Tuyển tập đề ôn tập Lớp 3

5 3K 5
Tuyển tập đề ôn tập Lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. Đề 1: 1. Gạch dưới những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau: Trời sinh ra trước nhất Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là trẻ con Chỉ toàn là bóng đêm Trên trái đất trụi trần Không khí chỉ màu đen Không dáng cây ngọn cỏ Chưa có màu sắc khác 2. Sắp xếp những từ chỉ sự vật vừa tìm được vào nhóm thích hợp: a) Từ chỉ người: b) Từ chỉ vật: c) Từ chỉ cây cối: 3. Đọc các câu sau và ghi lại cấu tạo hình ảnh so sánh: a) Tiếng ve đồng loạt cất lên tựa một dàn đồng ca. b) Trăng tròn như quả bóng Bạn nào đá lên trời. c) Ông trời ngoi lên mặt biển Tròn như quả bóng em chơi. d) Cái trứng bọ ngựa như là một hòn đất màu nâu xỉn. e) Những chú bọ ngựa bé tí như con muỗi. Sự vật được so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh 4. Tìm và sắp xếp những hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau vào ô thích hợp: Ôi chao! Chú chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng manh như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh rung rung như đang còn phân vân. Sự vật được so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh 5.Đề 1: Kể về buổi đầu em đi học. Gợi ý: - Em đi học lớp 1 vào thời gian nào trong năm? Khung cảnh hôm đó ra sao? - Hôm đó, ai đưa em đến trường? - Em mặc quần áo như thế nào? - Mẹ chuẩn bị cho em những gì? - Ai đón em vào lớp? Các bạn ở lớp thế nào? - Trong buổi học đầu tiên điều gì làm em nhớ nhất? Bài tham khảo: Đã hơn ba năm rồi nhưng kỉ niệm của ngày đầu đi học vẫn không phai mờ trong em. Sáng đó em dậy rất sớm.Em mặc bộ đồng phục mẹ mua hôm qua. Xong, bố đưa em tới trường. Bố dẫn em đến trước cửa lớp 1ª. Em cứ níu chặt lấy tay bố. Cô giáo bước xuống mỉm cười: “ Em đừng sợ, có cô ở đây! Em tên là gì?” “ Dạ em tên là rồi bố chỉ cho em chỗ ngồi. Em nhìn xung quanh tất cả đều mới lạ. Đề 2: 1.Điền những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh: …………………………………………………………………………………… 1 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. a) Đọc như… b) Học thầy không tày… c) Tốt gỗ hơn … 5. Tìm những hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: a) Bế cháu ông thủ thỉ: b) Ông trang tròn sáng tỏ - Cháu khỏe hơn ông nhiều! Soi rõ sân nhà em Ông là buổi trời chiều Trăng khuya sáng hơn đèn Cháu là ngày rạng sáng. Ơi ông trăng sáng tỏ. b) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn giá của con suốt đời. 7. Ghi lại những từ so sánh trong khổ thơ trên? 1. Viết tiếp những từ ngữ nói về tình cảm của những người trong gia đình: a)Ông bà, cha mẹ đối với con cháu: thương yêu, chăm sóc, ( quan tâm, nâng niu, b) Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, hiếu thảo, … 2. Điền tiếng bắt đầu bằng s/x : a) sửng… b) xì… c) sưng….d) xì….e) sững… g) xí…h) sừng…i) xì…. 3. Đặt dấu phẩy thích hợp trong các câu văn sau: a) Đã từ lâu đời dưới bóng tre xanh người dân việt nam dựng nhà dựng cửa vỡ ruộng khai hoang. b)Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được mùi vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. c) Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà biển đổi màu xanh lục. Điền tiếng có âm đầu tr/ ch Tròn ; chỉ; chắt ; chồng ; trang ; chọc… 2. viết một bức thư cho người thân ở xa kể về tình hình học tập của em. Gợi ý: - Em viết thư gửi cho ai? - Dòng đầu ghi những gì? ( Địa điểm, thời gian viết thư) - Lời xưng hô với người nhận thư. - Nội dung thư: thăm hỏi sức khỏe, kể chuyện về mình và gia đình, lời chúc, lời hứa hẹn. - Lời cuối thư, chữ kí và ghi họ tên. Đề 3; 1. Điền các từ chỉ đặc điểm vào chỗ chấm: a)Hoa cau … b) Bầu trời …. c) Hoa hồng c) Đám mây e) Hoa huệ g) Mặt trời h) Hoa lan i) Tia nắng 2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? Và bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? a) Trời thu xanh ngắt. b) Mái tóc của bà bạc phơ. c)Chú chuồn ớt rực rỡ trong đôi cánh của mình. 3. Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh: a) Rễ đa nổi trên mặt đất như…. b) Búp đa nhọn tua tủa như…… …………………………………………………………………………………… 2 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. c) Hoa đa như… d) quả đa chín đỏ mọng như… e) hạt đa đen nhánh như … ( các từ cần điền: hạt kê, muôn nghìn ngọn giáo nhọn hoắt, nụ vối nụ chè, trái bồ quân, một bầy trăn khổng lồ) 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Xa xa giữa cánh đồng Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. b) Các bà các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. c) Thanh niên ra rừng bẫy gà bẫy chim. 4. Viết vào chỗ trống những từ chỉ đặc điểm, hình dáng của một em bé: - Thân hình:… – Khuôn mặt:… – Nước da:…… - Mái tóc:…… – Đôi mắt:……. – Miệng :…… TẬP LÀM VĂN : Đề bài Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý: - Buổi biểu diễn đó ở đâu? - Buổi biểu diễn có những tiết mục gì xuất sắc? - Em thích tiết mục nào nhất? Đề 4: 1. Xếp các từ ngữ sau đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng: Hội họa , kiến trúc sư, âm nhạc, nhạc công, nhạc trưởng, diễn viên, đạo diễn, kiến trúc, điện ảnh. A. Ngành nghệ thuật Người hoạt động trong ngành nghệ thuật ………………………… ………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… 2. Điền tiếng bắt đầu bằng tr/ch: …trụi; …leo; chễm….; trẻ… 3. Đọc câu ca dao sau và đặt câu hỏi “Vì sao?” cho phần in nghiêng: Thuyền ngược, ta chống sào ngược Ta chống chẳng được, ta lại bỏ sào xuôi. TẬP LÀM VĂN: Viết một đoạn văn ngắn kể về một trận thi đấu thể thao. - Trận đấu của môn thể thao nào? - Trận đấu em tham gia trực tiếp hay xem treentruyeenf hình? - Trận đấu diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? - Trận đấu giữa đội nào và đội nào? - Trận đấu diễn ra trong bao lâu và kết quả thế nào? - Trận đấu có gì đặc sắc, gây cho em nhiều ấn tượng nhất? Đề 4: 1. Tìm các bộ phận của câu : - Trả lời câu hỏi “ Ai ( cái gì, con gì) ? - Trả lời câu hỏi “ Là gì) ? a) Thiếu nhi là măng non của đất nước. b) Chúng em là học sinh tiểu học. c) Chích bông là bạn của trẻ em. 2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm: …………………………………………………………………………………… 3 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. a) Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. b) Thiếu nhi là chủ nhân tương lai của Tổ quốc. c) Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam. 3. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai là gì? - …… là vốn quý nhất. - …… là người mẹ thứ hai của em. - …… là tương lai của đất nước. - …… là người thầy đầu tiên của em. 4. Tập làm văn Đề bài : kể lại một việc làm tốt của em góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý :- Em đã làm được việc tốt gì? - Việc đó diễn ra khi nào và ở đâu? - Em đã làm một mình hay với người khác? - Kết quả công việc. - Cảm nghĩ của em về việc đã làm. Đề 5: Câu 1:a) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau: - Trái nghĩa với riêng. - Cùng nghĩa với leo. - Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau,… b) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: - hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ. - có cử chỉ, lời nói êm ái, dễ chịu. - Phần thưởng trong cuộc thi hay trò chơi. c) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: - làm cho ai việc gì đó. - Trái nghĩa với hiền lành. - trái nghĩa với vào. c) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng n, l có nghĩa như sau: - giữ chặt trong lòng bàn tay. - rất nhiều . - loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: - (kheo/ khoeo):….chân; ( khẻo/ khỏe):người lẻo….;( ngéo/ngoéo):…tay Câu 2: a.Điền từ vào chỗ trống chứa vần eo hay oeo: Nhà , đường ngoằn…., cười ngặt…, ….đầu. b) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s, x có nghĩa như sau: - Cùng nghĩa với chăm chỉ. - Trái nghĩa với gần. - ( nước) chảy rất mạnh và nhanh: Đề 6: Câu 1;Tìm các bộ phận của câu : -Trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)?, - Trả lời câu hỏi làm gì? …………………………………………………………………………………… 4 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao. b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở,chọn bút. c) Mẹ âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng. Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Em là hôi viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. - Câu lạc bộ là nơi chúng em vui chowim rèn luyện và học tập. - Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa . - Em thường đến câu lạc bộ vàocác ngày nghỉ. Câu 3:Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm.: Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp ( xinh xắn, lộng lẫy)nhiều tầng. trên đầu mỗi cánh hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay( tinh khôi, tinh xảo) nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, ( tinh tế, to lớn) đến vậy. Xuân về, cây cỏ trải một màu… Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ…, chị hoa cúc…, chị hoa hồng…. bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân…. ( đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ) Câu 3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau? a. Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới. b. Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn. c. Đúng 8 giờ trong tiếng quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ. Câu 1;Tìm các bộ phận của câu : - trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)?, - trả lời câu hỏi thế nào? a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. …………………………………………………………………………………… 5 . sánh: …………………………………………………………………………………… 1 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. a) Đọc như… b) Học thầy không tày… c) Tốt gỗ hơn … 5. Tìm những hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: a) Bế cháu ông thủ thỉ: b) Ông trang. Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. Đề 1: 1. Gạch dưới những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau: Trời sinh ra trước. trẻ em. 2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm: …………………………………………………………………………………… 3 Tuyển Bộ đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 3. a) Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. b) Thiếu nhi là chủ

Ngày đăng: 30/01/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan