chỉ điệu bộ (body language) gật đầu, lắc đầu, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười,… - Giữ tác phong lịch sự khi giao tiếp (tóc, quần áo…). - Giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh rèn luyện các yêu cầu trên một cách thường xuyên. Chúng ta nên biết rằng cung cấp ngữ liệu không khó bằng việc sử dụng ngữ liệu áp dụng vào giao tiếp. Vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh có thời gian thực hành nói thường xuyên giúp các em tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và đồng thời cũng giúp các em phát hiện những hạn chế và tự sửa sai. 3. Luyện tín hiệu ngôn ngữ: - Phù hợp với cuộc nói chuyện, thể hiện sắc thái biểu cảm (vui, buồn, ngạc nhiên, tò mò…) - Đủ âm lượng (cường độ, cao độ…) giọng điệu gây sự chú ý, gây cảm tình với người đối diện. - Bỏ thói quen xấu thông thường trong khi nói (ờ….à…). 4. Tập cho học sinh phản xạ nhanh bằng tiếng Anh: - Thay thế từ không biết bằng một cụm từ khác đã biết, không sợ mắc cỡ khi nói sai. - Không nên ngầm hiểu sang tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh. VD : Khi được hỏi: What’s your favorite color? Thì học sinh phải hiểu và trả lời ngay: Red or blue…chứ không nên ngầm dịch sang tiếng Việt rồi mới trả lời. 5. Tổ chức hoạt động theo cặp- nhóm: - Đây là hoạt động quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các em giao tiếp với nhau. 3 - Học sinh học tập lẫn nhau trong quá trình luyện tập, đây là cơ hội để các em chia sẻ thông tin học hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời người thầy cũng dễ dàng kiểm soát học sinh bắng cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần thiết. * Chú ý: Vấn đề được đặt ra của giáo viên phải có nội dung kiến thức tương đồng nhau giữa các nhóm và việc quán xuyến của giáo viên trong quá trình hoạt động cặp, nhóm. 6. Làm thế nào để sửa lỗi sai cho học sinh ? - Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao của người giáo viên. - Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó đúng theo yêu cầu thì giáo viên nên tuyên dương em đó trước lớp. Nếu các em phát âm sai thì giáo viên không nên ngắt lời, sửa sai các em ngay lúc đó mà để các em nói hết ý của mình rồi mới nhẹ nhàn sửa sai và cho em đó lặp lại. Làm như vậy thì các em sẽ vui hơn và không ngại với bạn bè. - Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, và phải biết sửa sai, điều này giúp học sinh học biết được lỗi của bản thân và của bạn bè để khắc phục và học tốt hơn. 7. Tổ chức “Đôi bạn nói Tiếng Anh” hoặc “Nhóm bạn nói Tiếng Anh” - Giáo viên nên tổ chức cho các em thành lập đôi bạn nói tiếng Anh hoặc nhóm bạn nói tiếng Anh ở nhà hoặc trong những thời gian rảnh. - Sau mỗi tiết học trên lớp, giáo viên gợi ý đề tài, mẫu câu, mẫu hội thoại. Học sinh về nhà tự tìm ý tưởng và vốn từ vựng để nói với nhau. Mục đích giáo viên củng cố từ vựng, mẫu câu, giúp các em nói theo hướng “ Nói tiếng Anh tự nhiên”. - Trước mỗi tiết học giáo viên cho các đôi bạn hoặc nhóm bạn trình bày trước lớp. Giáo viên có nhiều hình thức khen thưởng để động viên tinh thần cho các em. 8. Các bước luyện nói cho HS: Trong qua trình luyện nói, phải tuân theo các bước sau: a. Chuẩn bị nói (Pre - Speaking) - Giới thiệu bài nói mẫu. - Luyện đọc cho học sinh (Chú ý cách phát âm) - Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. b. Luyện nói có kiểm soát (Controlled Practice) - Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. - Học sinh luyện theo cá nhân, cặp,nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …) - Giáo viên gọi cá nhân hoăc cặp trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu. 4 c. Luyện nói tự do (Free Practical Production) - Học sinh sử dụng mẫu câu để nói về những đồ vật xung quanh chúng. - Giáo không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để học sinh tự nói, có như vậy mới phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân. 9. Thời lượng cho một tiết học 40 phút: - Review: 5 minutes. - Presentation: 15 ms - Open your books: 10ms V. Kết luận: Như đã trình bày ở trên, môn Tiếng Anh có một vị trí và vai trò rất quan trọng đối với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng. Đặt biệt là học sinh lớp 4, bởi lớp 4 là lớp giao thời giữa lớp 3 và lớp 5, giữa cái đã biết và cái muốn biết. Để giúp các em học tốt môn tiếng Anh giáo viên phải sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, sử dụng đồ dùng học tập có hiệu quả, tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài. Trong khi giảng dạy giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tạo môi trường thân thiện gần gũi giữa thầy và trò, thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm. Luôn tạo cơ hội cho các em thực hành giao tiếp, thường xuyên động viên khích lệ các em học tốt và giúp đỡ các em còn yếu, còn rụt rè. Luôn tạo hứng thú trong học tập để kiến thức của các em được khắc sâu hơn qua mỗi tiết học. Giúp các em tiếp cận ngôn ngữ và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ hai thật chuẩn xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này. Ái Nghĩa ngày 13 / 03 / 2013 Người thực hiện Hà Thị Xuân Thu 5 . hơn. 7. Tổ chức “Đôi bạn nói Tiếng Anh hoặc “Nhóm bạn nói Tiếng Anh - Giáo viên nên tổ chức cho các em thành lập đôi bạn nói tiếng Anh hoặc nhóm bạn nói tiếng Anh ở nhà hoặc trong những thời. CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 4 I. Đặt vấn đề: Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện. nặng tiếng địa phương nên khi phát âm tiếng Anh chưa chuẩn, thường có xu hướng phát âm theo cách Việt hoá. - Một số ít phụ huynh còn còn xem nhẹ việc học tiếng Anh của con em mình. Xem môn tiếng

Ngày đăng: 01/02/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w