Nội dung bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thờigian Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt 7 phút I.. - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh quan sát và đàm tho
Trang 1GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
Chương IV: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học này, người học có khả năng:
1 Mục tiêu kiến thức
- Trình bày được bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Phân tích được nguyên lý cắt và dao cắt
2 Mục tiêu kĩ năng
- Phân biệt được phoi và phôi, các mặt và các góc của dao
3 Mục tiêu thái độ
- Hình thành khả năng quan sát, tư duy kỹ thuật, tính chính xác, cẩn thận.
II CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1 Nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK
- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh về các loại mắy cắt gọt mẫu vật liên quan đến công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt dao tiện, sản phẩm gia công
2 Chuẩn bị của GV và HS:
a, Giáo viên:
- Chuẩn bị chi tiết trụ bậc, mô hình dao tiện, các loại phoi
- Đọc nội dung có liên quan ở SGK Công nghệ 8
- Xem lại những kiến thức Vật lí liên quan, là những khái niệm về chuyển động tịnh tiến, tròn
b, Học sinh:
- Ôn lại kiến thức bài 15 và 16
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Giáo án số: 02
Trang 2- Sưu tầm các loại phôi của các máy cắt gọt kim loại khác nhau.
III TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp (1phút)
Kiểm tra sĩ số: Phát vấn lớp trưởng
2 Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Gv hỏi: Em hãy cho biết có những phương pháp gia công chế tạo phôi? Nêu
ưu, nhược điểm của các phương pháp đó?
- Gv nhận xét và kết luận:
+ Phương pháp đúc
+ Phương pháp gia công bằng áp lực
+ Phương pháp hàn
3 Giảng bài mới:
a Đặt vấn đề: (2 phút)
Ở lớp 8 các em đã được học về các tính chất của vật liệu cơ khí, một số phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa, đục kim loại Trong bài trước, các em đã được biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi Tuy nhiên, các phương pháp gia công trên tạo ra sản phẩm không có độ chính xác cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy Trong thực tế, một số sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác, độ bóng như trục động cơ, bánh răng… Vì vậy, cần phải có phương pháp gia công khác
sử dụng máy có nhiều tính năng và hiện đại để đáp ứng được các yêu cầu trong thực
tế sản xuất Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay Đó là:
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
b Giảng bài mới:
Trang 3Nội dung bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời
gian Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt 7 phút
I Nguyên lí căt và
dao cắt
1 Bản chất của gia
công kim loại bằng
cắt gọt.
Lấy đi một phần
kim loại của phôi
dưới dạng phoi nhờ
các dụng cụ cắt để
tạo ra chi tiết có hình
dạng, kích thước theo
yêu cầu
- Phương pháp: Hướng dẫn
học sinh quan sát và đàm thoại nêu vấn đề:
GV đưa ra vật mẫu là 2 quả cam,1 quả đã bóc vỏ và 1 quả
để nguyên vỏ và đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Từ một quả cam
ban đầu làm thế nào để có được phần ruột cam như thế
này ?(đưa ra phần quả đã bóc vỏ)
- GV nhận xét và giải thích
câu trả lời của HS
- Câu hỏi 2: Ta gọt vỏ đi bằng
cách nào?
- GV nhận xét và giải thích câu trả lời
- GV dẫn dắt từ ví dụ quả cam
đến các chi tiết kim loại
- GV kết luận bản chất của gia công cắt gọt bằng kim loại
- HS lắng nghe, Quan sát
- HS trả lời: Ta phải bóc vỏ hoặc gọt vỏ đi
-HS lắng nghe và ghi chép
- HS trả lời (dùng dao để gọt)
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi chép lời giải thích của GV
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cắt gọt 8 phút
2 Nguyên lý cắt
a,Quá trình hình
thành phoi
Phương pháp: Hướng dẫn
học sinh quan sát vật thật, kết hợp với hình 17.1 SGK
*Đàm thoại gợi mở:
Câu hỏi 1: Phoi kim loại được
hình thành như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận câu trả lời của HS
- Quan sát thao tác trên mô hình và hình 17.1 để trả lời câu hỏi
- HS nghe và ghi chép
Trang 41-Phôi;
2-Mặt phẳng trượt;
3-Phoi;
4-Dao;
5-chuyển động cắt
-Dưới tác dụng của
lực do máy tạo ra dao
tiến vào phôi làm cho
lớp kim loại phía
trước dao dịch
chuyển theo mặt trượt
tạo thành phoi
b, Chuyển động cắt
Để cắt được vật liệu,
giữa dao và phôi phải
có chuyển động
tương đối với nhau
- GV giải thích thêm về hiện tượng xảy ra bên trong lớp kim loại khi chịu lực cắt của dao Đông thời, giải thích các loại phoi được tạo ra khi cắt gọt kim loại
- Câu hỏi 2: Dao cắt được
kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS
Câu hỏi 2: Dựa vào hình
17.1, em hãy nhận xét về chuyển động giữa dao và phôi khi thực hiện cắt gọt?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh về tiện, khoan, bào
và giảng giải:
Phôi và dao chuyển động như thế nào khi thực hiện các thao tác đó
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8
để trả lời
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS quan sát để thấy rõ chuyển động giữa dao và phôi và trả lời
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS quan sát, lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 3: Tìm hiểu các mặt của dao tiện 8 phút
3.Dao cắt
a, Các mặt của dao
- Mặt trước là mặt
tiếp xúc với phoi
- Mặt sau là mặt đối
diện với bề mặt đang
gia công
- Mặt đáy là mặt phẳng
tỳ của dao tiện lên đài
gá dao
- Lưỡi cắt chính là dao
tuyến giữa mặt trước
và mặt sau của dao
tiện
Phương pháp: Hướng dẫn
học sinh quan sát vật thật của dao tiện, kết hợp với hình 17.2 SGK và đàm thoại gợi mở
Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra
đâu là mặt trước của dao tiện, có tác dụng gì khi tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS
- Câu hỏi 2: Em hãy chỉ đâu
là mặt sau của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu
HS quan sát mô hình dao tiện và đối chiếu với hình 17.2a, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của Gv
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và
Trang 5trả lời của HS
- Câu hỏi 3: Em hãy chỉ đâu
là lưỡi cắt chính của dao tiện? Được tạo ra nhờ các
mặt nào? Có tác dụng gì khi
tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và kết luận lại
về các mặt của dao
trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 4: Tìm hiểu các góc của dao tiện 7 phút
b, Các góc của dao tiện
Hình 17.2: Các góc của
dao
- Góc trước γ
- Góc sau α
- Góc sắc β
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và kết hợp với hình 17.2b SGK và đamg thoại gợi mở:
Câu hỏi 1: Góc trước được
tạo bởi mặt trước và mặt phẳng song song với mặt đáy, hãy chỉ ra góc trước của dao tiện ở hình trên bảng? Và nêu vai trò của góc trước khi tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS
Câu hỏi 2: Góc sau được
tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến đi qua mũi dao, hãy chỉ ra góc sau của dao tiện ở hình trên bảng? Và nêu vai trò của góc sau khi tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS
Câu hỏi 3: Góc sắc được
tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao, hãy chỉ ra góc sắc của dao tiện ở hình trên bảng? Và nêu vai trò của góc sau khi tiện?
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và kết luận lại
HS quan sát hình trên bảng và hình17.2b trả lời
- HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
Trang 6về các góc của dao.
Hoạt động 5: Tìm hiểu vật liệu làm dao tiện 5 phút
C, Vật liệu làm dao
- Thân dao làm bằng thép
45
- Bộ phận cắt:
+ Điều kiện làm việc của
bộ phận cắt là: Chịu ma
sát, mài mòn,nhiệt độ
cao, áp lực cắt lớn
+ Vật liệu: Thép gió,
thép hợp kim cứng
Phương pháp: Đàm thoại
gợi mở hết hợp với giảng giải
- Câu hỏi 1: Thân dao có
hình dạng như thế nào? Tại sao?
GV giải thích: Hình hộp chữ nhật hoặc vuông, để gá đặt được trên bàn xe dao
- GV giải thích: giải thích kí hiệu để HS biết
- Câu hỏi 2: Bộ phận cắt
làm việc trong điều kiện như thế nào?
- GV kết luận: Điều kiện làm việc của bộ phận cắt là:
Chịu ma sát, mài mòn, nhiệt
độ cao, áp lực cắt lớn Cần làm bằng thép gió, thép hợp kim cứng
- HS quan sát và trả lời
- Học sinh lắng nghe và ghi chép
- Học sinh lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép kết luận của GV
- Củng cố lại nội dung
chính của bài học:
+ Bản chất của gia công
kim loại bằng cắt gọt
+ Các mặt và các góc
của dao tiện
- Câu hỏi: các câu hỏi 1,
2, 3 SGK
- Nhấn mạnh, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của bài
- Giao bài tập về nhà cho HS
- Nhận xét về tinh thần thái
độ học tập của HS
- Đánh giá mức độ hiểu bài của HS
- Lắng nghe, ghi chép những điều cần thiết
Trang 7Hưng Yên, Ngày 05/03/2013
Thông qua tổ môn Người soạn
Đào Thị Thùy Linh Đinh Thị Nết
Nguyễn Thị Nụ