Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
300 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 Năm học: 2011- 2012 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Môn vật lý là một trong những môn học quan trọng đầy hấp dẫn và lý thú trong nhà trường phổ thông. Kiến thức vật lý được áp dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật và đời sống hàng ngày. Theo xu thế thời đại, môn học này ngày càng được nâng cao hơn về mặt nội dung lẫn hình thức để đáp ứng kịp với công cuộc CNH- HĐH đất nước nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", góp phần xây dựng Tổ Quốc ngày một giàu đẹp hơn. Bên cạnh đó, học sinh là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội ngày một hiện đại hơn. Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt. Để giải bài toán vật lý đòi hỏi vào suy luận toán học, kết quả thí nghiệm, các định luật và các công thức vật lý. Sự tư duy tích cực luôn luôn là việc vận dụng đúng công thức vào giải bài tập. Ở chương trình vật lý 9, chương I: “Điện học” là một trong những chương quan trọng. Chương này, bài tập chủ yếu là mạch điện. Trong đó hai mạch xuyên suốt là mạch mắc nối tiếp, mắc song song. Bài tập của phần này rất đa dạng và phong phú chỉ cần thay đổi một vài dữ kiện hoặc thay đổi yêu cầu là trở thành một bài tập mới. Trong những năm dạy chương trình thay sách lớp 9, tôi thấy: Các học sinh gặp nhiều lúng túng , khó khăn trong lúc giải bài tập. Nếu các em biết định hướng hay có một phương pháp giải khoa học thì những loại toán này không phải là khó. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP, ĐOẠN MẠCH SONG SONG TRONG CHƯƠNG I VẬT LÝ LỚP 9 ” Trường THCS Bình Phú Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 Năm học: 2011- 2012 PHẦN 2: NỘI DUNG: A.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Vật lý không những giúp cho học sinh trang bị một vốn kiến thức để bước vào ngưỡng cửa THPT, THCN mà còn giúp cho học sinh giải quyết được những bài toán về các hiện tượng xung quanh. Ở lớp 7 học sinh chỉ giải các bài toán cho đoạn mạch đơn giản thì ở lớp 9 các em giải các bài tập này ở mức độ cao hơn. Mạch điện ở phần điện vật lý 9, nếu ta chỉ xét đơn thuần mạch nối tiếp hoặc song song cho hai hoặc ba điện trở thì xem như đơn giản nhưng từ ba điện trở mắc lồng giữa nối tiếp với song song cũng là một trở ngại đối với các học sinh ở mức độ trung bình hoặc trung bình khá. Mức độ cao hơn là mạch nối tiếp với bóng đèn có công suất định mức và hiệu điện thế định mức cho trước hoặc nối tiếp với một đoạn dây có chiều dài, tiết điện và điện trở suất hoặc nối tiếp với một biến trở. Kể cả khi học sinh đã nắm các công thức của đoạn mạch mà không kết hợp với công thức liên quan ( công thức định luật Ôm, công suất, công thức tính điện trở, …) cũng không thể giải được bài tập. Trong khi số tiết bài tập quá ít so với dung lượng kiến thức, giáo viên cũng không thể truyền đạt hết cho dù rất muốn làm điều này. B.THỰC TRẠNG I. Thuận lợi: - Trường có đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối tốt, có đủ phòng học và phòng thực hành vật lý. - Học sinh đa số ngoan, có đủ điều kiện học tập, được phụ huynh quan tâm theo dõi. - Ban giám hiệu giúp đỡ và tạo mội điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ II. khó khăn: - Mặt bằng kiến thức của học sinh không đều, tư duy còn hạn chế nên các em gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải bài tập vì nó quá đa dạng và công thức có nhiều biến đổi. - Kỹ năng nhận diện mạch điện, các đại lượng, biến đổi công thức, biến đổi toán học và phân tích đề còn hạn chế. Dẫn đến các em nhầm lẫn các đại lượng, lúng túng trong đổi đơn vị và sử dụng công thức vào giải bài tập. - Do đồ dùng sử dụng qua nhiều năm đã hư hỏng nhiều và không đồng bộ nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các kiến thức còn hời hợt và hoài nghi về kết quả thí nghiệm. C. HƯỚNG GIẢI QUYẾT * Đối với giáo viên: - Giáo viên phải đưa ra chỉ tiêu cần đạt được trong từng học kì sau khi nhận phản hồi từ phía học sinh qua kết quả của lần kiểm tra đầu tiên. ( Kết quả hai tháng đầu năm học 2011 -2012: trung bình trở lên 69,72% và yếu kém 30,28%. Trong đó: Giỏi: 31,65%, Khá: 21,1%, trung bình: 16,97%, yếu: 21,56%, kém: 8,72%) Chỉ tiêu đề ra trong học kì I: ≥ 85% từ TB trở lên và không có học sinh xếp loại kém. - Giáo viên giúp cho học sinh hình thành và khắc sâu kiến thức, kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý vào giải bài tập như sau: + Hệ thống kiến thức cần nhớ Trường THCS Bình Phú Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 Năm học: 2011- 2012 + Hướng dẫn phương pháp giải bài tập * Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức học tập, tự giác học tập, xem học tập hiện tại là mục tiêu cho tương lai sau này. Do đó học sinh phải: a. Chuẩn bị bài trước ở nhà. b. Học thuộc nội dung và công thức trong bài. c. Tự giác làm bài tập, xác định những khó khăn khi giải bài tập phản hồi với giáo viên để giáo viên kịp thời giúp đỡ. I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 1.1 KHẮC SÂU TÊN GỌI CÁC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ: - Học sinh thường không chú ý đến các kí hiệu và đơn vị của các đại lượng. STT Tên đại lượng Kí hiệu Đơn vị 1 Cường độ dòng điện I A (Ampe) 2 Hiệu điện thế U V ( Vôn) 3 Điện trở R Ω ( Ôm) 4 Điện trở tương đương R tđ Ω ( Ôm) 5 Chiều dài dây dẫn l M (mét) 6 Điện trở suất ρ Ω m ( Ôm mét) 7 Tiết diện dây dẫn s m 2 (mét vuông) 8 Công suất điện P W (oát) - Đổi đơn vị cũng là một khó khăn với học sinh. STT Đơn vị theo đề Quy về đơn vị chuẩn 1 Mili (m…) 0,001(…) =10 -3 (…) 2 Kilô (k…) 1000(…) =10 3 (…) 3 Mê ga (M…) 1000000(…) =10 6 (…) 4 Centi mét (cm) 0,01m=10 -2 m 5 Dêci mét (dm) 0,1m=10 -1 m 6 Mili mét vuông (mm 2 ) 10 -6 m 2 7 Centi mét vuông (cm 2 ) 10 -4 m 2 1.2 NHỚ NỘI DUNG VÀ CÁC CÔNG THỨC: a. Điện trở của dây dẫn. Ý nghĩa. Định luật Ôm, (phát biểu, công thức) - Điện trở: Trị số R= U I không đổi đối với mỗi dây dẫn và dược gọi là điện trở của dây dẫn. - Ý nghĩa: Với cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu hai dây dẫn khác nhau, dây nào có điện trở lớn hơn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ hơn bấy nhiêu lần. Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở nhiều hay ít của dòng điện 1 1 2 2 R U R U = - Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó. Công thức: I = U R Trường THCS Bình Phú Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 Năm học: 2011- 2012 b. Quan hệ giữa các đại lượng trong đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song. Đoạn mạch mắc nối tiếp: I = I 1 = I 2 U = U 1 + U 2 R tđ = R 1 + R 2 1 1 2 2 U R U R = Đoạn mạch mắc song song I = I 1 + I 2 U = U 1 = U 2 1 2 2 1 I R I R = 1 2 1 1 1 td R R R = + hay 1 2 1 2 td R R R R R = + c. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, điện trở suất của dây dẫn, ý nghĩa của điện trở suất: • Điện trở phụ thuộc vào chiều dài: 1 1 2 2 R l R l = • Điện trở phụ thuộc vào tiết diện: 2 1 2 2 2 2 1 1 R s d R s d = = • Điện trở phụ thuộc vào chất liệu dây dẫn: 1 1 2 2 R R ρ ρ = • Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào: ρ , l, s l R s ρ = • Ý nghĩa của điện trở suất: Điện trở suất cho biết giá trị điện trở của một dây dẫn có chiều dài 1m và tiết diện của dây là 1m 2 d. Công suất điện: Công suất tiêu thụ của một đoạn mạch được đo bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch : P =U.I hay P 2 2 U I R R = = Trường THCS Bình Phú Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu 4 II. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP: 2.1 HƯỚNG DẨN ĐỌC VÀ TÓM TẮT ĐỀ (TÌM HIỂU ĐỀ) Đọc đề là một bước hết sức quan trọng trong việc giải bài tập. Vì ở bước này học sinh sẽ nắm được dữ kiện mà đề cho và yêu cầu của đề để bài đi vào tóm tắt bài toán. Vậy làm thế nào để học sinh tóm tắt mà không bỏ xót một dữ kiện nào của bài. Thông thường để tóm tắt đề học sinh phải trả lời các câu hỏi: - Đề bài cho biết gì? - Đề bài yêu cầu gì? - Đoạn mạch mắc kiểu gì? - Đơn vị như vậy chuẩn chưa? Thay vì để trả lời các câu hỏi đó tôi yêu cầu học sinh gạch chân những đại lượng, những từ ẩn tên của đại lượng cũng như những từ nói lên tính chất của mạch điện và viết kí hiệu đại lượng bằng bút có màu nổi bật lên trên hoặc kế bên đại lượng ngay trên đề. Từ đó, học sinh chỉ việc tập hợp chúng lại và ghi vào phần tóm tắc là xong. Ví dụ 1 : Cho hai điện trở có giá trị lần lượt là 5 Ω và 10 Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào hiệu điện thế 6,2V. Hãy tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch? - Yêu cầu học sinh gạch chân đại lượng và ghi kí hiệu: Cho hai điện trở ( R 1 , R 1 ) có giá trị lần lượt là 5 Ω và 10 Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào hiệu điện thế (U) 6,2 V. Hãy tính điện trở tương đương ( R tđ ) và cường độ dòng điện (I) qua mạch. - Yêu cầu học sinh tóm tắt đề: Tóm tắt Cho: R 1 nt R 2 R 1 = 5 ( Ω ), R 2 =10 ( Ω ) U = 6,2 (V ) Tìm: R tđ = ?( Ω ) I = ?(A) Sau khi hướng dẫn học sinh ở ví dụ 1, học sinh thực hiện ví du 2, ví dụ 3 Ví dụ 2 : Cho một đoạn dây đồng (P)có chiều dài tổng cộng (l) 2,75m, tiết diện (S)2mm 2 mắc một bóng đèn có ghi 6V (U đ )- 3W ( P đ ) . Hãy tính cường độ dòng điện(I) chạy qua khi đèn sáng bình thường và điện trở của mạch(R tđ ). - Học sinh tóm tắt đề. Tóm tắt Cho: R d nt R đ ρ = 1,7.10 -8 ( Ω m), l = 2,75 (m) S = 2 (mm 2 )=2.10 - 6 (m2 ) U đ = 6 (V), P đ = 3 (W) Tìm: R tđ = ?( Ω ) I = ?(A) Ví dụ 3 : Một bóng đèn có ghi 6V( U 1 )- 3W (P 1 ) và một bóng có ghi 6V( U 2 )- 1,5W (P 2 ) a. Tính điện trở của mỗi đèn (R 1 , R 2 ) b.Hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào hiệu điện thế ( U) 12V được không? Vì sao? c. Muốn hai đèn sáng bình thường khi mắc nối tiếp vào hiệu điện thế (U) 12V ta phải làm gì? Tính cường độ dòng điện ( I ) qua mạch khi đó. Tóm tắt Cho: U 1 = U 2 = 6 (V ) P 1 = 3 (W), P 2 = 1,5 (W) Tìm: a. R 1 = ?( Ω ), R 2 =?( Ω ) b. Hai đèn mắc nối tiếp vào U = 12V được không? Vì sao? c. Muốn hai đèn sáng bình thường khi mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U =12V ta phải làm gì? I = ? (A) 2.2 HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ GIẢI: Ở bước này học sinh phải bám vào yêu cầu của đề bài và đi phân tích để định hướng giải hay lập kế hoạch giải. Nghĩa là trong yêu cầu đó học sinh phải tìm đại lượng nào trước đại lượng nào tìm sau và công thức cần vận dụng để giải. Muốn học sinh làm được điều đó thì giáo viên phải giúp cho học sinh nhận diện mạch điện, lựa chọn công thức để tránh học sinh lẫn lộn công thức cho đoạn mạch này áp dụng cho đoạn mạch kia. Sau đó, giúp học sinh suy luận để lập kế hoạch giải. a. NHẬN DIỆN MẠCH ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN CÔNG THỨC CHO MẠCH: - Đây là bước mà học sinh thường bỏ qua trong quá trình giải bài tập. Tuy nhiên, bước này giúp cho học sinh định hướng giải và phân tích một phần của vấn đề và biết lựa chọn công thức để giải. - Ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện mạch điện và nhắc lại công thức tương ứng. Như vậy, giáo viên phải chỉ cho học sinh cách nhận diện mạch điện và học sinh sẽ nhắc công thức. Từ đó học sinh không lẫn lộn công thức giữa đoạn mạch nối tiếp với đoạn mạch song song và biết vận dụng đúng công thức cho đoạn mạch hỗn hợp. Chẳng hạn như: + Mạch gồm các điện trở, bóng đèn, dây dẫn nối với nhau tạo thành dãy liên tục chính là mạch nối tiếp. Từ đó ta dùng các công thức dành cho đoạn mạch nối tiếp kết hợp với định luật Ôm để giải. I = I 1 = I 2 U = U 1 + U 2 1 1 2 2 U R U R = R tđ = R 1 + R 2 + Mạch gồm các điện trở, bóng đèn, dây dẫn nối phân nhánh với nhau chính là mạch song song.Từ đó ta dùng các công thức dành cho đoạn mạch song song kết hợp với định luật Ôm. I = I 1 + I 2 U = U 1 = U 2 1 2 2 1 I R I R = 1 2 1 1 1 td R R R = + Hay 1 2 1 2 td R R R R R = + + Mạch hỗn hợp: • Hai thành phần song song cùng nối tiếp với một thành phần: Ta đi biến đổi từng đoạn nhỏ: biến hai thành phần song song thành một thành phần tương đương rồi giải như đối với hai điện trở nối tiếp. Dựa vào tính chất của từng đoạn nhỏ mà sử dụng công thức sao cho phù hợp. Vận dụng đoạn mạch song song trước 12 1 2 1 1 1 R R R = + R 1 R 2 R 1 R 2 R 1 R 2 R 3 Hay 1 2 12 1 2 R R R R R = + Vận dụng công thức đoạn mạch nối tiếp sau I = I 12 = I 2 U = U 12 + U 3 12 12 3 3 U R U R = R tđ = R 12 + R 3 Vận dụng công thức nối tiếp trước R 12 = R 1 + R 2 • Hai thành phần nối tiếp nhau rồi cùng song song với thành phần còn lại. Ta cũng thực hiện như trên biến hai thành phần nối tiếp thành một thành phần tương đương rồi giải như hai điện trở song song như cách ở trên. Vận dụng công thức đoạn mạch song song sau I = I 12 + I 3 U = U 12 = U 3 3 12 3 12 R I I R = 12 3 1 1 1 td R R R = + Hay 12 3 12 3 td R R R R R = + • Mạch gồm một thành phần mắc nối tiếp hoặc song song với một biến trở. Ta xem biến trở là một điện trở rồi giải như với mạch nối tiếp hoặc song song đơn giản. Nếu yêu cầu tìm một đoạn điện trở của biến trở ta xem biến trở là hai điện trở nối tiếp nhau ở vị trí con chạy rồi giải như hai mạch hỗn hợp trên. b. PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP KẾ HOẠCH GIẢI VÀ GIẢI: - Học sinh nếu đã áp dụng tất cả các bước trên mà bỏ qua bước này là một sơ suất rất lớn. Vì bước này là bước học sinh định ra hướng giải, trình tự giải bài tập theo đúng yêu cầu của đề bài. Khi học sinh bỏ qua bước này thường vấp phải những lỗi sau: + Đảo lộn trật tự của yêu cầu. Ví dụ như yêu cầu của câu b mà thực hiện ở câu a và ngược lại. + Bỏ xót yêu cầu chẳng hạn như trong các câu a hoặc b, hoặc c có nhiều yêu cầu nhỏ mà tưởng là mình đã thực hiện đầy đủ. R 3 R 12 R 12 R 3 R 1 R 2 R 3 R b R đ Chính vì vậy mà học sinh không đạt được điểm tối đa hoặc không giải đúng hướng. Do đó, giáo viên phải giúp cho học sinh phân tích đề và lập kế hoạch giải. * Phân tích đề: • Học sinh phải trả lời câu hỏi: Muốn tìm đại lượng (…) ta cần biết những đại lượng nào? Vận dụng công thức gì?” Đại lượng nào ẩn trong đề bài? • Giải thích những từ ngữ, thuật ngữ vật lý. • Học sinh nêu cách giải khác ( nếu có) * Lập kế hoạch giải : Lập kế hoạch giải là ta đi xác định đại lượng nào tìm trước, đại lượng nào tìm sau ( đưa ra các bước giải) - Khi học sinh thực hiện như trên là đã định hướng giải cho mình. Từ đó chỉ việc bắt tay vào giải cho dù bài toán khó đến đâu các em cũng có thể giải. Ví dụ 1 : ( trang 6 ) * Phân tích đề: ( Học sinh thực hiện nháp) - Muốn tính điện trở tương đương ta vận dụng công thức nào? Vận dụng công thức : R tđ = R 1 + R 2 - Muốn tính cường độ dòng điện qua mạch ta cần biết đại lượng nào? Vận dụng công thức gì? công thức định luật Ôm: I = U R * Lập kế hoạch giải : ( Học sinh thưc hiện nháp) + Bước 1: Tính R tđ + Bước 2: Tính I Điện trở tương đương của mạch: R tđ = R 1 + R 2 = 5 + 6 = 11 Ω Cường độ dòng điện qua mạch: I = U R 6,2 11 = 0,56A = III. ÁP DỤNG Ví dụ 2: (trang 7) * BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ Cho một đoạn dây đồng (P)có chiều dài tổng cộng (l) 2,75m, tiết diện (S)2mm 2 mắc một bóng đèn có ghi 6V (U đ )- 3W ( P đ ) . Hãy tính cường độ dòng điện(I) chạy qua khi đèn sáng bình thường và điện trở của mạch(R tđ ). Tóm tắt Cho: R d nt R đ ρ = 1,7.10 -8 ( Ω m), l = 2,75 (m) S = 2 (mm 2 )=2.10 -6 (m 2 ) U đ = 6 (V), P đ = 3 (W ) Tìm: I = ?(A) R tđ = ?( Ω ) * BƯỚC 2: PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP KẾ HOẠCH GIẢI: Phân tích đề: - Muốn tính I ta dùng công thức nào? P =U.I - Đèn sáng bình thường cho ta biết gì? I đ = I đm = I - Muốn tính R tđ ta cần biết gì? R d và R đ + Vận dụng công thức nào? d l R s ρ = và P đ 2 U R = R tđ = R d + R đ Lập kế hoạch giải: + Bước 1: Tính cường độ dòng điện I qua mạch + Bước 2: Tính điện trở R d của dây đồng, điện trở của đèn + Bước 3: Tính điện trở tương đương R tđ * BƯỚC 3: GIẢI Giải Điện trở của dây đồng 8 6 2,75 1,7.10 0,234( ) 2.10 dd l R p s − − = = = Ω Điện trở của đèn Từ công thức : P = 2 U R = 2 2 6 12( ) P 3 đ đ U R → = = = Ω Cường độ dòng điện qua mạch Vì đèn sáng bình thường nên I = I đ = I đm = P U 3 0,5 6 A = = Điện trở tương đương của mạch: R tđ = R dd + R đ = 0,234 + 12 =12,234 ( Ω Ví dụ 3 ( trang 7): * BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ: Một bóng đèn có ghi 6V( U 1 )- 3W (P 1 ) và một bóng có ghi 6V( U 2 )- 1,5W (P 2 ) a. Tính điện trở của mỗi đèn (R 1 , R 2 ) b. Hai bóng đèn có thể mắc nối tiếp vào hiệu điện thế ( U) 12V được không? Vì sao? [...]... các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh giải bài toán:" đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song " khả quan hơn Đa số các học sinh yếu đã biết vận dụng công thức, biến đổi công thức và nhận điện được mạch điện, giải các bài tập có tính khoa học hơn Các em đã chủ động khi giải loại toán này, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải bài tập đúng kết quả Qua kết quả trên đây, sang học kì... tôi đạt được kết quả hoàn thành nhiệm vụ Bản thân tôi sẽ tiếp tục cố gắng, không ngừng nổ lực, học hỏi trao dồi kiến thức để kết quả đạt được ngày một cao hơn II BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để giúp học sinh hứng thú và đạt kết quả tốt trong việc giải bài tập dạng này ở lớp 9, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô... kịp thời, kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập Đối với một số học sinh chậm tiến bộ thì phải thông qua giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn, hoặc qua giáo viên bộ môn toán để giúp đỡ một số học sinh yếu toán có thể giải được một vài bài toán đơn giản về điện lớp 9... về điện lớp 9 Từ đó gây sự đam mê, hứng thú học hỏi bộ môn vật lý Qua thời gian vận dụng phương pháp giải bài tập đoạn mạch nối tiếp và song song ở lớp 9 tôi nhận thấy các em say mê, hứng thú và đã đạt hiệu quả cao hơn Các em đã phát huy tính chủ động, tích cực khi nắm vững được phương pháp giải bài tập dạng này./ Trường THCS Bình Phú 14 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu Sáng kiến kinh nghiệm môn vật... động khi giải loại toán này, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải bài tập đúng kết quả Qua kết quả trên đây, sang học kì II và lên cấp III các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại bài tập này Trường THCS Bình Phú 13 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Liễu Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 Năm học: 2011- 2012 * Đây là kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp trên trong học kì I năm học . này. Do đó học sinh phải: a. Chuẩn bị bài trước ở nhà. b. Học thuộc nội dung và công thức trong bài. c. Tự giác làm bài tập, xác định những khó khăn khi giải bài tập phản hồi với giáo viên để giáo. của đề để bài đi vào tóm tắt bài toán. Vậy làm thế nào để học sinh tóm tắt mà không bỏ xót một dữ kiện nào của bài. Thông thường để tóm tắt đề học sinh phải trả lời các câu hỏi: - Đề bài cho. học sinh giải quyết được những bài toán về các hiện tượng xung quanh. Ở lớp 7 học sinh chỉ giải các bài toán cho đoạn mạch đơn giản thì ở lớp 9 các em giải các bài tập này ở mức độ cao hơn. Mạch