Dàn bài chung khi làm văn kể chuyện I/. Mở bài: - Giới thiệu cho biết câu chuyện sẽ kể là câu chuyện gì? Đã nghe ai kể? Hay đọc được ở đâu/ Lúc nào? II/. Thân bài: a/. Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật: Chuyện xẩy ra ở đâu? Lúc nào? Có những nhân vật nào? b/. Diễn biến: Chuyện có những sự việc gì chính? Xẩy ra như thế nào? (trình bày sự phát triển các sự việc theo tuần tự của câu chuyện) c/. Kết thúc: Kết thúc câu chuyện ra sao. III/. Kết bài: - Cảm nghĩ đối với câu chuyện SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ BÀI MẪU CHO CÁC EM THAM KHẢO. CHÚ Ý THAM KHẢO CẦN GẮN VỚI THỰC TẾ CỦA MÌNH ĐANG CÓ( NGHĨA LÀ CÓ SÁNG TẠO CỦA BẢN THÂN TRONG HỌC TẬP) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe được đọc I/. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện định kể Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng thỏ. Thế mà, hôm trước em đã được đọc một câu chuyện mà trong đó thỏ là một anh chàng thua cuộc khi thi chạy. Các bạn có biết là ai không? Đó là con rùa đấy các bạn ạ. Câu chuyện đầu đuôi là thế này: II/. Thân bài: - Sự việc 1: Rùa tập chạy. - Sự việc 2: Thỏ mỉa mai rùa. Sự việc 3: Rùa thách thỏ chạy thi. Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai: - Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy. Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thi chạy coi ai hơn! - Thỏ ngạc nhiên: - Sự việc 4: Rùa cố gắng chạy còn thỏ lo chơi. - Sự việc 5: Rùa chạy tới địch trước… III/. Kết bài Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó! Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “ Chả việc gì mà vợi, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, mây, cây cỏ. Lúc sực nhờ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trược nó. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học vô cùng quý giá: Nếu chủ quan trong học tập thì sẽ bị điểm kém. Em thầm hứa qua bài học này mình phải cẩn thận hơn trong học tập để đạt kết quả cao.