Trường THCS số 3 Xuân Quang GV: Phạm Văn Đại Ngày soạn: 19/01/2013 Ngày giảng: 24/01/2013 (Lớp 7C Trường THCS Phong Hải) Tiết 21 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Biết được dòng điện thông qua các hiện tượng cụ thể của nó. - Nêu được tác dụng của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. - Chỉ ra được cực dương và cực âm của một số nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. 2. Kĩ năng: - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, công tắc, bóng đèn và dây nối. 3.Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác, có ý thức liên hệ thực tế. B. Đồ dùng : - GV: Bài soạn có sử dụng máy chiếu, một ắcquy xe máy, một số loại pin. - Mỗi nhóm hs: 1 số loại pin, 1 bóng đèn loại 3v, 1 công tắc, 1 số dây nối có vỏ cách điện , nguồn điện(pin). C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát , thực hành thí nghiệm. D. Tổ chức giờ học * Khởi động(6') - Mục tiêu: `Tái hiện lại kiến thức về hai loại điện tích, gây hứng thú học tập - Đồ dùng: Sử dụng máy chiếu - Tiến hành: - Có những loại điện tích nào? Vật nhiễm điện tích như thế nào thì hút nhau? Vật Có những loại điện tích nào? Vật nhiễm điện tích như thế nào thì hút nhau? Vật nhiễm điện tích như thế nào thì đẩy nhau ? nhiễm điện tích như thế nào thì đẩy nhau ? - Khi nào thì vật nhiễm điện âm? Khi nào thì vật nhiễm điện dương? - Khi nào thì vật nhiễm điện âm? Khi nào thì vật nhiễm điện dương? Trả lời: - Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ĐVĐ - Nêu những thuận lợi và tiện ích khi có điện ? - Kể tên một số thiết bị sử dụng điện mà em biết ? - Các thiết bị đó chỉ hoạt động được khi nào ? Vậy thiết bị trên chỉ hoạt động được khi có Vậy thiết bị trên chỉ hoạt động được khi có dòng điện dòng điện chạy qua. chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Trang 1 Hoạt động 1. Tìm hiểu dòng điện là gì(12') - Mục tiêu: . Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Biết được dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó. - Đồ dùng: Hình ảnh trong máy chiếu - Cách tiến hành: Mức độ TH Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - Bóng đèn của bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Gv: Bật máy chiếu hình 19.1a, b SGK HS đọc C1 ý a) quan sát và điền từ thích hợp và chỗ trống. Gv: Bật máy chiếu hình 19.1c, d và thí nghiệm ảo HS: Đọc C1 ý b) quan sát và điền từ thích hợp và chỗ trống. GV: Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như hiện tượng gì? HS: Nước trong bình vơi đi. Yêu cầu HS thực hiện C2 HS: Đọc C2 quan sát quan sát lại thí nghiệm ảo. GV: Bật máy chiếu thực hiện lại thí nghiệm ảo cho HS quan sát. và trả lời. GV: Khi nước chảy từ cốc A xuống cốc B theo 1 chiều tương tự các điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua đèn đến tay ta và yêu cầu hoàn thành phần NX. HS: Quan sát và điền từ thích hợp và chỗ trống. GV: Khi bóng đèn bút thử điện sáng ta nói có dòng điện chạy qua vậy em cho biết dòng điện là gì? HS trả lời tại chỗ Gv: Vậy để đèn sáng được, quạt điện quay được và các thiết bị khác hoạt động được khi nào? HS: Khi có dòng điện chạy qua. Yêu cầu HS đọc kết luận. I. Dòng điện C1: a) nước b) chảy C2 : Để đèn bút điện sáng lại ta lại làm nhiễm điện mảnh phim nhựa. Nhận xét: dịch chuyển * Kết luận(SGK/53) Trang 2 Chốt: Qua nội dung phần I chúng ta cần nhớ dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Các thiết bị điện hoạt động được khi có dòng điện chạy qua. (ĐVĐ chuyển ý): Vậy để các thiết bị điện hoạt động được chúng ta phải liên tục cung cấp dòng điện cho nó. Vậy dòng điện được lấy từ đâu? Chúng ta tìm hiểu ở phần II Hoạt động 3 Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng (10') - Mục tiêu: + Nêu tác dụng của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên một số nguồn điện thường dùng là pin, acquy. + Chỉ ra được cực dương và cực âm của một số nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. (Pin, acquy). - Đồ dùng: Hình ảnh trên máy chiếu, 1 số loại pin, acquy. - Cách tiến hành: Mức độ TH Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (+) và cực âm(-). [NB] Có ý thức liên hệ thực tế, GV: Chiếu ngay hình ảnh h19.2 lên bảng chiếu. Giáo viên đưa ra vật dụng cụ thể (1 bóng đèn điện và 1 bình acquy và dây dẫn). ? Để bóng đèn sáng được ta phải làm gì? - HS: Ta cần nối bóng đèn với acquy ? Vậy nguồn điện có tác dụng gì? - HS: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. - Bóng đèn với ắc quy được nối như thế nào? - HS: Ta nối 2 đầu dậy của bóng đèn với 2 đầu cực của acquy (pin) ? Vậy 1 acquy (nguồn điện) có mấy cực? đó là những cực nào? - HS: 1 nguồn điện có 2 cực (+) và (-) II.Nguồn điện 1. Các nguồn điện thường dùng - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (+) cực âm (-) Trang 3 bộ môn và bảo vệ môi trường. GV chiếu hình 19.2 SGK GV: yêu cầu thực hiện C3 -HS quan sát hình 19.2 kể tên các ngồn điện có trong hình /và một vài nguồn điện khác GV: cung cấp thêm một số hình ảnh các nguồn điện khác. HS: quan sát (?) Hãy quan sát những chiếc pin các em đã chuẩn bị chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm? - Gọi một vài hs chỉ ra các cực trong nguồn điện pin và ắc quy - Với ổ lấy điện trong lớp học không ghi rõ cực vì đây là nguồn điện xoay chiều. Chốt: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động và mỗi nguồn điện đều có 2 cực. GV liên hệ và tích hợp: 2 cực của acquy gắn trong bộ khởi động của xe máy, Pin tiểu gắn trong các thiết bị điều khiển tivi Ổ cắm của mạng điện tiêu dùng trong gia đình (trường học) được nối với hai cực của máy phát điện của nhà máy đó là nguồn điện xoay chiều. Hiện nay vấn đề tiết kiệm điện đang được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới toàn dân, mỗi chúng ta phải có ý thức tiết kiệm điện vừa ích nước vừa lợi nhà (ngay trên lớp học chúng ta cần biết tiết kiệm điện bật bóng hay quạt khi cần thiết) - Vấn đề rác thải của các nguồn điện(axít, các chất hóa học khác) cũng gây lên ô nhiễm môi trường. C3: - Các nguồn điện trong hình 19.2 là: pin tiểu ,pin đại, pin vuông, pin dạng cúc áo, ác quy. - Các nguồn điện khác: ổ lấy điện trong lớp. Máy phát điện chạy xăng, pin mặt trời, nhà máy phát điện Trang 4 Hoạt động 4. Mắc mạch điện có nguồn điện (8') - Mục tiêu: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. - Đồ dùng: 1bóng đèn, 1công tắc, dây nối có vỏ cách điện , nguồn điện (pin) - Cách tiến hành: Mức độ TH Hoạt động của GV và HS Ghi bảng [VD]Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. Gv: Nêu mục đích của thí nghiệm. Yêu cầu HS quan sát hình 19.3 và nêu dụng cụ thí nghiệm. - HS phát biểu tại chỗ GV giới thiệu nhanh lại dụng cụ và hướng dẫn HS cách mắc mạch điện. như hình 19.3 GV: Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện như H19.3 đóng công tắc, quan sát đèn có sáng không (tg 2') - GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ hs hoàn thành và kiểm tra phát hiện nếu đèn không sáng thì em hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến đèn không sáng? - HS: Đóng góp ý kiến trong nhóm để tìm ra nguyên nhân đèn không sáng (mạch hở) và cách khắc phục. ? Đèn sáng được khi nào. - HS khi bóng đèn được mắc nối liền với hai cực của nguồn điện (mạch kín) Vậy dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối ntn? HS trả lời dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dậy dẫn. 2. Mạch điện có nguồn điện - Mục đích: Nối bóng đèn với nguồn điện làm bóng đèn sáng. - Dụng cụ: 1nguồn điện (pin), 1khóa k, 1bóng đèn có gắn đế, dây dẫn có vỏ nhựa . - Tiến hành: Mắc mạch điện như hình (h19.3) - Hiện tượng: Bóng đèn sáng (Bóng đèn không sáng). * Ghi nhớ: SGK/54 Trang 5 *Nguyên nhânđèn không sáng ( mạch hở) *Cách khắc phục - Dây tóc đèn bị đứt - Đui đèn tiếp xúc không tốt - Các đầu dây TX không tốt -Pin cũ - Dây đứt ngầm -Thay bóng khác - Vặn lại đui đèn -Vặn lại các chốt nối - Thay pin mới - Nối lại hoặc thay dây khác - GV hệ thống lại nội dung bài học: Vài HS: Đọc ghi nhớ Hoạt động 5 . Vận dụng (7') - Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào làm hoàn thành các c trong phần vận dụng. Tìm hiểu sơ qua về đinamô xe đạp, kể tên các thiết bị sử dụng nguồn điện là pin. - Đồ dùng: Máy chiếu - Cách tiến hành: Mức độ TH Hoạt động của GV và HS Ghi bảng [VD] Vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập phần vận dụng GV: Bật máy chiếu các câu hỏi từ C4 HS: Lần lượt trả lời tại chỗ -GV cho hs quan sát tranh vẽ cấu tạo bên trong và quan sát mô hình đi nammô xe đạp và giới thiệu nguyên lí hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây làm mô hình chung của các máy phát điện khổng lồ, nội dung này các em lên lớp 9 được nghiên cứu kỹ hơn. III.Vận dụng : C4: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua. C5: Đèn pin , máy tính bỏ túi, đồng hồ điện tử , điều khiển ti vi, ĐTDĐ… C6 Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì xát vào vành xe đạp cho bánh xe đạp quay đồng thời dây nối từ điamô tới đèn không có chỗ hở *Hướng dẫn học ở nhà(2') - Hoc thuộc ghi nhớ cuối bài - BTVN: 19 .1 19.4(SBT) - Đọc trước bài chất dẫn điện và chất cách điện Trang 6 . Trường THCS số 3 Xuân Quang GV: Phạm Văn Đại Ngày soạn: 19/01/2013 Ngày giảng: 24/01/2013 (Lớp 7C Trường THCS Phong Hải) Tiết 21 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được. thay dây khác - GV hệ thống lại nội dung bài học: Vài HS: Đọc ghi nhớ Hoạt động 5 . Vận dụng (7& apos;) - Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào làm hoàn thành các c trong phần vận dụng.