1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU SÀN NHÀ CAO TẦNG

50 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 8,86 MB

Nội dung

Trình tự thi công: - Sàn ứng lực thì quá trình thi công cũng gần như sàn bê tông cốt thép thường, nó chỉ khác ở chỗ bố trí các bó cáp và thi công căng cáp sau khi bê tông đã đạt cường đ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ:

GIẢI PHÁP KẾT CẤU SÀN NHÀ CAO TẦNG

Trang 2

NHÓM 3:

LÊ VĂN KHANG

NGUYỄN MINH KHÁNG NGUYỄN HỮU KHANH

VÕ ĐÌNH KHOA

NGUYỄN CHÍ LĨNH

NGUYỄN VĂN MỪNG

Trang 3

I GiỚI THIỆU CHUNG:

Hiện nay các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng đều rất phổ biến nhịp 8m - 9m Với bước nhịp điển hình như thế này hiện nay có rất nhiều công nghệ mới có thể áp dụng và đặt lên bàn cân cho chủ đầu tư khi lựa chọn.Với ô sàn nhịp 8 - 9m vuông có các giải pháp sau để tư vấn lựa chọn :

1 Dầm sàn bê tông truyền thống ( chỉ gồm dầm

chính + sàn): Hệ thống gồm dầm chính và sàn kê lên dầm chính, dầm chính gác trực tiếp lên cột Theo

phương án này, dầm chính có bước nhịp là 8 - 9m có chiều cao khoảng 60 – 1000 tùy vào là dầm đơn giản hay dầm liên tục Ô sàn có chiều dày từ 22 - 25cm

Thép sàn đặt 2 lớp

Trang 4

2 Dầm sàn bê tông truyền thống (ô có dầm trực giao): Hệ thống gồm sàn kê lên dầm phụ và dầm phụ kê lên dầm chính Dầm phụ có kích thước từ 22x40 - 30x60 Dầm chính có kích thước 600 – 1000mm Sàn có chiều dày mỏng hơn do có hệ dầm phụ phân chia ô bản khoảng từ 10 - 12cm.Theo phương

án này, thì mang lại chiều dày sàn mỏng hơn Tuy nhiên, thi công phức tạp hơn phương án 1 do phải ghép coppha cho hệ thống dầm trực giao

3 Sàn dự ứng lực: Phương án sàn dự ứng lực cho nhịp 8, 9m là thường xuyên được áp dụng Phương án này cho chiều dày sàn mỏng 20 - 22cm, hàm lượng thép thường trong sàn

bé và có hiệu quả về mặt kinh tế Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng khi thi công dự ứng lực đòi hỏi nhà thầu phải có

độ chuyên nghiệp cao, hệ thống giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ.

Trang 5

4 Sàn dự ứng lực đúc sẵn: Được đưa vào cũng khá lâu

(vinaconex xuân mai) thực sự đem lại cuộc cách mạng về công nghệ Công nghệ này mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nhờ vào nó

Vinaconex Xuân Mai đã giảm được giá thành xây dựng/m2 Vấn đề lớn về kỹ thuật là độ toàn khối của hệ dầm sàn và các mối nối

5 Buble deck : Phương án sàn buble deck được áp dụng trên

cơ sở đặt bóng vào những vùng bê tông không làm việc Tuy

phương án này hiện đang được áp dụng khá rộng rãi vì tiết kiệm đáng kể lượng bê tông không làm việc, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực nhưng về mặt kỹ thuật còn rất nhiều vấn đề phải xem xét như sàn nứt, võng, bề mặt bê tông bị rỗ, tiêu chuẩn tính toán chưa rõ ràng Trong khi đó những cải tiến của tư vấn chưa thực

sự giải quyết triệt để những nhược điểm của sàn buble duck

Trang 6

II GIẢI PHÁP SÀN BÊTÔNG DỰ ỨNG LỰC:

1 Trình tự thi công:

- Sàn ứng lực thì quá trình thi công cũng gần như sàn bê tông cốt thép thường, nó chỉ khác ở chỗ bố trí các bó cáp và thi công căng cáp sau khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế mà thôi, nhưng nhìn chung nó cũng tương tự như khi thi công sàn bê tông cốt thép bình thường!

Trang 7

- Ngoài việc bố trí cốt thép như trong sàn bê tông cốt thép thông thường, sàn ứng lực còn được bố trí thêm các bó cáp (màu trắng), thông thường trong mỗi bó cáp có khoảng 5 sợi cáp, các sợi cáp này được nhập hoàn toàn ở nước ngoài về, mỗi sợi được bện từ 7 sợi cáp

- Các bó cáp được đặt theo thớ căng của môment, vị trí các mối nối của bó cáp phải được quấn keo thật kỹ lưỡng, để sau này khi đổ bê tông không bị bê tông

chảy vào làm tác ống, nếu tác ống sẽ gây khó khăn trong việc phun vữa sau này

Trang 8

- Sau khi bố trí cốt thép và bó cáp xong thì tiến hành đổ bê tông bình thường, sau khi bê tông đạt cường độ quy định, thông thường khoảng 7 ngày thì bắt đầu tiến hành gắn nêm kích đầu cáp.

- Sau đó thì bắt đầu tiến hành căng cáp, thiết bị căng cáp thật ra là một kích thủy lực, được đặt ngay đầu cáp và một máy theo dõi áp lực cáp.

- Sau khi căng cáp xong thì bắt đầu bơm vữa, vữa bơm vào gồm

xi măng trộn với vài loại phụ gia, trong đó chủ yếu là phụ gia

trương nở.

Trang 9

2 Tóm tắt trình tự thi công sàn dự ứng lực: Gồm 4 giai đoạn :

a Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị

Đây là công đoạn ban đầu của phương pháp thi

công dự ứng lực Vật tư gồm có các loại cáp dự ứng lực 7 sợi, hệ đầu neo sống (đầu neo chủ động) và hệ đầu neo

chết (đầu neo bị động) phù hợp theo tiêu chuẩn của BS

4447, các cốt thép gia cường cho đầu neo, ống gen và

thanh đỡ ống ghen (còn gọi là chân chống)

Trang 12

b Giai đoạn 2: Công tác lắp đặt cáp gồm 3 bước

Bước 1: Lắp đặt neo

Đầu tiên lắp đặt đầu neo sống, đế neo của đầu neo sống được gắn với khuôn neo bằng kẽm buộc, đuôi của đế neo được gắn với đầu neo sống, sau đó đế neo

và khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn

Trang 14

Bước 2: Tạo đường cáp, tạo đầu neo chết và lắp đặt 

đường cáp

Trước tiên cắt những sợi cáp trong đường cáp, đặt chúng nằm sát vào nhau trên nền cứng không để bị

bám đất và luồn vào ống ghen để tạo đường cáp

Tiếp theo tạo đầu neo chết cho đường cáp từ những sợi cáp thừa ra khỏi ống gen, sau đó nâng các đường cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt

Công đoạn tiếp theo là rải và lắp đặt đường cáp, lắp đặt đầu neo chết và lắp đặt chân chống cho đường cáp

Trang 17

Bước 3: Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước 

khi đổ bê tông

Vị trí liên kết của các vòi bơm vữa và van bơm vữa được

cố định bằng kẽm buộc

Trang 18

Giai đoạn 3: Công tác kéo căng cáp

Thực hiện việc kéo căng cáp bằng các thiết bị kích thủy lực, máy bơm thủy lực, kích kéo căng, ống nối thủy lực và đồng hồ đo áp và chỉ được kéo căng cáp khi bê tông đạt đến cường độ yêu cầu

Trang 19

Kích thủy lực

Máy đo áp

lực

Trang 20

Căng cáp

Trang 22

Giai đoạn 4: Công tác bơm vữa

Vữa bơm được trộn cùng với các phụ gia cho vào máy trộn vữa và dùng lưới lọc để loại bỏ những tạp

chất bên trong vữa

Sau đó vữa được bơm vào các ống gen qua van

bơm vữa tại đầu neo chết hoặc đầu neo sống, khi thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối đường cáp có nghĩa

là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy, ta sẽ đóng van bơm vữa tại miệng bơm

Trang 24

2 So sánh ưu nhược điểm của phương án bê tông cốt thép thường có dầm và

bê tông dự ứng lực:

a, Ưu điểm:

Phương án bê tông cốt thép thường có dầm:

- Thi côngđơn giản hơn

- Mác bê tông thấp hơn

- Tính toán đơn giản hơn

Phương án bê tông dự ứng lực:

- Tạo được trần đẹp

- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không bị hạn chế dầm

- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông cao, thép cường độ cao kéo căng và không cho phép có vết nứt

- Không phải làm trần

- Thi công nhanh

- Không gian sử dụng linh hoạt

Trang 25

2 So sánh ưu nhược điểm của phương án bê tông cốt thép thường

có dầm và bê tông

b, Nhược điểm:

Phương án bê tông cốt thép thường có dầm:

- Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế

- Đặc biệt với những phòng rộng 100 - 150m 2 thì chiều cao tầng

3.6m, dầm cao 70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2.9m, thấp qúa

- Độ bền công trình không cao do có sự xuất hiện vết nứt dẫn tới sự

ăn mòn thép nhanh

- Trần có dầm nên phải làm trần

- Thời gian thi công lâu hơn

Phương án bê tông dự ứng lực:

- Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm

- Mác bê tông cao hơn

- Tính toán phức tạp hơn

Trang 27

III GIẢI PHÁP SÀN BUBLE DUCK:

1 Quá trình phát triển và ưu điểm:

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ sàn, mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm riêng BubbleDeck là công nghệ sàn mới, rất thành công tại Châu Âu từ

những năm đầu thành lập Trong 7 năm qua, tại Đan Mạch và Hà Lan, hơn 1 triệu m 2 sàn

sử dụng công nghệ BubbleDeck đã được thi công, ứng dụng cho tất cả các tòa nhà cao tầng bao gồm văn phòng, bệnh viện, trường học, nhà ở, nhà để xe và các công trình công cộng khác.

BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu

và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.

Bản sàn BubbleDeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực, có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; Giảm tới 35% trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2.3kg nhựa tái chế thay thế cho 230kg bê tông/m

và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và khí C02(khí nhà kính).

Trang 28

2 Phương thức thi công công nghệ sàn BubbleDeck:

- Sau khi cấu kiện bán toàn khối được đặt vào vị trí và được đỡ tạm thời bằng hệ giáo thi công, các cấu kiện sẽ được liên kết lại với nhau bằng cốt thép rời đặt giữa các quả bóng nhựa trên lớp bê tông đúc sẵn và lưới thép trên.

- Quá trình đổ bê tông và dưỡng hộ tại công trường sẽ làm "biến mất" mối nối giữa các cấu kiện, do đó tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo độ ổn định và bền vững, có khả năng chịu lửa, cách âm tốt và chống tại các tác động có hại của thời tiết.

- BubbleDeck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn Sàn

BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.

- Với công nghệ BubbleDeck, việc thi công tấm sàn có thể tiết kiệm tới 50% lượng

bê tông so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng lên phần móng công trình và góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường Với những tiến bộ trên, công nghệ

BubbleDeck đã được cấp chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Xây dựng Châu Âu.

- Đặc điểm nổi bật của BubbleDeck là khả năng chịu lực Một tấm sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân

BubbleDeck đã giả quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn

nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng.

Trang 29

- Vì vậy, khi có cùng khả năng chịu lực, 1 tấm sàn

BubbleDeck chỉ cần sử dụng 50% lượng bê tông so với một

tấm sàn đặc, hoặc cùng độ dày tấm sàn BubbleDeck có khả

năng chịu tải gấp đôi sàn đặc nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả

năng của sàn đặc với cùng chiều cao Trong tính toán thường

sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này Trong

những vùng chịu lực phức tạp(khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn.

- Khả năng chịu động đất cũng là một trong những ưu điểm của BubbleDeck Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỉ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng

ở từng cao độ sàn BubbleDeck, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng.

Bên cạnh đó là khả năng vượt nhịp của BubbleDeck

Trang 30

Cấu tạo sàn BubbleDeck

Trang 31

Trình tự thi công sàn BubbleDeck - Loại A

1 - Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong:

Hệ giáo chống được lắp dựng đảm bảo cho khoảng cách giữa các xà gồ là 1,2m Hệ cầu phong sử dụng thép hộp, khoảng cách lớn nhất giữa các cầu phong là 0,6m.

Trang 33

2 Ghép ván khuôn sàn BubbleDeck:

Ghép ván khuôn đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ Đảm bảo bề mặt ván sàn được phẳng và kín khít.

 

Trang 35

3 - Lắp đặt lưới thép dưới – bóng – lưới thép trên và giằng bóng:

Lắp đặt lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng theo đúng bản vẽ thiết

kế Bao gồm cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên Cốt thép liên kết cần được định vị vào lưới thép bằng liên kết buộc.

Cấu kiện Adeck được chế tạo sẵn tại nhà xưởng

Trang 39

4 - Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt:

Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt tại

vị trí đầu cột (nếu cần).

Trang 41

5 - Ghép ván khuôn thành theo chu vi.

6 - Công tác chuẩn bị đổ bê tông:

Kiểm tra độ kín khít của ván khuôn sàn, liên kết cốt thép, giằng bóng Làm sạch sàn trước khi đổ bê tông

7 - Đổ bê tông toàn khối:

Đổ bê tông theo mác đúng quy định trong thiết kế Đầm và làm phẳng mặt bê tông.

Trang 42

Adeck được lắp ghép tại công trường

Trang 47

8 - Tháo dỡ hệ chống đỡ, ván khuôn

sàn:

bước cột của kết cấu và biện pháp thi công của nhà

Trang 50

XIN CẢM ƠN

Ngày đăng: 26/01/2015, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w