De thi HK2 mon Van lop 12

5 798 8
De thi HK2 mon Van lop 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2011 - 2012 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 09/04/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Hê – minh – uê. Câu 2. (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục – 2008).HẾT. II. Đáp án và thang điểm Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0đ) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Hê – minh – uê. Hê-minh-uê (1899 – 1961), một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi” ; với hoài bão viết cho được “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. 1.0 Tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc ( 1926 ), Giã từ vũ khí ( 1929 ), Chuông nguyện hồn ai ( 1940 )… Hê – minh – uê được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. 0,5 0,5 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa. Câu 2 (3,0đ) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận… 0,5 - Giải thích và nêu thực trạng: + Vô cảm là thái độ dửng dưng, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mình…Bệnh vô cảm là một trong những căn bệnh đáng lo ngại của xã hội hiện đại… + Biểu hiện: . Thờ ơ trước nỗi đau của người khác: nghe một câu chuyện buồn, thấy một vụ tai nạn, gặp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thái độ đối với những người tàn phế… . Làm ngơ khi người khác gặp hoạn nạn, cần giúp đỡ: gặp những trường hợp đánh nhau cần can thiệp, những trường hợp rủi ro (cháy nhà, hỏng xe, hết tiền…). . Không hoà nhập với cộng đồng xung quanh: bạn bè ở lớp học, đồng nghiệp ở cơ quan, các thành viên trong gia đình… 0,5 - Nguyên nhân + Xã hội phát triển, sự đầy đủ về vật chất đi đôi với sự phát triển của cá nhân. Con người ngày càng tự kỉ, lo vun vén cho chính mình… + Một số cá nhân có tầm nhận thức hạn hẹp hoặc giáo dục chưa chu đáo… 0,5 - Tác hại : + Con người ngày càng bị cô lập với xã hội, đánh mất chính mình, tự giết tâm hồn mình… + Đánh mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tình đoàn kết, sự tương thân tương ái… + Ranh giới giữa vô cảm lạnh lùng và độc ác là rất mong manh… 0,5 - Những biện pháp khắc phục: + Tăng cường giáo dục ý thức cho mọi người bằng nhiều hình thức + Nêu gương người tốt việc tốt … 0,5 - Bài học nhận thức và hành động + Cần làm giàu cho tâm hồn mình bằng nhiều hoạt động khác nhau: thưởng thức và suy nghĩ trước những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhân văn… + Tham gia các hoạt động từ thiện (ủng hộ trẻ em bị bão lụt, trẻ em nghèo…). + Chủ động hoà nhập và học tập tinh thần chia sẻ… 0.5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu 3.a (5,0đ) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận… 0,5 - Phân tích, chứng minh hình tượng cây xà nu: + Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man… + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu…, là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung… - Nghệ thuật: + Tác giả miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con 3,0 0,5 người… + Các hình thức nhân hoá, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống… - Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu: + Hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. + Chất thơ và chất sử thi hoà quyện nhuần nhuyễn, thể hiện rõ một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, tạo hình giàu sức khái quát của Nguyễn Trung Thành. 1,0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 3b ( 5,0đ) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận… 0,5 - Giải thích, phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo: Sự quan tâm tha thiết của nhà văn đối với hạnh phúc của con người, thể hiện qua: + Tác phẩm lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình (cách miêu tả khách quan nhưng chứa đựng sự phê phán, lên án hành động vũ phu, thô bạo của người chồng trong cách đối xử với vợ, con). + Nỗi lo khoắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống… là nguyên nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục, chịu đựng). + Niềm trăn trở trước cuộc sống của thế hệ tương lai (qua cách nhìn của nhà văn với cậu bé Phác). + Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người, niềm tin vào con người: Ca ngợi tình mẫu tử (những đau khổ, tủi nhục đến cùng cực, những niềm vui nhỏ nhoi tội nghiệp của người mẹ đều xuất phát từ con); trong hoàn cảnh đói nghèo, tăm tối vẫn ngời 3,0 lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hy sinh thầm lặng. + Tư tưởng nhân đạo mang màu sắc triết lí của tác phẩm: Con người muốn thoát khỏi tăm tối, man rợ cần đến những giải pháp thiết thực, chứ không phải chỉ là thiện chí, hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống. - Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách, lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. 0,5 - Đánh giá chung về giá trị nhân đạo… 1,0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức…Hết. . THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2011 - 2 012 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 09/04/2 012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) I. PHẦN CHUNG. thi n nhiên, đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống… - Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu: + Hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thi n nhiên. của tác phẩm: Con người muốn thoát khỏi tăm tối, man rợ cần đến những giải pháp thi t thực, chứ không phải chỉ là thi n chí, hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng

Ngày đăng: 31/01/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan