So sánh đặc điểm địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ở nước ta.. Câu IV 2,0 điểm Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính trong sự chuyển dị
Trang 1SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT GIA LỘC
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu I (2,0 điểm)
1 So sánh đặc điểm địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ở nước ta
2 Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta
Câu II (3,0 điểm)
1 Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam ?
2 Phân tích tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu ở Việt Nam Nêu các giải pháp để phát triển du lịch bền vững
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Về một số sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng ở nước ta giai đoạn 1995-2009
Năm
Quần áo may sẵn (triệu cái) 171,9 337,0 375,6 1011,0 1872,0
Anh (chị) hãy:
1 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng ở nước ta qua các năm
2 Dựa vào biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích
Câu IV (2,0 điểm)
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính trong
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
Hết
Họ và tên thí sinh: - Số báo danh:
_
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trang 2ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Địa lí
1 So sánh đặc điểm địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và
Tây Bắc ở nước ta
1,00
* Giống nhau:
- Cả hai vùng đều có địa hình chủ yếu là đồi núi, xen kẽ các thung
lũng sông và các đồng bằng nhỏ hẹp
* Khác nhau
- Phạm vi: Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng (từ dãy
con voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh) Vùng núi Tây Bắc
nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Địa hình:
+ Vùng núi Đông Bắc
Địa hình chủ yếu là núi thấp chiếm phần lớn diện tích của
vùng
Địa hình thấp dần từ phía Tây Bắc về Đông Nam
Hướng địa hình chủ yếu là hướng vòng cung với 4 cánh cung
lớn chụm lại tại Tam Đảo ( Cánh cung sông Gâm, cc Ngân Sơn, cc
Bắc Sơn, cc Đông Triều) mở ra phía Bắc và phía Đông
+ Vùng núi Tây Bắc
Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng Tây
Bắc - Đông Nam
Phía Đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh
Phanxipăng cao 3143m
Phía Tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc
biên giới Việt Lào
Ở giữa địa hình thấp hơn bao gồm các dãy núi, các sơn nguyên
và cao nguyên đá vôi, xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng
sông; sông Đà, sông Mã, sông Chu
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động
nước ta
1,00
I
(3,0đ)
* Thế mạnh
- Nước ta có số lượng lao động dồi dào và ngày càng tăng năm 1998 là 37,4 triệu lao động, đến năm 2005 tăng lên 42,5 triệu
lao động, năm 2009 tăng lên 47,7 triệu lao động (chiếm 55,6%
trong tổng số dân) Gia tăng nguồn lao động hàng năm cao giai
đoạn 1985 - 1990 là 3,55%, hiện nay 2,5% mỗi năm nước ta tăng
thêm khoảng 1 triệu lao động Tạo thuận lợi cung cấp nguồn lao
động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, ngoài ra xuất khẩu lao
động ra nước ngoài
- Chất lượng lao động
0,25
Trang 3xuất được tích lũy qua nhiều năm
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, đội ngũ có trình
độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông đảo năm 1989 là 3,5 triệu
người, năm 2005 là 10,6 triệu người, năm 2009 tăng lên 12,4 triệu
người
* Hạn chế
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân làng nghề cao còn
- Nguồn lao động nước ta phân bố không đồng đều đặc biệt là lao
động có trình độ chuyên môn tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Hồng, nhất là các thành phố lớn
0,25
0,25
1 Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp
trọng điểm của Việt Nam ?
1,50
* Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh
lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế các ngành khác
* Bởi vì:
- Là ngành có thế mạnh lâu dài
+ Có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp năng
lượng như: có tài nguyên nhiên liệu dồi dào như than trữ lượng 6 -
7 tỉ tấn, dầu mỏ trữ lượng 4 - 5 tỉ tấn Tạo thuận lợi cho cung cấp
nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc kết hợp địa hình dốc
do vậy có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy điện
+ Ngoài ra nước ta có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng
mặt trời, sức gió
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao
+ Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
+ Sản lượng điện ngày càng tăng nhanh năm 1985 là 5,2 tỉ kwh,
đến năm 2005 tăng lên 52,1 tỉ kwh, năm 2009 là 80,7 tỉ kwh
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, muốn phát triển các
ngành kinh tế khác thì ngành công nghiệp điện phải đi trước một
bước
0,25
0,50
0,50
0,25
2 Phân tích tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du
lịch chủ yếu ở Việt Nam Nêu các giải pháp để phát triển du
lịch bền vững
1,50
II
(3,0đ)
* Tình hình phát triển du lịch
- Số lượng khách nội địa và quốc tế ngày càng tăng
+ Khách nội địa ngày càng tăng nhanh năm 1995 là 5,5 triệu
lượt khách, năm 2005 là 16 triệu lượt khách, năm 2009 tăng lên 25
triệu người
+ Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng năm 1995 là 1,4
triệu lượt khách, năm 2005 là 3,5 triệu lượt khách đến năm 2009
tăng lên 3,8 triệu lượt khách
0,25
0,25
Trang 4- Doanh thu từ ngành du lịch tăng nhanh năm 1995 là 8 nghìn tỉ
đồng, đến năm 2009 tăng lên 70 nghìn tỉ đồng
* Các trung tâm du lịch chủ yếu ở nước ta: Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha
Trang, Cần Thơ
* Các biện pháp để phát triển du lịch bền vững
- Tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với lợi ích cộng
đồng
- Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo
- Tổ chức thực theo quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch
- Trong qúa trình phát triển du lịch cần chú ý vấn đề môi trường
0,25 0,25
0,25
0,25
III
(3,0đ)
1 Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu lấy năm 1995 = 100% ta có bảng kết quả sau:
(Đơn vị %)
- Vẽ biểu đồ đường đúng đẹp, chính xác khoảng cách năm, có tên
biểu đồ, chú giải
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 -
2009
1089
687.5
396
602.4 451
817.3
526
218.5 196
448 220.5
232.5
206.2 189.1 213.9
0 200 400 600 800 1000 1200
%
Quần áo may sẵn Giày, dép da Giấy bìa Trang in
Năm
Sản phẩm
Quần áo may sẵn 100,0 196 218,5 558,1 1089
Giày, dép da 100,0 232,5 220,5 469,8 687,5
0,50
1,50
Trang 52 Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Dựa biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm công
nghiệp hàng tiêu dùng ở Việt Nam ta thấy đều có xu hướng tăng,
tuy nhiên mỗi mặt hàng có tốc độ gia tăng khác nhau:
- Quần áo may sẵn tăng nhanh nhất năm 1995 là 100% đến năm
2009 tăng lên 1089% (tăng 989%)
- Giày, dép da cũng có xu hướng tăng nhưng không ổn định năm
1995 là 100% đến năm 2000 tăng lên 232,5% (tăng 132,5%) sau đó
năm 2001 có xu hướng giảm xuống 220,5% (giảm 12%) Đến năm
2009 tăng lên 687,5% (tăng 467%)
- Giấy bìa cũng có xu hướng tăng nhưng tăng chậm năm 1995 là
100% đến năm 2009 tăng lên 602,4%
- Trang in có tốc độ gia tăng nhanh chỉ sau quần áo may sẵn năm
1995 là 100% đến năm 2009 tăng lên 817,5% (tăng 717,5%)
Như vậy nhìn chung các sản phẩm công nghiệp ở nước ta có tốc
độ gia tăng cao và tiếp tục vẫn tăng điều đó góp phần rất lớn vào sự
phát triển ngành công nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói
chung
1,00
0,25
0,25
* Giải thích
- Các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta
đều có xu hướng tăng là do:
+ Nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển các mặt
hàng này
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động trẻ, cần cù
chịu khó tạo thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn bao gồm thị trường trong và ngoài
nước
+ Đây là các ngành công nghiệp đầu tư vốn ít nhưng thu hồi vốn
nhanh
0,25
0,25
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các
định hướng chính trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng
bằng sông Hồng
2,00
IV
(2,0đ)
* Nêu khái quát
- Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15000 km2
- Dân số năm 2009 là 19,6 triệu người
- Hiện nay bao gồm có 10 tỉnh và thành phố
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông
Hồng Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Giảm cơ cấu GDP ở khu vực I, năm 1986 là 49,5% năm 2007
giảm xuống còn 14%
0,25
0,25
Trang 6+ Tăng cơ cấu GDP ở khu vực II, năm 1986 là 21,5% tăng lên
42,2% năm 2007
+ Tăng cơ cấu GDP ở khu vực III, năm 1986 là 29% tăng lên
43,8% năm 2007
=> Sự chuyển dịch này theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm
0,25 0,25
* Nêu những định hướng chính trong tương lai
- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng
khu vực II và khu vực III, trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế
với tốc độ nhanh, hiệu quả cao
- Trong nội bộ từng ngành có sự chuyển dich khác nhau
+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng
ngành chăn nuôi và thuỷ sản
+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình
thành các ngành công nghiệp trọng điểm
+ Đối với khu vực III, du lịch là mmọt ngành tiềm năng cần tiếp
tục đầu tư phát triển, các loại hình dịch vụ khác cũng phát triển
mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế
0,25
0,25
0,25 0,25
Hết