on tap hoa 8 HKII

8 155 0
on tap hoa 8 HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II HÓA HỌC 8 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Tính chất hóa học của hidro: Câu 2:Tính chất hóa học của oxi: Câu 3: Tính chất hóa học của nước: Câu 4: Điều chế khí oxi: Câu 5: Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm: Câu 6: Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại. Câu 7: So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm. Câu 8: Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì? Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gi? Câu 9: Axit là gì? Bazơ là gì? Muối là gì? Phân loại và cho ví dụ. Câu 10: Thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa? I. Oxi - Là chất khí không màu,không mùi,không vị, ít tan trong nước,nặng hơn không khí,hóa lỏng ở -1830C (có màu xanh nhạt) - T/c Hóa học : 1,Tác dụng với phi kim : a,phản ứng với S : S cháy trong oxi tạo khói trắng, đó là SO2 và 1 ít SO3 S + O2 SO2 (2SO2 + O2 2SO3) b,phản ứng với P : P cháy mạnh trong oxi tạo khói gốm những hạt rắn nhỏ màu trắng: 4P + 5O2 P2O5 2,Phản ứng với kim loại : - Sắt cháy mạnh trong oxi,sáng chói,không có ngọn lửa,không có khói,tạo oxit sắt từ : 3Fe + 2O2 Fe3O4 - Oxi tác dụng với tất cả kim loại ( trừ vàng và platin) tạo oxit : 2Cu + O2 2CuO 4Al + 3O2 2Al2O3 2,Phản ứng với hợp chất : - Khí metan cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt : CH4 + O2 CO2 + H2O *Kết luận : Oxi là hợp chất rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt đọ cao), nó dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, O chỉ có hóa trị II. II. Sự oxi hóa : Sự tác dụng của một chất với oxi gọi là sự oxi hóa : - Sự oxi hóa nhôm : 4Al + 3O2 2Al2O3 - Sự oxi hóa metan : CH4 + O2 CO2 + H2O III. Phản ứng hóa hợp : Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu VD : 4Al + 3O2 2Al2O3 CaO + H2O > Ca(OH)2 - Nhiều phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường không xảy ra, nhưng lúc đầu được đốt nóng để khơi mào phản ứng, các chất sẽ phản ứng rất mạnh và tỏa nhiều nhiệt, những phản ứng loại này gọi là phản ứng tỏa nhiệt. III. Ứng dụng của Oxi : Hô hấp và sự cháy :SGK/86 V. Oxit : 1,Đ/n : Oxi là hợp chất của oxi với một số nguyên tố khác. Thí dụ : Na2O,FeO,SO2,P2O5, 2.Tên gọi : * Tên của oxit = Tên nguyên tố tạo oxi + oxit VD : Na2O : natri oxit CaO : Canxi oxit * Tên của oxit kim loại có nhiều hóa trị : Tên của oxi = Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit VD : FeO : Sắt (II) Oxit Fe2O3 : Sắt (III) Oxit * Tên của oxit phi kim có nhiều hóa trị : Tên của oxit = (tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) Tên phi kim + ( tiền tố chí số nguyên tử oxi) + Oxit - Các tiền tố : mono : 1; đi : 2; tri : 3 tetra : 4 ;penta : 5 CO : cacbon oxit CO2 : Cacbon đioxi 3,phân loại : a,dựa theo nguyên tố tạo thành : có 2 loại : oxit kim loại và oxit phi kim b, dựa theo tính chất hóa học của oxit : 2 loại chính : oxit axit và oxit bazơ III. Điều chế oxi – phản ứng phân hủy 1,Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm : Dùng nhiệt để phân hủy những hợp chất giàu oxi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như : kali clorat và kali pemanganat : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 2, sản xuất trong công nhiệp : a,từ không khí : Hóa lỏng không khí,sau đó cho bay hơi. Đầu tiên nitơ có nhiệt độ sôi thấp nhất (-196*C) bay hơi trước, sau đó thu khí oxi( ở -183*C) b,Sản xuất từ nước : Điện phân nước ( Co pha thêm axit sunfuric tăng tính dẫn điện ) : 2H2O 2H2 + O2 3. Phản ứng phân hủy : là phản ứng hóa học trong đó từ mốt chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. VD : CaCO3 CaO + CO2 VI. Không khí và sự cháy : - Thành phân không khí : Nitơ (chiếm khoảng 78% về thể tích), oxi ( khoảng 21%), và một số khí khác (như hơi nước, B. BÀI TẬP: DANG 1 : BÀI TẬP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT Bài 1: Cho 2 phản ứng: H 2 + Fe 2 O 3 → …………………………………………………… CO + Fe 3 O 4 → Fe + CO 2 a. Lập PTHH của các phản ứng trên. b. Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Vì sao? c. Xác định vai trò của các chất phản ứng và viết sơ đổ các quá trình khử, quá trình oxi hóa nếu là phản ứng oxi hóa – khử. Bài 2 : Cho các oxit sau: ZnO, CaO, Na 2 O, SO 3 , MgO, Fe 2 O 3 , P 2 O 5 , K 2 O, CuO, SO 2 , N 2 O 5 . a. Cho biết chất nào là oxit axit, chất nào là oxit bazơ? b. Gọi tên các oxit trên. c. Trong các oxit trên, oxit nào tác dụng được với nước? Viết các PTHH xảy ra (nếu có). Bài 3 : Cho các chất có công thức hóa học sau : SO 3 , ZnO, Fe 2 O 3 , P 2 O 5 , HCl, NaOH, H 2 SO 4 , KCl, CuSO 4 , Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , Al(OH) 3 , H 3 PO 4 , Ba(OH) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , HNO 3 Hãy cho biết các chất trên thuộc loại hợp chất gi? Phân loại các hợp chất trên DẠNG 2 : PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 4 : Hoàn thành các PTHH và cho biết mỗi phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào? (1) Fe + O 2 → ……………………………………………… (2) P + O 2 → ………………………………………………… (3) ……. + …… → Na 2 S (4) KClO 3 → …………………………………………………… (5) KMnO 4 → …………………………………………………… (6) H 2 + ………. → Cu + ……… (7) ……. + ……… → H 2 O (8) …… + Fe 3 O 4 → Fe + ……… (9) Zn + HCl → ………………………………………… (10) Fe 3 O 4 + ……… → …… + H 2 O (11) Al + H 2 SO 4 → …………………………………… (12) Al + HCl → …………………………………………… (13) Fe + H 2 SO 4 → ……………………………………… (14) Fe + HCl → ……………………………………………. (15) H 2 + O 2 → ……………………………………………… Bài 5 : Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại gì? a. khí hidro + sắt (II) oxit → b. điphotpho pentaoxit + nước → c. magie + axit clohidric → d. natri + nước → e. canxi oxit + nước → f. kali clorat → g. sắt từ oxit + khí hidro → h. canxi + nước → l. …… + ………… → kali oxit Bài 6 : Viết phương trình hoa học biểu diễn sự biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào ? a) K K 2 O KOH b) P P 2 O 5 H 3 PO 4 c). S ( ) → 1 SO 2 ( ) → 2 SO 3 ( ) → 3 H 2 SO 4 ( ) → 4 ZnSO 4 d) H 2 H 2 O H 2 SO 4 H 2  Fe  FeCl 2 e) KClO 3 → O 2 → Fe 3 O 4 → Fe → H 2 → H 2 O → H 3 PO 4 → AlPO 4 KMnO 4 DẠNG 3 : NHẬN BIẾT CHẤT Phương pháp trình bày bài tập nhận biết dung dịch : - Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử - Đưa qùi tím vào từng mậu thử : + Mẫu nào làm qùi tím hóa đỏ là dung dịch axit ……… + Mẫu nào làm qùi tím hóa xanh là dung dịch bazơ……… + Mẫu không làm qùi tím đổi màu là dung dịch muối……… Bài 7 : Nhận biết các chất đựng trong các lọ bị mất nhãn bằng phương pháp hóa học và viết các PTHH minh họa (nếu có). a. Các chất khí: H 2 , O 2 , CO 2 . b. Các dung dịch: NaOH, H 2 O, HCl. NaCl c. Các dung dịch: H 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , NaCl. d. Các chất lỏng: H 3 PO 4 , H 2 O, KOH. e. Các chất rắn: CaO, P 2 O 5 , NaCl. DẠNG 4 : Tính theo PTHH Bai 1 : Đốt cháy 2,8 lit khí hiđro sinh ra nước a) Tính thể tích và khối lượng của khí oxi cần dùng cho phản ứng trên . b) Tính khối lượng nước thu được ( Thể tích các khí đo ở đktc). Bài 2 : Cho 2,24 lit khí hiđro tác dung với 1,68 lit khí oxi . Tính khối nước thu được. ( Thể tích các khí đo ở đktc). Bài 3 : Khử 48 gam đồng II oxit khí H 2 . Hãy : Tính số gam đồng kim loại thu được . Tính thể tích khí H 2 ( ở đktc) cần dùng ( cho Cu = 64 , O = 16 ). Bài 4: Cho 40g hỗn hợp sắt(III)oxit và đồng oxit đi qua dòng khí Hidro đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại sắt và đồng khối lượng 22g. a. Viết phương trình hoá học xảy ra. b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 5: Tính thể tích khí (đktc) cần dùng để khử các hỗn hợp sau: a. Khử hỗn hợp gồm 22,3g PbO và 32,4g ZnO bằng khí hidro. b. Khử hỗn hợp gồm 58g Fe 3 O 4 và 20g MgO bằng khí CO. DẠNG 6 : TOÁN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Bài 1 : Cho 10g hỗn hợp hai muối là Na 2 CO 3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch axit HCl, thu được 896ml khí. a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 2: (3 đ). Phân hủy hoàn toàn 15,8 gam kali pecmanganat (KMnO 4 ), sau phản ứng thu được kali manganat (K 2 MnO 4 ), mangan đioxit (MnO 2 ) và khí oxi (O 2 ). a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng kali manganat (K 2 MnO 4 ) thu được sau phản ứng? c) Tính khối lượng mangan đioxit (MnO 2 ) thu được sau phản ứng? d) Tính thể tích khí oxi (O 2 ) sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn? Bài 3 :Hoà tan 28,2g K 2 O vào 40 g nước . a. Sau PƯ, chất nào dư? b. Xác định nồng độ % của dung dịch sau PƯ? Bai 4: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với 300ml dung dịch 0,2M. a)Viết phương trình hoá học b)Chất nào dư khi kết thúc phản ứng và lượng dư là bao nhiêu? c)Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra khi cho sắt vào dung dịch sau phản ứng? Câu 5: Cho kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axit HCl . Sau phản ứng thu được 2,24(l) khí thoát ra ở đktc. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng Zn đã tham gia phản ứng. c. Tinh khối lượng dung dịch NaOH 15% cần để trung hoà hết lượng axit trên. BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ AXIT CTHH AXIT TÊN AXIT GỐC AXIT TÊN GỐC AXIT HCl HBr H 2 S Axit clohidric Axit bromhidric Axit sunfuhidric − Cl − Br = S Clorua Bromua Sunfua HNO 3 H 2 CO 3 H 2 SO 4 H 3 PO 4 H 2 SO 3 HNO 2 Axit nitric Axit cacbonic Axit sunfuric Axit photphoric Axit sunfurơ Axit nitrơ − NO 3 = CO 3 -HCO 3 = SO 4 -HSO 4 ≡ PO 4 -H 2 PO 4 =HPO 4 =SO 3 -HSO 3 -NO 2 Nitrat Cacbonat hiđrơ Cacbonat Sunfat hiđrơ Sunfat Photphat Đi hiđrơPhotphat hiđrơPhotphat Sunfit hiđrơ Sunfit Nitrit PHÒNG GD-ĐT KRÔNG NĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2011 – 2012 TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN Môn thi: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2 đ) Độ tan của một chất trong nước là gì? Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Câu 2: (2 đ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau a. Na + H2O ( …… + …… b. SO2 + H2O ( ………. c. H2 + CuO ( ……… + ……… d. Al + HCl ( ……… + ……… Câu 3: (3 đ) Những hợp chất có công thức hóa học sau: NaOH, CaO, CuCl2, H2SO4, KHCO3, Fe(OH)3 . Hãy cho biết mỗi hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào? Gọi tên các hợp chất trên? Câu 4 : ( 3 đ) Hòa tan hoàn toàn 14g sắt vào dung dịch axit clohiđric (HCl) dư, thu được muối sắt (II) clorua và khí hiđro. Viết PTHH xảy ra. Tính khối lương muối tạo thành ? Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) ? Biết: Fe = 56, H = 1, Cl = 35.5 BÀI LÀM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn thi: Hóa học 8 Câu Đáp án Điểm Câu 1 -Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. -Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. -Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. -Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 a. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ SO2 + H2O → H2SO3 c. H2 + CuO → Cu + H2O d. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 Oxit bazo: CaO ( Canxi oxit ) Bazo: Fe(OH)3 ( Sắt (III) hidroxit ) NaOH ( Natri hidroxit ) Axit: H2SO4 ( Axit sunfuric ) Muối: CuCl2 ( Đồng (II) clorua ) KHCO3 ( Kali hidrocacbonat ) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 4 a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ b) n Fe = 14/56 = 0,25 (mol) Theo phương trình: n FeCl2 = n Fe = 0,25 (mol) Khối lương muối tạo thành: m FeCl2 = n . M = 0,25 . 127 = 31,75 (g) c) Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,25 (mol) Thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) là: VH2 = n . 22,4 = 0,25 . 22,4 =5,6 (lit) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ . màu,không mùi,không vị, ít tan trong nước,nặng hơn không khí,hóa lỏng ở - 183 0C (có màu xanh nhạt) - T/c Hóa học : 1,Tác dụng với phi kim : a,phản ứng với S : S cháy trong oxi tạo khói trắng, đó là. kim + ( tiền tố chí số nguyên tử oxi) + Oxit - Các tiền tố : mono : 1; đi : 2; tri : 3 tetra : 4 ;penta : 5 CO : cacbon oxit CO2 : Cacbon đioxi 3,phân loại : a,dựa theo nguyên tố tạo thành : có. nitric Axit cacbonic Axit sunfuric Axit photphoric Axit sunfurơ Axit nitrơ − NO 3 = CO 3 -HCO 3 = SO 4 -HSO 4 ≡ PO 4 -H 2 PO 4 =HPO 4 =SO 3 -HSO 3 -NO 2 Nitrat Cacbonat hiđrơ Cacbonat Sunfat hiđrơ

Ngày đăng: 30/01/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan