Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
99,5 KB
Nội dung
ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 9 – TẬP I VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I .Văn bản : CHỊ EM THÚY KIỀU ( Nguyễn Du) A Mục tiêu cần đạt: 1 ,Kiến thức : - Thấy được tấm lòng và tài năng của Nguyên Du, qua đoạn trích. - Thấy được nghệ thuật ước lệ tượng trưng trong miêu tả nhân vật . - Cảm hứng chủ đạo : Ca ngợi vể đẹp của người phụ nữ, tài năng của Nguyễn Du 2 . Kĩ năng: - Theo dõi diễn biến sự việc, có liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu nhân vật - Phân tich được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển. B. Hướng dẫn tự học : I. tác giả Nguyễn Du sinh năm 1765 – 1820 tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Vân. Quê ở Nghi Xuân Hà Tĩnh. Thời đại cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến rơi vào suy yếu trầm trọng , nông dân nổi dậy khắp nơi. Đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, quét sach hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông Gia đình : Ông sông trong gia đình quí tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Cuộc đời từng trải, chìm nổi, nên vốn sống phong phú nhiều kinh nghiệm Ông có trái tim nhân hậu, thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của dân, của người phụ nữ dưới CĐPK Ông là thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một danh nhân văn hóa thế giới Sự nghiệp: Có nhiều tác phẩm bằng chữ Hán 243 bài – chữ Nôm tiêu biể là Truyện Kiều. 2. Tác phẩm: 2.1 *Hoàn cảnh sáng tác : Là tác phẩm tiêu biểu của truyện thơ Nôm trong nền văn học Việt Nam * Xuất xứ: ra đời vào khoảng năm ( 1805- 1809) ban đầu có tên là Đoạn trường tân thanh, sau đổi là Truyện Kiều . Truyện viết dựa vào truyện Kim vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc nhưng có nhiếu sáng tạo làm nên thành công của Truyện Kiều * Thể loại thơ lục bát gồm 3254 câu * Vị trí đoạn trich: Đoạn đầu tác phẩm từ câu 15 - > câu 38 * Phương thưc biểu đạt: TS + M. tả. 2.2 Giá tri nội dung nghệ thuật. * Nội dung: - Thái độ trân trọng, ca ngợi vể đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều. - Dự cảm về cuộc đời Thúy Kiều. * Nghệ thuật : - Hình ảnh ước lệ tượng trưng. - Nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chon ngôn ngữ miêu tả tài tình. 3. Nội dung bài thơ. 3. 1 : Giới thiệu chung về chi em Thúy Kiều : Câu 1,2 : Giới thiệu chung: - Mối quan hệ Thúy Kiều, Thúy Vân là hai chị em, bằng sử dụng điiểm tích : Tố Nga Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp của hai chị em như tiên nữ dáng trần.( hình thức ) Câu 3: Mai cốt cách,tuyết tinh thần, sử dụng nghệ thuật cổ điển ước lệ tượng trưng, làm cho hai chị em hiện lên với vể đẹp ( phẩm chất ) thanh cao quí phái. Câu 4 : Nghệ thuật so sánh đối chiếu, Thúy Kiều – Thúy Vân đẹp hoàn hảo, nhưng nét đẹp ấy không ai giống ai. = > Bón câu thơ là bức chân dung chung hai tuyệt sắc giai nhân. 3.2 : Bức chân dung của hai chị em: 2a : Vẻ đẹp của Thúy vân: * Bốn câu tả Thúy Vân : - Câu đầu : Nhận xét khái quát : Vân xem trang trọng khác vời, cao sang quyến rũ nhưng rất quí phái. - Hai câu tiếp : Đặc tả Thúy Vân qua hình thức con người, với bút pháp ước lệ tượng trưng: + Khuôn mặt=> khuôn trăng, so sánh với vẻ dịu hiền của mặt trăng, đầy đặn bầu bĩnh phúc hậu, nét ngài nở nang ( hiểu theo cách ngài là lông mày con nhộng tằm ) vẻ đẹp tự nhiên của lông mày không trau chuốt cắt tỉa. + Thông qua : nụ cười, lời nói, được hiểu thông qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng Để hiểu về cốt cách Thúy Vân cười thật là đẹp, tươi như hoa, lời nói trong như ngọc .” Ngọc thốt” lời người ít nói, nhưng nói lời thanh lịch, nhã nhặn => đẹp cả hình thức,và tâm hồn. - Câu thứ tư: Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ so sánh mái tóc như làn nước ( suối tóc ) và da trắng như tuyết của Thúy Vân làm tăng vẻ đẹp êm đềm hòa quyện với thiên nhiên. Dự báo cuộc sống êm đềm thanh bình. = > Ấn tượng vẻ đẹp Thúy Vân : đẹp yêu kiều nhưng phúc hậu đoan trang, nền nã. 2b : Vẻ đẹp của Thúy Kiều: * Mười hai câu tả Thúy Kiều : • Tả sắc : ( bốn câu ) - Hai câu đầu: Nhận xét khái quát, so sánh : Kiều càng sắc sảo, mặn mà …tài sắc lại là phần hơn. Vẻ đẹp của Kiều sắc sảo là vẻ đẹp hình thức, mặn mà là vẻ đẹp cốt cách tinh thần Ngay từ đầu Nguyễn Du đã ưu ái cho sự hoàn hảo của Kiều : đẹp cả hình thức và tâm hồn. - Hai câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp đôi mắt: Làn thu thủy là tả ánh mắt, cửa sổ tâm hồn, cốt cách thanh cao của T. Kiều. Nghệ thuật nhân hóa,ẩn dụ : Hoa ghen, liễu hờn, nhận xét vẻ đẹp của Kiều quá kiêu sa lộng lẫy, lại còn quá hoàn hảo. Chính vì vậy dự báo cuộc đời đầy bão tố của nàng. • Nói về tài năng : ( tám câu) - Hai câu : Một hai… Nguyễn Du dùng thành ngữ, nhận xét khái quát, so sánh , dùng điển tich ( Nàng Chiêu Quân, Bao Tự) để nói về vẻ đẹp làm mất nước, sụp đổ thành quách. Vì sắc- chỉ có một, tài may ra có người thứ hai. Vẻ đẹp tài năng thiên bẩm, trời phú.( Tây Thi : chim sa, cá lặn, đẹp vạn vật thấy không xứng, phải tránh nơi khác) + Thi, họa, ca, ngâm ( hát : cung thương…ngũ âm, thuộc lòng các cung nhạc cổ + Đàn: gảy đàn Hồ ( Tì bà ) đàn một cây, cờ một cuộc, không ai sánh được + Sáng tác : Biết sáng tác bài hát. Bài thiên bạc mệnh, bản nhạc buồn ai oán dự báo định mệnh sầu não đầy đau khổ của Thúy Kiều.( Thuyết định mệnh ) = > Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, nhưng đa đoan khổ hạnh. • Nhận xét miêu tả T. Kiều và T. Vân Nguyễn Du tả vẻ đẹp T.Vân nhiều hơn, Tả T.Kiều thông qua cái đẹp T.Vân làm đòn bẩy tả về T.Kiều. • Nghệ thuật ước lệ tượng trưng. • Tả từ cái chung đến cụ thể, nhận xét.Nghệ thuật nhân hóa ,ẩn dụ, đòn bẩy. • Dùng điển tích, điển cố. • Lựa chọn ngôn ngữ miêu tả tài tình, đặc sắc, độc đáo gợi tả. 3.3 : Nếp sông của chi em T. Kiều, T. Vân. * Bốn câu cuối bài: - Hai câu : Phong… Xuân xanh… cập kê. + Giới thiệu gia cảnh hai chị em đó là con nhà phong lưu, khá giả bậc trung, cả hai chị em đã đến tuổi gả chồng. - Hai câu tiếp: Êm đềm… ong bướm… + Giới thiệu hai chị em là con nhà gia giáo có học, tuân thủ lễ giáo phong kiến giữ gìn tiết hạnh.Nhưng cũng vừa chuyển đoạn, vừa ngầm thách thức dự báo điều sẽ đến của cuộc đời số phận của tất cả những người phụ nữ = > Hai chị em Kiều hiện lên dưới ngòi bút tài hoa, tấm lòng ưu ái dành cho người phụ nữ,(dưới chế độ phong kiến nam quyền ).Hai bức tranh cổ điển tuyệt thế giai nhân. Vừa có vẻ đẹp chung vừa có vẻ đẹp riêng. - T.Vân: Dịu hiền, đoan trang, phúc hậu. - T.Kiều : Kiêu sa lộng lẫy, đa tài, kì nữ tài tử, bất hạnh. 4 . Luyện tập : - Em học tập được gì về cách tả người của Nguyễn Du. - Tả người là tả cả ngoại hình lẫn tính cách nhân vật, nhân vật chính diện tả bằng hình ảnh có tính chất ước lệ tượng trưng, vận dunhj điển cố, sử dụng ngôn ngữ diễm lệ hay trang trọng theo từng đối tượng. - Nhân vật được giới thiệu tên, tuổi, quê quán, gia đình. - Sau lời giới thiệu tác giả khắc họa chân dung, hình dáng bên ngoài của nhân vật. - Vứi nhân vật phản diện : tả bằng từ mang ý nghĩa châm biếm sắc cạnh: nhẵn nhụi, tót, nhờn nhợt màu da… - Chú ý khắc họa tính cách đạo đức làm nổi bật đặc săc riêng : Kiều tài hoa, săc sảo, Vân Trang trọng, phúc hậu… - Chỉ cần vài phác họa chân dung, tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, sinh động. 2 .Văn bản : Cảnh ngày xuân ( Nguyễn Du) A .Mục tiêu cần đạt: Kiến thưc: - Hiểu về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với tâm hồn trẻ tuổi. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản trung đại. phân tích các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên . Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật - Vận dụng bài để viết văn miêu tả, biểu cảm B. Hướng dẫn tự học : 1. tác giả ( có ở tiết trước) 2. Tác phẩm: 2.1* Vị trí đoạn trich: Đoạn ba chị em đi chơi ngày tết thanh minh ( 3-3 al )Viếng mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng.Từ câu 39- câu 56 * Phương thưc biểu đạt: M. tả + TS 2.2 Giá trị nội dung nghệ thuật. a .Nội Dung: - Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn nhân vật,trước ngưỡng cửa của tình yêu, mới mẻ tinh khôi,sống động. - Cảnh mùa xuân rộn ràng náo nức,tươi vui cùng nghi thức mang tính truyền thống của người Việt nam tưởng nhớ người đã khuất. - Chị em Thúy Kiều từ lễ hội trở về đầy lưu luyến. b.Nghệ thuật : - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. - Miêu tả trình tự cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều 3. Nội dung trọng tâm bài thơ : 3.1: Cảnh ngày xuân : - Hình ảnh “con én đưa thoi’’gợi thời gian trôi qua rất nhanh. - “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi’’quãng thời gian không còn nhiều với mùa xuân ( 2/3 ) cuối xuân. ‘‘ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê tuyết điểm một vài bông hoa’’ - Bức tranh : xuân đã vào cuối, ta cảm nhận được sự ấm áp của thời tiết, ánh sáng nhiều hơn, màu sắc rực rỡ , đậm đà hơn. Đất trời trải dài một màu xanh êm đềm, xanh trời, xanh cỏ, mây trắng trên nền đó chỉ xuyết điểm tí chút màu trắng của hoa, đủ chấm phá, thoáng đãng bay bổng . - Trên cái tĩnh của trời đất, phác thảo phóng túng hình ảnh của vài con én, (loài chim dấu hiệu của mùa xuân )chao lượn sinh động, mang vẻ đẹp nét hội họa cổ điển. Làm cho bức tranh mang tầm vóc lớn: Trang trọng sống động, tinh khôi, thoáng đạt nhẹ nhàng. - => Nghệ thuật : hội họa tài ba chỉ vài nết chấm phá màu sắc, ngôn ngữ giàu tính nhạc điệu, ta nhận được mùa xuân sinh động tràn đầy sức sống sự vận động của thiên nhiên làm tâm trạng con người thay đổi. - Học sinh học tập năng lực miêu tả : quan sát, từ ngữ thuần Việt nhưng giàu nhạc điệu hình ảnh. Tâm hồn nhạy cảm tha thiết yêu thiên nhiên. 3.2: Bức tranh lề - hội : - Cho học sinh giải thích lễ - hội là gì ? a, Bức tranh trẩy hội: - Sử dụng tài ba các từ ngữ : Danh từ : Tài tử, yến anh,chị em, giai nhân Động từ : Dập dìu, sắm sửa Tính từ : nô nức, gần xa Gợi tả cảnh mùa xuân tươi đẹp và thú chơi xuân tao nhã. Trời cao khoáng đạt trai gái, áo quần sặc sỡ, dạo chơi giữa đồng quê ( đạp thanh- giẫm lên cỏ non ) tâm trạng vui vẻ thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên.Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt. b, Bức tranh lễ: - Cảnh lễ được miêu tả qua các từ ngữ : Ngổn ngang gò đống… thoi vàng,vó rắc, tro tiền giấy bay. - Giữa tiết trời đẹp đẽ với thú tao nhã chơi xuân, bên cạnh không gian thưởng ngoạn đó, một bức tranh nữa hiện ra, qua các từ ngữ một không gian tôn nghiêm linh thiêng, khói hương nghi ngút, tiếng xụt xùi tiếng khấn vái … người nhổ cỏ kẻ thắp hương = > Đây cũng là nét đẹp văn hóa tâm linh Phương Đông, con người yêu cái đẹp, hưởng thú vui nhàn nhã, nhưng cũng đầy nhân ái ,vui xuân không quên người thân đã mất, luôn tưởng nhớ họ. - Liên hệ : Ngày nay ta còn giữ được nét đẹp đó không? ( Đầu năm đi hội chùa Hương, hội Lim… tục lễ tảo mộ cuối năm âm lịch ) 3.3 , Bức tranh trở về: - Theo sự vận động của thời gian, không gian đã thay đổi : “ - Tà tà … tây - Bước lần… ngọn tiểu khê - Nao nao… uốn quanh - Nhịp cầu nho nhỏ - Cuối gềnh… ” - Sử dụng không gian nghệ thuật gợi tả “ tà tà” trời chiều gợi buồn Sử dụng hình ảnh cố thu nhỏ : dòng suối, nhịp cầu cuối gềnh. Các từ láy thanh bằng . Chiều tà cảnh sắc cố thu hẹp lại ,bóng các kiều nữ tha thướt nhạt nhòa trong hoàng hôn gợi buồn phảng phất luyến tiếc man mác… 4. Luyện tập : 4.1 - So sánh không gian, không khí, tâm trạng con người ở 12 câu đầu và 6 câu cuối.9 ( học sinh tự làm) 4.2 *Chứng minh Nguyễn Du thiên tài vẽ cảnh sắc bằng thơ. - Đoạn văn sử dụng từ ghép từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, Nguyễn Du đã phác họa những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc. - Bức tranh thứ nhất là khung cảnh thiên nhiên mùa xuân. Chỉ có thời gian và không gian, con người xuất hiện, chỉ có một màu xanh thuần khiết được làm nổi bật thêm nhờ bút pháp chấm phá. - Bức tranh thứ hai là khung cảnh lễ - hội. Nổi bật trên nền bức tranh là hình ảnh con người đang náo nức, nhộn nhịp trong ngày hội đạp thanh. Hàng loạt những danh từ, động từ tính từ được kết hợp trong cấu trúc sóng đôi ( nhịp 2/2 mỗi từ hai tiếng) đã diễn tả một khung cảnh tấp nập, đông đúc, sống động. - Bức tranh thứ ba là tả cảnh chiều tà. Hội tan, chị em thơ thẩn ra về. Không gian lắng lại êm đềm, lòng người dường như cũng đang bâng khuâng, tiêc nuối. 3 .Văn bản : Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Nguyễn Du) A. Mục tiêu cần đạt: Kiến thưc: - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du với con người. - Nỗi bã bàng buồn tủi cô đơn của Thúy kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng Kiều. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật miêu tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích. - Cảm nhận được sự thông cảm của Nguyên Du với nhân vật trong đoạn trích B. Hướng dẫn tự học : 1. Tác giả: ( Đã có ) 2 Tác phẩm : 2.1* Vị trí đoạn trich: Nằm ở phần thứ 2 của tryện gia biến- lưu lạc sau khi Kiều bán mình chuộc cha, tự tử không thành, Kiều bị giam lỏng chờ ngày đưa vào lầu xanh. 2.2* Phương thưc biểu đạt: Miêu tả nội tâm 2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: a .Nội Dung: - Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. - Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng. - Day dứt nhớ thương gia đình. - Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ Thúy Kiều đi liền tình thương : biểu hiện đức hi sinh,chung thủy đáng ca ngợi ở nhân vật này. - Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cái nhìn của Thúy Kiều: - + Bón câu đầu: Bức tranh phản chiếu tâm trạng của Nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, cảnh vật bao la,hoang vắng, xa lạ cách biệt. - + Bức tranh 8 câu cuối: Bức tranh phản chiếu tâm trạng của Nhân vật khi,trở về thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi,cảnh nào cũng buồn,gợi ra thân phận vô định của con người b.Nghệ thuật : - Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. 3. Nội dung bài thơ: 3.1.Tâm trạng Kiều ( Trong 6 câu đầu) - Xác định vị trí lầu Ngưng Bích : Bên sườn núi ven biển cả. - Tác dụng vị trí : Không gian cao rộng , con người trở nên bé nhỏ. - Hai câu đầu : Trước lầu … non xa, trăng gần, bát ngát = > Bằng cách sử dụng điển tích, ta hiếu được số phận Kiều bị giam lỏng, lẻ loi trước không gian lớn - Cảnh được miêu tả : Cát vàng cồn nọ bụi …kia => cảnh vật trong mắt nàng giờ mớ lộn xộn, ngổn ngang như đó là cảnh nhuốm tình người . ‘Bẽ bàng … nửa tình nửa cảnh’’Sự trống trải cô đơn triền miên theo thời gian tinh mơ – đêm khuya se sắt chơi vơi. = > Con người nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng, cảnh nhuốm tình người. 3.2. Nỗi nhớ thương khắc khoải (Tâm trạng Kiều trong 8 câu tiếp) Trong tâm trạng xót xa trống vắng, Kiều gửi tình về đâu ? a - Nỗi nhớ thương Kim Trọng : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, lời thề dưới trăng“ Đinh ninh hai miệng một lời song song” giờ xa rồi, ân ái mặn nồng lứa đôi Tin sương… rày trông mai chờ… Tấm son …phai = > Thân mình bây giờ không biết đi đâu về đâu, nhưng nàng chỉ lo Kim Trọng nhớ thường mình, vì mình là người phụ tình lỗi hẹn . Dù xa cách, dù không biết ngày mai nhưng sự chung thủy của TK với Kim Trọng không nguôi. Đây cũng là sự hy sinh một nét đẹp nhân cách của T.Kiều. b - Nỗi nhớ cha mẹ : Tình cảm Kiều nhớ cha mẹ được thể hiện - Xót … đau vì cho rằng l mình à con bất hiếu không có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ Đau vì nghĩ cha mẹ mỏi mòn trông con ( vì mình cha mẹ buồn)Sử dụng điển tích lão Lai Tử… Kiều đau đáu cho rằng Hình ảnh “gốc tử” : Mới một tháng nhưng vì chờ đợi quá nhớ nhà mà T.Kiều cảm thấy như mấy năm, cây dâu to người ôm xuể .sự mong mỏi chờ đợi nghệ thuật. Thúy Kiều là trang tuyệt sắc giai nhân, nàng đẹp cả tâm hồn, cả lòng nhân ái, thủy chung, hiếu thảo thân phận mình giờ chưa biết trôi đi đâu, về đâu nhưng nàng chỉ biết lo cho người khác.Đó cũng là nết đẹp tâm hồn nàng. Tại sao tác giả lại để T.Kiều nhớ Kim Trọng trước phải chăng nhìn trăng nàng nhớ lời thề cùng Kim Trọng, nhưng cũng có thể là do nàng nhớ tới Kim Trọng vì luôn cho mình là người có lỗi phụ tình.Âu cũng là một cách chuộc lỗi chăng ? Nhớ Kim Trọng : tác giả sử dụng từ “tưởng “ khi nhớ Kim Trọng, là nhớ lại hồi tưởng lại những kỉ niệm của đôi lứa. Nhớ cha mẹ : Tác giả dùng từ “ xót ” đau đớn vì không thể ở gần phụng dưỡng cha, mẹ già, cũng không thể báo hiếu được, nên đau đớn thay, đau xót thay. 3.3. Tâm trạng Kiều trong 8 câu cuối trich đoạn. Tìm chi tiết nghệ thuật : Điệp từ buồn, sử dụng từ láy vần bằng, tạo nên sự buồn thảm,đau sầu triền miên nhuốm vào cảnh vật ngày càng tăng - Buồn : Cửa bể chiều hôm, con người bé nhỏ lẻ loi trước không gian, đang tối dần Thê lương - Cánh buồm – xa => con thuyền như con người vô định đi về đau khi bóng tối đang đén, nơi xa ấy , phải chăng là chốn quê nơi mẹ cha già, có kỉ niệm có Kim Trọng đang chờ… đau đáu nhớ thương . - Hoa trôi = > Kiều như cánh hoa mỏng manh gió giật sóng dồi nát tan, trôi dạt về đâu ? - Nội cỏ dầu đầu => cỏ héo úa vì được nhìn qua mắt Kiều nhuốm tình người - Chân mây – mặt đất một màu xanh xanh : triền miêm buồn bã Âm thanh 6 câu đầu không Hai câu cuối xuât hiện tiếng sóng : Ầm ầm Tác dụng đảo trật tự : nhấn mạnh sự bất ngờ dữ dội dự báo cuộc đời bất hạnh của Kiều = > Con người bé nhỏ trước không gian lớn , nghiệt ngã phong ba bão táp ấy là những hủ tục của chế độ phong kiến.Thân phận của người phụ nữ dưới chế đọ phong kiến. 4 . Luyện tập : Cảm nhận của em về sáu câu thơ đầu. Sáu câu thơ đầu, tác giả tả cảnh lầu Ngưng Bích, đồng thời qua bức tranh thiên nhiên thể hiện bức tranh tâm trạng của nhân vật. - vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Có thể hiểu non xa và trăng gần cũng ở chung một bức danh họa. cũng có thể hiểu Kiều đang ở trong cảnh khóa xuân, sống cô đơn như một cô gái bị cấm cung, chỉ còn biết làm bạn, ở chung với vầng trăng, bóng núi. Cả hai cách hiểu đều đúng song cách hiểu sau phù hợp với tâm trạng của Kiều. - Hình ảnh mây sớm, đèn khuya vừa mang tính chất không gian, vừa mang tính chất thời gian, là khung cảnh cũng là giây phút Kiều chiêm nghiệm thấm thía nhất nỗi buồn tủi, đắng cay cảu bản thân. - Trạng thái phân cực trong tâm trạng kiều qua cảnh vật: non xa trăng gần, cồn nọ/ dặm kia, mây sớm / đèn khuya. Và như thế cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia vừa tả ngoại cảnh vừa gián tiếp thể hiện tâm trạng Kiều trước sóng gió cuộc đời: nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng những nét bút tài hoa để làm nổi bật tâm trạng nhưu bị chia xé của Kiều. Đó là cảm hứng thẩm mĩ của những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc này. 4 .Văn bản : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Nguyễn Đình Chiểu) A. Mục tiêu cần đạt: Kiến thưc - Hiểu biết đầu tiên về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện thơ LVT - Thể loại thơ lục bát truyền thống dân tộc . - Bước đầu hiểu về nhân vật,truyện thơ, sự kiện cốt truyện - Khát vọng cứu người giúp đời và phẩm chất của hai nhân vật KNN- LVT Kĩ năng: - Kiến thức Đọc – hiểu văn bản thơ trung đại. - Nhận diện và hiểu được tác dụng của từ địa phương Nam bộ - Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa . B. Hướng dẫn tự học : 1. Tác giả : - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, là tấm gương sáng về nghị lực sống phi thường, ông đã vượt qua những bất hạnh cảu bản thân, sống và cống hiến cho đời. Ông là một nhà giáo thanh cao, mẫu mực; một thầy thuốc giỏi; một nhà thơ, nhà văn giàu tinh thần nhân nghĩa. 2. Tác phẩm: 2.1 Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại thơ Nôm, được tác giả sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX với mục đích răn dạy đạo lí làm người. Tác phẩm đề cao mối quân hệ tình nghĩa giữa con người vớ con người trong xã hội( cha mẹ, vợ chồng, bạn bè…); đề cao tinh thần nghĩa hiệp; thể hiện khát vọng về lẽ công bằng, về chân lý: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. 1.a Đoạn trích: Đoạn trích nằm ở đoạn đầu cảu tuyện Lục Vân Tiên . Diễn biến sự việc trong đoạn trích nằm trong kiểu kết cấu các truyện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn thắng cái ác. Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp cảu hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 1.b* Hoàn cảnh ra đời : - Nguyên Đình Chiểu là nhà thơ Nam bộ sống và sáng tác trong thời kì đất nước đau thương, mà anh dũng của dân tộc chống thực dân Pháp vào thế kỉ XIX. Truyên Lục Vân Tiên ra đời khoảng đầu những năm năm mươi thế kỉ XIX thể hiện rõ lí tưởng đạo lí mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm trong tác phẩm. - Đoạn trich nằm ở phần đàu câu chuyện, kiểu kết cấu: Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở,bị hãm hại nhưng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi. cái thiện luôn thắng cái ác. 1.c * Phương thưc biểu đạt: TS 1.d* Thể loại truyện thơ nôm 1.đ* So sánh cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và LVT 2.2Giá trị nội dung và nghệ thuật a .Nội Dung: - Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật LVT được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người , tấm lòng chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với KNN sau khi đánh bại bọn cướp. - Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái, thùy mị, nết na, KNN,một lòng tri ân người đã cứu mình . b.Nghệ thuật : - Miêu tả nhân vật thông qua hành động, lời nói, cử chỉ. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói mang màu sắc Nam bộ rõ nết, phù hợp với tình tiết câu chuyện. 3. Nội dung trong tâm của bài thơ: 3.1 LVT đánh cướp cứu dân Nghe Dân làng cho biết tình hình sự việc, vân tiên nổi giận lội đình. Hỏi thăm lũ nó còn đình nơi nào – Tôi xin ra sức anh hào – cứu nguwofi ra khỏi lao dảo buổi này”. Và khi biết được tin tức: Vân tiên nghé lại bên đàng …………………………… Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Bốn câu thơ thể hiện lên hình ảnh một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, giữa đường gặp chuyện bất bình thì ra tay cứu giúp, không cần so đo tính toán. Bọn cướp đông dảo, đầy vũ khí, dữ dằn hung tợn “ người người sợ nó…”. Vân Tiên chỉ con một mình, lại không vũ khí chỉ bẻ cây làm gậy mà giám “ nhằm làng xông vô” đương đầu, với bọn cướp. “ Kêu rằng bớ đảng hung đồ” chàng đàng hoàng tuyên chiến minh bạch với lũ cướp. Ngôn ngữ vung Nam Bộ cho thấy chàng là người bình dân Nam bộ trên đường đi thi, chứ không phải là tầng lớp thượng lưu. Hình ảnh ấy biểu hiện ước mơ cuả nhân dân: cuộc đời có được những người nghĩa sĩ anh hùng giám vì dân, trừng trị bọn hại dân. Hình [...]... quá ràng buộc của Nho giáo Tính tình của người dân đơn giản thẳng thắn, có khi nguyên thủy … Tất cả các nhân vật này đã tròn thì ra tròn, đã vuông thì ra vuông, dứt khoát, rõ ràng như rựa chém đất, không lắt léo khó hiểu, có thể nói là không suy nghĩ lâu, không tính toán kỹ” 4.2 Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật LVT Học sinh có thể kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả để xây dựng đoạn văn, tuy...ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh thật đẹp, thật oai hùng Bọn cướp “ bốn phía phủ vây bịt bung” LVT không chút nao núng Vân Tiên thân vong Người Nam bộ vôn mê Tam Quốc, không ai không ngưỡng mộ Trệu Tử Long dũng tướng cảu Lưu Bị phá vòng vây cứu ấu chúa Hình ảnh LVT đánh tan đảng cướp Phong Lai cóvẻ đẹp oai dũng của người anh hùng Trước LVT,... của LVT vừa thể hiện sự chân thành cảm kích xúc động của mình: thưa rằng… Hà khê Gặp đây… cùng ngươi KNN chịu ơn sâu LVT không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng: “Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi” nên nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dẫu biết rằng không gì đến đáp được, VT từ chối nàng càng áy náy, lại càng khâm phục tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với LVT để giữ trọn ân tình... lại càng khâm phục tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với LVT để giữ trọn ân tình thủy chung LVT là chàng trai trọng nghĩa khinh tài thì KNN “ơn ai một chút chẳng quên.” Đoạn thơ mang nét tiêu biểu trong ngôn ngữ của Nguyển Đình Chiểu: mộc mạc, bình dị và đậm màu sắc địa phương Nam bộ ( từ ngữ địa phương) dễ đi sâu vào quần chúng 4 bài tập: 4.1 Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày vẻ đẹp con người đất Nam... xót trấn an :VT… lâu la Hai cô gái muốn lạy tạ ơn LVT gạt đi: khoan khoan… phận trai Lễ giáo phong kiến cách biệt nam nữ mà LVT là đệ tử cửa Khổng nên nói ra lời chính trực cũng là điều dễ hiểu Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn “ làm ơn há dễ mong người trả ơn” và cũng từ chối lời mời của KNN về thăm cha để nàng có dịp đền ơn Với LVT làm việc nghĩa là bổn phận của người anh hùng:Nhớ câu… anh hùng 3.3... cảm phong phú hơn Nhân vật được tác gải khắc họa với tất cả sự trân trọng quý mên, là nhân vật ý tưởng, hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ tài cao, khao khát lập công danh đem tài năng cứu người, giúp đời . nhân vật này đã tròn thì ra tròn, đã vuông thì ra vuông, dứt khoát, rõ ràng như rựa chém đất, không lắt léo khó hiểu, có thể nói là không suy nghĩ lâu, không tính toán kỹ” 4.2 Viết đoạn văn. + Khuôn mặt=> khuôn trăng, so sánh với vẻ dịu hiền của mặt trăng, đầy đặn bầu bĩnh phúc hậu, nét ngài nở nang ( hiểu theo cách ngài là lông mày con nhộng tằm ) vẻ đẹp tự nhiên của lông mày. tài may ra có người thứ hai. Vẻ đẹp tài năng thi n bẩm, trời phú.( Tây Thi : chim sa, cá lặn, đẹp vạn vật thấy không xứng, phải tránh nơi khác) + Thi, họa, ca, ngâm ( hát : cung thương…ngũ âm,