tu Linh

4 264 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tu Linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

m

ói đến văn hóa vật thể và phi vật thể là nói đến toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do cộng đồng người sáng tạo ra, mang tính giá trị lịch sử lâu dài, mang dấu ấn về không gian và thời gian ở một thời kì lịch sử để lại. n Tôi đã sưu tầm và cân nhắc lựa chọn một trong những lễ hội đặc sắc trên địa bàn huyện ta để biên soạn nên tập tài liệu này với mục đích cung cấp cho thầy cô và các bạn những thông tin, giúp mọi người hiểu biết hơn về truyền thống của dân tộc nói chung và của huyện nhà nói riêng, đây là một hoạt động rất cần thiết và bổ ích, đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. tiếp tục thừa kế những kho tàng văn hóa quý báo, từ đó giúp chúng ta hiểu nhiều hơn và sâu hơn về con người, đất nước hình chữ S này. Tôi đã tìm kiếm, chọn lọc, cân nhắc kĩ lưỡng để những thông tin được chính xác hơn khi đến với độc giả. Tuy vậy, tập tài liệu của tôi vẫn không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ sưu tầm và biên tập có hạn, vì thế rất mong nhận được những góp ý chân thành từ quý thầy cô và các em HS để tập tài liệu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1 LỄ HỘI RIJÀNƯGAR (Còn gọi là Chà Và Lệ) Ngoài việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và duy trì nên đạo đức cổ truyền, đa số các dân tộc hiện nay vẫn còn mang nặng đức tin phụng thờ thần linh. Đức tin này được thể hiện truyền thuyết văn hóa và dần dần đến nay đã trở thành những ngày lễ hộ hóa tín ngưỡng dân tộc. Người Chăm có nhiều lễ hôị liên quan đến tự nhiên như: Lễ hôị xuống đồng, lễ cúng ruộng (Pô Bhùm), lễ hội câù đảo (Yor Yang hay Plao Xah), đến gia đình họ tộc có lễ hôị RiJà GaYập (Chà và đêm), RiJà Barey (Chà và ngày), RiJàGa (Chà và lớn) đến cộng đồng dân tộc có RiJà Nưga (Chà và lệ), Tết Ktê và kabul của người Bà Chăm. Còn người Bàni còn có Sutyâng (Kinh hội) và Ramưwan. Những lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tự nhiên hiện nay chỉ còn rải rác. Các lễ hội RiJà ngày, RiJà đêm và lớn thì mang tính đột xuất, chỉ khi gia đình hay họ tộc có chuyện hứa vơí gia tiên, gia thần (bệnh hoạn, đi xa, xui xẻo,…) phải thực hiện để trả nợ miệng đôí với thần linh thì diễn ra mật độ ngày càng thưa hiếm dần. Chỉ còn lễ hội RiJà NưGar (Chà và lệ). RiJà là lễ múa, Nưrar là danh xưng của chúa Xứ Pô-Inưgar. Nưgar còn có nghĩa là xứ xở, vùng miền. Người Chăm nói Nưgar Chăm có nghĩa là nói đến xứ xở Chăm. Con` nói Nưgar Mrang là vùng Phan Rang, Nưgar Parik là vùng Phan Rí, Nưgar PaJài là vùng Ma Lâm ( Hàm Thuận Bắc). Về ý nghĩa lịch sử thì, Pô-Inưgar là người sáng tạo ra xứ sở Chăm, dạy dân Chăm làm nông, dệt vải, làm gốm (tổ nghề). Bà hướng dẫn người Chăm thực hiện các lễ nghi, tập tục. Bà tạo ra đất đai, cây trồng, lúa gạo và trầm hương. Bà mang đến cho người Chăm sự dồi dào, thuận lợi cho mùa màng. Trong cảm quan huyền thoại, bà là người giáng sinh ra từ mây trời và bọt nước, bọt biển. Bà là Mẫu mẹ, Mẫu địa của người Chăm (trong các lễ tết, lễ nhập Kút, lễ chiêu hồn hay mai táng nói chung đều có cúng khẩn cầu Bà) Lễ hội RiJà tổ chức vào tháng giêng lịch Chăm (tức là tháng dương lịch), là thời chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, từ nóng sang mưa, vừa là thời điểm của nông dân xuống đồng làm vụ. Do đó mục đích tổ chức lễ hội trên là để kỷ niệm công lao trơì biển cuả Bà đối với dân tộc, đồng thời cầu khẩn linh hiển Bà và các thần linh khác phù hộ cho thời tiết thuận hòa, mùa màng tốt tươi và người yên vật thịnh. Tổ chức vào ngày đầu năm mới tháng giêng Chăm cũng nhằm tống cựu nghinh tân, xua đuổi những điều xấu xa, đón tiếp những điều phúc lành. 2 Thời gian cuả lễ hội diễn ra trong 2 ngày, địa điểm tổ chức thường ở sân làng, hoặc có nơi dựng rạp ở đầu thôn xóm. Lễ vật ngày đầu gồm 1 cặp gà, 10 trứng vịt, 5 mâm cơm, canh, xôi, chuối, rượu. sáng hôm sau lễ vật vẫn tương tự, riêng cặp gà thì đổi thành bằng dê. Người Chăm Bàni tiến hành lễ RiJà Nưgar có phần khác biệt, vào ngày thứ năm, các thầy Chang (Pô Char) vào chùa, hôm sau ra chùa mới tở chức lẫ RiJà taị nhà làng hoặc trong rạp, lễ dựng lên một khu đất trống, ngoài ông sư và ông bóng (Kain) còn co’ sự tham gia của một số thầy Chang làm lễ trước, sau đó mới đến lượt ông sư và ông bóng. Chủ trì lễ hôị RiJà Nưgar luôn là ông vỗ sư và ông bóng; ông vỗ có nhiệm vụ khẩn báo, khẩn mơì các vị thánh, Vua-Thần đến chung vui ngày hôị đầu năm qua, những lời tụng ca công đức, hình ảnh hoạt động nào đó cuả Vua-Thần vừa vỗ trống Panarưng vơí nhịp điệu trầm bổng, dịu êm suốt cuộc lễ. Hầu hết các bài hát trong lễ Rijà đền giống nhau ( khoảng từ 10-20 bài). Chỉ thêm bơt1 tùy nơi, tùy vùng diễn ra lễ hôị. Ví như ở thôn xóm bên núi thì phaỉ có các bài hát về các thần hoàng bên núi như: Pô pal Mưh, Pô pao tao Bài, Pô Yang Ỉnh,…Vùng bên động có Pô Klong Mơ Nai, Pô Klong Ghul,… Những Vua-Thần liên quan đến mục đích lễ hội như: Thánh mẫu Pô Nưgar, PôKlon Girai, Pô Yan Ỉnh, Pô Dam thì không thể bỏ qua được. Những hình thù người, vật trẹn chính là những chàng trai, cô gái, trâu bò, gà được ông bóng nặn ra từ bột gạo sống “Sứ già” đi khẩn cầu thượng giới. thao tác này phải chăng nhằm gơị lại sự tích thi tài làm thủy lợi giữa hai phái nam, nữ. Sau tục thả bè, lễ hôị được xem như kết thúc, một bữa cơm thân mật được tổ chức taị rạp lễ để phục vụ các thầy cúng, các vị bô lão, thân hà được mời và người giúp việc. Qua tổng thể sinh hoạt của lễ hội ta thấy ý nghĩa, mục đích chính của lễ hội được thể hiện qua 2 thao tác chủ đaọ: 1/ Việc ông bóng múa đạp lửa là thể hiện sự quyết tâm của con người trước thiên tai, hạn hán, mà ngọn lử là hình anh3 khắc nghiệt, là lực cản của thiên nhiên. Còn tính sinh động quyết liệt của điệu múa là đạp lửa chỉ là sự vận dụng lại nghệ thuật múa diễn tả hình anh3 chiến đấu của một tướng quân Chăm trên chiến trường thời xa xưa (Chey sah BinGu) hay dũng sĩ ngoan cường chèo thuyền vượt phong ba bão tố (Tô Tang Hok). 2/ Riêng tục thả bè “Sứ giả” lên chầu Thượng giới do ông bóng thực hiện như nhấn mạnh thêm ý nghĩa của mục đích nguyện cầu “Mưa thuận gió hoà”Hai thao tác “Đạp lửa” và “Thả bè” liên quan đến các yếu tố “Lửa và Nước” phải chăng thể hiện ước vọng âm-dương hài hòa của người nông dân, triết lí nhân sinh trong cuộc sống đời thường. 3 Chúng ta vừa có một khoảng thời gian không dài và cũng chẳng ngắn để tìm hiểu về lễ hội truyền thống RiJà Nưrga. Có thể nói, lễ hội RiJà Nưrga đối với người Chăm không chỉ mang ý nghĩa “ phồn thực” và tính dị dưỡng cội nguồn mà còn tạo nên sự thích thú cho người xem bởi việc tổ chức lễ hội đã được nghệ thuật hóa như một sân khấu ca- múa- nhạc dân gian, rất đặc trưng dân tộc, đặc sắc đầy hấp dẫn. bởi thế nên trong chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ có những cung bậc cảm xúc khác nhau và đối với chúng tôi- những người trực tiếp sưu tầm và cho ra đời quyển tài liệu này thì cảm thấy rất vui sướng và tự hào về những gì mình tìm hiểu được. Thấy vui vì được biết thêm về một văn hóa phi vật thể là lễ hội truyền thống của dân tộc, tự hào vì chúng tôi là người Việt Nam, những chủ nhân tương lai sẽ được thừa kế những nần văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc của ông cha để lại. Vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi những con người muốn chinh phục nó. Những điều hết sức giản đơn và thân quen gần gũi xung quanh thì ta ít khi quan tâm tới, nhưng ta đâu biết rằng mình đang đánh mất những cơ hội tốt…Xin đừng mãi chạy đua với thời gian, cuốn mình vào vòng xoáy của những phù du hoang ảo mà quên rằng ta đang sỡ hữu những thứ quý giá của nhân loại và cụ thể là lễ hội RiJà NưrGa, cũng như những lễ hội khác- đây được coi như một bộ phận của thuần phong mỹ tục, là dịp gặp gỡ của mọi người, là lúc con người ta được giải tỏa, giãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh sau thời gian lao động, làm việc, học tập vất vả, mong được thần giúp đỡ, chở che để vượt qua thử thách…Lễ hội nào cũng có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi con người, thể hiện sức mạnh của cộng đồng, làng xã hay rộng hơn là quốc gia, dân tộc, làm tăng thêm tính gắn bó, đoàn kết giữa người với người, từ đó cùng nhau góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.Chúng ta- thế hệ tương lai, hãy cùng nhau bảo vệ và phát huy, lưu truyền những giá trị văn hóa lâu đời của ông cha đến những thế hệ mai sau nữa! 4 . công lao trơì biển cuả Bà đối với dân tộc, đồng thời cầu khẩn linh hiển Bà và các thần linh khác phù hộ cho thời tiết thuận hòa, mùa màng tốt tươi và. truyền, đa số các dân tộc hiện nay vẫn còn mang nặng đức tin phụng thờ thần linh. Đức tin này được thể hiện truyền thuyết văn hóa và dần dần đến nay đã

Ngày đăng: 31/03/2013, 14:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan