1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận KTLN

17 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LÂM NGHIỆP Học viên : Hoàng Thị Thu Vân Lớp : K19A Cao học KTNN - Ninh Bình Giáo viên môn học : TS Lê Minh Chính Ninh Bình, tháng 8 năm 2012 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP A. VỐN ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ Khi ta thực hiện hoạt động bán chứng khoán, gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu thực ra đó không phải là đầu tư theo đúng nghĩa của nó, vì chúng không làm tăng tài sản quốc gia mà các hoạt động trên chỉ làm dịch chuyển luồng giá trị giữa các đối tượng, và làm thay đổi hình thái sở hữu giữa các chủ thể, hai hình thái ở đây là tài sản hoặc tiền. Vậy khi nào đầu tư mới là đầu tư phát triển? Nếu ta đầu tư chứng khoán dưới dạng mua cổ phiếu lần đầu, thì nó là đầu tư phát triển, với hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, đây là hoạt động đầu tư, vì nó làm tăng tài sản của nền kinh tế khi nhập khẩu hàng hoá. Nền sản xuất xã hội từng buớc phát triển qua 5 hình thái xã hội đó là: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ứng mối hình thái kinh tế xã hội trên là 5 phương thức sản xuất xã hội. Tổng hợp lại, ta có 2 hình thức sản xuất là sản xuất trực tiếp và sản xuất gián tiếp, Sản xuất trực tiếp là việc con người trực tiếp sử dụng sức cơ bắp của mình để sản xuất( ví dụ dùng tay hoặc nơm để bắt tôm, cá, cua ). Còn sản xuất gián tiếp là việc con người gián tiếp tham gia vào sản xuất thông qua việc lợi dụng vào công nghệ kỹ thuật hiện đại của máy móc thiết bị. Về mặt bản chất, ta sản xuất thì làm gia tăng tài sản của nền kinh tế quốc gia. Trong một nền kinh tế đóng không có sự góp mặt của nhà nước, ta có công thức Y = C + S (1) Trong đó: Y: Thu nhập quốc nội của nền kinh tế quốc gia GDP C: Tiêu dùng S: Tiết kiệm Trong công thức (1), nếu tăng tiêu dùng (C) thì tiết kiệm (S) giảm. Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư S=I Đây là việc hy sinh tiêu dùng hiện tại để có nhiều tiêu dùng hơn trong tương lai Như vậy ta khái niệm đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhắm tạo ra một tài sản nào đó và vận hành nó để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ đầu tư trong một khoảng thời gian xác định ở tương lai. II PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ Đầu tư được phân làm 3 loại 1 Đầu tư cơ bản Là hình thức đầu tư mà mục đích của nhà đầu tư là mua đi bán lại các hàng hóa thông thường trên thu thị trường vốn nhằm mục tiêu kiếm lời 2 Đầu tư tài chính Là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng khoán có giá trên thị trường tiền tệ. 3 Đầu tư phát triển 3.1. Khái niệm đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, là một phương thức của đầu tư trực tiếp, là việc dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra và duy trì làm tăng thêm hoặc tạo mới những tài sản vật chất của nền kinh tế 3.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển - Quy mô nguồn lực( Vốn) cần cho đầu tư lớn so với các loại hình đầu tư khác, do đó muốn thực hiện đầu tư phải chuẩn bị rất kỹ càng, dự tính chắc chắn các nguồn lực. - Thời kỳ đầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài - Kết quả của đầu tư là làm tăng thêm về mặt tài sản của nền kinh tế - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Trong 3 loại đầu tư trên, 2 hình thức đầu không làm tăng tài sản của nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính cho các chủ sở hữu, còn loại thứ 3 làm tăng lợi ích cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, giúp tạo việc làm, giảm làm phát và thất nghiệp. Do đó ta tập trung nghiên cứu loại hình thứ 3: đầu tư phát triển 4 Vốn và vốn đầu tư 4.1. Vốn đầu tư Vốn là biểu hiện bằng tiền của toán bộ lao động sống và lao động vật hoá kết tinh trong sản phẩm hoàn thành Vốn đầu tư trong nông nghiệp được khái niệm là biểu hiện bằng tiền của mọi chi phí mà người ta bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong nông nghiệp cho các ngành ( ví dụ đường đi, nhà máy, rừng ) 4.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển 4.2.1. Khái niệm Nguồn vốn đầu tư phát triển là + Tiết kiệm của dân cư + Tiết kiệm của doanh nghiệp = lợi nhuận + Tiết kiệm của tổ chức kinh tế + Tiết kiệm của chính phủ Về bản chất phần thu nhập chưa được sử dụng của các chủ thể trên được tích luỹ thành món khi huy động nó thì trở thành vốn 4.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển Vậy đầu tư phát triển trong nông nghiệp được lấy từ đâu: Về bản chất, bao gồm 2 khía cạnh vi mô và vĩ mô 4.2.2.1. Trên góc độ vĩ mô: Đầu tư phát triển lấy vốn ở trong nước và ngoài nước a, Vốn đầu tư trong nước: Gồm tổng tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế gồm có: Tiết kiệm của doanh nghiệp cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất. Được phân chia thành 2 nguồn: a.1, Nguồn đầu tư nhà nước, Bao gồm: - Một là: Ngân sách nhà nước: Theo Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. - Hai là: Quỹ tín dụng đầu tư phát triển nhà nứơc: Theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nước. - Ba là: Đầu tư phát triển của Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đầu tư nhà nước, trong đó có đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng vào thành công của mô hình tăng trưởng hiện nay a.2, Nguồn đầu tư tư nhân, Bao gồm: - Một là: Đầu tư phát triển của dân cư Đây là số vốn đầu tư hình thành từ các hộ gia đinh tham gia vào tổng đầu tư toàn xã hội, phục vụ cho quá trình phát triển chung của quốc gia. - Hai là: Đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. b. Vốn đầu tư ngoài nước Là khoản tiền người nước ngoài tiết kiệm được , huy động vào phát triển kinh tế trong nước . Trên thế giới hiện nay, một số nước giàu như Anh, pháp trong tình trạng thừa vốn mà không có nhu cầu đầu tư hoặc triển vọng đầu tư tốt hơn. Vậy trong các loại hình vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có các loại:ODA, FDI, vay ngân hàng Quốc tế như ADB, IMF, WB, với lãi suất thấp, có nên huy động nguồn tài chính này để phát triển rừng không? Bao nhiêu % bền vững cho dự án? Thực trạng đầu tư như thế nào?. b.1. Huy động vốn qua thị trường tài chính quốc tế Thị trường tài chính quốc tế cũng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển trong nước, thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu hút vốn. Sở GDCK Hà Nội( HOSE) lẫn Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tham gia cùng các Sở ASEAN xây dựng trang web aseanexchanges.com, đưa thông tin về các Sở trong khối để thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch, làm cơ sở triển khai liên kết giao dịch ASEAN. Theo đó, mỗi nước sẽ chọn ra 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản để hiển thị thông tin trên trang web này. Dựa vào VN30, HOSE đã chọn ra 15 cổ phiếu căn cứ theo giá trị giao dịch để đưa vào ASEAN Stars cùng với 15 cổ phiếu khác đang niêm yết trên sàn Hà Nội. Thông tin 15 cổ phiếu niêm yết tại HOSE hiển thị trên website các nước ASEAN b.2. Huy động vốn ODA - Đối tác Hàn Quốc: Hàn Quốc đứng thứ hai về đầu tư vào Việt Nam sau quốc gia Nhật Bản, với 150 dự án, tổng số vốn là 267,29 triệu USD. Đến năm 2005, Hàn Quốc đã có 190 dự án, tổng vốn đầu tư là 551 triệu USD. Và tính đến hết tháng 6/2006, Hàn Quốc đã có 1.143 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn lên đến 5,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vốn đầu tư trung bình của mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trên 3 triệu USD. Đặc biệt, có 55,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động có lãi và 92,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đánh giá tích cực về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trong thương mại, Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng là “bạn hàng” lớn thứ tư của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên tục tăng mạnh. Nếu năm 2002 kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 2,75 tỷ USD, thì đến năm 2005, kim ngạch thương mại đạt đến 4,125 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các sản phẩm thủy sản, dệt may, linh kiện điện tử, ti vi, máy vi tính, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre cói, hàng sơn mài… Và nhập khẩu từ Hàn Quốc vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, sắt, thép, xăng dầu, ôtô, sợi, giấy, xe máy, hóa chất, phân bón, hàng kim khí điện máy…. Ngoài ra, lĩnh vực hợp tác lao động, du lịch và văn hóa giáo dục giữa hai nước hiện nay cũng đứng trong “top” 10 quốc gia trên thế giới có quan hệ với Việt Nam. - Đối tác Trung Quốc: Dẫn đầu trong số 16 nền kinh tế thành viên APEC có dự án đầu tư tại Việt Nam là Đài Bắc (Trung Quốc) với 1.542 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 8,04 tỷ USD. Tiếp theo là Singapore với 447 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 8,03 tỷ USD. Tuy nhiên, về tổng vốn thực hiện, các nhà đầu tư Nhật Bản lại dẫn đầu, với trên 4,7 tỷ USD đã được giải ngân. Trong những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật về việc hợp tác nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Việc triển khai có hiệu quả Sáng kiến chung cũng như việc ký kết chính thức Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước đã trở thành động lực lớn thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Hiện, Nhật Bản có 723 dự án với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD. - Đối tác Mỹ: Mặc dù 2 nước đã ký Hiệp định thương mại song phương nhưng nguồn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam chỉ vào khoảng 2 tỷ USD. Nếu tính cả nguồn vốn đầu tư thông qua nước thứ ba thì tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam đều có các dự án đầu tư của APEC, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và nông – lâm nghiệp. Các dự án đầu tư của APEC tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước với trên 1.700 dự án có hiệu lực, với số vốn đầu tư 9,8 tỷ USD; tiếp theo là Hà Nội có 565 dự án với tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ USD. 4.2.2.2 Trên góc độ vi mô a, Nguồn vốn đầu tư bên trong Đây là nguồn vốn huy động được từ nội bộ của ngân sách nhà nước, làm thể nào để có thể tiết kiệm và sử dụng vốn tiết kiệm ấy vào đầu tư phát triển b, Nguồn vốn đầu tư bên ngoài Đây là nguồn lực vốn Nhà nước phải huy động tư bên ngoài như: - Phát hành các giấy tờ có giá như Công trái, trái phiếu Chính phủ - Đi vay dân cư và các tổ chức trong nước - Đi vay nước ngoài B. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1 Khái niệm, phân loại và nguyên tắc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.1 Khái niệm Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế- xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư (chủ thể hiệu quả) đưa ra. Hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra. 1 2. Phân loại Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quảkinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp tương lai so với năm trước. Như vậy, tương quan giữa hiện tại và tương lai chỉ là tương đối. Một năm nào đó, trọng quan hệ này là hiện tại, nhưng trong quan hệ khác là tương lai. 2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư 2.1. Chỉ tiêu thu nhập thuần(Benefit Present Value) - BPV là giá trị hiện tại của các khoản thu nhập phát sinh trong tương lai quy về hiện tại - Công thức BPV = ∑ = + n i i r Bi 1 )1( Trong đó: Bt: Thu nhập năm t BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập t: năm phát sinh r: tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ hiện tại hoá 2.2. Chỉ tiêu chi phí thuần(CPV-Cost present value) - CPV là giá trị hiện tại của chi phí phát sinh trong tương lai được quy về hiện tại theo một lãi suất chiết khấu r Công thức: CPV = ∑ = + n i i r Ci 1 )1( 2.3 Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần(Net Present Value) - Công thức: NPV= ∑ = + − n i i r CiBi 1 ) )1( ( ( = BPV-CPV - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có thể được dùng để lựa chọn dự án đầu tư như sau: Nếu NPV>0 ta lựa chọn cả 2 dự án nếu hai dự án không loại trừ, nếu 2 dự án loại trừ ta chọn dự án có NPV lớn hơn Nếu NPV<0 ta loại bỏ dự án Nếu NPV=0., tùy điều kiện cụ thể mà lựa chọn hoặc loại bỏ dự án . BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LÂM NGHIỆP Học viên : Hoàng Thị Thu Vân Lớp : K19A Cao học KTNN - Ninh Bình Giáo

Ngày đăng: 28/01/2015, 17:00

Xem thêm: Tiểu luận KTLN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w