Họ tên: ……………………. ( lớp ….…) KTĐK - CUỐI KÌ II (2006 -2007) BÀI ĐỌC: HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi ! Theo NVD BÀI TẬP: (5điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất 1/ Hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng vì: a. Cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng. b. Cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng. c. Họ phải ở trong phòng để chữa bệnh. d. Họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ không hết. 2/ Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào? a. Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng. b. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình. c. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt. d. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập. 3/ Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui? a. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn. b. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động. c. Vì ông cảm thấy đang được động viên để mau chóng khỏi bệnh. d. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. 1 Điểm …./ 5đ 4/ Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì? a. Cảnh tượng bên ngoài còn đẹp hơn lời người bạn miêu tả. b. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả. c. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác. d. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người. 5/ Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý? a. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác. b. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở. c. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống. d. Yêu quý cuộc sống bản thân, luôn vui vẻ với bạn cùng phòng. 6/ Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời? a. tuyệt mĩ, tuyệt diệu, diệu kì c. tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối b. tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác d. tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ 7/ Câu văn nào trong bài đọc dưới đây là câu ghép? a. Một buổi chiều, người nằm bên cạnh cửa sổ được ngồi dậy. b. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. c. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. d. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp như thế. 8/ Câu thứ ba của đoạn 2 (“Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui dắt tay nhau đi dạo.”) là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào? a. Nối bằng một quan hệ từ. b. Nối bằng một cặp quan hệ từ c. Nối bằng một cặp từ hô ứng. d. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 9/ Câu thứ hai của đoạn 1 “Họ không được phép ra khỏi giường của mình.” liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào? a. Bằng từ ngữ nối b. Bằng cách lặp từ ngữ c. Bằng Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ) d. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa) 10/ Đặt 1 câu ghép để nói về con người trong đó có sử dụng một cặp quan hệ từ. Đặt câu: CT: Bài “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh” STV/ 132, đoạn “Màn đêm mờ ảo … mềm mại” TLV: Hãy tả lại quang cảnh một nơi mà em đã có dịp đến thăm (như khu du lịch, khu di tích lịch sử, nơi triển lãm, hội chợ, cánh đồng, dòng sông … ) 2 Họ tên: ……………………. ( lớp ….…) KTĐK - CUỐI KÌ II (2007 -2008) BÀI ĐỌC: ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng, Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi ! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp !” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật ! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng: - Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy ! Giọt Sương dịu dàng nói: - Bạn Đom Đóm ơi ! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn ! Mình nghĩ: bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào ! Đom Đóm nói: - Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá ! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn ! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây ! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ: - Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé ! (Cổ tích ngày nay) BÀI TẬP: (5điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất 1/ Đom Đóm gặp Giọt Sương trong lúc đang làm gì? a. Bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa và lượn quanh Giọt Sương b. Sà xuống chân ruộng, bắt rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ. c. Đậu trên bông cỏ may, hứng gió đêm và làm cho cây đèn sáng thêm lên. d. Đáp xuống một gò cao, đậu trên bụi tre ngà và đung đưa. 2/ Cây đèn của Đom Đóm được miêu tả đẹp như thế nào? a. Như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. b. Như ánh trăng rằm vằng vặc đang chiếu sáng. c. Như viên ngọc đang lung linh toả sáng. d. Như viên kim cương đang lấp lánh. 3/ Từ “cây đèn” trong “cây đèn của Đom Đóm” được dùng với nghĩa: a. Gốc b. Chuyển 4/ Đom Đóm ngợi khen Giọt Sương khiêm tốn vì Giọt Sương đã: a. Biết từ chối, không nhận mình sáng bẳng ngôi sao. b. Tiếc cho mình không sáng đẹp như cây đèn của Đom Đóm. c. Biết đánh giá đúng mực về mình, về bạn, không cho mình hơn dù được khen. d. Buồn bã khi biết mình không tự phát sáng được như Đom Đóm. 3 Điểm …./ 5đ 5/ Câu nói “Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình” của Giọt Sương có ngụ ý là: a. Cần phải phô trương khi biết mình hơn người khác. b. Biết khiêm tốn để người khác khen mình. c. Nên biết sống cho chính bản thân mình. d. Biết sống có ích, toả sáng bằng chính năng lực của mình. 6/ Trong câu : “Đom Đóm nói : Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá !” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật : a. Lặp từ ngữ c. So sánh b. Nhân hoá d. Nhân hoá và so sánh 7/ Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khiêm tốn” có trong bài đọc? a. tự hào c. kiêu ngạo b. tự trọng d. khinh thường 8/ Có thể thay dấu phẩy trong câu : “Đom Đóm bay đi , Giọt Sương còn nói với theo ” bằng từ nào dưới đây? a. mà b. để c. và d. do 9/ Hãy chọn cặp quan hệ từ phù hợp để thêm vào câu ghép dưới đây: “ Chúng ta không dựa vào trời cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình, con à !” a. chẳng những mà (còn) b. chưa đã c. vừa vừa d. nếu thì 10/ Em hãy đặt 1 câu ghép có sử dụng quan hệ từ nói về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam. Đặt câu: CT: Nhớ - viết 14 dòng thơ của một bài học thuộc lòng (đã học ở HKII) TLV: Mỗi ngày ở trường học tập, ngoài Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và giáo viên dạy dỗ trên lớp, em còn được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chăm sóc của nhiều người (như thầy cô Tổng phụ trách Đội, phụ trách thư viện, bảo mẫu, các cô chú ở Phòng Y tế, bảo vệ … ). Hãy tả một người đã để lại cho em một kỉ niệm đáng nhớ trong số những người ấy. 4 Họ tên: ……………………. ( lớp ….…) KTĐK - CUỐI KÌ II (2008 -2009) BÀI ĐỌC: CAY ĐI HỌC Gia đình Cay sống một mình trong rừng. Bố mẹ em đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khoẻ mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường. Một hôm, đang chơi ở lưng dốc. Cay thấy một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ cố dướn người chọc quả dâu da. Đó là Na, một học sinh lớp 5. Cay bèn trèo lên cây ngắt chùm quả chín đưa cho bạn. Lúc mở cặp cất chùm quả, Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất. Cay vội nhặt giúp. Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, Na hỏi: “Cay thích học chữ à ?”. Cay gật đầu. “Nhưng Cay không biết nói, làm sao đi học được ?”. Cay thừ người rồi vội bỏ đi như để giấu buồn tủi Na kể về Cay với cô giáo, cô rất xúc động. Cô tới nhà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói từ bé nên em chưa nói được. Cô giáo vận động gia đình Cay về ở với dân bản, cho Cay đi học. Chuyện cậu bé Cay học chữ lan nhanh đến các bản. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuôn mặt rạng rỡ Theo ĐINH THANH QUANG BÀI TẬP: (6 điểm) 1/ Lúc đầu gia đình Cay sống ở : a. lưng dốc b. trong rừng c. triền núi d. bản làng 2/ Cay không đi học vì : a. chưa đến tuổi đi học c. nghe không được b. không biết nói d. bị mọi người xa lánh 3/ Na biết Cay thích đọc chữ vì thấy bạn ấy : a. hái tặng mình chùm quả chín mọng ngon lành trên cây. b. muốn mượn cặp sách của Na để mang chơi một chút. c. nhặt giúp sách vở khi chúng bị rơi tung toé xuống đất. d. say sưa ngắm nhìn hình ảnh vui mắt trong sách Tiếng Việt. 4/ Na kể chuyện Cay với cô giáo vì Na muốn : a. giúp Cay thực hiện mong muốn được đi học. b. trả ơn cho Cay vì đã hái giúp Na quả dâu da. c. lớp của mình có thêm một bạn học sinh mới. d. được cô giáo và bạn bè khen ngợi trước lớp. 5/ Cô giáo khuyên gia đình Cay về sống ở bản vì : a. ở trong rừng nguy hiểm luôn đe doạ. b. ở bản cuộc sống sẽ sung sướng hơn. c. sống cùng mọi người, Cay sẽ mau biết nói. d. ở với dân bản, Cay sẽ nhận được nhiều sách vở. 5 Điểm …./ 5đ 6/ Dấu phẩy trong câu : “Lúc mở cặp cất chùm quả, Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất.” có tác dụng ngăn cách : a. trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ b. các từ cùng làm chủ ngữ c. các từ cùng làm vị ngữ d. các vế câu trong câu ghép 7/ Câu nào dưới đây là câu ghép ? (1điểm) a. Bố mẹ Cay đều bị câm và điếc. b. Na kể về Cay với cô giáo, cô rất xúc động. c. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuôn mặt rạng rỡ. d. Cô tới nhà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. 8/ Từ “lưng” trong câu : “Một hôm, Cay đang chơi ở lưng dốc.” được dùng theo nghĩa: a. gốc b. chuyển 9/ Hai câu đầu trong đoạn đầu “Gia đình Cay sống một mình trong rừng. Bố mẹ em đều bị câm và điếc.” được liên kết với nhau bằng cách nào? 10/ Câu chuyện Cay đi học nói lên điều gì ? (1 điểm) CT: Bài “Qua những mùa hoa” (STV/ 98), đoạn “Trên con đường … giữa trời”, tên tác giả TLV : Tả một người bạn thân đang học cùng trường hoặc gần nhà em ở. 6 Họ tên: ……………………. ( lớp ….…) KTĐK - CUỐI KÌ II (2009 -2010) BÀI ĐỌC: HOA GIẤY VÀ HOA CÚC ĐẠI ĐOÁ Trước cửa ngôi nhà có bồn hoa xinh xinh. Ở đó, có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây hoa Cúc Đại Đoá. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu, còn cô Cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày một rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thấy thương Cúc Đại Đoá vì Cúc Đại Đoá bám hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Cô Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ nó bão … Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời: - Tôi lo thân tôi. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi ! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô Hoa Cúc mới giật mình hốt hoảng vứt bỏ gương lược đi để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày … Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó cô Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành cây nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp. Nguyễn Thu Hương BÀI TẬP: (5 điểm) 1/ Cô Hoa Giấy và Cúc Đại Đoá được trồng ở đâu? A. Trước cửa nhà, trong bồn hoa xinh xắn. B. Bên hông nhà, trong chậu kiểng xinh xinh. C. Phía sau vườn, trong góc vườn nhỏ nhắn. D. Ngoài sân vườn, dọc theo lối cỏ vào. 2/ Cúc Đại Đoá trong bài là loài hoa có tính đỏm đáng vì: A. mỗi ngày cô đều thay đổi áo từ màu nâu sang xanh mượt đến phớt tím. B. ngày đêm cô soi gương và thường thoa phấn lên cánh hoa của mình. C. cô chăm chút thoa phấn khắp cả thân mình từ cánh hoa cho đến lá và rễ. D. cô thích ngắm nhìn những chiếc áo mượt như nhung của loài hoa khác. 3/ Hành động “Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày một rộng khắp phần đất của mình” đã cho thấy Hoa Giấy là loài hoa rất: A. nông nổi và kiêu hãnh. B. tò mò và háo thắng. C. dạn dĩ và kiên nhẫn. D. cẩn thận và khôn ngoan. 4/ Khi lựa lời để khuyên bạn, Hoa Giấy đã thể hiện: A. tính ba hoa, thích dạy bảo người khác. B. tính đố kị, hay ganh ghét loài hoa xinh đẹp hơn mình. 7 Điểm …./ 5đ C. sự khiêm tốn và tấm lòng quan tâm đến bạn bè. D. nỗi khiếp sợ và ý thức bảo vệ môi trường. 5/ Cúc Đại Đoá phải gánh chịu một kết cục thảm bại vì: A. quá nhút nhát, không dám đâm rễ sâu xuống đất. B. chủ quan, không bám chặt mình vào đất, chỉ lo làm đẹp. C. tin rằng Hoa Giấy và Mặt Đất sẽ luôn giúp đỡ mình. D. không biết dự trữ nước để phòng khi mùa khô hạn đến. 6/ Từ “giản dị” trong câu “ Những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.” có nghĩa là: A. dễ dãi B. dễ nhìn C. sơ sài D. đơn sơ 7/ Các dấu hai chấm (:) và dấu (-) trong đoạn “Cô Hoa Giấy lựa lời nói ………… cậu xinh đẹp hơn nữa đi !” có tác dụng: A. giải thích cho bộ phận đứng trước, đánh dấu phần chú thích trong câu. B. dẫn lời nói trực tiếp, bắt đầu lời nói nhân vật trong đối thoại. C. đánh đấu phần chú thích từ ngữ hoặc câu được dùng với ý nghĩa đặc biệt. D. bắt đầu lời nói của nhân vật và đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. 8/ Câu nào dưới đây dùng sai dấu phẩy (,) ? A. Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. B. Cây Trầu Bà, cây Hoa Giấy, thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra. C. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, một chùm Hoa Giấy hé nở. D. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu, búp hồng nhọn hoắt. 9/ Câu “Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó cô Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu.” là: A. Câu đơn chỉ có chủ ngữ và vị ngữ. B. Câu đơn có 1 trạng ngữ. C. Câu đơn có đến 2 vị ngữ. D. Câu ghép. 10/ Đặt câu có sử dụng thành ngữ nói về trẻ em. CT: Bài “Gắn bó với miền Nam” STV/ 109, viết câu đầu “Bác sĩ … Quảng Nam” và đoạn “Trong cuộc kháng chiến … Hồ Chí Minh” TLV: Trong các con vật mà em có dịp quan sát, có một con vật đã làm em chú ý và yêu thích. Hãy tả lại con vật đó và bày tỏ những suy nghĩ và hành động của em nếu như em được nuôi dưỡng nó. 8 9