1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TĂNG TIẾT MỚI 2013

74 860 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • C. số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên hoặc giảm đi

  • C. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào

Nội dung

BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC ADN * * * I- Mục tiêu - Hiểu được cấu trúc của ADN, các công thức về cấu trúc ADN. - Vận dụng công thức để giải các bài tập về cấu trúc ADN. II- Nội dung cơ bản  Tính số nuclêôtit của ADN hoặc của gen 1. Đối với mỗi mạch của gen: - Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau. A 1 + T 1 + G 1 + X 1 = A 2 + T 2 + G 2 + X 2 = 2 N - Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch: A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này bổ sung với X của mạch kia. Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2. A 1 = T 2 ; T 1 = A 2 ; G 1 = X 2 ; X 1 = G 2 2. Đối với cả 2 mạch: - Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch: A = T = A 1 + A 2 = T 1 + T 2 = A 1 + T 1 = A 2 + T 2 G = X = G 1 + G 2 = X 1 + X 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2  Chú ý: Khi tính tỉ lệ % : %A = % T = = + 2 2%1% AA 2 2%1% TT + = . . . . . . %G = % X = = + 2 2%1% GG 2 2%1% XX + = . . . . .  Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN: + Tổng 2 loại nu = 2 N hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung. + Tổng 2 loại nu 2 N ≠ hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung. 3. Tổng số nu của ADN (N) Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X. Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A = T, G = X . Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là: N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A+ G) Do đó: A + G = 2 N hoặc %A + %G = 50% 4. Tính số chu kì xoắn (C) Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu. Khi biết tổng số nu (n) của ADN: N = C x 20 => C = 20 N 5. Tính khối lượng phân tử ADN (M): Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvC. Khi biết tổng số nu suy ra: Tuần: Tiết: 1 NS: ND: M = N x 300 đvC 6. Tính chiều dài của phân tử ADN (l): Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục. Vì vậy, chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có 2 N nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 A 0 l = 2 N . 3,4A 0 Đơn vị thường dùng : 1 micrômet = 10 4 angstron ( A 0 ) 1 micrômet = 10 3 nanômet ( nm) 1 mm = 10 3 micrômet = 10 6 nm = 10 7 A 0  Tính số liên kết hiđrô và liên kết hóa trị đ – p 1. Số liên kết hiđrô (H) - A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô. - G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô. Vậy số liên kết hiđrô của gen là: H = 2A + 3G hoặc H = 2T + 3X 2. Số liên kết hoá trị (ht) - Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen: 2 N - 1 Trong mỗi mạch đơn của gen, 2 nu nối với nhau bằng 1 lk hoá trị, 3 nu nối nhau bằng 2 lk hoá trị … 2 N nu nối nhau bằng 2 N - 1 - Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen: 2( 2 N - 1) Do số liên kết hoá trị nối giữa các nu trên 2 mạch của adn: 2( 2 N - 1) - Số liên kết hoá trị đường - photphát trong gen (ht đ-p ) Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 lk hoá trị gắn thành phần của H 3 PO 4 vào thành phần đường. Do đó số liên kết hoá trị đ–p trong cả ADN là: Ht đ - p = 2 ( 2 N - 1) + N = 2 (N – 1) III- Bài tập áp dụng: Bài 1: Trên mạch thứ nhất của gen có 10%A và 35%G. Trên mạch thứ hai của gen có 25%A và 450G. a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen. b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của cả gen. Bài 2: Một gen có khối lượng bằng 9.10 3 đvC và có hiệu số giữa nu loại G với 1 loại khác bằng 10% số nu của gen. a. Tính chiều dài của gen. b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của gen. Bài 3: Một gen có 90 chu kì xoắn và có số nu loại A là 20%. Mạch 1 của gen có A = 20% và T = 30%. Mạch 2 của gen có G = 10% và X = 40% so với số lượng nu của một mạch. a. Tính chiều dài và khối lượng của gen nếu biết khối lượng trung bình của 1 nu là 300 đvC. b. Tính số lượng từng loại nu của gen và của mỗi mạch gen. Bài 4: Mỗi gen dài 0.408 micromet. Mạch thứ nhất của gen có 40% A gấp đôi số A nằm trên mạch thứ hai. a. Tính số liên kết hóa trị giữa đường và axit trong gen. b. Tính số liên kết hidro của gen. Bài 5: Một trong 2 mạch đơn của gen có tỉ lệ A : T : G : X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0.306 micromet. a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của mỗi mạch đơn và của cả gen. b. Tính số chu kì xoắn và khối lượng trung bình của gen. c. Tính số liên kết hidro và số liên kết hóa trị giữa đường với axit photphoric trong gen. Bài 6: Một đoạn của phân tử ADN có 2 gen: - Gen thứ nhất dài 0.306 micromet. Trên mạch thứ nhất của gen này có A = 2T = 3G = 4X. - Gen thứ hai dài 0.51 micromet và có 4050 liên kết hidro. Trên mạch thứ nhất của gen này có A = 20% và X = 2A. a. Tính số lượng từng loại nu trên từng mạch đơn của mỗi gen. b. Tính số lượng nu từng loại và số liên kết hidro của đoạn ADN nói trên. Bài 7: Phân tử ADN có 8400 nu, chứa 4 gen với số lượng nu của mỗi gen lần lượt theo tỉ lệ 1 : 1,5 : 2 : 2,5. a. Tính chiều dài của mỗi gen. b. Phân tích thấy trên một mạch của gen ngắn nhất có A : T : G : X bằng 1 : 2 : 3 : 4. Tính số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn và của cả gen ngắn nhất. c. Gen dài nhất có 3900 liên kết hidro. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của gen này. Bài 8: Hai gen đều có số liên kết hidro bằng nhau là 3120. - Gen thứ nhất có hiệu số giữa G với một loại nu khác là 10%. - Gen thứ hai có số nu loại A ít hơn A của gen thứ nhất là 120. a. Tính số lượng từng loại nu của mỗi gen. b. Cả 2 gen đều có mạch thứ nhất chứa 15% A và 35% G. Tính số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của từng gen. BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI CỦA ADN * * * I- Mục tiêu - Hiểu được cơ chế nhân đôi của ADN và điểm khác nhau trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. - Vận dụng công thức để giải các bài tập về cơ chế nhân đôi của ADN. II- Nội dung cơ bản Tuần: Tiết: 2 NS: ND:  Tính số nu tự do cần dùng: 1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản) - Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo NTBS: A ADN nối với T tự do và ngược lại; G ADN nối với X tự do và ngược lại. Vì vậy số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ sung. A td =T td = A = T; G td = X td = G = X. - Số nu tự do cần dùng bằng số nu của ADN: N td = N. 2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt) a. Tính số ADN con - 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 2 1 ADN con - 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 2 2 ADN con - 1 ADN mẹ qua 3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 2 3 ADN con - 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo 2 x ADN con. Vậy: tổng số ADN con = 2 x - Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu, vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào. Số ADN con có 2 mạch đều mới = 2 x – 2 b. Tính số nu tự do cần dùng: - Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng có trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ. + Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con: N . 2 x + Số nu ban đầu của ADN mẹ: N Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi: ∑ N td = N . 2 x – N = N (2 x -1) - Số nu tự do mỗi loại cần dùng là: ∑ A td = ∑ T td = A (2 x -1) ∑ G td = ∑ X td = G ( 2 x -1) + Nếu tính số nu tự do của adn con mà có 2 mạch hoàn toàn mới: ∑ N td hoàn toàn mới = N (2 x - 2) ∑ A td hoàn toàn mới = ∑ T td = A (2 x -2) ∑ G td hoàn toàn mới = ∑ X td = G (2 x -2)  Tính số liên kết hidro; hóa trị đ-p được hình thành hoặc bị phá vỡ 1. Qua 1 đợt tự nhân đôi a. tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hiđrô được hình thành Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn: - Hai mạch ADN tách ra, các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đều bị phá vỡ nên số liên kết hiđrô bị phá vỡ bằng số liên kết hiđrô của ADN. H bị đứt = H ADN - Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS bằng các liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô được hình thành là tổng số liên kết hiđrô của 2 ADN con. H hình thành = 2 . H ADN b. Số liên kết hoá trị được hình thành: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, liên kết hoá trị đ–p nối các nu trong mỗi mạch của ADN không bị phá vỡ. Nhưng các nu tự do đến bổ sung thì dược nối với nhau bằng liên kết hoá trị để hình thành 2 mạch mới. Vì vậy số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2 mạch của ADN. Hóa trị được hình thành = 2 ( 2 N - 1) = N - 2 2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt) a. Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrô hình thành: - Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ: ∑ H bị phá vỡ = H (2 x – 1) - Tổng số liên kết hidrô được hình thành: ∑ H hình thành = H . 2 x b. Tổng số liên kết hoá trị được hình thành: Liên kết hoá trị được hình thành là những liên kết hoá trị nối các nu tự do lại thành chuỗi mạch polinuclêôtit mới. - Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn: 2 N - 1 - Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại. - Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2 . 2 x - 2, vì vậy tổng số liên kết hoá trị được hình thành là: ∑ HT hình thành = ( 2 N - 1) (2 . 2 x – 2) = (N-2) (2 x – 1) III- Bài tập áp dụng: Bài 1: Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000 nu, trong đó loại A chiếm 4200. Biết tổng số mạch đơn trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc đầu. a. Tính số lần tái sinh của gen. b. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của gen. Bài 2: Một gen nhân đôi 4 đợt liên kết đã lấy của môi trường 36000 nu tự do để góp phần tạo nên các gen con; trong đó có 10800 G. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu chứa trong gen. Bài 3: Một gen nhân đôi liên tiếp 3 lần đã lấy của môi trường 16800 nu. Gen có tỉ lệ A : G = 3 : 7. a. Tính số liên kết hidro bị phá vỡ và số liên kết hidro được hình thành trong quá trình nhân đôi nói trên của gen. b. Tính số liên kết hóa trị được hình thành. BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC ARN * * * I- Mục tiêu - Hiểu được cấu trúc và các công thức về cấu trúc của ARN. - Vận dụng công thức để giải các bài tập về cấu trúc của ARN. II- Nội dung cơ bản Tuần: Tiết: 3 NS: ND:  Tính số ribonu của ARN: - ARN thường gồm 4 loại ribônu: A, U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch gốc ADN theo NTBS. Vì vậy số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN. rN = rA + rU + rG + rX = 2 N - Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U, G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN. rA = T gốc ; rU = A gốc rG = X gốc ; rX = G gốc * Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau: + Số lượng: A = T = rA + rU G = X = rG + rX + Tỉ lệ %: % A = %T = 2 %% rUrA + %G = % X = 2 %% rXrG +  Tính khối lượng phân tử ARN (M ARN ) Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvC, nên: M ARN = rN. 300đvC = 2 N . 300 đvC  Tính chiều dài và số liên kết hóa trị đ-p của ARN: 1. Tính chiều dài: - ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A 0 . Vì vậy, chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó. - Vì vậy: l ADN = l ARN = rN . 3,4A 0 = 2 N . 3,4 A 0 2. Tính số liên kết hoá trị đ – p: - Trong chuỗi mạch ARN: 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị… do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1 - Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H 3 PO 4 vào thành phần đường. Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là Rn. Vậy số liên kết hoá trị đ–p của ARN: HT ARN = rN - 1 + rN = 2 . rN - 1 III- Bài tập áp dụng: Bài 1: Một gen dài 0.51 micromet. Trên mạch 1 của gen có 150A và 450T. Trên mach 2 của gen có 600G. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại ribonu của phân tử mARN được tổng hợp nếu mạch 1 của gen là mạch gốc sao mã. Bài 2: Phân tử ARN có 18% U và 34% G. Mạch gốc của gen điều khiển tổng hợp từ phân tử ARN có 20% T. a. Tính tỉ lệ % từng loại nu của gen đã tổng hợp phân tử ARN nói trên. b. Nếu gen đó dài 0.408 micromet thì số lượng từng loại nu của gen và số lượng từng loại ribonu của phân tử ARN là bao nhiêu? Bài 3: Phân tử mARN có A = 2U = 3G = 4X và có khối lượng 27 . 10 4 đvC. a. Chiều dài có gen tổng hợp nên phân tử mARN là bao nhiêu A 0 ? b. Tính số lượng từng loại ribonu của phân tử mARN. c. Phân tử mARN nói trên có tổng số bao nhiêu liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric? Biết mỗi ribonu có khối lượng trung bình là 300 đvC. BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN * * * I- Mục tiêu - Hiểu được kiến thức cơ bản về cơ chế phiên mã, điểm khác trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. - Vận dụng công thức để giải các bài tập về cơ chế tổng hợp của ARN. II- Nội dung cơ bản  Tính số ribonu tự do cần dùng 1. Qua 1 lần sao mã: Khi tổng hợp ARN, chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên kết các ribônu tự do theo NTBS: Tuần: Tiết: 4 NS: ND: A ADN nối U ARN ; T ADN nối A ARN G ADN nối X ARN ; X ADN nối G ARN Vì vậy: + Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN rA td = T gốc ; rU td = A gốc rG td = X gốc ; rX td = G gốc + Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch ADN: rN td = 2 N 2. Qua nhiều lần sao mã (k lần) Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó. Số phân tử ARN = số lần sao mã = k + Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN. Vì vậy qua k lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là: ∑ rN td = k . rN + Suy luận tương tự, số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là: ∑ rA td = k. rA = k . T gốc ∑ rU td = k. rU = k . A gốc ∑ rG td = k. rG = k . X gốc ∑ rX td = k. rX = k . G gốc * Chú ý: Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại: + Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => số lần sao mã phải là ước số giữa số ribônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu. + Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa số ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc.  Tính số liên kết hidro và số liên kết hóa trị đ–p: 1. Qua 1lần sao mã: a. Số liên kết hidro: H đứt = H ADN H hình thành = H ADN => H đứt = H hình thành = H ADN b. Số liên kết hoá trị: HT hình thành = rN - 1 2. Qua nhiều lần sao mã (k lần): a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ ∑ H phá vỡ = k . H b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành: ∑ HT hình thành = k . (rN – 1) II- Bài tập áp dụng: Bài 1: Hai gen đều có chiều dài 4080 A 0 . 1/ Gen thứ nhất có 3120 liên kết hidro. Trên mạch thứ nhất của gen có 120A và 480G. Tính số lượng ribonu môi trường cung cấp cho gen sao mã một lần. 2/ Gen thứ hai có hiệu số giữa nu loại A với 1 loại nu khác bằng 20% số nu của gen. Trên mạch gốc của gen có 300A và 210G. Trong quá trình sao mã của gen, môi trường đã cung cấp 1800 ribonu loại U. a. Tính số lượng từng loại ribonu của phân tử ARN. b. Xác định số lần sao mã của gen. [...]... làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng C làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn D không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền Câu 8: Đột biến ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là A mất đoạn B chuyển đoạn C đảo đoạn D lặp đoạn Câu 9: Hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến A gây chết, hoặc giảm sức sống đối với thể đột biến B làm tăng. .. biến B làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng C làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn D không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền Câu 10: Hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến A gây chết đối với thể đột biến B làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng C làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn D giảm... cấu tạo không gian của NST VI- Đột biến số lượng NST: Câu 1: Thể lệch bội là A số lượng NST trong tất cả các cặp NST của tế bào xôma tăng lên B số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên C số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên hoặc giảm đi D không phải các lí do trên Câu 2: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thi thể lệch bội là A 2n B 3n C 2n+1 D... gây chết - Ở thực vật khi mất đoạn nhỏ NST ít ảnh hưởng → loại khỏi NST những gen không mong muốn ở 1 số giống cây trồng 2 Lặp đoạn - Một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần → làm tăng số lượng gen trên NST - Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng (có lợi hoặc có hại) 3 Đảo đoạn: - Một đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại → làm thay đổi trình tự gen trên NST → làm ảnh... Tuần: NS: ND: Tiết: BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ TỔNG HỢP PRÔTÊIN *** I- Mục tiêu - Hiểu được kiến thức cơ bản về cấu trúc protein và cơ chế tổng hợp protein - Vận dụng công thức để giải các bài tập về cấu trúc và... Dòng gốc: ABDEGH*IK - Dòng đột biến 1: ABH*IEDGK - Dòng đột biến 2: ABGEKI*HD - Dòng đột biến 3: ABGEDH*IK - Dòng đột biến 4: ABDEI*HGK Xác định cơ chế hình thành các dòng ruồi giấm trên Tuần: NS: ND: Tiết: BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ *** I- Mục tiêu - HS trình bày được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành các đột biến lệch bội và đa bội Hậu quả và ý nghĩa của 2 dạng đột biến đó -... Tuần: NS: ND: Tiết: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ *** I- Gen, mã di truyền và sự nhân đôi ADN: Câu 1: Gen có cấu trúc chung bao gồm các vùng theo trình tự A vùng khởi động " vùng mã hóa¦ vùng... Một gen có chiều dài 4080 A , có tổng số liên kết hidro là 3120 Số lượng nu loại A có trên gen là: A 720 B 540 C 680 D 480 Câu 22: Một gen có 4800 lk hidro và có tỉ lệ A/G=1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidro và có khối lượng 108.104 đvC Số nu mỗi loại sau đột biến là: A A=T= 601, G=X= 1199 B A= T=598, G=X= 1202 C A=T=599, G=X 1201 D A=T=600, G=X= 1200 II- Phiên mã và dịch mã: Câu... biến đổi trong cấu trúc của protein Câu 4: Trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến gen là A mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn nhiễm sắc thể B tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên C mất một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng D thêm, mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotit Câu 5: Chọn câu sai Đột biến gen phụ thuộc vào A loại tác nhân gây đột biến B môi... GAG Glu GGG G Kí hiệu : * mã mở đầu B- Cơ chế tổng hợp protein  Tính số axit amin tự do cần dùng: ; ** mã kết thúc Trong quá trình giải mã, tổng hợp prôtein, chỉ bộ ba nào của mARN có mã hoá a.amin thì mới được ARN mang a.amin đến giải mã 1 Giải mã tạo thành 1 phân tử prôtein: - Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit thì số a.amin tự do cần dùng được ARN . do của adn con mà có 2 mạch hoàn toàn mới: ∑ N td hoàn toàn mới = N (2 x - 2) ∑ A td hoàn toàn mới = ∑ T td = A (2 x -2) ∑ G td hoàn toàn mới = ∑ X td = G (2 x -2)  Tính. lặp lại một hay nhiều lần → làm tăng số lượng gen trên NST. - Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng (có lợi hoặc có hại). 3. Đảo đoạn: Tuần: Tiết: NS: ND: - Một đoạn NST bị. polinuclêôtit mới. - Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn: 2 N - 1 - Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại. - Do đó số mạch mới trong

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w