1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng ảnh viễn thám để thành lập bản đồ sử dụng đất năm tỷ lê 1 5000 xã hồng dương, huyện thanh oai, tp hà nội

77 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Bản đồ hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ được coi như loại bản đồthường trực làm căn cứ để thu thập các thông tin hiện thời về bề mặt lớp phủ và là một trong những n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 3

Hà Nội - 2013

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Yêu cầu nghiên cứu 2

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về Viễn thám 3

2.1.1 Định nghĩa 3

2.1.2 Nguyên lý cơ bản của viễn thám 3

2.1.3 Vấn đề thu nhận và phân tích dữ liệu viễn thám 4

2.1.4 Một số loại vệ tinh viễn thám độ phân giải cao thông dụng ở Việt Nam4 2.1.5 Các loại tư liệu sử dụng trong viễn thám 11

2.1.6 Giải đoán ảnh viễn thám 14

2.1.7 Một số ứng dụng của viễn thám 18

2.2 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất 22

2.2.1 Khái niệm, mục đích và yêu cầu 22

2.2.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 23

2.2.3 Tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 24

2.2.4 Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 25

2.2.5 Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 25

2.2.6 Các phương pháp thể hiện nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 26

Trang 5

2.2.7 Các phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 27

Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32

3.2 Nội dung nghiên cứu 32

3.2.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – hiện trạng sử dụng đất 32

3.2.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 32

3.2.3 Thống kê xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu 32

3.3 Phương pháp nghiên cứu 32

3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 32

3.3.2 Phương pháp GPS 32

3.3.3 Phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh 33

3.3.4 Phương pháp thông kê đất đai 33

3.3.5 Phương pháp so sánh 33

3.3.6 Phương pháp đánh giá độ chính xác 33

3.3.7 Phương pháp chuyên gia 33

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Dương 34

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 37

4.1.3 Tình hình quản lý sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu 41

4.1.4 Hiện trạng sử dụng các loại đất 43

4.2 Trình tự, nội dung xử lý ảnh viễn thám để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 48

4.2.1 Thu thập số liệu 48

4.2.2 Nhập ảnh 48

4.2.3 Tăng cường chất lượng ảnh 49

4.2.4 Xây dựng điểm khống chế ảnh 49

4.2.5 Hiệu chỉnh hình họctư liệu ảnh, cắt ảnh 50

4.2.6 Xây dựng khóa giải đoán ảnh 53

Trang 6

4.3 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 57

4.4 Đánh giá độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 58

4.5 Đánh giá số liệu thống kê 60

4.6 Kiểm tra ngoại nghiệp 62

4.7 Nhận xét khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh từ kết quả xử lý 62

4.7.1 Ưu điểm 62

4.7.2 Nhược điểm 63

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTSDĐ : Hiện trạng sử dụng đất

WiFS : Wide Fied Sensor

IRS : Indian Remote Sensing SatelliteMOS : Marine Obersevation Satellite

ERTS : Earth Resources Technology SatelliteOSA : Optical Sensor assembly

UBND : Ủy ban nhân dân

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN - TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệpCNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất

THCS : Trung học cơ sở

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh Landsat 5

Bảng 2.2: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian 6

Bảng 2.3: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh SPOT 7

Bảng 2.4: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian 8

Bảng 2.5: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh MOS 8

Bảng 2.6: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian 9

Bảng 2.7: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh IRS 10

Bảng 2.8: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian 10

Bảng 2.9: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian 11

Bảng 2.10: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 24

Bảng 2.11: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 25

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2012 47

Bảng 4.2 Tọa độ các điểm khống chế GPS 50

Bảng 4.3: Phân loại các loại hình sử dụng đất 54

Bảng 4.4: Một số loại hình sử dụng đất ngoài thực địa 54

Bảng 4.5: Khóa giải đoán ảnh vệ tinh tại khu vực nghiên cứu 56

Bảng 4.6: Độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 59

Bảng 4.7: So sánh diện tích tổng hợp trên bản đồ sản phẩm và số liệu hiện trạng theo thống kê tại thời điểm 2012 61

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám 3

Hình 2.2: Sơ đồ mô tả mối tương quan giữa các khái niệm 13

Hình 2.3: Quy trình kỹ thuật xử lý ảnh số 17

Hình 2.4: Phát hiện ô nhiễm môi trường không khí bằng ảnh SPOT 18

Hình 2.5: Phổ phản xạ của thực vật, đất và nước 19

Hình 4.1: Vị trí của xã Hồng Dương trong huyện Thanh Oai 34

Hình 4.2: Ảnh SPOT-5 xã Hồng Dương năm 2010 48

Hình 4.3: Ảnh SPOT-5 xã Hồng Dương trước khi được hiệu chỉnh 50

Hình 4.4: Thực hiện hiệu chỉnh ảnh theo bản đồ 51

Hình 4.5: Chọn điểm khống chế trên ảnh 51

Hình 4.6: Tọa độ các điểm khống chế 52

Hình 4.7: Ảnh SPOT-5 xã Hồng Dương sau khi hiệu chỉnh 52

Hình 4.8: Ảnh SPOT-5 xã Hồng Dương đã cắt theo ranh giới hành chính 53

Hình 4.9: Sơ đồ quy trình giải đoán ảnh 57

Hình 4.10: Quá trình khoanh vẽ thửa đất trên ảnh vệ tinh 58

Trang 10

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) được coi như loại bản đồthường trực làm căn cứ để thu thập các thông tin hiện thời về bề mặt lớp phủ và

là một trong những nguồn tài liệu quan trọng giúp các nhà quy hoạch, các nhàhoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan về hiện trạng lớp phủ mặt đất Bêncạnh đó, bản đồ HTSDĐ còn là căn cứ để đánh giá thực trạng sử dụng đất, quản

lý và khai thác nguồn tài nguyên và môi trường, lập quy hoạch chuyên ngành, …

Hiện nay, đa số các địa phương trong cả nước vẫn sử dụng cácphương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp truyền thống, quátrình cập nhật chỉnh lý số liệu mất nhiều thời gian, sử dụng nhiều nhân lực màbản đồ có độ chính xác không cao và không thống nhất (do dữ liệu đầu vàokhông đồng bộ) Nước ta nhiều đồi núi, địa hình phức tạp (độ cao, độ dốc,hướng, khe suối thung lũng…) điều kiện khí tượng, khí hậu, thuỷ văn diễnbiến phức tạp nên việc thành lập bản đồ bằng phương pháp truyền thống gặprất nhiều khó khăn, tốn kém và thiếu chính xác

Hơn nữa, việc thành lập bản đồ theo phương pháp truyền thống nhưhiện nay đôi khi không đáp ứng kịp yêu cầu của công tác quản lý sử dụng đất

Sự thay đổi về loại hình sử dụng đất không được cập nhật thường xuyên sẽgây khó khăn cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai, ảnh hưởng tới công tácquản lý tài nguyên đất đai nói chung và công tác quy hoạch sử dụng đất, côngtác nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành nói riêng

Trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây, công nghệ viễn thám được ứngdụng rộng rãi trong việc nghiên cứu bề mặt vỏ trái đất cũng như công tácthành lập bản đồ HTSDĐ.Việc ứng dụng tư liệu viễn thám trong thành lậpbản đồ HTSDĐ cho phép chúng ta xác định nhanh chóng vị trí không gian vàtính chất của đối tượng Đồng thời, dựa trên độ phân giải phổ, độ phân giảikhông gian và độ phân giải thời gian của tư liệu viễn thám cho phép chúng ta

Trang 11

xác định được thông tin của đối tượng một cách chính xác và nhanh nhất,thậm chí ở những vùng sâu, vùng xa

Xuất phát từ thực tiễn công tác thành lập bản đồ HTSDĐ ở xã HồngDương, được sự đồng ý của Bộ môn Trắc địa bản đồ và Hệ thông tin địa lý,dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - Ths Nguyễn Đức Thuận, tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “Ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tỷ lệ 1:5000 xã Hồng Dương - huyện Thanh Oai - thành phố Hà Nội”

1.3 Yêu cầu nghiên cứu

- Nắm được các phương pháp giải đoán ảnh viễn thám, các ứng dụngcủa tư liệu viễn thám trong thành lập bản đồ HTSDĐ;

- Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồcần thành lập;

- Kết quả bản đồ thành lập là tài liệu phục vụ xây dựng quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất và kiểm tra thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phêduyệt của các địa phương và các ngành kinh tế;

- Cần nắm được tình hình quản lý sử dụng đất, có được các thông tin quansát thực tế nhằm bổ trợ cho quá trình giải đoán ảnh;

- Các số liệu điều tra, thu thập phục vụ nghiên cứu phải đầy đủ, chínhxác, phản ánh trung thực và khách quan

Trang 12

2.1.2 Nguyên lý cơ bản của viễn thám

Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấpthông tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng.Ảnh viễn thám cung cấp thông tin

về các vật thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng đãxác định Đo lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnhviễn thám, cho phép tách thông tin hữu ích về từng lớp phủ mặt đất khác nhau

do sự tương tác giữa bức xạ điện từ và vật thể

Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thểđược gọi là bộ cảm biến Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máyquét Bộ cảm biến được đặt trên vật mang như: máy bay, khinh khí cầu, tàucon thoi hoặc vệ tinh…

Hình 2.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám

Trang 13

Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạmặt trời, năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được

bộ cảm biến đặt trên vật mang thu nhận

Thông tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ảnh viễn thámthu nhận và xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trênkinh nghiệm của chuyên gia Các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vậtthể và hiện tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiềulĩnh vực khác nhau như nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, môi trường,

Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua môi trường khí quyển

sẽ bị các phân tử khí hấp thụ dưới các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào từngbước sóng cụ thể Trong viễn thám, người ta thường quan tâm đến khả năngtruyền sóng điện từ trong khí quyển, vì các hiện tượng và cơ chế tương tácgiữa sóng điện từ với khí quyển sẽ có tác động mạnh đến thông tin do bộ cảmbiến thu nhận được[10]

2.1.3 Vấn đề thu nhận và phân tích dữ liệu viễn thám

Bộ cảm giữ nhiệm vụ thu nhận các năng lượng bức xạ do vật thể phản xạ

từ nguồn cung cấp tự nhiên (mặt trời) hoặc nhân tạo (do vệ tinh phát) Nănglượng này được chuyển thành tín hiệu số tương ứng với năng lượng bức xạ ứngvới từng bước sóng do bộ cảm nhận được trong dải phổ đã được xác định

Có 2 loại bộ cảm đó là bộ cảm chủ động và bộ cảm bị động.Bộ cảmchủ động thu lại năng lượng do vật thể phản xạ từ một nguồn cung cấp nhântạo Bộ cảm bị động thu nhận năng lượng bức xạ do vật thể phản xạ hoặc phát

xạ từ một nguồn phát tự nhiên là mặt trời [10]

2.1.4 Một số loại vệ tinh viễn thám độ phân giải cao thông dụng ở Việt Nam

2.1.4.1 Vệ tinh Landsat

Trang 14

Vào năm 1967, tổ chức hàng không và vệ tinh quốc gia (NASA) được

sự hỗ trợ của Bộ nội vụ Mỹ đã tiến hành chương trình nghiên cứu thăm dò tài

nguyên trái đất ERTS (Earth Resources Technology Satellite) Vệ tinh

ERTS-1 được phóng vào ngày 23/6/ERTS-1972.Sau đó NASA đổi tên chương trình ERTSthành Landsat, ERTS-1 được đổi tên thành Landsat-1 Vệ tinh Landsat bayqua xích đạo lúc 9 giờ 39 phút sáng Cho đến nay, NASA đã phóng được 7 vệtinh trong hệ thống Landsat với một số đặc trưng về quỹ đạo, bộ cảm, độ phângiải không gian được thể hiện qua bảng 2.1 và bảng 2.2 [10]

Bảng 2.1: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh Landsat

Độ cao bay 915km (Landsat-1-3)

705km (Landsat-4,5,7)

Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời

Chu kỳ lặp 18 ngày (Landsat-1-3)

16 ngày (Landsat-4,5,7)

Thời gian hoàn tấtchu kỳ

quỹ đạo

Khoảng 103 phút (Landsat-1-3) Khoảng 99 phút (Landsat-4,5,7)

Năm phóng vào quỹ đạo

1972 (Landsat-1) 1975 (Landsat-2)

1978 (Landsat-3) 1982 (Landsat-4)

1984 (Landsat-5) 1999 (Landasat-7)

Trang 15

Bảng 2.2: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian

Loại bộ cảm Kênh Bước sóng

(µm) Loại

Độ phân giải không gian

0,45 ÷ 0,52 0,52 ÷ 0,60 0,63 ÷ 0,69 0,76 ÷ 0,90 1.55 ÷ 1,75 10,4 ÷ 12,5 2,08 ÷ 2,35

Chàm Lục đỏ Đỏ Cận hồng ngoại Hồng ngoại trung Hồng ngoại nhiệt Hồng ngoại trung

30m 30m 30m 30m 30m 120m 30m

0,6 ÷ 0,7 0,7 ÷ 0,8 0,8 ÷ 1,1

Đỏ Cận hồng ngoại Cận hồng ngoại

80m 80m 80m

0,45 ÷ 0,52 0,53 ÷ 0,61 0,63 ÷ 0,69 0,75 ÷ 0,90 1.55 ÷ 1,75 10,4 ÷ 12,5 2,09 ÷ 2,35 0,52 ÷ 0,9

Chàm Lục đỏ Đỏ Cận hồng ngoại Hồng ngoại trung Hồng ngoại nhiệt Hồng ngoại trung Lục đến cận hồng ngoại

30m 30m 30m 30m 30m 60m 30m 15m

2.1.4.2 Vệ tinh SPOT

Trên mỗi vệ tinh Spot được trang bị một hệ thống tạo ảnh nhìn thấy có

độ phân giải cao HRV (High Resolution Visible imaging system)

Các thế hệ vệ tinh SPOT-1 đến 3 có 3 kênh phổ phân bố trong vùngsóng nhìn thấy ở các bước sóng xanh lục, đỏ và gần hồng ngoại Năm 1998Pháp phóng vệ tinh SPOT-4 với hai bộcảm HRVIR và thực vật (VegetationInstrument).Ba kênh phổ đầu của HRVIR tương đương với 3 kênh phổ truyền

Trang 16

thống của HRV Năm 2002 Pháp đã phóng thành công vệ tinh SPOT-5 vớiđộphân giải cao hơn: 2,5m; 5m; 10m

Vệ tinh SPOT bay ở độ cao 832km, nghiêng so với mặt phẳng quỹđạo 9807, bay qua xích đạo lúc 10giờ 30 phút sáng với chu kỳ lặp lại là 23ngày Mỗi cảnh có độ phủ là 60km x 60km Tư liệu SPOT được sử dụngnhiều không chỉ cho việc nghiên cứu tài nguyên mà còn sử dụng cho công tácxây dựng, hiệu chỉnh bản đồ và quy hoạch sử dụng đất Bộ cảm HRV là máyquét điện tử CCD - HRV có thể thay đổi góc quan sát nhờ một gương địnhhướng Gương này cho phép thay đổi hướng quan sát ± 270 so với trục thẳngđứng nên dễdàng thu được ảnh lập thể[10]

Bảng 2.3: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh SPOT

Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời

Chu kỳ lặp 26 ngày

Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo Khoảng 101 phút

Năm phóng vào quỹ đạo

Trang 17

Bảng 2.4: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian

Bộ cảm Phổ điện từ Độ phân giải

(m)

Bước sóng (µm)

SPOT-5

Panchromatic (Toàn sắc) B1: green (Xanh lục) B2: red (Đỏ)

B3: near infrared (Cận hồng ngoại) B4: mid infrared (MIR) (Giữa HN)

2.5 hoặc 5 10 10 10 20

0,48 ÷ 0,71 0,50 ÷0,59 0,61 ÷ 0,68 0,78 ÷ 0,89 1,58 ÷ 1,75

SPOT-4

Monospectral B1: green B2: red B3: near infrared B4: mid infrared

10 20 20 20 20

0,61 ÷ 0,68 0,50 ÷ 0,59 0,61 ÷ 0,68 0,78 ÷ 0,89 1,58 ÷ 1,75 SPOT-1

SPOT-2

SPOT-3

Panchromatic B1: green B2: red B3: near infrared

10 20 20 20

0,50 ÷ 0,73 0,50 ÷ 0,59 0,61 ÷ 0,68 0,78 ÷0,89

2.1.4.3 Vệ tinh MOS (Marine Obersevation Satellite)

Vệ tinh MOS-1 là thế hệ đầu tiên được Nhật Bản phóng vào quỹ đạotháng 2 năm 1987 để quan sát đại dương và nghiên cứu môi trường biển, sau

đó MOS-1b (tháng 2/1990) với 3 thiết bị đo phổ chính có phạm vi vùng phổtương tự như bộ cảm biến đa phổ của vệ tinh Landsat[10]

Bảng 2.5: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh MOS

Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời

Chu kỳ lặp 17 ngày

Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo Khoảng 103 phút

Năm phóng vào quỹ đạo 1987 (MOS-1); 1990 (MOS-1b)

Bảng 2.6: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian

Tên của bộ Kênh Bước sóng Loại Độ phân

Trang 18

cảm biến µm giải MESSR:

Bức xạ kế tự quét đa

phổ

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4

0,51 ÷ 0,59 0,61 ÷ 0,69 0,72 ÷ 0,80 0,80 ÷ 1,10

Lục

Đỏ Hồng ngoại gần Hồng ngoại gần

50m 50m 50m 50m

MSR:

Bức xạ kế quét vô

tuyến tần cao

23 ± 0,2 GHz 31,4 ± 0,25 GHz

Vô tuyến cao tần

Vô tuyến cao tần

32km 23km

VTIR:

Nhìn thấy và nhiệt

bức xạ kế hồng ngoại

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4

0,5 ÷ 0,7 6,0 ÷ 7,0 10,5 ÷ 11,5 11,5 ÷ 12,5

Nhìn thấy Hồng ngoại nhiệt Hồng ngoại nhiệt Hồng ngoại nhiệt

900km 2700km 2700km 2700km

2.1.4.4 Vệ tinh IRS(Indian Remote Sensing Satellite)

Một loạt các vệ tinh viễn thám của Ấn Độ được phóng lên quỹ đạo đểthực hiện việc nghiên cứu toàn bộ phần lục địa của bề mặt trái đất, bao gồm

vệ tinh IRS-1 phóng vào đầu năm 1988; vệ tinh thế hệ thứ ba IRS-1C

(12/1995) với ba bộ cảm biến chính Pan(Panchromatic) kênh đơn, độ phân giải cao, LISS-3 độ phân giải trung bình, gồm bốn kênh phổ và WiFS (Wide Field Sensor) ứng với hai kênh phổ có độ phân giải thấp Vệ tinh IRS có thể

tạo ảnh lập thể ứng với kênh toàn sắc (Pan) giống ảnh SPOT nhưng góc quansát nghiêng của vệ tinh IRS là 260 Ảnh IRS có độ phân giải cao sử dụng rấttốt trong việc thành lập bản đồ và quy hoạch thành phố, ảnh đa phổ do LISS-3tương tự như LandsatTM, sử dụng tốt cho việc phân biệt thực vật, thành lậpbản đồ HTSDĐ và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên [10]

Trang 19

Bảng 2.7: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh IRS

IRS -1C IRS -1D

Độ cao bay 817km 780km (trên xích đạo)

Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời Đồng bộ mặt trời

Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo -

-Năm phóng vệ tinh 1995 1997

Bảng 2.8: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian

Loại bộ cảm Kênh

Bước sóng (µm)

Loại

Độ phân giải (IRS 1C)

Độ phân giải (IRS 1D) PAN:

Bộ cảm toàn sắc P 0,50 ÷0,75 Nhìn thấy (lục đến cận hồng ngoại) 5,8m 5,2 ÷ 5,8

LISS-3:

Bộ cảm trợ quét

ảnh tuyến tính

Kênh2 Kênh3 Kênh4 Kênh5

0,52 ÷0,59 0,62 ÷0,68 0,77 ÷0,86 1,55 ÷1,70

Nhìn thấy(lục đến vàng) Nhìn thấy (lục đến đỏ ) Cận hồng ngoại

Hồng ngoại trung

24m 24m 24m 70m

21 ÷ 23

21 ÷ 23 21÷23 63÷70

2.1.4.5 Vệ tinh IKONOS

IKONOS là loại vệ tinh thương mại đầu tiên có độ phân giải cao (1m)

được đưa vào không gian tháng 9/1999 Bộ cảm biến OSA (Optical sensor assembly) của vệ tinh IKONOS sử dụng nguyên lý quét điện tử và có khả năng

thu đồng thời ảnh toàn sắc và đa phổ Ngoài khả năng tạo ảnh có độ phân giảicao nhất vào thời điểm năm 2000, ảnh IKONOS còn có độ phân giải bức xạ rấtcao để ghi nhận năng lượng phản xạ Nhiều ứng dụng cho việc quản lý đô thị vàquy hoạch tại các thành phố lớn trên thế giới đã chứng minh cho ưu thế của ảnhIKONOS độ phân giải cao, trong tương lai ảnh độ phân giải cao sẽ giữ vai tròquan trọng trong việc thành lập bản đồ và quan sát thành phố

Bảng 2.9: Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian

Tên của cảm biến Kênh Bước sóng (µm) Độ phân giải

OSA:

Trang 20

Bộ cảm toàn sắc

Đa phổ

P Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4

0,45 ÷ 0,90 0,45 ÷ 0,52 0,52 ÷ 0,60 0,63 ÷ 0,69 0,76 ÷ 0,90

1m 4m

Ảnh IKONOS được sử dụng không chỉ để thành lập và cập nhật bản

đồ địa hình tỷ lệ trung bình, giám sát phân tích biến động mà còn có thể tạo rahình ảnh thực cho khu vực phục vụ dịch vụ kinh doanh và du lịch Các loạiảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải cao khác có thể sử dụng hiện naynhưOrbvieww-3, Quickbird, và EROS-A [10]

- Chu kỳ: 1,1 ngày hoặc ít hơn và 3,7 ngày ở 200;

- Các kênh phổ: Toàn sắc; 8 kênh đa phổ (4 kênh màu chuẩn: đỏ, lục,chàm, cận hồng ngoại-1 và 4 kênh màu mới: Đỏ đậm, chàm tím, vàng, cậnhồng ngoại-2);

- Diện tích thu nhận trên một ảnh: 16,4km x 16,4km[10]

2.1.5 Các loại tư liệu sử dụng trong viễn thám

2.1.5.1 Ảnh tương tự

Ảnh tương tự là ảnh chụp trên cơ sở của lớp cảm quang halogen bạc,ảnh tương tự thu được từ các bộ cảm tương tự dùng phim, không sử dụngcáchệ thống quang điện tử Những tư liệu này có độ phân giải không gian caonhưng kém về độ phân giải phổ[10]

2.1.5.2 Ảnh số

Trang 21

Ảnh số là dạng tư liệu ảnh không lưu trữ trên giấy ảnh hoặc phim.Ảnh

số được chia thành nhiều phần tử nhỏ gọi là pixel Mỗi pixel tương ứng vớimột đơn vị không gian

Ảnh số được đặc trưng bởi một số thông số cơ bản về hình học, bức

xạ như trường nhìn, trường nhìn không đổi, độ phân giải mặt đất

- Trường nhìn không đổi là góc không gian tương ứng với một đơn vịchia mẫu trên mặt đất Lượng thông tin ghi được trong trường hình không đổitương ứng với giá trị pixel

- Góc nhìn tối đa mà bộ cảm có thể thu được sóng điện từ gọi làtrường nhìn Khoảng không gian trên mặt đất do trường nhìn tạo nên chính là

bề rộng tuyến bay

- Vùng bé nhất trên mặt đất mà bộ cảm nhận được gọi là độ phân giảimặt đất Đôi khi hình chiếu của một pixel lên mặt đất được gọi là độ phângiải Bởi vì ảnh số được ghi lại theo những dải phổ khác nhau nên người tagọi là tư liệu đa phổ (hình 2.2) Năng lượng sóng điện từ sau khi tới bộ dòđược chuyển thành tín hiệu điện và sau khi lượng tử hóa trở thành ảnh số.Trong toàn bộ dải sóng tương tự thu được chỉ có phần biến đổi tuyến tínhđược lượng tử hóa Hai phần biên của tín hiệu không được xét đến vì chúngchứa nhiều nhiễu và không giữ được quan hệ tuyến tính giữa thông tin và tínhiệu Xác định ngưỡng nhiễu là một việc hết sức cẩn thận.Chất lượng của tưliệu được đánh giá qua tỷ số tín hiệu/nhiễu [10]

Trang 22

Hình 2.2: Sơ đồ mô tả mối tương quan giữa các khái niệm

2.1.5.3 Số liệu mặt đất

Số liệu mặt đất là tập hợp các quan sát mô tả, đo đạc về các điều kiệnthực tế trên mặt đất của các địa vật cần nghiên cứu nhằm xác định mối tươngquan giữa tín hiệu thu được và bản thân các đối tượng Các số liệu đó baogồm thông tin tổng quan về đối tượng nghiên cứu như chủng loại, trạng thái,tính chất phản xạ, hấp thụ phổ, nhiệt độ,… và thông tin về môi trường xungquanh như góc chiếu, độ cao mặt trời, cường độ chiếu sáng, trạng thái khíquyển, nhiệt độ, độ ẩm không khí, hướng và tốc độ gió …[10]

Trang 23

Trên bản đồ địa hình có thể lấy được toạ độ các kiểm tra phục vụ việchiệu chỉnh hình học hoặc các thông số độ cao nhằm khôi phục lại mô hình thựcđịa.

- Mô hình số địa hình:

Bên cạnh các dạng bản đồ truyền thống, trong viễn thám còn sử dụngmột dạng số liệu khác đó là mô hình số địa hình hay mô hình số độ cao đượctạo ra từ đường bình độ, lưới số liệu độ cao phân bố đều, lưới số liệu độ caophân bố ngẫu nhiên hay các hàm mô tảbề mặt[10]

2.1.6 Giải đoán ảnh viễn thám

2.1.6.1 Khái niệm

Giải đoán ảnh viễn thám là quá trình tách thông tin định tính cũng nhưđịnh lượng từ ảnh dựa trên các tri thức chuyên ngành hoặc kinh nghiệm củangười đoán đọc điều vẽ Việc tách thông tin trong viễn thám có thể phânthành 5 loại:

- Phân loại đa phổ;

Trang 24

Phân loại đa phổ là quá trình tách gộp thông tin dựa trên các tính chấtphổ, không gian và thời gian của đối tượng.Phát hiện biến động là phát hiện

và phân tích các biến động dựa trên tư liệu ảnh đa thời gian Chiết tách cácthông tin tự nhiên tương ứng với việc đo nhiệt độ trạng thái khí quyển, độ caocủa vật thể dựa trên các đặc trưng phổ hoặc thị sai của cặp ảnh lập thể Xácđịnh các chỉ số là việc tính toán các chỉ số mới, ví dụ chỉ số thực vật

Xác định các đặc tính hoặc hiện tượng đặc biệt như thiên tai, các cấutrúc tuyến tính, các biểu hiện tìm kiếm khảo cổ

Quá trình tách thông tin từ ảnh có thể được thực hiện bằng mát ngườihay máy tính

Việc giải đoán bằng mắt có ưu điểm là có thể khai thác được các trithức chuyên môn và kinh nghiệm của con người, mặt khác việc giải đoánbằng mắt có thể phân tích được các thông tin phân bố không gian Tuy nhiênphương pháp này có nhược điểm là tốn kém thời gian và kết quả thu đượckhông đồng nhất

Việc xử lý bằng máy tính có ưu điểm là năng suất cao, thời gian xử lýngắn, có thể đo được các chỉ số đặc trưng tự nhiên nhưng nó có yếu điểm làkhó kết hợp với tri thức và kinh nghiệm của con người, kết quả phân tích cácthông tin kém Để khắc phục nhược điểm này, những năm gần đây người tađang nghiên cứu các hệ chuyên gia, đó là các hệ chương trình máy tính có khảnăng mô phỏng tri thức chuyên môn của con người phục vụ cho việc đoánđọc điều vẽ tự động [10]

2.1.6.2 Trình tự giải đoán ảnh viễn thám

Giải đoán ảnh viễn thám bao gồm các giai đoạn sau:

- Nhập số liệu:

Có hai nguồn tư liệu chính đó là ảnh tương tự do các máy chụp ảnhcung cấp và ảnh số do các máy quét cung cấp Trong trường hợp ảnh số thì tưliệu ảnh được chuyển từ các băng từ lưu trữ mật độ cao HDDT và các băng từ

Trang 25

CCT Ở dạng này máy tính nào cũng đọc được số liệu.Các ảnh tương tự cũngđược chuyển thành dạng số thông qua các máy quét.

- Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh:

Đây là giai đoạn mà các tín hiệu số được hiệu chỉnh hệ thống nhằmtạo ra một tư liệu ảnh có thể sử dụng được Giai đoạn này thường được thựchiện trên các máy tính lớn tại các Trung tâm thu số liệu vệ tinh

- Biến đối ảnh:

Các quá trình xử lý như tăng cường chất lượng, biến đổi tuyến tính

là giai đoạn tiếp theo Giai đoạn này có thể thực hiện trên các máy tính nhỏnhư máy vi tính trong khuôn khổ của một phòng thí nghiệm

Sau khi hoàn tất các khâu xử lý cần phải xuất kết quả

2.1.6.3 Các phương pháp giải đoán ảnh viễn thám

a Phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt

Phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt được thực hiện với các tư liệudạng hình ảnh.Giải đoán ảnh bằng mắt có sự kết hợp nhuần nhuyễn các kiếnthức chuyên môn của người giải đoán để từ đó khai thác được các thông tin

có trong tư liệu ảnh.Kết quả giải đoán phụ thuộc rất nhiều vào khả năng củangười giải đoán

Để giải đoán ảnh, ngoài sự trợ giúp của máy tính và sự hỗ trợ củaphần mềm để xác định các đặc trưng phổ phản xạ, người giải đoán còn căn cứvào một số chuẩn giải đoán, đặc trưng của các đối tượng cũng như kinh

Trang 26

nghiệm của các chuyên gia, có thể chia các chuẩn giải đoán thành 8 nhómchính: chuẩn kích thước, chuẩn hình dạng, chuẩn bóng râm, chuẩn độ đen,chuẩn màu sắc, chuẩn cấu trúc, chuẩn hình mẫu và chuẩn mối quan hệ.

b Phương pháp giải đoán ảnh bằng xử lý số

Các dữ liệu ảnh vệ tinh thu được trong kỹ thuật viễn thám thườngdưới dạng số, được xử lý bằng máy tính để tạo ảnh giải đoán và được ứngdụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Phương pháp này có sự trợ giúp của máy tính và các phần mềmchuyên dụng có thể tách chiết rất nhiều thông tin phổ của đối tượng, từ đónhận biết các đối tượng một cách tự động.Tuy nhiên, quá trình xử lý ảnh sốcần có sự kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức chuyên môn với hiểu biết về đốitượng của người phân tích

Các dữ liệu thu được trong viễn thám thường được lưu dưới dạng ảnh

số nên vấn đề xử lý ảnh số trong viễn thám giữ vai trò quan trọng trong việctách thông tin hữu ích phục vụ cho rất nhiều chuyên ngành khác nhau Nộidung các thành phần xử lý cơ bản và trình tự tiến hành có thể hệ thống và tómtắt như sau:

Trang 27

Hình 2.3: Quy trình kỹ thuật xử lý ảnh số

Trang 28

2.1.7 Một số ứng dụng của viễn thám

2.1.7.1 Nghiên cứu môi trường

Công nghệ viễn thám đã trở thành phương tiện chủ đạo cho công tácgiám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở cấp độ từng nước, từng khuvực và trong phạm vi toàn cầu nhờ các khả năng ưu việt của Viễn thám, như:

- Độ phủ trùm không gian lớn;

- Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất

do chu kỳ - quan trắc lặp và liên tục;

- Sử dụng các dải phổ khác nhau để quan trắc các đối tượng

Hình 2.4: Phát hiện ô nhiễm môi trường không khí bằng ảnh SPOT

Ứng dụng công nghệ viễn thám để nghiên cứu môi trường và sự biến đổimôi trường bao gồm: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và lớp phủ; vẽ bản đồthực vật; nghiên cứu các quá trình sa mạc hoá và phá rừng; giám sát thiên tai(hạn hán, cháy rừng, bão, mưa đá ); nghiên cứu ô nhiễm nước và không khí;nghiên cứu môi trường biển (đo nhiệt độ, màu nước biển, gió sóng),

Các công trình nghiên cứu của Việt Nam về ô nhiễm môi trường khôngkhí mới dừng ở mức xử lý các số liệu từ các trạm quan trắc mặt đất.Theo nghiêncứu mới nhất của trường Đại học Giao thông vận tải, thiệt hại do khí phát thảicủa xe cơ giới ở 5 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, ĐàNẵng, TP Hồ Chí Minh vàCần Thơ chiếm vào khoảng 0,3%-0,6% GDP của thành phố

Trang 29

Với việc xây dựng Hệ thống trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất (2005-2007)thuộc dự án “Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môitrường Việt Nam” do Trung tâm Viễn thám quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên vàMôi trường chủ trì, đã tạo ra những khả năng và điều kiện mới thực hiện côngtác giám sát tài nguyên và môi trường ĐẤT - NƯỚC - KHÔNG KHÍ nhanhhơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn.

2.1.7.2 Nghiên cứu thực vật rừng

Viễn thám cung cấp ảnh có diện phủ toàn cầu nghiên cứu lớp phủ thựcvật theo ngày, mùa vụ, năm, tháng và theo giai đoạn; điều tra phân loại rừng,diễn biến của rừng; nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng

Tư liệu viễn thám được ghi nhận trên nhiều kênh phổ, điều đó giúpcho công tác giải đoán các yếu tố nội dung của bản đồ một cách thuận lợi, đặcbiệt là khi giải đoán về các loại thực vật, thổ nhưỡng Tuỳ thuộc vào bướcsóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ các vật thể sẽ tạo ra các ảnh viễn thám cómàu sắc khác nhau

Phản xạ phổ ứng với từng lớp phủ mặt đất cho thấy có sự khác nhau

do sự tương tác giữa các bức xạ điện từ và vật thể, điều này cho phép viễnthám có thể xác định hoặc phân tích được đặc điểm của lớp phủ thông quaviệc đo lường phản xạ phổ

Hình 2.5: Phổ phản xạ của thực vật, đất và nước

Trang 30

2.1.7.3 Nghiên cứu thuỷ văn

Để phục vụ các mục đích quản lý và khai thác tài nguyên nước phảiđiều tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nướcngầm, khối lượng và chất lượng cũng như diễn biến theo mùa, theo thời giancủa chúng, các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biếnđộng lòng sông, lòng hồ,…

Ngày nay, ảnh vệ tinh có thể đem lại nhiều thông tin trực tiếp và giántiếp về các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.Các thông tin về chất lượngnước và về nước ngầm cũng cần được nghiên cứu áp dụng, khai thác từ ảnh

vệ tinh Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước làmột phương pháp cho kết quả nhanh và kịp thời nhất

Ảnh vệ tinh đã được một số cơ quan sử dụng để khảo sát, thành lậpbản đồ biến động lòng sông ở các tỉ lệ khác nhau, từ 1:100.000 đến 1:25.000cho hệ thống sông Cửu Long, một số sông ở miền Trung và sông Hồng Ảnh

vệ tinh hiện nay có khả năng sử dụng để điều tra giám sát chất lượng nướcnhư độ mặn, mức độ ô nhiễm do chất thải công nghiệp và để điều tra, quản lítổng hợp các lưu vực sông

Về mặt nước ngầm, các nhà địa chất - thuỷ văn đã tiến hành một sốthử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với các phương pháp truyền thống đểđiều tra, thành lập bản đồ nước ngầm.Một trong những công trình đầu tiên vềmặt này ở nước ta là bản đồ nước ngầm Tây Nguyên tỉ lệ 1: 250.000 đượcthành lập trong khuôn khổ chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên

2.1.7.4 Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ HTSDĐ, phát hiện biến động lớp phủ bề mặt

Hiện nay, trong công tác thành lập bản đồ HTSDĐ người ta đã sửdụng rộng rãi các tư liệu viễn thám vì tư liệu viễn thám có khả năng trùm phủlớn, thông tin thu nhận ở trên một diện tích rộng từ 185km x185km đến 11km

x 11km Tư liệu viễn thám có độ phân giải cao từ 0,5m cho đến 80m cho nên

Trang 31

thỏa mãn các nhu cầu thành lập các loại bản đồ chuyên đề ở tỷ lệ khác nhau.Phần lớn tư liệu viễn thám đều ở dạng số cho nên việc lưu trữ, khai thác, phântích chúng rất dễ dàng Các đặc trưng của tư liệu viễn thám như tính đa thờigian, đa phổ, đặc trưng cấu trúc và các chỉ số như NDVI, …, giúp ích rấtnhiều trong việc giải đoán tự động trên máy tính để thành lập bản đồ chuyên

đề một cách nhanh chóng, chính xác

Ở nước ta, công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý đã được ứngdụng trong công tác thành lập bản đồ HTSDĐ, nghiên cứu biến động sử dụngđất, và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ

Một số tư liệu ảnh vệ tinh phổ biến trong công tác thành lập bản đồ như:

- Tư liệu ảnh Landsat MSS: Được sử dụng để tạo ra các sản phẩm bản

đồ ảnh, một số loại bản đồ chuyên đề, cập nhật và hiệu chỉnh các loại bản đồcảnh quan, bản đồ bay, bản đồ địa hình và đồng thời biên vẽ lược đồ nông sâucủa biển bởi vì vệ tinh Landsat có thể cung cấp lượng thông tin vô cùngphong phú bao phủ diện tích lớn trong thời gian ngắn Tư liệu MSS trở thànhnguồn dữ liệu mới cho các mục đích thành lập bản đồ

- Tư liệu ảnh Landsat TM, Spot và Mapsat:

+ Ảnh Landsat TM có độ phân giải cao, độ chính xác mặt bằng hìnhảnh sau khi xử lý có thể đáp ứng công tác thành lập hoặc hiệu chỉnh bản đồ tỷ

lệ 1:50.000

+ Ảnh Spot có thể sử dụng để thành lập các loại bản đồ tỷ lệ đến1:25.000 với khoảng cao đều 20m – 25m

+ Ảnh đa phổ Mapsat của Mỹ: Có thể dùng để thành lập bản đồ tỷ lệ1:50.000 (mô hình số độ cao) với khoảng cao đều 20m Độ phân giải mặt đất

là 10m đối với ảnh toàn sắc và 30m đối với ảnh đa phổ

+ Ảnh Radar: Có khả năng thể hiện các thông tin về địa hình, địa chất,thực vật và lớp đất mỏng Năm 1968, ảnh Radar đã được sử dụng để xây dựngbản đồ tỷ lệ 1:1000.000 ở Panama đã gây một chú ý lớn trong lĩnh vực Trắc

Trang 32

địa - bản đồ Tiếp sau đó ảnh Radar được sử dụng thành lập bản đồ vùng Nam

Mỹ và thu được những thành tựu rất lớn Các sản phẩm bản đồ được thành lập

từ ảnh Radar ở tỷ lệ 1:250.000 được sử dụng phổ biến trong thực tế cho nên

tư liệu ảnh Radar được xem là những tư liệu bổ sung cho việc thành lập bản

đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình

Để đáp ứng nhu cầu về tư liệu viễn thám, nước ta đã có một số trạmthu ảnh vệ tinh khí tượng và ảnh vệ tinh quang học Cùng với việc ứng dụngcông nghệ viễn thám, công tác nghiên cứu triển khai phát triển phần mềm, chếtạo thiết bị cũng như xây dựng quy trình công nghệ xử lý và sử dụng ảnh vệtinh đã được tiến hành ở một số cơ quan Những công trình này có ý nghĩathúc đẩy sự phát triển công nghệ viễn thám ở nước ta, song kết quả thu đượccòn ở mức độ khiêm tốn

và cả nước

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy

đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ[1]

2.2.1.2 Mục đích

- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụngtheo định kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích vàđúng loại đất;

- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tácquản lý đất đai;

Trang 33

- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm traviệc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt;

- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặcbiệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…[1]

- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm

kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất [1]

2.2.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại quyết định số83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng chính phủ về sử dụng Hệquy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT này 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyễn giữa Hệ tọa

độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000

E-líp-xô-ít quy chiếu WGS-84 với kích thước:

- Bán trục lớn: 6.378.137m;

- Độ dẹt: 1/298,257223563

Lưới chiếu bản đồ:

- Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và

210 để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;

Trang 34

- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ

số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thành lập các bản đồnền có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000;

- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ

số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồnền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000[1]

2.2.3 Tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích,hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm kích thước của các yếu tố nộidung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Tỷ lệ của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy địnhtrong bảng 2.10

Bảng 2.10: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ

hiện trạng sử dụng đất Đơn vị thành lập bản

đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên

Cấp xã 1:1.0001:2.000 Dưới 120Từ 120 đến 500

1:5.000 Từ 500 đến 3.0001:10.000 Trên 3.000

Cấp huyện

1:10.000 Từ 3.000 đến 12.0001:25.000 Trên 12.000

Cấp tỉnh

1:25.000 Dưới 100.0001:50.000 Từ 100.000 đến 350.0001:250.000 Trên 350.000

Khi diện tích tự nhiên của đơn vịhành chính xấp xỉ dưới hoặc trênkhoảng giá trị quy mô diện tích trong cột 3 của bảng 2.10 thì được phép chọn

Trang 35

tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại bảng 2.10 củaquy định này [1].

Bản đồ HTSDĐ phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện tích trênbản đồ theo quy định tại Bảng 2.11 của Quy định này[1]

Bảng 2.11: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ

Trang 36

Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từcác tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nềnphải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụngđất không vượt quá ± 0,7mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;

- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đấtkhông được vượt quá ± 0,5mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tíchcác loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng Tất cả các ký hiệu sử dụng

để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [1]

2.2.6 Các phương pháp thể hiện nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Phương pháp ký hiệu điểm: là phương pháp thể hiện bản đồ đặc biệt

được dùng để chỉ rõ vị trí phân bố của các đối tượng Ký hiệu không phản ánhtheo đúng tỷ lệ bản đồ, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích thực theo tỷ lệbản đồ mà ký hiệu chiếm, phản ánh được sự phân bố của các hiện tượng

Phương pháp ký hiệu tuyến:phương pháp này dùng để thể hiện cho

các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hànhchính, đường bờ nước, sông ngòi, đường giao thông, ranh giới rừng, đấttrồng… Ký hiệu tuyến có độ dài tuân theo tỷ lệ bản đồ, còn độ rộng có thểđúng tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ tùy theo đối tượng

Phương pháp đường đẳng trị: phương pháp này dùng để biểu thị các

hiện tượng tự nhiên có sự phân bố liên tục trong phạm vi biên vẽ bản đồ

Phương pháp nền chất lượng: đây là phương pháp dùng để thể hiện

những đặc trưng định tính cho các hiện tượng có sự phân bố đều khắp trên mặtđất Các hiện tượng đó có thể lŕ tự nhięn, kinh tế - xă hội, chính trị - hŕnh chính

Phương pháp biểu đồ bản đồ: đây là phương pháp dùng để biểu hiện

cho sự phân bố các hiện tượng bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân

Trang 37

chia lãnh thổ và biểu đồ đó thể hiện cho số lượng tổng cộng của một hiệntượng nào đó trên lãnh thổ đã phân chia.

2.2.7 Các phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.2.7.1 Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng bản đồ địa chính cơ sở

Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp sử dụng bản đồđịa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện thực hiện theo các bước:

Bước 1 Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;

- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

Bước 2 Công tác chuẩn bị:

- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;

- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;

- Lập kế hoạch chi tiết;

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 3 Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lýlên bản đồ nền;

- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng

sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ chính cơ sở

Bước 4 Biên tập tổng hợp:

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;

- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địachính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền;

- Tổng quát hoá các nội dung bản đồ;

- Biên tập, trình bày bản đồ

Bước 5 Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;

Trang 38

- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả);

- Viết thuyết mình thành lập bản đồ

Bước 6 Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu;

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm [1]

2.2.7.2 Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ bằng cách hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước

Bước 1 Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;

- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Bước 2 Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụngđất chu kỳ trước (gọi là bản sao);

- Lập kế hoạch chi tiết

Bước 3 Công tác nội nghiệp:

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thuthập được lên bản sao;

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất theo cáctài liệu thu thập được lên bản sao;

- Kiểm tra kết quả bổ sung, chỉnh lý nội nghiệp;

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 4 Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơ sở địa lý;

- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đấttrên bản sao;

- Kiểm tra kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý bản đồ ngoài thực địa

Ngày đăng: 27/01/2015, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
5. Phạm Vọng Thành (2005), Cơ sở Viễn thám, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Viễn thám
Tác giả: Phạm Vọng Thành
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2005
6. Phạm Vọng Thành, Nguyễn Trường Xuân (2001), Giáo trình công nghệ Viễn thám, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ Viễn thám
Tác giả: Phạm Vọng Thành, Nguyễn Trường Xuân
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2001
8. Nguyễn Ngọc Thạch(2005),Cơ sở viễn thám, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở viễn thám
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thạch
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2005
9. Nguyễn Khắc Thời (2011), Giáo trình Viễn thám, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Viễn thám
Tác giả: Nguyễn Khắc Thời
Nhà XB: NXB Đại học Nông nghiệp
Năm: 2011
10. Lê Văn Trung (2005),Viễn Thám, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viễn Thám
Tác giả: Lê Văn Trung
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2005
11. Lê Quang Trí (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất , NXB Đại học Cần Thơ, TP Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Lê Quang Trí
Nhà XB: NXB Đại học Cần Thơ
Năm: 2005
13. Đoàn Công Quỳ (2008), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Đoàn Công Quỳ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2008
14. Ths. Phạm Văn Vân (2010), Giáo trình Hệ thống thông tin đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hệ thống thông tin đất đai
Tác giả: Ths. Phạm Văn Vân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
18. Landsat Imagery, http://glcf.umd.edu/data/landsat/ Thứ 2, 1/5/2013 19. http://www.satimagingcorp.com/satellite-sensors/spot-5.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://glcf.umd.edu/data/landsat/
21. SPOT – Hệ thống vệ tinh quan sát trái đất của Pháp,http://dialyvakhttdialy.wordpress.com/2013/02/06/spot-he-thong-ve-tinh-quan-sat-trai-dat-cua-phap/Thứ 2, 1/5/2013 Link
3. Phạm Văn Cự (2008), Ứng dụng hệ thông tin địa lý và viễn thám trong quản lý môi trường và tài nguyên ở Việt Nam thực trạng, thuận lợi và thách thức Khác
4. Trần Hùng, Phạm Quang Lợi(2008), Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với phần mềm ENVI Khác
7. Phạm Vọng Thành, Nguyễn Khắc Thời(2011), Công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong quản lý đất đai Khác
15. UBND xã Hồng Dương (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Hồng Dương Khác
16. Brandon R, Bottomley, B,A, (1998), Land Use and Land Cover Change For Southeast Asia: A Synthesis Report University of Arkansas Khác
17. Mariamni Halid, Land use - cover change detection using knowlge based approaches remote sensing and GIS, Kalaysia Centre for Remote Sensing Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w